Thứ Tư, 17 tháng 10, 2018

HÃY THÔI MƠ TƯỞNG.

Theo tôi thì các "nhà" bất đồng chính kiến hãy thôi mơ tưởng và đòi hỏi chính quyền cộng sản làm cái này cái kia. Vì điều đó là không tưởng.
Chẳng hạn các bạn bảo là tại sao đảng CS không lấy mẫu ADN của cái xác nằm trong lăng so với mẫu ADN của dòng họ Nguyễn Ái Quốc xem có phải hai người là một để dập tắt tin đồn cho ông Hồ trong lăng là Hồ Tập Chương ? Chuyện này chẳng khác gì tạo điều kiện cho cộng sản nói láo thêm nữa. Bởi trước khi cho Hồ Tập Chương đóng thế chúng đã hô biến khiến 3 đứa con ông Cả Khiêm chết hết, dòng họ Nguyễn Sinh Cung tuyệt tự. Giả sử có tìm ra mẫu thì ai sẽ kiểm soát và chứng minh đó là mẫu thật ngoài chính quyền cộng sản? Như vậy chúng sẽ lấy 2 mẫu ADN trùng khớp nhau để lừa dân chứ không dại gì phơi bí mật ra ngoài khiến các tượng đài ,lăng, quảng trường, bảo tàng mang tên Hồ Chí Minh...thành những chứng tích trơ trẽn.
Thứ hai các bạn bảo nên trưng cầu dân ý , hỏi ý kiến của dân trước khi xây cái này , làm cái kia... Lại một yêu cầu không tưởng. Trưng cầu dân ý chỉ thực sự là ý dân khi có nền tảng là một chế độ đa đảng, có đối lập hợp pháp... Khi và chỉ khi có sự kiểm soát của đối lập thì bầu cử và trưng cầu dân ý mới thực sự. Trong tất cả các chế độ độc tài, bầu cử và trưng cầu dân ý đều là giả tạo, là màn kịch mà các chế độ độc tài dùng để lừa dân.Cho nên bảo nên trưng cầu dân ý khác nào bảo chính quyền cộng sản nên bỏ ra vài trăm tỷ VND để dựng nên một vở hát "giao hợp" mới?
Thứ ba các bạn bảo không nên lấy tên Hồ Chí Minh đặt cho công trình này công trình kia. Ủa , không lấy tên Hồ Chí Minh thì lấy tên gì bây giờ? Người ta mất công đánh tráo người làm lãnh tụ, tốn biết bao thơ văn, tiền của để suy tôn thành Thánh; lập ra cả môt ngành khoa học với bộ môn "tư tưởng Hồ Chí Minh" để làm ngu dân... Vậy mà bảo chế độ cộng sản không lấy tên Hồ Chí Minh đặt cho quảng trường ở Thủ Thiêm thì hóa ra lãng phí à ?
Các nhà bất đồng chính kiến đừng có mà chơi ép đảng như thế. Các nhân sĩ trí thức đến giờ này vẫn mơ tưởng chính quyền này là một chính quyền dân chủ nên mặc sức yêu cầu những chuyện trên cung trăng và tạo điều kiện cho cộng sản diễn kịch.
Tất cả các yêu cầu ấy chỉ nên nhắm vào nhân dân. Khi và chỉ khi nhân dân xuống đường để hình thành nên một thể chế dân chủ như đệ nhị VNCH trước kia thì tha hồ cho các vị đòi xét nghiệm ADN, đòi trưng cầu dân ý, đòi lấy tên các anh hùng dân tộc này nọ đặt cho bảo tàng, đường phố, quảng trường...
Còn bây giờ chính quyền đang ở trong tay cộng sản mà quốc hội và hội đồng nhân dân thành phố chỉ là những con rối nên chúng muốn làm gì là quyền của nó. Chúng có làm theo ý các vị cũng chỉ là diễn kịch để mị dân mà thôi.Tỉnh táo lại đi.

PHÂN TÍCH MÀN HÀI KỊCH KIỆN CÁO CỦA MỸ LINH.



Hà hà em gái Mỹ Linh lại thích làm trò hề và đánh bóng tên tuổi quá. Để anh mạn phép phân tích vài đường cho em hiểu.
- Thứ nhất là kiện : Em đề cao chế độ độc tài cộng sản quá đáng. Người ta chỉ kiện khi nào ? Khi đang ở trong một thể chế tam quyền phân lập, có tư pháp độc lập. Lúc đó luật pháp mới tạo ra công lý vì không ai ở trên luật. Khi em ở trong chế độ độc tài một đảng thì em khởi kiện ai xử? Chỉ là bọn quan tòa thẩm phán đảng CS xử. Bọn này chỉ chuyên ngủ gật sau một chầu nhậu say bí tỉ biết gì về luật mà xử? Em chỉ cần đút lót cho chúng vài ngàn USD tiền chạy án thế là chúng xử cho em thắng rồi. Nhưng thắng như vậy đâu có vinh quang gì ?
- Thứ hai em bảo sẽ tham khảo ý kiến luật xư ? Chà oách nhỉ ? Ở Việt Nam mà cũng có luật sư sao ? Dưới chế độ độc tài cơ quan dư thừa nhất là quốc hội, nghề nghiệp dư thừa nhất là luật sư. Em tham khảo ý kiến của "cái gọi là luật sư" thì cũng như không.
- Thứ ba phân tích về pháp lý em có hiểu thế nào là quyền tự do ngôn luận không ? Tự do ngôn luận là điều mà tu chính án thứ nhất của nước Mỹ bảo vệ đó em.Tuyên ngôn nhân quyền cũng có mà Việt Nam đã tham gia công ước. Điều 25 hiến pháp của nhà nước CS có ghi rõ về quyền TDNL mà hiến pháp thì to hơn luật pháp nghe em. Tất cả các chính khách , các nhân vật công chúng đều bị chi phối bởi quyền này của người dân. Em là ca sĩ ,là người của công chúng nên không ngoại lệ. Nhưng cỡ em chưa ăn thua, ông Trump không làm gì vẫn bị dân Mỹ dựng tượng trần truồng với cái đồ nghề bé xiú mặc dù đồ thật rất bự( cái này là xuyên tạc sự thật nhé) ...rồi đấm đá, hạ nhục hình nộm ... nhưng ổng đâu có kiện vì lý do bị lăng nhục như em? Trong khi với quyền của tổng thống trong tay ổng có thể lệnh cho FBI bí mật mời các em lăng nhục này về bót hỏi thăm sức khoẻ?
- Thứ tư quyền tự do ngôn luận chỉ bị hạn chế khi bôi nhọ, xuyên tạc sự thật, bịa đặt... Người ta đâu có bịa đặt gì về cá nhân hay gia đình em? Người ta chỉ căn cứ trên một sự thật là những gì em nói trên FB để "chửi" em. Nhưng chửi cũng là một quyền tự do ngôn luận được luật pháp bảo vệ . Huống chi người ta chửi đâu có sai ? Người ta chửi vì tính logic trong suy nghĩ của em. Đó là vì em ngoảnh mặt với nỗi đau bị cướp đất của người dân Thủ Thiêm để ngụy biện bảo vệ chế độ. Chỉ có con vật mới quay lưng với nỗi đau của đồng loại để chăm chút cho bộ lông của mình. Họ chửi em chăm chút cho bộ lông của em là đúng vì bộ lông của em được hình thành do đất lâm nghiệp chuyển thành thổ cư để thành biệt phủ, hồ bơi...còn rành rành trên mạng. Em kiện là em thua đứt đuôi nếu chế độ này có luật pháp.
Từ những phân tích trên anh thấy em nên thôi làm trò hề để thiên hạ cười chê. Em có đánh bóng tên tuổi thì cũng chỉ làm tên tuổi đen thêm.

VỀ LUẬT AN NINH MẠNG SẮP CÓ HIỆU LỰC TẠI VIỆT NAM.

Quan điểm của tôi ngay từ đầu vẫn thế và bây giờ vẫn thế. Đó là không bao giờ có chuyện FB, google... chuyển các máy chủ từ các nước khác về Việt Nam. Và cũng không bao giờ có chuyện FB cung cấp thông tin dân mạng Việt Nam vi phạm luật an ninh mạng cho công an mạng Việt Nam. Và an ninh mạng Việt Nam cũng chẳng đào tạo ra lực lượng đủ để kiểm soát nổi 50 triệu Facebooker Việt Nam trong tình trạng an ninh mạng hành chính, kinh tế, an ninh quốc phòng của Việt Nam đang bị các hacker đánh phá dữ dội.
Đây chỉ là luật dọn đường cho cái lồng sắt Trung Quốc ụp xuống toàn cõi Việt Nam sau khi 15 văn kiện giữa 2 đảng đã được ký kết.
Vì sao ?
Khoản 4 Điều 34 của Dự thảo Luật An ninh mạng: “Các DN nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia Việt Nam; có giấy phép hoạt động, đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam…”.
Trong cam kết của WTO mà Việt Nam tham gia cuối năm 2006, dịch vụ viễn thông cung cấp qua biên giới là không hạn chế tiếp cận thị trường, trừ một số trường hợp cụ thể nhưng trong các trường hợp loại trừ đó không quy định phải có cơ quan đại diện trên lãnh thổ Việt Nam. Cam kết trong EVFTA mà Việt Nam đã ký kết cũng tương tự.
“Như vậy, quy định về việc đặt cơ quan đại diện tại Việt Nam tại khoản 4 Điều 34 của Dự thảo là trái với cam kết WTO và EVFTA của Việt Nam.
Ngoài ra việc cung cấp thông tin của Facebook, google, youtube ...cho chính phủ CSVN sẽ vi phạm tu chính án số 1 của Hoa Kỳ. Công dân Việt Nam nếu bị CSVN bỏ tù vì luật này có thể khởi kiện các công ty này ra các tòa án Mỹ.
Vì lý do đó một là CSVN sẽ phải nhượng bộ họ hai là họ phải rút khỏi thị trường Viêt Nam.
Nhưng qua việc hợp tác công nghệ cao giữa Việt Nam và Trung Quốc gần đây thì cái đuôi chồn đã lòi ra. Đó là mạng xã hội Weibo, các công cụ tìm kiếm Trung Quốc sẽ vào thay thế.Báo chí Việt Nam cũng đã để lộ rõ ý đồ khi đăng những bài dọn đường như " Lớp trẻ Trung Quốc không cần Facebook và google".
Như vậy cùng với việc chính thức lưu hành nhân dân tệ ở 7 tỉnh biên giới phía Bắc, việc hòa mạng internet chung với Trung Quốc để cô lập giới đấu tranh dân chủ VN với thế giới là điều gần như chắc chắn.
Tương lai dân Việt khỏi lo bị NVHN xúi xuống đường nữa. Nhưng có lẻ họ sẽ không thể quên những ngày tháng hôm nay khi bên cạnh họ còn có những phân tích, chia sẻ động viên từ những con người yêu nước bên ngoài "trại súc vật". Cũng như trong một gia đình anh em có khi cãi nhau nhưng xa rồi sẽ rất nhớ.
Ba tháng nữa chúng tôi sẽ xa các bạn. Hãy ở lại bình yên và nhớ giữ gìn sức khỏe.

AI CHO CÁC BẠN QUYỀN PHẢN ĐỐI ?

Thú thực tôi không để ý câu này của Mỹ Linh lắm , chỉ đến khi Huỳnh Quốc Huy nhắc tôi mới chú ý là ca nô này nói đúng dù có hơi chua chát.
"Ai cho các bạn quyền phản đối xây dựng nhà hát 1500 tỷ ?".
Nhìn sơ qua các bạn sẽ nói ngay là Mỹ Linh dị hợm và ngông cuồng. Nhưng suy ngẫm sâu sắc các bạn sẽ thấy rất có lý. Nó lột truồng, phản ánh chính xác địa vị của người dân Việt Nam hiện nay dưới chế độ độc tài cộng sản.
Điều này tôi vẫn hay nói với các bạn hoài nhưng các bạn không hề để ý.Ngay cả các trí thức, các nhà bất đồng chính kiến vẫn hay ảo tưởng rằng mình đang làm chủ đất nước và chế độ cộng sản cũng đang làm cho các bạn tin vào điều đó. Vậy nên hầu hết đặt mình vào tâm thế của một ông vua, nên ra lệnh cho chính quyền này nọ. Mỗi khi chính quyền ra một chính sách sai thì xúm vào chửi rủa để rồi nghĩ rằng chính quyền sợ các bạn mà thay đổi.
Sự thật chúng chẳng sợ gì các bạn cả. Bởi vì người dân Việt Nam chẳng có bất kỳ cái quyền gì để làm cho chúng sợ.
Bây giờ ta xét thử xem nhé. Tại sao chính quyền các nước dân chủ sợ dân ?
- 1/ Vì họ có quyền bầu cử. Lơ tơ mơ không bỏ phiếu vì làm sai là nhiệm kỳ tới về làm dân. Việt Nam có không ? Không hề. Cán bộ cộng sản không cần dân bầu vẫn làm lãnh đạo như thường.
-2/Quyền phản ánh qua báo chí ? Việt Nam không có, 800 tờ báo viết theo lệnh đảng.
-3/ Quyền biểu tình phản đối ? Việt Nam chỉ có quyền này trên giấy.
-4/ Quyền hội họp, thành lập đảng phái để phản đối ? Dân Việt Nam hé ra là bị bắt nhốt liền.
Như vậy Mỹ Linh nói đúng. Các bạn không có quyền gì để phản đối việc xây nhà hát 1.500 tỷ cả mặc dù đó là tiền thuế của các bạn. Các bạn phản đối chính quyền vẫn cứ xây thì bạn làm được gì chúng?
Các bạn chỉ có duy nhất một cái đó là phép thắng lợi tinh thần của AQ. Chính niềm tin này khiến các bạn ở yên một chỗ không phản kháng. Đó là tin rằng cứ chửi chế độ sẽ có một ngày dân bất mãn mà vùng lên. Nhưng làm sao vùng lên được khi không có ai móc nối ,tổ chức để đoàn kết thành sức mạnh? Rốt cuộc thì người này trông chờ người kia và tất cả đều ảo vọng vào tương lai mà thôi.
Thật ra thì dù không chủ đích nhưng Mỹ Linh đã cho các bạn thấy một sự thật trần trụi là các bạn không có quyền gì với đất nước này. Nếu có chỉ là do các bạn ảo tưởng tự nghĩ ra mà thôi. Muốn thực sự có quyền các bạn ngay từ bây giờ phải liên kết lại, còn chỉ ngồi chửi Mỹ Linh thì 100 năm nữa vẫn thế. Tôi chắc luôn.

CƠ CHẾ BẢO VỆ HIẾN PHÁP.

Nói thật thì Phúc Niễng chẳng đáng cho tôi mất thời gian . Nếu chửi y dốt thì quá tội nghiệp chẳng khác gì mình đang chửi một con bò. Nhưng vì trong phát biểu của "tưởng thú" có câu : " Hiến pháp Việt Nam đang bảo vệ quyền con người một cách sâu sắc " nên đành phải đi sâu vào phân tích một tí.
Một bản hiến pháp đặt ra chỉ là quyền được hiến định trên giấy. Việc bảo vệ hiến pháp mới là điều quan trọng.Hiến pháp của CHXHCNVN nêu ra các quyền con người theo các điều về "Tuyên ngôn nhân quyền" mà CSVN đã tham gia công ước. Nhưng cuối mỗi câu về quyền con người đó đều thòng một câu là " Quyền này được thực hiện theo luật định".Đây là sự sỉ nhục trí tuệ của người Việt. Vì điều này mặc nhiên cho rằng luật pháp(quyền của chính quyền ) to hơn hiến pháp (quyền của dân) .
Hiến pháp chỉ là một mảnh giấy lộn không hơn khi trên thực tế không có cơ chế bảo vệ hiến pháp.
Bảo vệ Hiến pháp là gì ?
Chúng ta biết rằng, hiến pháp là văn bản pháp lý quan trong nhất của một quốc gia. Trong đó, là các luật lệ liên quan đến việc tổ chức chính quyền, hoạt động của bộ máy nhà nước và các vấn đề về quyền công dân. Có thể nói hiến pháp là một bản “khế ước ” giữa người dân và chính quyền. Thông qua bản khế ước này, chính quyền được tạo ra, được trao, bị giới hạn quyền lực và có những nghĩa vụ của mình đối với người dân của mình. Việc bảo vệ hiến pháp chính là bảo vệ những quy định đã được những nhà lập hiến quy định trong hiến pháp trước những sự vi phạm các quy định đó. Vì vậy, vấn đề bảo vệ hiến pháp chính là việc kiểm soát tính cách hợp hiến của các đạo luật.
Trên thực tế ở các quốc gia vấn đề bảo vệ hiến pháp, nó không chỉ dừng lại ở việc xem xét tính hợp hiến của các đạo luật, nó còn bao gồm các vấn đề như: Tranh chấp trong lĩnh vực luật công giữa các bang, các trường hợp liên đến các quyền và nghĩa vụ của liên bang và các bang vv… Tuy nhiên, có thể thấy rằng bảo vệ tính hợp hiến của các đạo luật luôn là trọng tâm trong việc bảo vệ hiến pháp. Thật là một tai họa đối với một đất nước mà các quyền của công dân được đề cập rất đầy đủ, rất công bằng, rất văn minh, rất lý tưởng nhưng lại không có cơ chế bảo vệ nó, thì những quy định đó cũng không còn giá trị nữa, bản hiến pháp trở thành đồ trang trí góp phần làm lộng lẫy cho một chế độ chuyên chế.
Các cơ chế bảo vệ hiến pháp?
Như đã phân tích ở trên, bảo vệ hiến pháp là kiểm soát tính hợp hiến của luật. Kiểm soát tính hợp hiến của luật tức là kiếm soát hoạt động và quyết định của cơ quan lập pháp, ở đây chính là quốc hội. Trong khi đó, quốc hội là cơ quan do nhân dân bầu lên, đại diện cho ý chí toàn dân. Vậy nếu có một cơ quan cao hơn, kiểm soát cả quốc hội thì liệu có đảm bảo cho một nền dân chủ ? Mặt khác, cơ quan này cũng chỉ là hội tụ của một nhóm người, và đã là con người thì họ sẽ bị chi phối bởi những vấn đề như giáo dục, tôn giáo, giới tính, định kiến vv.. Và không có gì để đảm bảo rằng, họ luôn có suy nghĩ khách quan và đặt lợi ích quốc gia, dân tộc và nhân dân lên trên hết.
Có thể thấy rằng, bảo vệ hiến pháp luôn là vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia. Tuy nhiên để tìm ra một cơ chế phù hợp bảo vệ nó, để cơ đó không bị lợi dụng bởi các phe nhóm, đảng phải hay các cá nhân vẫn là một vấn đề khó khăn. Các quốc gia đều có những cơ chế bảo vệ hiến pháp của riêng mình và cho thấy sự khác biệt của những cơ chế này. Mặc dù có sự khác nhau, nhưng ta có thể chia thành hai cơ chế, đó là cơ chế bảo hiến qua một cơ quan chính trị, thứ hai là bảo hiến qua một cơ quan tài phán.
Loại thứ nhất: Cơ quan bảo hiến là một cơ quan chính trị.
Khi nói đến một cơ quan chính trị, ta có thể hình dung ngay về việc thành lập và tổ chức của cơ quan này. Về thành lập, cơ quan này có thể được dân chúng bầu lên, được chỉ định , hoặc bầu cử từ các thành viên trong quốc hội, hoặc chính là một trong hai viện của quốc hội.
Các quốc gia sử dụng cơ chế bảo vệ hiến pháp này có thể kể ra như: Hội đồng hiến pháp của Pháp vv….
Loại thứ hai: Cơ quan bảo hiến là một cơ quan tài phán.
Xét về tiêu chí hình thức, ta có thể chia loại này thành hai loại nhỏ. Đó là Tòa án hiến pháp riêng biệt và tòa án hiến pháp không riêng biệt
Tòa án hiến pháp là một thuật ngữ quen thuộc khi nói đến vấn đề bảo hiến. Trên thế giới, các quốc gia thường sử dụng một tòa án hiến pháp độc lập với các cơ quan tài phán khác để xử lý tất các các vấn đề liên quan tới hiến pháp. Đây có thể là cách để các quốc gia khẳng định tầm quan trọng của Hiến pháp, và việc bảo vệ hiến pháp. Thực tế cho thấy, ở một số quốc gia người ta không thành lập một tòa án hiến pháp chuyên biệt, mà giao nó luôn cho những tòa án có thẩm quyền chung, và mô hình này cũng có những hiệu quả đáng kể. Một ví dụ không thể bỏ qua đó là Hoa Kỳ. Ở đây, Tất cả các tòa án đều có quyền xem xét tính hợp hiến của các đạo luật và tòa án xem xét tính hợp hcủa một đạo luật khi quy định của đạo luật đó được áp dụng để giải quyết các vụ việc cụ thể tại tòa án.
Xét về phương pháp giải quyết, chúng ta có thể chia làm hai loại. Đó là thụ lý vụ án trực tiếp và thụ lý vụ án gián tiếp.
Thụ lý trực tiếp. Đó việc tòa án trực tiếp hủy bỏ đạo luật vi hiến do một sự khởi tố trực tiếp. Tức là mọi đạo luật nếu được nhìn nhận rằng đó là một đạo luật vi hiến thì anh có thể đệ đơn lên tòa. Nên nhớ rằng, bất cứ ai cũng có thể đệ đơn lên tòa án để đòi hủy bỏ đạo luật và đây cũng là mục đích duy nhất và trực tiếp của người đệ đơn. Điều này có thể tìm thấy trong cơ chế bảo hiến của các nước Đức , Ý , …
Thụ lý gián tiếp. Với hình thức này thì, việc hủy một đạo luật bất hợp hiến không phải là mục đích trực tiếp. Việc bảo hiến gắn liền với việc giải quyết một vụ việc cụ thể, theo đó, việc kiện tụng chính là tiền đề để tòa án xem xét tính hợp hiến của các đạo luật; Có thể hiểu đơn giản, đó là có một vụ án và một bên muốn tòa áp dụng một đạo luật để giải quyết vụ án, một bên thì xin không áp dụng vì tính bất hợp hiến của nó. Vì vậy, tòa sẽ phải xem xét về tính hợp hiến của đạo luật. Trong trường hợp nhận thấy đạo luật đó có sự vi hiến, tòa án sẽ tuyên bố đạo luật sẽ không được áp dụng vì vi hiến. Tuy nhiên, đạo luật sẽ không bị hủy bỏ và vẫn còn tồn tại. Phương thức này thường được áp dụng tại các quốc gia thuộc liên hiệp Anh và Hoa Kỳ.
Nhận thức được tầm quan trọng của hiến pháp, cũng như việc bảo vệ hiến pháp hầu hết các quốc gia đều xây dựng một cơ chế bảo hệ hiến pháp phù hợp với trình độ , quan điểm pháp lý của riêng mình. Hiến pháp giống như một hạt giống, một hạt giống có tốt đến đâu mà chúng ta không bảo vệ và chắm sóc nó thì cũng không thể phát triển khỏe mạnh. Hiến pháp hay, văn minh mà không được bảo vệ thì cũng chỉ là tập giấy vụn mà thôi. VÌ vậy, bảo vệ hiến pháp luôn là một vấn đề quan trọng cho mỗi quốc gia.

CÓ TIN VUI GIỮA GIỜ TUYỆT VỌNG.

Tiếp nối cuộc hành trình đến tự do của 1 triệu đồng bào miền Bắc di cư năm 1954, 2 triệu đồng bào miền Nam vượt biển, vượt biên, ra đi có trật tự, HO, đoàn tụ gia đình, tị nạn chính trị sau năm 1975... Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh không cho thấy mình đã thất bại. Điều đó chỉ chứng tỏ một thông điệp rằng: lòng khao khát tự do, dân chủ ở con người là vô hạn. Không một nhà tù nào có thể ngăn cản được ý chí vươn đến tự do của con người. Sống không có tự do tức là đã chết.
Mẹ Nấm không hề trốn chạy. Bởi vẫn còn một Việt Nam khác bên ngoài Viêt Nam ngục tù : Viêt Nam Cộng hòa. Mẹ Nấm và các cháu chỉ là đang trở về với những đồng đội, chiến hữu, với những lý tưởng mà các thế hệ cha anh cô đã từng theo đuổi.Thể chế chính trị mà Việt Nam Cộng hòa xây dựng không hề mất đi, lá quốc kỳ của "Quốc gia Việt Nam" vẫn không hề mất đi, trái lại nó vẫn tung bay ngạo nghễ ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia tự do khác trên thế giới. Các thế hệ tương lai của Mẹ Nấm đang bắt đầu tiến trình hôi nhập vào nước Việt Nam ấy, dù bước đầu còn nhiều ngỡ ngàng nhưng không lâu đâu các cháu sẽ làm rạng danh nước Việt ở Hoa Kỳ và thế giới.
Ra đi Mẹ Nấm cũng sẽ gởi một thông điệp đến 95 triệu người dân Việt Nam rằng : muốn có tự do phải đấu tranh và trả giá. Mẹ Nấm cũng gởi một cái tát đến cái gọi là nền dân chủ giả hiệu mà Nguyễn Xuân Phúc đang tuyên bố với thế giới.
Bởi một lẻ đơn giản không môt nền dân chủ náo mà khi từ bỏ nó người ra đi và cả người ở lại đều chúc mừng nồng nhiệt đến rơi nước mắt như thế.
Có Tin Vui Giữa Giờ Tuyệt Vọng .
Trầm Tử Thiêng

Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng.
Một vòng tay vừa mới mở ra
Cứu anh em những đời mạt vận
Ðường mơ đi càng bước càng xa
Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng
Hai mươi năm tưởng đá vàng phai
Có em tôi nuốt từng giọt lệ
Ngậm oan khiên đợi mãi một ngày ...
Hãy nói cho mọi người cùng nghe:
Người đã cứu người
Hãy nói cho mọi người cùng nghe:
Làng Việt Nam đang xây bên ngoài Việt Nam
Hãy nói cho mọi người cùng nghe:
Người đã cứu người
Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng.
Lời cầu kinh vừa có người nghẹ
Trái tim ơi, đất trời lồng lộng.
Chờ đêm đêm biển hát tình cạ
Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng
Bao sinh linh nhận phép giải oan.
Siết tay nhau cúi đầu gạt lệ.
Tạ ơn Trên. Người vẫn thương người

NGÀY XƯA GỌI LÀ LƯU ĐÀY, NGÀY NAY GỌI LÀ VỀ VỚI TỰ DO.

Trong các vị vua của Triều Nguyễn, nổi lên có 3 vị vua có tấm lòng yêu nước sâu sắc, đứng lên chống lại thực dân Pháp, đó là Vua Hàm Nghi, Vua Thành Thái và Vua Duy Tân. Cả 3 vị Vua ấy đều bị Pháp đày sang Châu Phi, phải sống một cuộc sống vô cùng khổ cực, trong đó cuộc sống lưu đày của Vua Duy Tân.
Ngày nay không ai gọi việc Mẹ Nấm và gia đình sang Mỹ là lưu đày cả, trái lại họ dùng từ chính xác là "chính quyền CSVN đã trả tự do cho Mẹ Nấm". Không ai nghĩ là chuyến đi này sẽ đưa đến sự cực khổ như 3 vị vua nhà Nguyễn, ai cũng nghĩ là chuyến đi này hướng đến tương lai .
Vì sao ?
Vì nước Mỹ là nơi đến của tất cả những người thất bại bởi các chế độ độc tài tại các quốc gia mà họ đang sống ra đi tìm đến một vùng đất mới để xây dựng lý tưởng của mình. Đó là lý tưởng mà họ không thể thực hiện ở quê nhà vì tư duy nô lệ cho quyền lực đã hằn quá sâu.
Họ có phải là những con người bất tài bỏ nước ra đi không ? Chẳng phải, bởi nếu họ bất tài thì những người Mỹ gốc châu Âu, Á, Phi.. ấy không thể đứng đầu thế giới mà hầu hết các sản phẩm ,phát minh mà loài người đang sử dụng hiện nay đều được làm ra bởi bàn tay và khối óc người Mỹ. Họ cũng đưa quân đội đi bảo vệ tự do cho toàn địa cầu. Nếu không có họ thế giới này đã rơi vào tay của chủ nghĩa phát xít hay chủ nghĩa cộng sản.Nước Mỹ là mảnh đất tự do cuối cùng của nhân loại.
Do vậy thực ra chỉ những kẻ ở lại mới thất bại. Và do đó những kẻ ra đi đã biến nước Mỹ thành một hiệp chúng quốc mà những người ở lại ao ước, thèm muốn.
Như thế những ai bảo rằng đến Mỹ để trốn chạy là điều không đúng. Họ đến Mỹ là để thực hiện những khát vọng mà họ không thể thực hiện được trên quê hương mình bởi dân trí và độc tài.

CÁC HÌNH THỨC DÂN CHỦ.

Nhân Nguyễn Xuân Phúc ngụy biện về hình thức "dân chủ tập trung " của đảng Cộng sản áp đặt lện đất nước Việt Nam ,chúng ta thử đi sâu bàn thêm về các hình thức dân chủ của các nước trên thế giơí.
Có ba hình thức dân chủ chính: Dân chủ Trực tiếp (DCTT – Direct Democracy), Dân chủ Đại diện (DCĐD – Representative Democracy), và Dân chủ Hiến định (DCHĐ – Consitutional Democracy). Ngày nay, các nước dân chủ tiên tiến thường áp dụng một hỗn hợp của 3 hình thức vừa nói – tuỳ theo tính cách của vấn đề quốc sự. Còn ‘Dân chủ Tập trung’ là một phát minh của ĐCSVN nhằm nguỵ trang cho độc tài.
Dân chủ Trực tiếp (DCTT): mọi công dân đều có thể trực tiếp tham gia vào tiến trình quyết định các chính sách qua việc bầu phiếu hay trưng cầu dân ý. Nguyên tắc đa số tương đối được áp dụng. Hình thức này từng được áp dụng trong các cổ thị-quốc (city-state) Hy Lạp và La Mã nhưng nay thì khó có thể được áp dụng trong những quốc gia lớn. Ngày nay, DCTT thường hiện hữu như là một phương sách trong các nền dân chủ để thu thập dân ý khi đối diện với một quyết định liên quan tới vận mạng quốc gia.
Dân chủ Đại diện (DCĐD) là nơi người dân có quyền tham chính bằng cách bầu lên đại biểu quốc hội để thay mặt họ mà quyết định về quốc sự. Hai khó khăn chính của hình thức này là (1) làm sao để công thức bầu cử và cấu trúc chính trị phản ánh được nguyện vọng của dân, và (2) không để cho ý nguyện của đa số triệt tiêu quyền lợi của thiểu số.
Để đạt được hai tiêu chí vừa nói, và để tránh tình trạng đa số dùng quyền lực chính trị để đàn áp thiểu số, các nền DCĐD dần dà dùng hiến pháp để bảo đảm các quyền cơ bản như tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tín ngưỡng, và tự do tham chính. Hiến pháp cũng không cho quyền lực tập trung vào một cấu trúc chính trị nào trong nền DCĐD.
Từ thế kỷ 19 tới nay, cấu trúc quyền lực trong nền DCĐD được phân định trong hiến pháp, và DCĐD trở thành Dân chủ Hiến định.
Dân chủ Hiến định (DCHĐ) dùng hiến pháp để một mặt công nhận quyền lực của đa số và mặt khác bảo vệ quyền lợi của thiểu số.
Để tránh nạn lạm quyền, DCHĐ đưa nguyên tắc ‘Tam quyền phân lập’ vào trong hiến pháp – tức là 3 cấu trúc quyền lực chính là hành pháp (chính phủ), lập pháp (quốc hội) và tư pháp (toà án) phải độc lập với nhau. Vì các quyền công dân và nguyên tắc ‘Tam quyền phân lập' đã được đưa vào hiến pháp, không một chính phủ nào có thể tuỳ tiện thay đổi chúng để thao túng chính trường.
Từ cuối thế kỷ 18 đến nay, DCHĐ đã trở thành hình thức dân chủ phổ biến nhất thế giới. Nhìn chung, một nền DCHĐ có những đặc tính sau:
1. Bầu cử được tổ chức định kỳ; cử tri được tự do chọn lựa dân biểu
2. Các đảng phái được tự do tranh cử
3. Tất cả các công dân trưởng thành đều có quyền đi bầu
4. Quyết định chính trị dựa trên ý nguyện của đa số
5. Quyền lợi của thiểu số được bảo vệ
6. Ngành tư pháp (toà án) độc lập
7. Hiến pháp bảo vệ các quyền dân sự cơ bản
8. Dân có cơ hội thay đổi các định chế chính phủ theo thể thức đã được chuẩn thuận
Trong hầu hết các nền DCHĐ hiện đại, hiến pháp còn đặt ra…
• những giới hạn cho việc sử dụng quyền lực của các định chế nhà nước và ấn định sự tương tác giữa chúng.
• những quyền lợi của công dân khi đối phó với quyền lực của nhà nước.
• phương sách để hiến pháp có thể được sửa đổi.
Trong việc xây dựng một nền DCHĐ, các đảng phái chính trị đóng vai trò quan trọng vì chúng được xem là phương tiện để dân chúng thể hiện quyền lực chính trị của họ cũng như để thay đổi chính phủ. Sự cạnh tranh chính trị giữa các đảng phái chính là sự khác biệt giữa một thể chế dân chủ đích thực và một nhà nước độc đảng dân chủ giả hiệu.
Các đảng phái trong một nền DCHĐ đều độc lập với nhà nước. Họ cạnh tranh với nhau để thu phục lòng tin và lá phiếu của cử tri với mục đích tối hậu là cầm quyền.
Tại Úc, đảng phái một khi đã nhận được một sự ủng hộ nhất định của cử tri sẽ được công quỹ tài trợ để hoạt động, và lãnh tụ của họ, kể cả lãnh tụ đối lập, cũng được ăn lương. Đây không phải là ân huệ của chính phủ đương quyền mà là do luật định. Đây là lý do tại sao các nền dân chủ đa đảng hay trở thành lưỡng đảng (Hoa Kỳ) và tam đảng (Úc).
Các đảng không cầm quyền vẫn có thể ảnh hưởng đến chính sách và tiến trình lập pháp qua sự tham gia tranh cãi của dân biểu về phe họ trong quốc hội. Sự hiện diện của các đảng không cầm quyền buộc chính phủ phải nghiêm túc và hiệu quả hơn trong việc cai quản đất nước. Trong một nền DCHĐ, nội các đối lập sẳn sàng để thay thế chính phủ khi chính phủ không còn được lòng dân, và đó là một cơ chế thay đổi quyền lực hoà bình nhất.
Một khi đã hiểu thế nào là dân chủ, ta thấy ngay rằng Việt Nam dưới chế độ CS là một thể chế phản dân chủ vì những lý do sau:
‘Dân chủ tập trung’ là một cụm từ tự mâu thuẩn về ngữ nghĩa và phản dân chủ trong thực hành. Nhà nước CS chỉ cho dân lựa chọn đại biểu mà Đảng đã chọn trước qua tổ chức tay sai là Mặt Trận Tổ quốc. Trong quá trình cài cắm đại biểu này, Quốc hội VN trở thành một công cụ của ĐCSVN.
ĐCSVN dùng hiến pháp cốt để giữ độc quyền thống trị. Các quyền công dân cơ bản đều bị vi phạm.
Vì hai lý do trên, nhà nước CS không chấp nhận sự cạnh tranh của các đảng phái khác, và vì thế không có một cơ chế để trao đổi quyền lực một cách hoà bình.
Ngoài công cụ hiến pháp, nhà nước CS sẳn sàng dùng vũ lực để duy trì quyền lực – một hành động hoàn toàn phản dân chủ.

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2018

VIỆT NAM SẼ CÓ MỘT THÁNG LÀM CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BẢO AN LIÊN HIỆP QUỐC ?

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (tiếng Anh: United Nations Security Council, viết tắt UNSC) là cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên của Liên Hiệp Quốc, chịu trách nhiệm chính về việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Những nghị quyết của Hội đồng Bảo an được thông qua mà phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc thì bắt buộc các nước hội viên của Liên Hiệp Quốc phải thi hành.
Hội Đồng Bảo An LHQ là cơ quan hành pháp của Đại Hội Đồng. Chiếu điều 24 Hiến chương LHQ, cơ chế này “có trách nhiệm chính là bảo vệ hòa bình và an ninh trên thế giới”. Thành phần của HĐBAL/HQ hiện nay bao gồm 5 thành viên thường trực là Hoa Kỳ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc; và 10 thành viên không thường trực, tức là chỉ ở trong Hội Đồng 2 năm và được bầu hàng năm 50% tổng số.
Năm 2006 Hà Nội đã tích cực vận động các nước Á Châu và có sự đỡ đầu của Bắc Kinh, lại không bị Hoa Kỳ phủ quyết nên đã là ứng cử viên duy nhất. Vì thế CSVN đã trúng cử thành viên không thường trực HĐBALHQ.Báo chí Hà Nội đăng rùm beng là “chỉ sau nửa năm làm Ủy viên không thường trực HÐBA, Việt Nam đã đảm nhiệm vị trí điều hành cơ quan quan trọng nhất của LHQ”. Thực chất không có gì là ghê gớm cả.Thế nhưng CSVN đã không chớp lấy thời cơ ngàn năm một thuở để đưa vấn đề chủ quyền Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hiện đang bị Trung Quốc lấn chiếm ra trước hội đồng BALHQ.
Tháng 6/2019 có khả năng Việt Nam lại trúng cử một lần nữa.
Báo chí Việt Nam nổ :
Chúng ta tự tin sẽ đảm đương và hoàn thành tốt trọng trách tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời phỏng vấn, trước khi dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự phiên thảo luận chung cấp cao khóa 73 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) tại New York, Mỹ.
Thế nhưng cũng như lần trước, có lẻ lần này việc tham gia HDBALHQ cũng chỉ để CS huênh hoang mị dân là chính, ngoài ra trách nhiệm với chủ quyền quốc gia là thứ xa xỉ với chúng.
Tất cả những gì CSVN có được trên trường quốc tế, nhất là tại Liên Hiệp Quốc đều nhờ vào Mỹ cả. Nếu Mỹ không bỏ cấm vận, nếu Mỹ không bình thường hóa quan hệ ngoại giao, nếu Mỹ không thiết lập quy chế PNTR, nếu Mỹ không lấy tên CSVN ra khỏi danh sách CPC thì Hà Nội không thể gia nhập WTO, cũng không thể trở thành thành viên không thường trực của HĐBALHQ…
Thế nhưng nước Mỹ đã lầm, một tên cướp bao giờ cũng vẫn là một tên cướp cho dù khoác áo cảnh sát. Có lẻ ông Trump cũng nên tính chuyện ra khỏi cái hội đồng này để thành lập một hội đồng khác.
Thế giới không thể có hòa bình khi trong cơ quan bảo an của nó lại toàn là những tổ chức diệt chủng quốc tế.

NHÌN LẠI CHIẾN TRANH VIỆT NAM.

Nước Mỹ từ bỏ Việt Nam không thể cứu vì bất lực trước màn "Thánh chiến" "Du kích chiến" của những kẻ bị nhồi sọ bởi các điều láo khoét.
Tướng Do Thái Israel đã nêu một nhận định rất xác đáng:" Muốn thắng cộng sản phải để dân Việt sống với cộng sản thì họ mới nhận ra trò lừa dối trong đó".
Có nhiều NVHN đến tận bây giờ vẫn căm tức Mỹ phản bội đồng minh. Ngay chính ông Thiệu khi từ bỏ chính quyền cũng chửi Mỹ không tiếc lời .
Nhưng sự thật không ai thông cảm cho người Mỹ vì không tự đặt mình vào hoàn cảnh của họ. Người dân Mỹ không thể vô lý tiêu tốn một năm vài tỷ Mỹ kim cho một cuộc chiến mà họ biết chắc là sẽ không bao giờ kết thúc.
Bởi một lẻ đơn giản những kẻ thủ ác không hề ra trận. Chúng chỉ xúi dân chết thay. Do vậy cuộc chiến dẫu có kéo dài cả trăm năm vẫn thế. Rốt cuộc thì chỉ là hàng ngày thế giới giở báo ra đọc tin đã có bao nhiêu người Việt chết vì đạn pháo ,khủng bố...Trong khi cái đầu của những kẻ cuồng tín vẫn chẳng sáng ra chút nào. Họ sẵn sàng hy sinh tất cả để làm nô lệ cho một đảng độc tài, cho ngoại bang chứ bất cần quyền tự quyết, đa đảng, đối lập, tam quyền phân lập, tự do báo chí. Những cái này nếu nói với dân Việt thời đó thì như nói với cái đầu gối.
Rời Việt Nam nhưng người Mỹ lại sáng chế ra một công cụ hữu hiệu để giúp người Việt thấy họ đã sai như thế nào: internet. Chỉ đến bây giờ sau khi đọc các thông tin được kiểm chứng trung thực trên mạng xã hội họ mới thấy những màn nói láo trơ trẽn của cộng sản.
Thế nhưng cũng đến tận bây giờ vẫn còn những kẻ u mê một cách kỳ lạ. Họ vẫn tin những gì báo cộng sản nói để lao vào thóa mạ những người chỉ cho họ sự thật. Xem ra thì rất khó để lấy ra những gì mà cộng sản đã nhét vào đầu họ sau 12 năm ngồi trên ghế nhà trường XHCN.
Người Mỹ đã làm rất nhiều người trong số 95 triệu dân nhận chân được sự thật sau 43 năm. Thế nhưng họ vẫn chưa thể khiến dân tộc này vượt qua được nỗi sợ hãi để sửa lại cái sai của những kẻ bị lừa.
Chế độ đã phơi bày gần hết con bài tẩy của nó để chỉ còn 2 thứ : cái còng và khẩu súng. Nhưng đáng tiếc dân Việt vẫn chưa vượt qua được 2 thứ này.

AI ĐANG NẮM GIỮ "QUỐC THỂ" CỦA VIỆT NAM ?

Một số bạn cho rằng cộng sản đang làm nhục "quốc thể" của Việt Nam. Tôi trả lời với các bạn rằng chính thể đang cầm quyền hiện nay không hề đại diện cho "quốc thể Việt Nam" nên không sợ mang nhục. Điều này căn cứ trên một cơ sở lý luận vững chắc chứ không phải nói suông.
Chính quyền Đức quốc xã của Hitler không hề đại diện cho quốc thể của nước Đức và chính quyền của Tập Cận Bình hiện nay cũng không hề đại diện cho quốc thể của nước Trung Quốc.
Vì sao ?
Vì nó chỉ đại diện cho một lực lượng chiếm đóng, một đảng cầm quyền không do dân bầu nên không hề chính danh.
Có nhiều bạn sẽ lập luận rằng vì lá cờ của CSVN đã được LHQ công nhận nên tất cả những gì mà cộng sản làm trên trường quốc tế như "ngủ gục ", "thủ tướng nói không có người nghe"... là đang làm nhục nước Việt... Thật ra chúng chỉ làm nhục cái đảng đang cầm quyền thôi, quốc thể của người Việt vẫn còn nguyên. Bởi lẻ quan điểm của LHQ khác với quan điểm của các nước dân chủ.
Quan điểm của các nước dân chủ là quyền lực phải được trao về tay nhân dân. Chỉ có những người do dân bầu mới được phép nhân danh nhân dân.
Quan điểm của LHQ là chấp nhận tất cả các thể chế chính trị mà dân không phản đối làm đại diện cho mình.
Cho nên khi CSVN dùng bầu cử giả tạo và quốc hội giả tạo để tạo nên nền dân chủ giả tạo họ biết nhưng vẫn phải giao quyền quyết định thể chế cho 95 triệu người Viêt Nam. Bởi đó là tập hợp của 193 quốc gia có thể chế chính trị khác nhau (cả độc tài lẫn dân chủ) chứ không phải là tập hợp của 112 nước dân chủ.
Nhưng tại sao hiện nay ở nước Mỹ lại có phong trào hạ cờ cộng sản và tôn vinh lá cờ vàng ba sọc ở các hội đồng thành phố và trường học?
Điều đó có gì mâu thuẫn không?
Chẳng hề mâu thuẫn vì Mỹ là quốc gia dân chủ chứ không phải LHQ. Một quốc gia dân chủ mà công nhận lá cờ của một đảng cầm quyền tạo ra thì đó mới là mâu thuẫn.
Trong khi đó cờ vàng không phải là cờ của một chính quyền mà là "quốc kỳ" được công nhận bởi quốc tế vào năm 1949. Một chính quyền mất đi không có nghĩa là quốc kỳ cũng mất.
Vậy thì ai đang nắm giữ quốc thể của Viêt Nam?
Chính là những người đang nắm trong tay lá quốc kỳ chính thống của Việt Nam.
Đó là hơn 3 triệu NVHN. Họ và các thế hệ con cháu họ đang làm rạng danh quốc thể Việt Nam trước toàn thể nhân loại chứ không hề là con cháu cộng sản.
Họ là những ai?
Là thiếu tướng Lương Xuân Việt chỉ huy lục quân Mỹ tại Nhật.
Là các nhà khoa học người Mỹ gốc Việt tại NASA, tại các viện nghiên cứu khoa học của Mỹ, EU, Úc, Canada...
Là các em trong học viện quân sự West Point của Mỹ, là các cầu thủ bóng đá như Lee Nguyen hay các tài năng âm nhạc, nhà văn , nhà thơ, các thần đồng piano như Evan Le trên khắp thế giới.
Ngay các thế hệ thứ ba con cái của chúng tôi cũng đang thăng tiến tại các cơ quan sản xuất vũ khí máy bay, công nghiệp quốc phòng của Mỹ như Lockheed Martin... hoặc là bác sĩ, kỷ sư ,luât sư... nhưng vì bí mật của nước Mỹ nên không cần phải phô trương làm gì.
Chỉ cần 95 triệu dân Việt Nam giành lại được quyền tự quyết, lực lượng này sẽ trở về để tái tạo lại đất nước , đặt nền tảng cho chính trị , văn hóa ,kinh tế, khoa học kỷ thuât cho các thế hệ sau.
Con cháu của một nền dân chủ đa đảng VNCH mới nắm trong tay quốc thể của dân tộc Việt Nam. Do đó các bạn đừng lo là quốc thể Việt Nam đang mang nhục. Trái lại nó đang vinh quang hơn bao giờ hết.
Cái đang mang nhục đó chỉ là đảng thể mà thôi.

PHÂN TÍCH HIỆN TƯỢNG "NGỦ GẬT" TỪ GÓC ĐỘ "THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ".

Vừa qua hiện tượng "ngủ gục" của Nguyễn Nam Dương tại phiên thảo luận của Hội đồng LHQ gây xôn xao báo chí thế giới và cộng đồng mạng Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà tôi đã có 4 STT về chuyện này. Và tôi cũng đoán biết rằng báo chí trong nước sẽ đưa ra 2 luận điểm quan trọng để phản biện . Đó là chênh lệch múi giờ và các chính trị gia thế giới cũng ngủ gục trong các cuộc họp.
Một số bạn giật STT cho rằng chuyện ngủ không quan trọng, ruồi bu ; Việt Nam còn nhiều chuyện quan trọng hơn. Tôi sẽ phân tích cho các bạn thấy nó không đơn giản chỉ là trạng thái sinh học , nó phản ánh thể chế chính trị của một đất nước.
Các bạn đã tố cáo việc dùng phép ngụy biện để lật mặt nạ chuyện này, tôi không nhắc lại nữa chỉ bổ sung những vấn đề mà các bạn chưa thấy.
Thứ nhất chuyện ngủ của quan chức Việt Nam không chỉ ở trong ngành ngoại giao mà còn ở trong 2 ngành quan trọng nhất là "lập pháp" và "tư pháp" (hình dưới). Vậy thì dùng luận điểm lệch múi giờ là phi lý vì các quan chức ở trong nước không bị lệch múi giờ vẫn ngủ như thường. Một quan chức ngoại giao phải xem việc di chuyển giữa các múi giờ là điều bình thường, nếu thấy không bình thường thì phải chọn khách sạn mà ngủ hoặc ngủ ngoài xe sẽ không ai nói gì. Một vấn đề nữa là hầu hết các nước trên thế giới đến Mỹ họp cũng lệch múi giờ chứ không chỉ Việt Nam. Do đó luận điểm này không thuyết phục.
Thứ hai, so sánh với các lãnh đạo thế giới khác cũng "ngủ gục" là khiên cưỡng. Bởi họ chỉ lim dim mắt trong trạng thái không chủ đích vì không thắng được trạng thái sinh học chứ không ngủ một cách mê man , li bì như các ông nghị, thẩm phán, quan chức ngoại giao Việt Nam. Nhưng họ vẫn bị dư luận nước họ chỉ trích tơi bời.Trong trường hợp Việt Nam tại LHQ, báo chí thế giới đã nhấn mạnh là ngủ "trong suốt" phiên thảo luận chứ không phải trong giờ giải lao. Thảo luận là gì ? Là nghe diễn giả nói và bàn thảo với nhau về cách thức giữ gìn hòa bình thế giới. Anh đang muốn ứng cử vào Hội đồng BALHQ không thường trực và từ đó có thể làm chủ tịch HD này một tháng mà anh đến để ngủ, chẳng thèm nghe người ta nói và cũng chẳng quan tâm thảo luận thì ai dám bỏ phiếu cho anh ?
Như vậy cái sự ngủ này đã vượt qua cái việc không chiến thắng bản thân mà nó xuất phát từ một cơ chế . Đó là cơ chế sản sinh ra bởi chế độ độc tài. Cơ chế xem thường dân.
Tại sao tôi nói rằng trong chế độ độc tài cơ quan dư thừa nhất là quốc hội và nghề nghiệp dư thừa nhất là luật sư? Chính trạng thái ngủ của các ông nghị và thẩm phán đã trả lời cho câu hỏi đó của tôi. Nếu đại biểu mà do dân bầu thật sự như các nước dân chủ thì chẳng ông nào dám ngủ cả. Vì để giành được một cái ghế trong quốc hội ở cả 2 viện rất gian nan. Ứng viên phải giữ gìn tư cách, phải có tài hùng biện để thuyết phục cử tri, phải chiến thắng đối thủ của đảng đối lập vì chính trường như chiến trường. Cho kẹo cũng chẳng ông nào dám ngủ khi đài truyền hình quốc gia tường thuật trực tiếp như thế? Lần sau dân sẽ cạch mặt không bỏ phiếu nữa và đảng sẽ lôi ông ngủ gật này ra trị tội. Thế nhưng ĐBQH ta vì sao chẳng ngán? Vì ghế là do đảng quyết hoặc được mua với giá 1,5 triệu USD chứ đâu phải do dân bầu ? Ngán thằng Tây nào mà không ngủ ? Chủ tịch quốc hội phê bình thì trả lại tiền đi, hoặc cũng có thể viện cớ là ngày nọ giờ kia bà cũng ngủ gật thì nói gì tôi ?
Tại sao trong các nước có pháp trị chỉ một động thái không nghiêm túc trong phiên tòa là bị ghép vào tội khinh miệt tòa án và có thể bị phạt tù. Nhưng Việt Nam thì thẩm phán ngủ vô tư? Ngủ vì xem luật sư không ra gì. Lời bào chữa , chứng cứ luật sư đưa ra chả quan trọng. Quan trọng là số tiền chạy án có thuyết phục được thẩm phán hay không mà thôi. Vậy thì khi thể chế chính trị vừa đá bóng vừa thổi còi thì tội gì không ngủ sau một chầu nhậu li bì. Đến khi tuyên án mặc người nhà bị án oan ném dép kêu oan, quan trọng là số tiền chạy án đã được chia có nằm gọn trong túi hay không mà thôi.
Vậy thì bạn nào nói chuyện ngủ này không quan trọng là đã lầm. Chuyện ngủ này đã đưa ra trước toàn thế giới sự thối nát của thế chế chính trị tại Việt Nam, những oan khuất mà người dân Việt Nam phải gánh chịu. Và nó cũng phản ánh luôn sự bất lực không kiểm soát được chính quyền của người dân Việt Nam.
Bởi một lẻ đơn giản là anh đang muốn giữ gìn hòa bình thế giới mà anh chẳng thèm quan tâm thì sá gì thân phận người dân Việt Nam. Sắp tới đây sau khi báo chí thế giới đưa tin rùm beng nước nào còn bỏ phiếu cho Việt Nam trúng cử vào làm thành viên không thường trực tại HDBA LHQ thì dứt khoát nước đó phải là nước có thể chế chính trị độc tài.

THẾ NÀO LÀ QUỐC THỂ.

Người Việt Nam chúng ta chưa phân biệt được giữa dân chủ và độc tài nên đã lầm lẫn giữa đảng và dân tộc.
Dân tộc là một tập hợp đông đảo những người có quan niệm chính trị khác nhau thậm chí có khi đối lập nhau. Những người có chung quan điểm chính trị thường đứng chung trong một tổ chức gọi là đảng phái.
Tại sao một dân tộc không thể có một đảng ?
Vì con người là một động vật có suy nghĩ. Khi đã có suy nghĩ thì họ sẽ có sự khác nhau về nhận thức. Chỉ có một đàn súc vật mới bị bắt buộc có chung nhận thức để đi theo hiệu lệnh tiếng mõ, tù và hay ngọn roi của người chăn dắt.Khi là con người thì tất nhiên phải thừa nhận sự đối chọi nhau về tư tưởng. Chính sự đối chọi này là biểu hiện của tự do và kiểm soát quyền lực.
Như vậy một dân tộc, một đất nước bắt buộc phải có đa đảng. Chính sự đa đảng này tạo ra sự tách biệt giữa 3 quyền : hành pháp, lập pháp và tư pháp. Khi có một ngành tư pháp độc lập thì lúc đó xã hội mới có pháp trị. Tức không ai ở trên luật, mọi người đều bình đẳng, quan chức phạm tội cũng như dân thường.
Như vậy chỉ khi nào đa đảng thì mới có quốc thể. Tức thể diện của một dân tộc. Bởi lúc này người dân không làm theo lệnh của một đảng cầm quyền nữa. Họ phải chịu trách nhiệm với thể diện của dân tộc mình bởi họ đang làm chủ đất nước. Mọi thành tích hay thất bại là của chính họ.
Khi độc đảng tức đảng chủ thì thành tích hay thất bại là của đảng đó. Ví dụ đội bóng đá U 23 thắng là của đảng CS, thua cũng là của đảng CS vì tất cả đều liên quan đến chính trị.
Nó cũng tương tự như việc nếu Trung Quốc chiếm nước ta. Chúng dùng một đội ngũ thái thú người Việt cai trị nước ta, lập ra một đội bóng nhân danh nhân dân Việt Nam để thi đấu thì người Việt cũng không thể xem đội bóng này đang mang lại "quốc thể" cho mình, nên không cần quan tâm đến nó để xuống đường ăn mừng hay khóc hận. Khi một đảng chính trị cầm quyền thì cũng thế, không khác gì bị ngoại bang xâm lược. Vì nô lệ cho một đảng chính trị hay nô lệ cho ngoại bang không khác gì nhau.
Do vậy người Việt trong nước hiện nay đang tạm thời đánh mất thể diện quốc gia của mình. Nếu họ làm bất cứ điều gì có thành tích cũng chỉ là để tôn vinh cho đảng cộng sản mà thôi. Tương tự nếu có xấu hổ thì chỉ là công dân của lá cờ đỏ sao vàng xấu hổ mà thôi. Tuy nhiên điều này không liên quan đến người Việt chính thống. Bởi với họ chỉ có lá cờ ba sọc mới là quốc kỳ. Những người xem lá cờ của đảng CS là quốc kỳ không liên quan tới họ. Vì vậy họ luôn tự hào rằng họ là Người Việt của VNCH chứ không phải người Việt cộng sản. Nó cũng tương tự như người Trung Quốc hôm nay cũng phân biệt 2 loại : người Hoa truyền thống không cộng sản và người Hoa của Tập Cận Bình.

SAU QUẢNG NỔ LÀ VƯỢNG NỔ.

Nối tiếp màn Bphone của "Quảng nổ", báo chí xứ mù cũng đua nhau đưa "Vượng nổ" lên mây bằng Vinfast. Đúng là chưa thấy quan tài chưa đổ lệ. Nào là "Vừa chính thức ra mắt, chuyên gia quốc tế đã đánh giá VinFast "là đối thủ đáng để ông lớn ô tô thế giới dè chừng", nào là "Thiết kế hiện đại, bản sắc", nào là "Chúng dường như đến từ một hãng ô tô lâu đời chứ không phải chỉ mới thành lập 1 năm".
Nếu mà dễ dàng như thế thì ngành sản xuất xe hơi của Úc đã không sập tiệm cách đây mấy năm .Toyota, Ford, Nissan và Mitsubishi đều từng có nhà máy tại Australia. Tuy nhiên, tất cả đều đã dời đi. Công nghiệp xe hơi tại Australia vì thế đã 'hấp hối' trong những năm trở lại đây.
Bất kỳ sản phẩm gì muốn tồn tại trên thị trường đều phải đảm bảo các yếu tố cạnh tranh sau đây :
- Rẻ.
- Chất lượng cao.
- Đổi mới liên tục.
- Bảo hành uy tín.
- Giá trị thương hiệu .
Để đảm bảo yếu tố "rẻ" thì cái quan trọng nhất là phải "của nhà làm ra". Nghĩa là để sản xuất ra chiếc xe hơi anh phải có :
- Công nghệ luyện kim.
- Các nhà cung ứng thiết bị xe hơi : cấp 1,2 và 3.
- Đội ngũ công nhân kỷ sư lành nghề, cần cù.
Trong khi đó Vinfast có gì : thép phải mua, máy và phụ kiện phải nhập từ Đức , Nhật, mẫu mã do Ý thiết kế. Thương hiệu
là con số 0 tròn trĩnh.
Thiết kế ra một mẫu xe để đem triển lãm ở Châu Âu rất dễ dàng. Nhưng để làm ra chiếc xe ấy người ta chỉ tốn có $20.000, anh phải mất đến $ 40.000 thì giá trị thặng dư ở đâu?Bởi lẻ bất cứ cái gì anh cũng phải mua ,phải thuê chứ không tự làm ra được.
Phạm Nhật Vượng chắc phải biết là để bán được một chiếc xe hơi ở các nước pháp trị không hề là điều đơn giản. Anh phải xây dựng được một hệ thống đại lý, hệ thống bảo hành khắp nước Mỹ và các quốc gia châu Âu. Ngoài ra anh phải có một đội ngũ luật sư hùng hậu để đối mặt về các vấn đề pháp lý xảy ra hàng ngày đến từ các vụ tai nạn liên quan đến kỷ thuật, phụ tùng xe.
Tại sao nhiều thương hiệu xe hơi lớn sẵn sàng thu hồi hàng trăm ngàn chiếc xe bất chấp thiệt hại để đảm bảo hình ảnh thương hiệu khi gặp lỗi một bộ phận nào đó dù rất nhỏ của chiếc xe? Bởi vì họ biết nếu thua kiện khi có tai nạn xảy ra thì báo chí của xứ dân chủ sẽ dìm thương hiệu của họ xuống tận bùn đen . Chỉ cần quan toà gõ búa là doanh số xe bán ra sụt giảm và sau đó là các đại lý thi nhau bỏ chạy dẫn đến phá sản.
Chưa kể cùng giá trị , chất lượng tương đương nhưng dân các nước dân chủ sẽ chọn mua những thương hiệu uy tín , lâu năm của các nền dân chủ. Bởi họ biết các thương hiệu này sẽ dễ dàng bồi thường cho họ để giữ giá trị hình ảnh. Nhưng khi nghe thương hiệu đó đến từ một nước độc tài, chuyên ngủ gật ở LHQ, chạy làng ở các toà án quốc tế thì người ta không dám đánh cược tính mạng và tiền của mình vào một chiếc xe mà tập đoàn chủ quản có thể phá sản bất cứ lúc nào vì các vụ kiện.
Phúc Niễng vẫn còn quá non trên trường quốc tế. Người dân thế giới chứ không phải dân Việt đi đâu cũng ca điệp khúc đầu tàu, công nghệ 4.0 là lừa được họ. Nghe đến độc tài mà lại độc tài cộng sản người ta sẽ xách dép chạy dài. Vì vậy muốn bán được xe phải làm ơn cải cách thể chế thành dân chủ và pháp trị trước.
Còn không Vinfast cứ chuẩn bị nón mà đi ăn mày.

KHÔNG THỂ BÁN XE Ở NƯỚC NGOÀI VINFAST CŨNG KHÔNG THỂ BÁN ĐƯỢC XE Ở TRONG NƯỚC.

Có bạn bảo là Vinfast sẽ bán xe cho dân Việt ở trong nước chứ không cần bán ra nước ngoài. Nhưng để bán xe được ở trong nước cần phải có đường bộ (tức cơ sở hạ tầng). Không có đường thì lấy gì xe hơi chạy khi bước ra đường là kẹt xe.
Không cần so sánh với Mỹ chỉ cần so sánh với Nhật, một nước có diện tích và dân số gần tương đương Việt Nam thì số km đường bộ của VN chỉ bằng số lẻ của Nhật.
Theo Bản niên giám thống kê 2015, Nhật bản vào tháng 4 năm 2012 đã có khoảng 1,215,000 km đường bộ với 1,022,000 km đường trong thành phố, thị trấn và làng, 129,000 km đường của quận, 55,000 km đường của đường cao tốc quốc gia và 8,050 km đường siêu tốc quốc gia. Foreign Press Center/Japan trích dẫn tổng chiều dài của đường cao tốc là 7,641 km .
Hiện nay, mạng lưới đường bộ của Việt Nam có tổng chiều dài hơn 256.000km,trong đó 17.385 km quốc lộ, 22.783km đường tỉnh và còn lại là đường địa phương , dự kiến đến năm 2020 khoảng 1.913km đường cao tốc.
Năm 2016 thị trường ôtô Việt Nam lập kỉ lục về lượng xe bán ra, 304.427 chiếc.Giá xe Vinfast được dự kiến là từ 1-1,2 tỷ VND ($50.000 ). Với thu nhập GDP đầu người $2385/năm, có bao nhiêu người có tiền để mua xe Vinfast? Và những người có tiền ấy không thể mua xe ngoại nhập nguyên chiếc từ các thương hiệu xe hơi nổi tiếng thế giới ?
Trong khi đó một dây chuyền sản xuất xe hơi chỉ có lãi nếu bán ra được công suất 300.000 chiếc/năm. Dưới mức đó là không lãi.
Một mẫu xe hạng sang có giá nhập khẩu theo khai báo là 33.051 USD, giá bán lẻ tới tay người tiêu dùng là 121.000 USD và doanh nghiệp tự nhận là chênh lệch 12.394 USD, tương đương 260 triệu đồng. Với mẫu xe hạng sang khác có giá khai báo là 40.021 USD và giá bán lên tới 2,932 tỷ đồng, doanh nghiệp thu được chênh lệch 11.805 USD, khoảng 250 triệu đồng/xe.
Như vậy một chiếc xe nhập ngân sách chính phủ CSVN ăn trọn 100% từ thuế nhập khẩu. Nếu xe Vinfast cạnh tranh được để đánh bật các thương hiệu xe ngoại nhập ra khỏi Việt Nam thì có đủ bù cho ngân sách chính phủ CSVN hay không?
Giá xe bán ra 50.000 chia cho 3, mỗi phần $17.000. Chính phủ hưởng một phần, chi phí điều hành bảo dưỡng, bán ra một phần thì với $17.000 Vinfast sẽ làm ra được một chiếc xe chạy được bao nhiêu năm trên đường sá Việt Nam khi cái gì cũng nhập từ nước ngoài?
Từ những phân tích trên có thể thấy là Vinfast không thể bán được xe ở thị trường trong nước với các lý do sau :
- Hạ tầng đường bộ quá thấp không đủ chỗ cho xe hơi chạy mà không bị kẹt xe.
- Thu nhập người dân quá thấp không đủ mua xe.
- Vinfast không thể bù khoản thuế cho ngân sách chính phủ vốn được lấy từ xe ngoại nhập.
- Vinfast không thể cạnh tranh nỗi với xe ngoại nhập về thương hiệu cho dù được chính phủ trợ giá ưu đãi đến đâu.
Như vậy kết quả tất yếu : Vinfast chỉ là đòn gió để hợp thức hóa các nguồn tài chính mờ ám khác đến từ tham nhũng, kinh doanh bất động sản bán đất cho Trung Quốc và có khi cả từ ma túy...

TẬP ĐOÀN TRỌNG VƯỢNG.




Tập đoàn Trọng- Vượng đang khuynh đảo nền chính trị và kinh tế Việt Nam dưới sự giật dây của Trung Quốc.Hiện tại nó đang là vua một cõi.
Một điểm trùng hợp giữa Bphone của Nguyễn Tử Quảng và Vinfast của Phạm Nhật Vượng đó là ăn cắp,lợi dụng công nghệ phương Tây dựa trên các nhà cung ứng thiết bị công nghệ của Trung Quốc.
Bất kỳ một thương hiệu nào cũng đi lên từ các nhà cung ứng thiết bị. Một thương hiệu phải có hàng ngàn nhà cung ứng như thế. Các nước làm ăn căn cơ như Nhật, Đức, Mỹ một thương hiệu của họ sở hữu hàng ngàn bằng phát minh. Nếu không có số bằng phát minh này họ sẽ bị kiện cho tuột quần vì vi phạm sở hữu trí tuệ.
Nhưng tại sao Vượng Vin mới chỉ mua được một vài bản quyền của BMW là đã nổ vang trời?Nổ để đẩy giá cỗ phiếu lên trời. Nhờ cú nổ này nên dù xe chưa thấy nhưng Vượng đã thu về cả trăm triệu nhờ giá cỗ phiếu được hích lên bởi em tân hoa hậu, Beckham và việc tút hai mẫu xe hạng sang cho đẹp mắt.
Tương lai chắc chắn Vượng phải trông chờ vào các nhà cung ứng thiết bị của Trung Quốc vốn đang bị Mỹ gây chiến tranh thương mại vì ăn cắp sở hữu trí tuệ. Vượng cũng dự định tiêu thụ giùm thép của ngành luyện kim Trung Quốc đang bị Mỹ áp thuế nặng nề.
Đầu ra của Vinfast nằm ở đâu ? Chính là nằm trong tay Trọng.
Việt Nam đã bị hớ nặng khi đàm phán hiệp định TPP cắt giảm thuế nhập khẩu về 0 với một số mặt hàng như xe hơi theo một lộ trình. Dự định là lấy viêc tuồn hàng dệt may, luyện kim "Made in China" vào Mỹ dưới mác Việt Nam để bù lại. Nhưng ai ngờ Trump chơi CSVN và cả TQ một vố đau khi bỏ TPP vào thùng rác. Giờ đây TPP chỉ còn 11 nước đã làm đổ bể hết kế hoạch của 2 tên muốn lơi dụng "hồn Trương Ba da hàng thịt " này. Thế nhưng TPP không còn tuy nhiên các hiệp ước song phương với các nước trong ASEAN vẫn phải giữ. Thuế suất xe hơi về 0 năm 2018 đã làm ngân sách các tỉnh và ngân sách trung ương thâm hụt nặng nề , kêu trời không thấu. Trung bình mỗi năm thâm hụt 4.400 tỷ VND.Như vậy lợi đâu chưa thấy hại đã trước mắt.
Do đó Vượng đi tắt đón đầu là ỷ lại vào Trọng. Trọng đang nắm đầu Phúc. Với lộ trình cấm xe hai bánh vào nội đô tiến tới cấm hẳn ở một số thành phố lớn ,noi gương Trung Quốc, Vượng không lo là Vinfast sẽ phá sản với mặt hàng hầm bà lằn của ba tên cựu phát xít và các nhà cung ứng thiết bị từ tân phát xít : Trung Quốc.Vì cấm xe máy dân buộc phải mua xe hơi.
Có lẻ Vượng chỉ quảng cáo xe sang ở châu Âu. Chiến lược sắp tới là giảm giá xe , cho trả góp để đánh vào túi tiền của tầng lớp cán bộ đảng viên, công nhân viên ăn trên ngồi trốc trong nước.
Và bọn này sẽ hợp thành một dàn đồng ca để bốc Vượng lên mây dưới sự dẫn dắt của chuyên láo.

MỸ SẼ KHÔNG ĐÁNH TRUNG QUỐC BẰNG QUÂN SỰ.

Các nhà phân tích , bình luận trong nước nhận được rất nhiều like vì tập trung hướng dư luận"hóng mỏ" chờ sung rụng: Mỹ sẽ đánh Trung Quốc bằng quân sự ?
Dân ta nghe vậy sướng quá. Hóng tin nội bộ đảng cộng sản đấu đá nhau và tin ai đó đánh giùm cho mình là nghề của chàng mà.
Thưa rằng Mỹ không bao giờ đánh Trung Quốc bằng quân sự đâu. Thứ nhất là vì rút kinh nghiệm cuộc chiến Việt Nam, tổng thống Mỹ Reagan đã nói rằng:" Ngày hôm này chúng ta đều đồng ý chúng ta đã học được một bài học rằng: những người con của nước Mỹ sẽ không bao giờ tham gia cuộc chiến nào và hy sinh trừ khi chúng ta sẵn sàng để cho họ chiến thắng."Cuộc chiến với Trung Quốc rất dễ khiến Mỹ lặp lại bài học lịch sử bởi Trung Quốc là bậc thầy của chiến tranh du kích và khủng bố.
Thứ hai con cáo già Trump đã tuyên bố :" Chúng ta cần phải xây dựng một quân đội đủ mạnh đến mức chúng ta không cần dùng đến". Câu nói này bộc lộ rõ ý đồ của Trump. Do đó việc đưa các hạm đội hải quân đến Bắc Triều Tiên chủ yếu dọa là chính. Tình hình biển Đông hiện tại nếu có đụng độ xảy ra cũng chỉ là dọa nhau, khó có thể bùng nổ thành chiến tranh thế giới thứ ba.
Hướng tiến công chủ yếu của Trump vẫn là đánh vào tài chính ,kinh tế, ngoại giao... Các mủi tiến công này sẽ cắt những cái vòi của con bạch tuộc và làm các nhà đầu tư, các công xưởng thế giới rút khỏi Trung Quốc.
Trump đủ khôn ngoan để thấy rằng mọi chuyện về thể chế chính trị ở Trung Quốc phải do dân Trung Quốc quyết định. Ông ta chỉ tạo ra chất xúc tác đó là nạn thất nghiệp, lạm phát khiến ngân sách chính phủ sụp đổ mà thôi.
Nhân dân Việt Nam nếu trông chờ vào Mỹ không tự mình xây dựng lực lượng thì sẽ bỏ qua một cơ hội lớn. Ngay cả khi nhân dân Trung Quốc đứng lên noi gương Liên Xô và Đông Âu thì dân Việt cũng sẽ để cho một thế lực độc tài khác trong nội bộ đảng cộng sản đứng lên thay thế nắm quyền.Và thế lực này sẽ dùng chiêu thân Mỹ để thu phục lòng dân. Rốt cuộc con đường của Nga, Mùa xuân Ả Rập sẽ tiếp diễn với Việt Nam.Nhưng đó là chỉ mới hy vọng thế, còn chuyện lật đổ được cộng sản Trung Quốc và Việt Nam vẫn là chuyện khó khi tư tưởng nô lệ đã hằn quá sâu.

TẠI SAO PHẢI ĐÁNH ĐỔ ĐỘC TÀI ?

Nhiều người vẫn còn mơ hồ khi đến bây giờ vẫn cho rằng độc tài vẫn có tốt có xấu và nhiều nước theo độc tài vẫn giàu . Vì vậy không cần đánh đổ độc tài. Họ viện dẫn ông Lý Quang Diệu là nhà độc tài vẫn khiến cho đất nước Singapore giàu mạnh, hoặc như Park Chung Hee với "Huyền thoại sông Hàn" vẫn được nhân dân Hàn Quốc yêu mến, Tưởng Giới Thạch đặt nền móng cho nền dân chủ Đài Loan...
Xin thưa rằng tất cả đều lầm lẫn.
Độc tài có 3 loại đó là : độc tài cá nhân, gia đình trị và đảng trị. Cả 3 loại này đều là kẻ thù của nhân dân và đều cần phải loại bỏ bằng một cuộc cách mạng.
Trong lịch sử của một dân tộc đôi khi hai loại độc tài gia đình trị và đảng trị đại chiến lẫn nhau. Bên nào cũng lợi dụng quốc gia dân tộc để giành chính nghĩa, đặt "chủ nghĩa dân tộc" lên hàng đầu để bịp dân. Nhưng thật ra đều là 2 tên cướp đang đánh nhau. Nếu một trong 2 tên cướp thắng thì dân vẫn khổ như thường. Thay vì chịu sự cai trị của một băng cướp thì họ lại chỉ chịu sự đè đầu của một gia đình. Ví dụ rõ nhất là dòng họ Kim của Bắc Triều Tiên.
Tuy nhiên cả 3 loại cướp cá nhân ,gia đình trị và đảng trị này đều có một mẫu số chung . Đó là:
- Đặt cá nhân, gia đình, đảng phái lên trên hiến pháp.
- Đàn áp đối lập, không chấp nhận đối lập trong hiến pháp.
- Bầu cử giả tạo.
- Quốc hội một đảng kiểm soát.
- Nắm hầu bao ngân sách quốc gia để chi tiêu vô tội vạ.
- Thành lập nhiều tổ chức ngoại vi để tạo vây cánh cho đảng cầm quyền.
- Không có tòa bảo hiến và tối cao pháp viện để giải quyết tranh chấp giữa chính quyền và nhân dân.
- Có tù nhân chính trị .
- Không có báo chí tư nhân và đàn áp tự do ngôn luận.
Tại sao phải đánh đổ độc tài ?
Lý do thứ nhất : Đã là độc tài thì phải chỉ có một đảng. Một đảng thì không thể tạo ra "tam quyền phân lập". Không có tam quyền phân lập thì không thể có pháp trị.Một quốc gia không có pháp trị tức là một quốc gia không có pháp luật mà chỉ là "pháp để trị". Lúc đó sẽ nảy sinh bất công là các cơ quan quyền lực sẽ tự do hành xử để ăn hiếp dân mà không ai trị được chúng.
Lý do thứ hai: đã độc tài một đảng thì dân không có quyền chọn lựa chính quyền. Vì thế vẫn phải ăn mãi một món ăn đã thối nát mục ruỗng.Khi không có quyền bầu cử thì không thể tạo ra động lực để cạnh tranh giữa các đảng phái. Và người dân giống như một khách hàng bị buộc phải mua một món hàng mà mình không thích.
Lý do thứ ba: đã độc tài thì không có đối lập để kiểm soát lẫn nhau. Vì vậy các bất công của dân không được xem xét . Vì thế nạn cướp bóc của dân, xử oan cho dân liên tục diễn ra mà không hề có đại biểu của dân đoái hoài.
Lý do thứ tư: đã độc tài thì tiền bạc của dân làm ra đều vào túi riêng của một cá nhân, một gia đình hay một đảng phái. Chúng có thể bán nước, bán tài nguyên quốc gia để làm giàu mà nhân dân không làm gì được.
Vì thế nói một đất nước độc tài mà có thể giàu là mâu thuẫn. Bởi vì khi tiền bạc vào tay của cá nhân, gia đình ,đảng phái thì chỉ một bộ phận nắm quyền này giàu mà thôi, nhân dân vẫn nghèo sát ván. Nhiều nước như Trung Quốc có đến 1,3 tỷ dân thì tất nhiên tổng sản lượng GDP phải cao hơn các nước như Nhật, Hàn, Đức, Pháp,Anh... có dân số ít hơn hàng chục lần. Do vậy kinh tế của Trung Quốc đứng hàng thứ 2 thế giới cũng không có gì lạ. Bởi vì với dân số ấy Trung Quốc phải so sánh với cả châu Âu về GDP chứ không thể từng nước. Cái chính là GDP bình quân đầu người Trung Quốc đang ở đâu của thế giới.
Singapore không hề độc tài khi vẫn chấp nhận đối lập và thể chế chính trị đa đảng. Park Chung Hee và Tưởng Giới Thạch có tạo ra một số chính sách kinh tế đúng đắn nhưng trên tổng thể vẫn là 2 chế độ đàn áp quyền con người và không có pháp trị(tức không ai ở trên luật). Hai chế độ độc tài này vẫn gặp phải hàng trăm cuộc biểu tình chống đối của nhân dân để chuyển sang thể chế chính trị dân chủ. Và chính dân chủ mới làm cho họ trở nên giàu mạnh chứ không hề nhờ vào độc tài.
Nếu vẫn duy trì chế độ độc tài thì tài sản của nhân dân Hàn Quốc đã rơi vào tay của bà Park Cận Huệ và đảng của bà ta. Và Đài Loan thì rơi vào tay con cháu của Tưởng Giới Thạch chứ không hề vào tay nhân dân. Lấy đâu mà giàu ?

TRUMP LÀ MỘT TỔNG THỐNG QUÁ MAY MẮN .

Với số phiếu 50/48, Thượng viện Mỹ ngày 6/10 đã bỏ phiếu thông qua ông Bret Kavanaugh làm Thẩm phán Tòa án tối cao Mỹ.
Với kết quả 50/48 sau cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện, ông Brett Kavanaugh, 53 tuổi, đã chính thức trở thành thẩm phán Tòa án tối cao Mỹ. Ông Kavanaugh là người thứ 2 được tổng thống Donald Trump giới thiệu làm Thẩm phán tòa án tối cao trong vòng 2 năm qua. Trước đó, Thẩm phán Neil Gorsuch đã được chuẩn thuận năm 2017.
Việc tổng thống Trump giới thiệu ông Kavanaugh vào chức vụ này đã gây nhiều tranh cãi trong chính giới và dư luận Mỹ do ông Kavanaugh vướng phải một loạt các cáo buộc liên quan tới tấn công tình dục những năm 80.
Ông Kavanaugh thậm chí đã vượt qua một cuộc điều trần tại Ủy ban Tư pháp của thượng viện cũng như cuộc điều tra của Cục điều tra liên bang về các cáo buộc này.
Trong khi cuộc bỏ phiếu diễn ra, hàng trăm người biểu tình đã tụ tập trước Tòa án tối cao và Tòa nhà quốc hội để phản đối ông Kavanaugh.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Raj Shah cho biết Nhà Trắng hoan nghênh Thượng viện đã xác nhận ứng cử viên của tổng thống Trump làm Thẩm phán Tòa án tối cao. Ông Raj Shah cũng cho biết tổng thống sẽ ký Văn thư chỉ định và ủy quyền trong ngày 6/10 và ông Kavanaugh sẽ chính thức tuyên thệ nhậm chức.
Việc Thượng viện xác nhận ông Kavanaugh làm Thẩm phán Tòa án tối cao được coi là một thắng lợi lớn đối với tổng thống Trump, người đã đề cử thành công 2 thẩm phán thuộc đường lối bảo thủ vào Tòa án tối cao trong một khoảng thời gian ngắn kể từ khi nhậm chức.
Đây cũng được dự báo là một trong những lợi thế cho đảng Cộng hòa trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào đầu tháng tới.
Tòa án Tối cao Hoa Kỳ (tiếng Anh: Supreme Court of the United States, đôi khi viết tắt SCOTUS hay USSC) là toà án liên bang cao nhất tại Hoa Kỳ, có thẩm quyền tối hậu trong việc giải thích Hiến pháp Hoa Kỳ, và có tiếng nói quyết định trong các tranh tụng về luật liên bang, cùng với quyền tài phán chung thẩm (có quyền tuyên bố các đạo luật của Quốc hội Hoa Kỳ và của các Viện lập pháp tiểu bang, hoặc các hoạt động của nhánh hành pháp liên bang và tiểu bang là vi hiến).
Là định chế quyền lực cao nhất của nhánh tư pháp trong Chính phủ Hoa Kỳ, Tòa án tối cao là tòa án duy nhất được thiết lập bởi Hiến pháp. Tất cả tòa án liên bang khác được thành lập bởi quốc hội. Thẩm phán tòa tối cao (hiện nay có chín người) được bổ nhiệm trọn đời bởi tổng thống và được phê chuẩn bởi Thượng viện. Một trong chín thẩm phán được chọn để làm Chủ tịch Pháp viện hay Chánh Án (Chief Justice).
Bổ nhiệm thẩm phán cho toà tối cao là một quy trình mang nhiều yếu tố chính trị và luôn luôn gây tranh cãi. Hiện nay có chín vị trí trong tòa, con số này đã được xác lập từ năm 1869, dù nó có thể bị thay đổi bởi Quốc hội. Tiến trình bổ nhiệm bắt đầu khi một thẩm phán qua đời, từ chức, về hưu hay bị bãi nhiệm vì bị luận tội và bị kết án (điều này chưa bao giờ xảy ra). Tính trung bình cứ hai năm thì có một chỗ khuyết, nhưng không phải luôn luôn như vậy.
Một ứng viên được tổng thống đề cử phải được phê chuẩn bởi đa số phiếu tại Thượng viện, dù quy trình này có thể bị ngăn cản. FBI sẽ kiểm tra nhân thân của ứng viên. Cùng với các nhân chứng, ứng cử viên phải ra trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện để trả lời những câu hỏi như "Quan điểm của ông (bà) về vụ án Roe chống Wade?" hoặc về hôn nhân đồng tính... Ủy ban sẽ bỏ phiếu để quyết định đề cử người này hay không, sau đó sự việc được chuyển sang Thượng viện. Ban thường trực về tư pháp liên bang của Hội luật sư Hoa Kỳ sẽ thẩm định phẩm chất của ứng viên như tính liêm khiết, năng lực chuyên môn, tính cách của một thẩm phán... Ban này, gồm 15 thẩm phán liên bang (không có thẩm phán toà tối cao), sẽ đưa ra một bản thẩm định – "rất tốt", "tốt" và "không tốt". Đời tư các ứng viên thường bị xét nét đến từng chi tiết.
Quyết định về hưu của Thẩm phán Kennedy, người có lá phiếu quyết định tại Tối cao Pháp viện, trao cho ông Trump một cơ hội hiếm có để chỉ định thêm một vị thẩm phán thứ nhì vào tòa án cao nhất Hoa Kỳ.
Tháng 1/2017, ông Trump đề cử Thẩm phán Neil Gorsuch vào Tối cao Pháp viện. Tổng thống nói ông đang tìm một thẩm phán có những ưu điểm tương tự như ông Gorsuch, người được ông ca ngợi là một thẩm phán “xuất sắc” cho chức vị ở Tối cao Pháp viện.
Điều quan trọng nhất một Tổng thống là bổ nhiệm người xứng đáng vào Tòa án Tối cao và đây là một vinh dự lớn lao mà không phải tổng thống Mỹ đương nhiệm nào cũng có.Bổ nhiệm Neil Gorsuch vào Tối cao Pháp viện được coi là chiến thắng chính trị lớn nhất của Tổng thống Donald Trump trong 100 ngày cầm quyền đầu tiên, đồng thời giúp khôi phục thế áp đảo (5/4 ghế) của phe Cộng hòa tại Tòa án Tối cao.Nhưng không ngờ chỉ hơn một năm sau Trump đã có cơ hội lần thứ hai. Và có thể có cơ hội lần thứ ba khi trong 8 vị thẩm phán có 2 người đã 85 và 80 tuổi.
Với cơ chế làm việc trọn đời việc bổ nhiệm một thẩm phán có thể làm cán cân đối lập giữa 2 đảng dân chủ và cộng hòa nghiêng về một bên. Không thể ngờ là Trump lại thực hiện cơ hội đó đến 2 lần. Điều mà các đời tổng thống của đảng dân chủ trước đây vẫn mơ mà không có.
Trump quả là một tổng thống may mắn và hy vọng nước Mỹ cũng sẽ may mắn theo ông.