Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2018

HÃY CÔNG TÂM NHÌN LẠI BẢN HIẾN PHÁP QUÂN CHỦ CHUYÊN CHẾ MẠO DANH CỘNG HOÀ 1956.

Thế nào là cộng hoà ?
Theo nghĩa rộng nhất, một nền cộng hòa (Tiếng Latinh: res publica) là một bang hay một quốc gia được lãnh đạo bởi những người không dựa sức mạnh chính trị của họ vào bất kỳ một quy luật nào vượt khỏi tầm kiểm soát của Nhân dân trong bang hay nước đó. Một vài định nghĩa nhấn mạnh sự quan trọng của sự tự trị và Luật pháp như là một phần của những điều kiện cần cho một nền cộng hòa.
Hiến pháp là văn kiện Luật pháp cao nhất để định hướng và điều chế mọi sinh hoạt của một quốc gia. Từ nội dung văn kiện đó, các nhà làm luật thiết kế một “hệ thống Luật và Nguyên tắc căn bản để quy định bản chất, các chức năng và những giới hạn của một chính phủ” . Nghĩa là trên căn bản và trong khuôn khổ đó của Hiến pháp mà một hệ thống pháp luật “thực tế và tất nhiên” được hình thành để điều hướng và làm trọng tài cho xã hội. Vì vừa quy định “bản chất” lẫn “chức năng” nên khi ta phân tích và phê bình một Hiến pháp thi chính là chúng ta đang phân tích và phê bình vừa bản chất chính trị vừa phần thể hiện chính trị của một chế độ. Hiến pháp 1956 của Đệ nhất Cộng hòa là sản phẩm đầu tay của chế độ Ngô Đình Diệm (chứ không phải là thừa kế liên tục từ một chế độ khác) cho nên phê phán Hiến pháp 1956 chính là phê phán căn cước chính trị của chế độ Đệ nhất Cọng hòa, dù ông Diệm có coi Hiến pháp không ra gì khi tuyên bố một cách phản dân chủ trong cuộc khủng hoảng Phật giáo năm 1963 rằng “sau lưng Hiến pháp còn có tôi”.
Hiến pháp, trên thực tế và nói cho cùng, còn là một khế ước chính trị giữa người dân và chính quyền đã được các vị dân cử thảo luận và biểu quyết tại Quốc hội. Tính “cưỡng hành” (enforcement) của Hiến pháp có tính chính trị (nhiều hơn là Luật pháp) mà ở đây là quyền lực chính trị. (Ví dụ điều 3 của Hiến pháp 1956 xác định “Tổng thống lãnh đạo Quốc gia” như điều 4 của Hiến pháp 1992 của Hà Nội xác định “Đảng Cộng sản Việt Nam,... là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”). Vậy, phê bình chế độ chính trị của chính quyền Ngô Đình Diệm thì không thể không đem Hiến pháp ra mà mổ xẻ. Và sau khi phê bình Hiến pháp 1956, không thể không đối chiếu với thực tế chính trị, mà đó mới là điều quan trọng, của chế độ nầy sau 7 năm cầm quyền kể từ ngày Hiến pháp được ban hành (1956-1963).
* * *
Hiến pháp 1956 do Quốc hội biểu quyết ngày 20/10/1956 được Tổng thống Ngô Đình Diệm ban hành ngày 26/10/1956, thành lập nền Đệ nhất Cộng hòa. Hiến pháp gồm 98 điều, chia làm 8 thiên. Hiến pháp tuy là do sự đóng góp của nhiều người , kể cả đóng góp một cách gián tiếp của các chức sắc trong Giáo hội Công giáo Việt Nam (như linh mục Bữu Dưỡng và nhóm Tinh Thần), nhưng nội dung chính vẫn do ông Ngô Đình Nhu, người được cho là lý thuyết gia của chế độ, duyệt xét chung quyết. Bản Hiến pháp này, ngoài một vài từ ngữ mà trên mặt … tượng thanh có vẻ rút ra từ “chủ nghĩa” gọi là “Nhân Vị” như “giá trị siêu việt”, “nhân vị”, “duy linh”, “Đấng tạo hóa”, ... còn nội dung thật sự của nó chỉ là một nỗ lực “đầu Ngô mình Sở” (từ của ông Đoàn Thêm trong Những Ngày Chưa Quên, Đại Nam, 1969) của một ít thần học Thiên Chúa giáo Âu châu, pha trộn vài điều của Tổng thống chế Mỹ và một ít triết lý Đông phương mà thôi. Tiếc rằng nỗ lực đó hoàn toàn thất bại. Có hai lý do để giải thích sự thất bại này: Thứ nhất là vì lúc bấy giờ (và sau đó tan dần không còn dấu vết gì đáng kể theo sự sụp đổ của chế độ vào năm 1963) thuyết Nhân Vị của ông Nhu là tổng hợp trụy thai còn hỗn tạp và còn ở dạng sơ khai nên không có những yếu tính đặc thù để tạo ra nét độc đáo riêng cho Hiến pháp; và thứ hai là vì nhu cầu quyền lực chính trị quá lớn nên ông Nhu đã bất chấp nội dung “Nhân Vị” - dù còn mơ hồ chưa thành hình - để đưa vào Hiến pháp những nguyên tắc chuyên chính độc tài, chà đạp sinh hoạt dân chủ của quốc gia và quyền tự do của công dân, với mục đích tập trung quyền hành vào một thiểu số thống trị. Nghĩa là áp đặt càng nhiều càng tốt tính độc tài trong bộ luật căn bản và cao cấp nhất của quốc gia.
Thật vậy, muốn xem một hiến pháp là dân chủ hay độc tài, hai đề mục cần được quan tâm nhất là: Quyền lực quốc gia, qua cơ cấu và cách vận hành bộ máy chính quyền, xem thuộc về ai; và Quyền hành của công dân được công nhận và quy định như thế nào?
Hiến pháp Đệ nhất Cộng hòa, trong thiên “Điều khoản Căn bản”, điều 2, viết rằng “Chủ quyền thuộc về toàn dân” nhưng ngay đoạn 3, điều 3 thì lại xác định “Tổng thống lãnh đạo quốc dân” , nghĩa là tách rời hai ý niệm “chủ quyền” và “quyền lực” ra khỏi nhau. Làm sao nhân dân có thể làm chủ được quốc gia khi Tổng thống - chứ không phải họ - lãnh đạo quốc dân?, dù “quốc dân ủy nhiệm vụ hành pháp cho Tổng thống dân cử và nhiệm vụ lập pháp cho quốc hội cũng do dân cử” (điều 3, đoạn 1). Mà “ủy” theo bản dịch Pháp văn chính thức lại có nghĩa là “phong” (investir) tức là trao toàn quyền. Một cách thực tế, cứ 5 năm, người dân cầm lá phiếu để “phong” một ông Tổng thống để cai trị mình rồi trở về không còn tham dự gì vào quyền lực quốc gia nữa (như dùng quyền truất phế - impeachment – Tổng thống thông qua người đại diện của mình ở Quốc hội chẳng hạn …) . Như ta sẽ thấy rõ trong bản Hiến pháp ở các mục sau, cũng như trên thực tế của 7 năm cai trị, Tổng thống Diệm tập trung trong tay những quyền hành “hợp hiến” to lớn mà Quốc hội chỉ là một bộ phận phụ thuộc được dùng để luật hóa các quyết định chính trị của hành pháp mà thôi. Cũng do đó, tinh thần Tam quyền Phân lập cơ bản được đề ra trong Hiến pháp chỉ còn là chiêu bài xảo trá để đánh bóng cho chế độ mà thôi.
Chủ quyền thuôc về toàn dân và Tổng thống lãnh đạo quốc dân nghe không khác gì Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ... của Hiến pháp Cộng Sản 1992 hiện nay tại Việt Nam. Điểm khác biệt đáng nói là Cộng Sản tập trung quyền lực vào một chính trị bộ 15 người còn hiến pháp 1956 của đệ nhất Cọng hòa thì tập trung quyền lực vào một Tổng thống Diệm (hay một gia đình, cho đúng với thực tế). Nguyên tắc chủ quyền đã bị chà đạp như thế, đến quan niệm “toàn dân” thì lại càng mơ hồ hơn nữa. Bản dịch tiếng Pháp đăng trên công báo là “Chủ quyền thuộc về toàn thể quốc dân” và chữ “quốc dân” này còn được dùng nhiều lần trong Hiến pháp.
“Quốc dân”, theo lý thuyết dân chủ Tây Âu mà hiến pháp 1956 mô phỏng (vì ông Nhu chịu nhiều ảnh hưởng của Tây hơn của Mỹ), là một tập thể trừu tượng không những bao gồm thế hệ hiện tại mà còn cả các thế hệ đã qua và sau này nữa, nó là một “pháp nhân khác biệt với những cá nhân hợp thành quốc gia” và luật có thể ấn định những điều kiện để hành xử chức năng “quốc dân” đó như điều 18 đã quy định rằng “quyền bầu cử và ứng cử phải theo thể thức và điều kiện luật định” hoặc điều 50 xác định rằng phải hội “đủ các điều kiện khác dự liệu trong luật tuyển cử”.
Vì quốc dân (national Vietnamien, Vietnamese national) không phải là nhân dân (peuple Vietnamien, Vietnamese people) nên ngay cả cái chủ quyền mà người dân miền Nam được nắm giữ một cách trừu tượng ở phần đầu của Hiến pháp thật ra cũng chỉ là một thứ chủ quyền lý thuyết trên giấy tờ mà thôi.
Như vậy, hai nguyên lý căn bản nhất làm cơ sở chỉ đạo cho hiến pháp 1956 là Chủ quyền của ai và Ai lãnh đạo đã nói lên rất rõ ý đồ của ông Ngô Đình Nhu muốn tập trung quyền lực vào một cá nhân Tổng thống để có thể cai trị một cách độc tài, phản dân chủ. Cho nên ta không lấy làm ngạc nhiên khi thấy quyền Hành pháp của Tổng thống chẳng những đã lấn át quyền của Quốc hội mà có khi còn bao gồm cả tính Lập pháp nữa.
Thật vậy, Tổng thống có quyền bổ nhiệm và cách chức tất cảcác công chức dân và quân sự (điều 37), nghĩa là một vị quận trưởng hay một trung úy đại đội trưởng cũng có thể bị ông Diệm, từ dinh Độc Lập, trực tiếp ra lệng miệng cách chức mà không cần thông qua một quy trình của Bộ Nội vụ hoặc bộ Quốc phòng; bổ nhiệm các sứ thần (điều 35), là tổng tư lệnh tối cao của quân đội (điều 37); có quyền ân xá, ân giảm, hoán cải hình phạt, huyền án (điều 37); ký kết, phê chuẩn các hiệp định quốc tế, thay mặt quốc gia trong việc giao thiệp với ngoại quốc (điều 35), tuyên chiến và ký kết hòa ước với sự thỏa thuận của chỉ một nửa túc số quốc hội (điều 36); tuyên bố tình trạng khẩn cấp báo động, giới nghiêm (điều 44); tổ chức trưng cầu dân ý (điều 40). Và vì các vị thẩm phán tối cao đều do Tổng thống bổ nhiệm (và, khác với Hiến pháp Mỹ, bị xem như một công chức nên có thể bị Tổng thống cách chức) nên trên thực tế Tổng thống chẳng những đã trực tiếp nắm gần hết mọi cơ cấu của Hành pháp từ cấp Bộ trưởng, Tướng lãnh cho đến nhân viên hốt rác, anh binh nhì … mà còn có khả năng khuynh loát và điều động Tư pháp nữa.
Quyền Lập pháp dù nói là thuộc về Quốc hội (điều 55) nhưng trên thực tế Tổng thống cũng có quyền làm luật. Tuy nhiên, trong khi quyền làm luật của Tổng thống được bảo đảm là bất khả xâm phạm thì ngược lại, quyền làm luật của Quốc Hội có thể bị Tổng thống khống chế. Thật vậy, ngoài cái quyền đương nhiên được chuyển dự thảo ra Quốc hội (để hầu hết) được phê chuẩn nhanh chóng (điều 56), hiến pháp 1956 còn cho phép Tổng thống, vì lý do khẩn cấp, có quyền ban hành sắc luật giữa hai khóa họp Quốc hội (điều 41), hoặc trong “tình trạng khẩn cấp, chiến tranh, nổi loạn, khủng hoảng kinh tế hoặc tài chính”, Tổng thống có thể được Quốc hội ủy quyền ra sắc luật thường xuyên (điều 41). Điều khôi hài là chỉ có Tổng thống mới được nhận định và tuyên bố trong trường hợp nào thì tình trạng trở thành khẩn cấp (điều 44).
Vì ngân sách là sức mạnh huyết mạch của chế độ nên ông Ngô Đình Nhu đã duy trì cho được điều 43 của Hiến pháp để đề phòng đối lập có thể làm tê liệt chính quyền. Điều 43 viết rằng “trong trường hợp ngân sách không được Quốc hội chung quyết trong thời hạn ấn định ở điều 60 thì Tổng thống có quyền ký sắc luật ngân sách cho tài khóa sau” và “nếu về sau Quốc hội có bác bỏ hoặc sửa đổi những điều khoản của sắc luật ngân sách thì Quốc hội phải giải quyết các hậu quả gây nên do việc bác bỏ hoặc sửa đổi”. Thật chưa có một hiến pháp hiện đại nào có lối văn vừa cảnh cáo vừa đe dọa quốc hội (tức là người đại diện của dân) quái đản như điều 43 này!
Cũng trong hiến pháp này, về thể thức biểu quyết của Quốc hội, “một dự án hoặc dự thảo luật được Quốc hội chấp thuận chỉ có giá trị nếu hội đủ túc số 1/3 tổng số dân biểu” (điều 69). Quy định “đa số 2/3 phục tùng thiểu số 1/3” phản dân chủ này chỉ có thể giải thích bằng ý đồ chính trị đen tối của ông Nhu muốn đề phòng trường hợp tổng số dân biểu gia nô của mình bị trở thành thiểu số trong Quốc hội. Nhưng trong khi Quốc hội “dễ dãi” với Tổng thống như thế thì ngược lại khi Tổng thống phủ quyết một đạo luật của lập pháp, Quốc hội phải hội đủ túc số 3/4 khó khăn mới được tái thông qua. Mà 3/4 này phải “minh danh đầu phiếu” (điều 58) để Tổng thống điểm mặt xem ai đã dám chống lại quyền phủ quyết của mình!
Ngoài ra Tổng thống có quyền đình chỉ việc áp dụng một hoặc nhiều đạo luật trong những vùng mà Tổng thống tuyên bố tình trạng khẩn cấp (điều 44). Một viện Bảo hiến có được quy định để nghiên cứu và quyết định xem các điều khoản có bất hợp hiến không, nhưng viện này gồm 9 người thì vị chủ tịch và 4 thẩm phán hay luật gia đã do Tổng thống bổ nhiệm rồi (điều 86). Cuối cùng, Tổng thống có quyền đề nghị sửa đổi hiến pháp (điều 90) và Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp phải “tham khảo ý kiến” không những của Viện Bảo hiến (bù nhìn) rồi mà còn của cả Tổng thống nữa (điều 91).
Tóm lại, theo Hiến pháp 1956 này, cái Hiến pháp đã làm bình phong dân chủ cho chế độ Ngô Đình Diệm suốt 7 năm, thì Tổng thống có đầy đủ quyền lực để triệt tiêu hoặc làm tê liệt các đạo luật nào mà mình không vừa ý cũng như để ban hành và thi hành các đạo luật nào có lợi cho mình.
Nếu Tổng thống đã khống chế Quốc hội như vậy, thì ngược lại Quốc hội có quyền gì đối với Tổng thống không ? Tổng thống không bắt buộc phải điều trần trước Quốc hội, không chịu trách nhiệm trước Quốc hội và không thể bị Quốc hội bất tín nhiệm để lật đổ. Tổng thống tiếp xúc với Quốc hội “bằng thông điệp” và nếu muốn “có thể dự các phiên họp của Quốc hội”, cũng như chỉ “khi thấy cần, Tổng thống thông báo cho Quốc hội biết tình hình Quốc gia” (điều 39).
Qua những điều kể trên, ta thấy rõ rằng khi thiết kế ra Hiến pháp này, quả thật ông Nhu đã muốn cho anh mình trở thành một thứ Đế vương phong kiến với những hình thức và ngôn ngữ có vẻ dân chủ tự do... Chính ông Ngô Đình Diệm cũng đã công khai bày tỏ sự tán đồng nội dung của bản Hiến pháp này trong bài phỏng vấn của nhật báo Pháp Le Figaro số ra ngày 23 và 24 tháng 3 năm 1959: “Cần phải nhớ lại quá khứ của chúng tôi. Chế độ chính trị ở Việt Nam thời nào cũng vậy, đã thành lập trên nguyên tắc điều khiển việc nước không phải do những đại biểu của quốc dân mà do những ông vua có những tể tướng sáng suốt phụ tá... Chúng tôi phải lập lại ở Việt Nam hệ thống luân lý như ngày xưa” Ông Nhu đúng là vị “tể tướng sáng suốt” đã sơn son thếp vàng cho ông vua Ngô Đình Diệm phong kiến của thời đại quân chủ lên làm nguyên thủ của nước Việt Nam Cộng hòa theo Tổng thống chế, để xây dựng tự do dân chủ cho miền Nam chống Cộng! .
Quan niệm thứ nhì của Hiến pháp 1956 mà ta phải xét đến là quyền hành của người dân được quy định như thế nào trong chương “Quyền lợi và Nhiệm vụ của người dân”. Đây cũng là chương nói lên rõ ràng nhất cái kỹ thuật lừa bịp tinh vi của ông Ngô Đình Nhu, cha đẻ của Hiến pháp 1956, phát xuất từ sự đánh giá sai lầm sức mạnh của một chế độ dân chủ tự do, và sức mạnh vô địch của quần chúng trong cuộc chiến tranh chống lại một kẻ thù như Cộng sản.
Phát xuất từ quan niệm cơ bản rằng chỉ cần một chính quyền mạnh (trong nghĩa bạo lực quân sự hoặc bạo lực chính trị) là chế độ có thể tồn tại vững bền, Hiến pháp 1956 đã nhân danh chủ nghĩa chống Cộng để kiểm soát và giới hạn tối đa mọi quyền tự do và dân chủ của người dân. Quan niệm này không đếm xỉa đến nhân dân như là sức mạnh trụ cột và trường kỳ của miền Nam Việt Nam, cũng như không đếm xỉa đến sinh hoạt dân chủ như là vũ khí hữu hiệu nhất để đối kháng với kẻ thù.
Thật vậy, sau khi đã mở đầu Hiến pháp với một mớ từ ngữ ma quái trong triết lý Duy linh và sau khi đã bắt buộc phải xác định một cách không thể tránh được những nguyên lý căn bản mà Hiến pháp nào (kể cả Hiến pháp Cộng sản) cũng phải đề ra như “quốc gia công nhận và bảo đảm những quyền căn bản của con người” (điều 5), “mọi người dân đều có quyền sinh sống tự do và an toàn” (điều 9), thì đến lúc đi vào từng chi tiết cụ thể của từng sinh hoạt của người dân, mọi điều đưa ra cho có vẻ tự do dân chủ đều bị giới hạn lại ngay bằng một điều khác liền.
Hiến pháp xác định “quyền tự do nghiệp đoàn và quyền đình công được công nhận” nhưng điều 25 ngay sau đó lại nói rằng việc sử dụng các quyền này phải “theo những thể thức và điều kiện luật định” (Luật định như Dụ số 23 về việc thành lập Nghiệp đoàn bắt phải nộp điều lệ để chính quyền cứu xét và quyết định, nhưng Dụ này lại không định ra một giới hạn nào cả về thời gian cứu xét). Hiến pháp cũng xác định có quyền đình công nhưng cũng ngay trong điều 25 đó thì “quyền đình công không được thừa nhận đối với nhân viên và công nhân trong các ngành hoạt động liên quan đến quốc phòng, an ninh công cộng hoặc các nhu cầu thiết yếu của đời sống tập thể” nhưng lại không có một văn kiện “luật định” nào giải thích rõ ràng các ngành đó cả mà chỉ do Tổng thống hoặc chính quyền xác định lấy.
Cũng vậy, nói rằng “tính cách riêng tư của thư tín không thể bị xâm phạm” nhưng lại thêm “trừ khi cần bảo vệ an ninh công cộng hay duy trì trật tự chung” (điều 12); cho người dân có quyền “tự do đi lại và cư ngụ” rồi lại thêm ngoại trừ trường hợp “luật pháp ngăn cản vì duyên cớ vệ sinh hay an ninh công cộng”; xác định người dân có quyền “tự do xuất ngoại” nhưng trừ “trường hợp luật pháp hạn chế vì lý do an ninh, quốc phòng, kinh tế, tài chánh hay lợi ích công cộng” (điều 13); nói rằng có quyền “tự do hội họp và lập hội” nhưng giới hạn “trong khuôn khổ luật định” (điều 15); Hiến pháp cũng công nhận là “chỉ có thể bắt giam người khi có câu phiếu của cơ quan có thẩm quyền” mà lại không xác định “cơ quan có thẩm quyền” là những cơ quan nào cho nên sau này có rất nhiều cơ quan mật vụ an ninh chìm nổi của ông Nhu, ông Cẩn, không nằm trong hệ thống của Bộ Tư pháp mà vẫn có quyền bắt người dù có hoặc không có trát tòa.
Nói chung, để kiểm soát và bóp nghẹt quyền của người dân, Hiến pháp 1956 đã tung ra một mớ gươm Damoclès treo trên đầu người dân với những từ ngữ mà chính quyền muốn giải thích như thế nào cũng được như “điều kiện luật định, lý do quốc phòng, an ninh công cộng, an toàn chung, trật tự chung, lợi ích công cộng, đạo lý công cộng...” Và để bảo đảm tối đa sự kiểm soát này, Hiến pháp còn nâng chủ trương nầy lên thành nguyên tắc tổng quát trong điều 28: “quyền của mỗi người đều được xử dụng theo những thể thức và điều kiện luật định”. Điều 28 quỷ quyệt này đóng kín một cách hoàn toàn và vĩnh viễn tất cả mọi hy vọng của người dân về một sinh hoạt dân chủ và an toàn cá nhân dưới chế độ, đồng thời trao lại một cách hoàn toàn và vĩnh viễn quyền sinh sát vào tay một thiểu số gia đình họ Ngô đang nắm quyền lực trong tay.

TẠI SAO SÀI GÒN NGẬP NƯỚC ?

Đó là do chính sách bê tông hoá để bán đất, bán bất động sản để thu ngân sách nhằm nuôi một bộ máy chính quyền, hành chính công an, quân đội để đàn áp dân của Thành Hồ.
Suốt 43 năm CSVN chẳng làm được trò trống gì ngoài vơ vét vàng trong ngân khố VNCH, đánh tư sản Việt và Hoa, cho họ ra đi bán chính thức để thu vàng, 3 lần đổi tiền, vay vốn ODA, vay nợ ngân hàng thế giới.Khi các nguồn thu này cạn dần chúng phải tìm cách mở rộng thành phố, quy hoạch biến đất thành vàng để bán cho các nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty, ngân hàng, nhà máy... để có tăng trưởng kinh tế nhằm đảm bảo cho sự tồn tại của chế độ.
Có thể nói chính quyền cộng sản đã biến cái ao cá thành hồ cá để phục vụ cho lợi ích cầm quyền của chúng. Ngoài ra chẳng làm gì được để tăng GDP.
Sài Gòn trước 1975 có khoảng 700 tuyến sông, kinh rạch, trong đó nhiều tuyến là đường thoát nước quan trọng khi có mưa. Kể từ 1975, khoảng 13.000 ha ao hồ, kinh rạch làm nơi chứa nước tại Sài Gòn đã bị lấp. Hồ Bình Tiên rộng 7,4 ha, một trong số những hồ chứa quan trọng nhất cũng bị san lấp (Tuổi Trẻ ngày 27/05/2010). Chỉ trong khoảng 14 năm (từ 1990 đến 2004) đã có chừng 47 kinh rạch lớn nhỏ với tổng diện tích hơn 16,4 ha đã hoàn toàn bị san lấp. Thêm vào đó, hầu hết kinh rạch giữa lòng Saigon như Tân Hóa, Lò Gốm Xuyên Tâm, Hàng Bàng, Ba Bò, Ðen bị lấn chiếm, diện tích nhỏ lại. Nạn xả rác bừa bãi xuống kinh rạch làm tắt dòng chảy, chặn nguồn thoát nước tự nhiên của kinh rạch.
Ngoài ra, sông Sài Gòn cạn vì phù sa bồi, bờ sông bị lấn chiếm, nên nước sông dâng cao rất nhanh khi có mưa, thủy triều lớn hay xả lũ các hồ trên thượng nguồn. Hai quận 8 và 6 đang trong tình trạng ngập nặng vì quá trình đô thị hóa ở Nam Sài Gòn vì các sông rạch thoát nước bị lấp.
Một chuyên gia đưa ra một ước tính rằng khả năng chứa nước tại chỗ trong hệ thống hồ ao của thành phố giảm 10 lần trong vòng 8 năm (2002-2009) trong lúc diện tích bê-tông hóa tăng lên 2,5 lần.
Trước 1975, có 3 dự án quan trọng phát triển thành phố Sài Gòn. Cả 3 dự án này có những điểm chung: đều quy hoạch phát triển thành phố trên vùng đất cao, dọc bờ sông, và theo hướng bắc và đông bắc; ( tạo nhiều ao hồ ở vùng trũng để điều tiết lượng nước mưa tránh ngập lụt cho thành phố; nhiều sông rạch và hệ thống hầm cống thoát nước chảy tự nhiên theo độ dốc.
Đồ án quy hoạch đầu tiên do đại tá công binh Coffyn đệ trình lên thống đốc Bonard năm 1862, theo đó Sài Gòn được thiết lập trên bờ sông có địa hình cao, với diện tích 2.500 ha cho dân số 500.000 người. Để thoát nước tự nhiên theo triền dốc, thiết lập hồ nhân tạo điều hòa nước mưa hay thủy triều đào ở vùng trũng. Hồ này có một số cửa được mở ra để nhận nước sạch từ sông và kinh rạch chảy vào khi nước thủy triều lên, và bằng cách này nó sẽ tống nước dơ ra kinh rạch bằng một hệ thống các ống dẫn ra kinh Bến Nghé, Thị Nghè và sông Sài Gòn khi nước triều xuống. Cứ hai lần một tuần nước chảy vào và xả ra sẽ làm sạch hệ thống nước thải của thành phố.
Năm 1943, kỹ sư Pugnaire cùng với kiến trúc sư Cerutti, công bố kế hoạch chỉnh trang Sài Gòn - Chợ Lớn và phát triển thành phố đến tận năm 2000 với dân số dự kiến tăng trên 1 triệu vào năm 2000. Trong kế hoạch này hai ông đưa ra đề xuất là phải đào một cái hồ ở phía tây đường Lê Văn Duyệt (Đinh Tiên Hoàng ngày nay), mộtmặt lấy đất tôn cao nền để xây dựng nhà cửa và điều quan trọng là để chứa nước mưa.
Quanh hồ nhân tạo lớn này sẽ thiết lập một khu triển lãm, vận động trường thể thao, những câu lạc bộ thể dục và bơi lội, cùng các cơ quan hành chính của tỉnh Gia Định. Một hệ thống thoát nước dựa vào chính dòng chảy tự nhiên bằng một hệ thống kinh mương nối nhau chảy thoát ra sông. Dự án chưa được thực hiện vì chiến tranh .
Trong thời Việt Nam Cộng Hòa, nhóm kiến trúc sư do ông Lê Văn Lắm lãnh đạo, gồm quý ông như KTS Ngô Viết Thụ, KS Trần Lê Quang, v.v. đã công bố “Dự án thiết kế thủ đô Sài Gòn”. Dự án nghiên cứu rất chi tiết, từ lịch sử, địa lý đến điều kiện xã hội học, qui hoạch, thiết kế công trình đến kế hoạch trù liệu tài chính.
Theo dự án này, thành phố chỉ nên phát triển và mở rộng trên vùng đất cao, theo trục xa lộ Biên Hòa, hướng về phía bắc và đông bắc (Thuận An, Biên Hòa) và Tây Bắc (Củ Chi). Thiết lập một đô thị Sài Gòn mới song hành với Sài Gòn cũ. Các cơ sở kỹ nghệ, và đại học phải dời ra khỏi Sài Gòn cũ, để dân chúng tự động đến định cư ở thành phố mới.
Dự án còn khuyến cáo là bất luận trong trường hợp nào thành phố cũng khôngđược phát triển kỹ nghệ và đô thị hóa về hướng nam và đông nam thành phố như Nhà Bè, Cần Giờ, và Bình Chánh, vì đó là khu vực trũng, xử dụng như hồ nước điều thủy khi có mưa to. Nếu có xây cất thì chỉ cho phép nhà thấp tầng, nhà vườn, và duy trì hình thái nông nghiệp sinh thái, không được bêtông hóa toàn bộ bề mặt để cho nước ngấm .

GIẢI THIÊNG VỀ CÁC CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM.

Hôm trước mình có đưa ra nhận định :"Tầm của người Việt Nam chỉ có thể thay chế độ độc tài này bằng một chế độ độc tài khác chứ không thể thiết kế được nền dân chủ."Nhận định này được nhiều bạn đồng ý bởi vì nó xuất phát từ một thực tế là các dân tộc phương Đông xưa nay không tham gia vào chính trị, không cần cử người đại diện cho mình, không cần biểu tình, không cần cả báo chí để lên tiếng mỗi khi mình gặp bất công... Tất cả cứ giao phó cho chính quyền theo tư tưởng "trung quân , ái quốc" của đạo lý Khổng Mạnh.
Một ông vua lên ngôi không cần biết do đâu ông ta có quyền lực, ông ta có được dân bầu hay không, ông ta giao kèo với dân như thế nào, dân kiểm soát quyền lực ông ta ra sao, ông ta có cho dân quyền được nói hay không ?...Những cái đó dân Việt không chú ý, chỉ chú ý bọn bồi bút ca ngợi ông ta như thế nào là vào hùa theo tôn vinh, thần thánh hóa để rồi vào hùa phỉ báng những người chỉ ra sự thật.
Tư tưởng này không chỉ tồn tại trong nước mà còn đầy rẫy ở nước ngoài nơi mà dân Việt sống trong các thể chế dân chủ nhưng tâm thức vẫn tôn sùng các chế độ độc tài và ngộ nhận cho đó là yêu nước là nhân danh nhân dân, dân tộc.
Sự thật là họ chỉ nhân danh một bộ phận thiểu số sai lầm trong nhận thức chứ không thể nhân danh nhân dân. Bởi vì người mà họ tôn vinh dân đâu có bầu trong một thể chế đa đảng, có đầy đủ quyền con người để tạo nên tính chính danh đâu? Cho nên những gì mà họ phê phán chế độ cộng sản thì chính họ lại đang mắc phải.
Có người bảo không nên đưa ra những sai lầm của chính thể độc tài trước đó ,lý do là cần đoàn kết người dân để chống cộng sản.Nhận định này sai lầm hoàn toàn. Với thế giới ,cộng sản chỉ là một bộ phận, một tập hợp con của độc tài. Chống cộng sản mà không chống độc tài thì xem như không chống gì cả và xương máu đổ ra chỉ là vô ích.
Chế độ cộng sản chỉ khác các chế độ độc tài khác cái chủ thuyết nhưng lại giống nhau như đúc cùng một khuôn về cơ cấu tổ chức đảng, cơ cấu các tổ chức ngoại vi để bảo vệ đảng độc tài đó .Không những thế chúng còn giống về cách thức tạo ra hiến pháp phi dân chủ, quốc hội bù nhìn, bộ máy công an, mật vụ để đàn áp đối lập, bỏ tù những người bất đồng chính kiến.
Do vậy để xác định một người là yêu nước hay tội đồ dân tộc cần phải xác định trên một lý luận căn bản đó là ông ta có đàn áp đối lập hay không. Vì các đảng phái đối lập chính là người dân, họ không phải là tay sai của đảng cầm quyền. Một nhân vật lịch sử không thể vì dân vì nước khi trong suốt thời gian cầm quyền chỉ chuyên đánh dẹp bỏ tù các đảng phái, giáo phái đối lập. Ai cho phép ông ta làm điều đó, nhân dân nào trao cho ông ta cái quyền hạn bỏ tù chính mình ?
Khái niệm yêu nước ngày nay đã trở nên lý trí hơn rất nhiều. Một nhân vật lịch sử chỉ được gọi là yêu nước khi ông ta chấp nhận nắm quyền lực bằng lá phiếu của người dân chứ không phải do cướp quyền lực bằng "trưng cầu dân ý giả tạo", bằng một bản hiền pháp thâu tóm quyền lực và vô hiệu hoá tất cả quyền công dân. Yêu nước không phải là yêu một đảng chính trị nên người yêu nước phải là người chấp nhận đa đảng.
Nếu nói một nhà độc tài khó chối cãi thông qua bản hiến pháp là yêu nước thì hoá ra bảo Hitler , Hồ Chí Minh cũng là yêu nước khi các nhân vật này cũng đề cao tinh thần "quốc gia dân tộc"? Thực chất họ chỉ là yêu quyền lực nhưng dùng quốc gia dân tộc để mị dân. Cũng không thể dùng một thành tích về kinh tế nào đó để bào chữa cho chế độ đó cho là họ có công với dân với nước.
Chế độ độc tài Hitler đã lợi dụng những thành tựu kinh tế sau cuộc khủng hoảng thế giới 1936-1939 để lừa bịp dân Đức, Nhật Hoàng đã dùng thành tựu thời Minh Trị Thiên Hoàng để bịp dân Nhật , Tập Cận Bình dùng những thành công kinh tế sau chiến tranh lạnh của Mỹ để bịp dân Hán, Park Chung Hee dùng "huyền thoại sông Hàn" để khiến quốc hội Mỹ bỏ qua thành tích vi phạm nhân quyền, đàn áp đối lập... Các thành tích đó chỉ mang lại lợi ích cho một bộ phận, một tầng lớp nhân dân được chế độ ưu đãi chứ không phải là tất cả. Đại đa số nhân dân vẫn sống trong nghèo đói và bất công. Họ không vì các thành tựu đó mà có các chế độ phúc lợi xã hội như khi thiết lập thể chế dân chủ. Thế nhưng chế độ lại dùng báo chí tô điểm các thành tựu ấy để tạo tính chính danh nhằm củng cố quyền lực để cai trị lâu dài.
Không thể dùng nguỵ biện là cần phải dùng độc tài, sắt máu này để diệt một độc tài khác. Bởi bản chất của độc tài là một đảng vừa đá bóng vừa thổi còi nên độc tài chỉ diệt nhân dân chống đối nhà độc tài đó chứ không hề diệt cộng sản. Bởi chống lại một chế độ độc tài không chỉ có cộng sản mà còn nhiều đảng phái đối lập khác . Khi không có đa đảng thì không có pháp trị nên người dân sẽ bị chế độ chụp mũ là cộng sản để đàn áp.
Một đất nước nếu còn tôn sùng các nhà độc tài trong suy nghĩ thì sớm muộn sẽ đi vào vết xe đổ của lịch sử trong một chuỗi nối tiếp nhau của việc tranh đoạt quyền lực liên miên không dứt. Nhà độc tài này sẽ thay thế chế độ độc tài kia để thiết lập một nhà nước cai trị chứ không phải là nhà nước phục vụ. Và xương máu, tự do mà nhân dân bỏ ra chỉ là vô ích khi kết quả thu về chỉ đem lại quyền lực và địa vị cho một bộ phận , một giai tầng của xã hội . Bất công vẫn ngự trị như một quy luật tất yếu chừng nào người dân vẫn còn tôn sùng độc tài.

1/11/1963 : NGÀY KẾT THÚC MỘT CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VÀ LÀ NGÀY QUỐC KHÁNH CỦA MỘT NỀN CỘNG HOÀ THỰC SỰ.

Nhà báo Mỹ K. W. Taylor trong “Introduction: Voices from the South” viết về nền đệ nhị VNCH đã có một nhận định rất xác đáng như sau :
"Hầu như tất cả các tác giả viết về những năm cuối của cuộc chiến đều lờ đi thành tích đạt được của nền Đệ nhị cộng hòa. Những thành tích đó làm cho người Mỹ xấu hổ vì một trong những lập luận chính của những người có lập trường chống chiến tranh Việt Nam là chính phủ Sài gòn là một chế độ độc tài không thể thay đổi được, không xứng đáng nhận sự giúp đỡ của Mỹ, và dù thế nào chăng nữa cũng phải thất bại. Lập trường phản chiến này đã giành được địa vị độc tôn trong giới học giả và phân tích chính trị ở Mỹ. Lập luận nêu trên giúp cho người Mỹ bớt dằn vặt về đạo đức vì nước Mỹ đã bỏ rơi một đồng minh trong cơn hoạn nạn. "
." ..Có lẽ chẳng có cách nào giúp chế độ Đệ nhị cộng hòa khắc phục được việc bị dư luận Mỹ đánh đồng với những thất bại của Đệ nhất cộng hòa và giai đoạn giao thời. "
Như vậy ông đã đưa ra một nhận định mà nhiều người cớ tình lờ đi đó là kẻ đứng đằng sau cuộc đảo chính ngày 1/11/1963 không phải là tổng thống Mỹ J. F. Kennedy mà chính là nhân dân Mỹ. Bởi lẻ nước Mỹ là đất nước dân chủ, tổng thống chỉ là đầy tớ của dân vì vậy quyết định bật đèn xanh cho cuộc đảo chính là căn cứ trên các cử tri Mỹ không chấp nhận làm đồng minh với một chính phủ độc tài.Hơn nữa cuộc chính biến này bề ngoài mang màu sắc chính trị nhưng bên trong là kết quả của một cuộc cách mạng của toàn dân giữa một bên là đảng Cần Lao Nhân Vị và một bên là đảng Đại Việt có trong hàng ngũ sĩ quan QLVNCH, các tôn giáo như Phật giáo, Cao Đài, Hòa Hảo ...chống lại chế độ Ngô Đình Diệm.
Các sử gia "hoài Ngô" đã cố tình xuyên tạc lịch sử để vẽ ra một nhà độc tài tương tự như Bashar al-Assad ở Syria, Saddam Husein ở Iraq,Muammar al-Gaddafi ở Lybia,Nicolae Ceaușescu ở Rumani,Hosni Mubarak ở Ai Cập... thành một con người yêu nước. Rất tiếc họ đã sa vào ngụy biện, xuyên tạc lịch sử dù chỉ mới khoảng 55 năm bởi trên thế giới không có một nhà độc tài nào lại được thế giới vinh danh cả . Ngô Đình Diệm nằm trong danh sách 100 nhà độc tài của thế giới.Tựa đề : Tyrants: History's 100 Most Evil Despots and Dictators (Những Bạo chúa: 100 kẻ Bạo ngược độc ác và Độc tài nhất trong Lịch sử
Căn cứ để đánh giá chế độ NĐ Diệm nằm ở đâu ? Bây giờ bên bảo vệ nhà Ngô bảo ông Diệm tốt, bên chống bảo xấu thì cái gì phân định không thể cãi được?Đó chính là bản hiến pháp VNCH 1956 mà nội dung của nó còn rành rành giấy trắng mực đen ,không ai có thể làm giả được. Hiến pháp là căn cước của một chế độ. Đọc tấm căn cước này có thể biết chế độ đó là tên cướp hay đang nhân danh nhân dân.
Hiến pháp VNCH 1956 đã chỉ đích danh đệ nhất VNCH là một chế độ độc tài ở chỗ độc tài thể hiện ở 10 điểm sau đây :
- Hiến pháp phi dân chủ.
- Quốc hội bù nhìn.
- Không có tam quyền phân lập.
- Không có pháp trị.
- Đàn áp đối lập.
- Bầu cử giả tạo.
- Độc đảng.
- Có tù chính trị.
- Không có báo chí tư nhân.
- Tước bỏ nhân quyền.
Chế độ độc tài của họ Ngô chỉ khác với chế độ CSVN về chủ thuyết giữa môt bên là Marx Lenin, một bên là "Cần lao nhân vị" ngoài ra giống nhau như đúc cùng một khuôn về việc sử dụng hiến pháp để tập trung quyền lực về một đảng phái hay một gia đình, giống về việc tước bỏ quyền công dân của người dân, về các tổ chức ngoại vi ,bộ máy công an, mật vụ để đàn áp người dân VN.Và đặc biệt giống nhất là đàn áp bỏ tù đảng phái tôn giáo đối lập.
Về căn bản chế độ NĐ D sụp đổ là do dân Mỹ nhận ra chế độ họ Ngô là một chế độ độc tài đi ngược với hiến pháp Hoa Kỳ. Trong khi đó NĐ D không phải do Mỹ dựng nên mà do Bảo Đại mời về nhưng lại cướp chính quyền của Bảo Đại bằng một cuộc trưng cầu dân ý giả tạo.
http://nghiencuuquocte.org/…/quan-he-bao-dai-ngo-dinh-diem…/
Sau đó bằng cách lợi dụng danh nghiã "tố cộng, diệt cộng" chế độ này đã đàn áp, thủ tiêu những người theo Việt Minh, dù họ chỉ theo để chống Pháp, đàn áp đảng viên đảng Đại Việt như Nhất Linh Nguyễn Tường Tam...
Theo chính trị dân chủ hiện đại thì bất kỳ chế độ nào đàn áp đối lập thì chế độ đó phi dân chủ, phản dân tộc , ngược lòng dân và thời đại.
Và những ai chống chế độ CSVN hôm nay phải chống lại chế độ NĐ D vì cả hai đều là chế độ độc tài đàn áp dân chủ. Nhà văn Nhất Linh ngày xưa cũng giống như Trần Huỳnh Duy Thức ngày nay.Ông bị chính phủ Ngô Đình Diệm gọi ra xử ngày mùng 8 tháng 7 năm 1963. Đêm 7 tháng 7, tại nhà riêng, nghe tin sẽ bị đưa ra tòa xét xử, Nguyễn Tường Tam dùng thuốc độc quyên sinh để phản đối chính quyền độc tài của Ngô Đình Diệm, để lại phát biểu nổi tiếng:
“ "Đời tôi để lịch sử xử. Tôi không chịu để ai xử tôi cả. Sự bắt bớ và xử tội những phần tử quốc gia đối lập là một tội nặng, sẽ làm cho nước mất về tay Cộng sản. Vì thế tôi tự hủy mình cũng như Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu là để cảnh cáo những ai chà đạp mọi thứ tự do."
https://vi.wikipedia.org/…/Nguy%E1%BB%85n_T%C6%B0%E1%BB%9Dn…
-Tháng 5/1957, không chịu được nền độc tài gia đình trị và chính sách trả thù Quốc Dân đảng thông qua chiến dịch chống Cộng bừa bải, Đai Việt Quốc Dân đảng “thành lập chiến khu Ba Lòng tại vùng rừng núi phía Tây tỉnh Quảng Trị nhằm mục đích chống lại chế độ gia đình trị của Nhu-Diệm, đồng thời cũng là cơ hội dẹp tan các âm mưu cố thủ của Cộng Sản tại nam vĩ tuyến 17.” Tuy nhiên, dưới sự điều động sắt máu của ông Cố vấn miền Trung Ngô Đình Cẩn, quân đội đã dẹp được chiến khu nầy. Một phần lớn các đảng viên bị bắt và tù đày. Từ đó, mâu thuẫn giữa đảng Đại Việt và chính quyền Ngô Đình Diệm không những không hàn gắn được mà càng lúc càng sâu sắc thêm.
- Tháng 4/1960, mười tám nhân vật tên tuổi của miền Nam họp tại một khách sạn ở trung tâm thủ đô Sài Gòn để công bố một Bản Tuyên Ngôn chỉ trích và lên án ông Diệm đã không đem lại cho dân chúng một cuộc sống tốt đẹp, tự do. Vì biết không thể xin họp công khai, những nhân vật nầy đã bí mật mời một số thông tín viên ngoại quốc và vài ký giả Việt Nam đến họp tại hội trường khách sạn Caravelle (vì vậy, nhóm nầy còn được gọi là “nhóm Caravelle”). Bản Tuyên ngôn gồm phần mở đầu và phần nhận định về 4 lãnh vực Chính trị, Chính quyền, Quân đội và Kinh tế Xã hội. Họ thẳng thắn cho rằng Quốc hội chỉ là tay sai của chính phủ, bầu cử chỉ là trò bịp bợm, tình trạng tham những bè phái khắp nơi, các chính đảng quốc gia bị đàn áp, quân đội chỉ là một công cụ để củng cố chính quyền chứ không được dùng để chống Cọng, lấy “sự trung thành với một đảng để tùng phục mù quáng những kẻ lãnh đạo đảng làm tiêu chuẩn thăng thưởng”…
Tháng 11/1960 binh chũng Nhãy Dù (với các sĩ quan chỉ huy như Nguyễn Chánh Thi, Vương Văn Đông, Nguyễn Triệu Hồng, Phan Trọng Chinh, Phạm Văn Liễu, Nguyễn Huy Lợi …) cùng nhiều nhân vật đảng phái quốc gia tập họp trong Liên Minh Dân Chủ và Mặt trận Quốc gia Đoàn kết đã phát động cuộc binh biến, đánh thẳng vào dinh Độc Lập, đòi ông Diệm cải tổ toàn diện cơ cấu lãnh đạo quốc gia để xây dựng lại chính nghĩa và nâng cao hiệu năng chiến đấu của quân dân miền Nam. Bị cô lập và bao vây trong Dinh Độc Lập, ông Diệm hứa sẽ đáp ứng những đòi hỏi đó nhưng thật ra ông chỉ kéo dài thời gian để chờ quân đội ở miền Tây về cứu ứng.
Tháng 2/1962, hơn một năm sau “Đảo chánh Nhảy dù”, hai sĩ quan của một binh chủng khác của quân đội lại hành động: Trung úy Phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn văn Cử đã bay 2 chiếc Skyrider A-1 ném bom Napalm và bắn rocket vào dinh Độc Lập với mục đích tiêu diệt đầu não của chế độ ông Diệm (Ngoài ông bà Ngô Đình Nhu ở và làm việc trong Dinh Độc Lập, hôm đó còn có TGM Ngô Đình Thục nữa.
Một năm sau, vào tháng 5/1963, chính sách kỳ thị Phật giáo của chế độ Diệm lên đến cao điểm với lệnh cấm treo Phật kỳ trong lễ Phật đản tại Huế và sau đó nổ súng giết 8 Phật tử tại Đài Phát thanh. Đây là giọt nước làm tràn sự bất công của chính sách tiêu diệt Phật giáo một cách có hệ thống.
Làm tổng thống 7 năm mà bị 7 lần chống đối ! Chống đối càng lúc càng mạnh, từ tuyên ngôn, đến biều tình, đến ám sát, đến chiến khu, rồi đến 3 lần súng đạn…. Chống đối càng lúc càng sâu rộng, từ sinh viên học sinh, đến tôn giáo và trí thức, đến đảng phái và báo chí, đến đồng minh và công luận thế giới, đến quân đội…. Rõ ràng là có một điều gì căn bản và trầm trọng khiến quân dân miền Nam không thể chấp nhận được chế độ Ngô Đình Diệm. Điều không chấp nhận đó có thể tóm gọn trong 2 bản chất cốt lõi của chế độ: Ngược lòng dân và Phản thời đại.
Một chính phủ mà dân chống đối toàn diện từ tất cả tôn giáo ngoại trừ công giáo, từ các đảng phái chính trị không cộng sản đến quân đội và các tướng lãnh , người Mỹ ...Ngay cả tòa Thánh Vatican cũng không ưa, Liên Hiệp Quốc phải cử phái đoàn đến thanh sát, Trần Lệ Xuân sang Mỹ vận động giải độc bị sinh viên Mỹ phản đối . Chính phủ Ngô Đình Diệm đã phải có dự định hiệp thương với cộng sản .Sau vụ tự thiêu của Thích Quảng Đức có thêm 6 vụ tự thiêu chống đối sau đây .
1. Ngày 4-8-63, tại đài Chiến sĩ, trước tòa Tỉnh Trưởng Phan Thiết, Thầy Nguyên Hương đã tự thiêu.
http://gdptbinhthuan.com/.../1336-d-i-d-c-thich-nguyen...
2. Ngày 13-8-63, trong khuôn viên chùa Phước Duyên, quận Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, Thầy Thanh Tuệ đã thực hiện tự thiêu rất hào hùng và anh dũng.
https://gdptvietnam.org/tieu-su-thanh-tu-dao-dai-duc...
3. Ngày 15-8-63, tại quận Ninh Hòa gần tỉnh Nha Trang, Ni sư Diệu Quang, người đầu tiên trong Ni bộ, cũng tự thiêu để noi gương của Hòa thượng Quảng Đức.
http://vnbet.vn/.../ni-su-dieu-quang-1936-%E2%80%93-1963...
4. Ngày 16-8-63, tại chùa Từ Đàm Huế, Thượng tọa Tiêu Diêu đã tự thiêu để cứu nguy Phật giáo và Dân tộc.
https://thuvienhoasen.org/.../ngon-lua-thich-tieu-dieu...
5. Ngày 5-10-63, trước chợ Bến Thành Sài Gòn, Thầy Quảng Hương từ Ban Mê Thuộc vào đây tự thiêu.
http://gdptbinhthuan.com/.../1336-d-i-d-c-thich-nguyen...
6. Ngày 27-10-63, trước nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, Thầy Thiện Mỹ người sau cùng, đã tự thiêu trong khi phái đoàn Liên Hiệp Quốc đang có mặt tại Sài Gòn và trước năm ngày khi có cuộc đảo chính, 1-11-63.
Đây là tài liệu giải mật của CIA về chế độ thối nát của ông Diệm:
https://www.cia.gov/.../2_CIA_AND_THE_HOUSE_OF_NGO.pdf...
Và đây là bản phúc trình của Liên Hiệp Quốc về biến cố đàn áp Phật giáo 1963:
Ngày 20 tháng 8 năm 1963, Ngô Đình Nhu chỉ đạo lực lượng an ninh của đại tá Lê Quang Tung phát động chiến dịch Nước Lũ ào ạt tấn công chùa Xá Lợi, Giác Minh, Ấn Quang, Từ Quang, Therevada ở Sài Gòn và chùa chiền khắp toàn quốc. Họ mặc đồng phục của quân đội trong khi đột kích để cho mọi người thấy rằng Quân đội chính phủ đứng sau lưng họ trong cuộc đàn áp này. Lực lượng của Ngô Đình Nhu đã bắt hơn 400 nhà sư đang ngồi trước tượng Đức Phật. Hàng ngàn phật tử khác cũng bị bắt giữ trên cả nước (riêng tại Sài Gòn là 1.400 người) với lý do "Phật giáo là tay sai của Việt cộng". Hệ quả tức thời của chiến dịch Nước Lũ là toàn bộ thành phần lãnh đạo Phật giáo bị bắt giữ, phong trào đấu tranh của Phật giáo gần như bị tê liệt.
Trong ba tháng sau chiến dịch Nước Lũ, nhiều vị lãnh đạo trên thế giới, kể cả Giáo hoàng Phaolô VI và các tổ chức Công giáo, đã lên án Ngô Đình Diệm. Ngô Đình Thục đến Vatican nhưng không được Giáo hoàng tiếp, Trần Lệ Xuân dẫn phái đoàn Quốc hội đi nước ngoài bị chống đối. Cuối tháng 9/1963, Tổ chức Liên Hiệp Quốc quyết định gửi phái đoàn đến Việt Nam để điều tra tình hình đàn áp Phật giáo.
Dưới thời Đệ Nhị Việt Nam Cộng hòa, cuộc đảo chính 1/11/1963 còn được sách giáo khoa lịch sử của chính quyền Sài Gòn gọi là Cách mạng 1-11-63
Sau cuộc đảo chính này, ngày 1 tháng 11 chính thức trở thành ngày quốc khánh của Đệ Nhị Cộng hòa.
https://vi.wikipedia.org/…/%C4%90%E1%BA%A3o_ch%C3%ADnh_Vi%E…
Đoạn cuối của clip sau đây (phút 23 trở đi ) đã cho thấy nhân dân Sài Gòn vui mừng như thế nào khi một chế độ độc tài bị lật đổ. Hàng chục ngàn người đở ra đường .Đó cũng là mong ước của 95 triệu dân Việt Nam hiện nay nhưng rất tiếc các tướng lĩnh tham gia đảo chính đã bị xem như tội đồ. Nếu Việt Nam có dân chủ lịch sử sẽ trả lại công bằng cho họ vì đã giúp dân Việt tiết kiệm được biết bao xương máu để kết thúc một chế độ phi dân chủ.

THẾ NÀO LÀ ĐỘC TÀI ?

Độc tài là tước hết quyền con người của công dân bằng một bản hiến pháp không cho dân bất cứ quyền gì? Đó là : bầu cử, xét xử công bằng, kiểm soát chính phủ, đối lập nói khác với chính quyền, tự do ngôn luận, báo chí. Khi bạn ủng hộ độc tài tức là bạn đang phỉ báng trí tuệ của chính mình. Vì bạn chỉ muốn làm một con vật nô lệ chứ không muốn làm con người. Bạn muốn sống trong "trại súc vật" để chấp nhận một nhà nước cai trị chứ không phải nhà nước phục vụ.
Thế mà 55 năm rồi mặc dù có internet nhưng nhiều kẻ vẫn thích làm vật hơn làm người để thi nhau viết STT ca ngợi một kẻ đã tước hết những quyền đó của mình. Đúng là tư duy nô lệ đã ăn quá sâu .
Bó tay cho dân trí Việt.

CHUYỆN HAI CON BÒ.

Có hai con bò đụng nhau trên mạng một con đỏ , một con vàng.
Bò đỏ: Mày là đồ phản động. Tại sao lại nói xấu Bác của tao? Bác của tao đã cực khổ ra đi tìm đường cứu nước, đem lại hạnh phúc cho dân.
Bò vàng : Đồ cộng sản. Bác của mày chỉ là thằng Tàu bán nước, Cụ của tao mới đáng suy tôn hơn. Cụ đã bao năm lê gót quê người, đã lo cho hàng triệu đồng bào miền Bắc di cư ...Cụ sống giản dị, lúc nào cũng mặc áo dài dân tộc chứ không như bác của mày chỉ chuyên mặc đồ Tàu.
Bò đỏ: Chưa chắc ai giản dị, ai có công với nước, ai vì quốc gia dân tộc nhiều hơn ai. Nhưng tao biết chắc một điều là hai cụ đều không do dân bầu ?
Bò vàng : Xạo. Cụ của mày mới không do dân bầu, cụ của tao có "trưng cầu dân ý " đàng hoàng.
Bò đỏ : Tao biết. Trưng cầu dân ý kiểu :
Phiếu đỏ ta bỏ vô bì
Phiếu xanh Bảo Đại ta thì vứt đi
chứ gì. Công nhận cụ của mày tài thiệt. Bái phục.
Bò vàng : Bác của mày chỉ được bọn bồi bút bưng bô ca ngợi trong thể chế một đảng, vưà đá bóng vừa thổi còi.
Bò đỏ : Vậy chứ Cụ của mày có mấy đảng? Cụ của mày có tam quyền phân lập không?Cụ của mày cũng được bọn bồi bút ngợi ca, bưng bô thôi chứ hơn gì ?
Hai con bò liên tục chửi nhau chí choé, không ai chịu nhận mình là bò cả. Vừa lúc đó có một nhà hiền triết đi ngang qua mạng, cả hai nhờ vào phân xử.Nghe qua nhà hiền triết phán cả hai đều là bò cả.
Bò vàng (vùng vằng): Hổng chịu. Con đã ra nước ngoài sống thoát khỏi trại súc vật rồi mà.
Nhà hiền triết : Con hiểu sai về khái niệm "trại súc vật". Không chỉ trong chế độ cộng sản mới có trại súc vật. Thời Cụ của con cai trị lúc đó Việt Nam cũng là một trại súc vật vì không có nhân quyền. Con ra nước ngoài sống rồi nhưng tư tưởng vẫn tôn thờ kẻ chăn bò nên vẫn bị xem như bò. Năm 1963, có người đã giải thoát cho con khỏi kiếp bò rồi nhưng con không hề biết vẫn xúm vào chửi họ. Ở trong nước làm thân con bò còn thông cảm, ra nước ngoài rồi nhưng vẫn mang tư tưởng của loài bò mới là đáng ngao ngán.
Bò đỏ : Đó thấy chưa , mày có hơn gì tao đâu ?
Bò vàng : ??? Vậy ra đối với vàng cũng có hai loại : người và bò. Giờ mới biết.

RẤT KHÓ ĐỂ GIẢI PHÓNG NHỮNG KẺ U MÊ RA KHỎI NHỮNG THẦN TƯỢNG MÀ HỌ TÔN THỜ.

Lịch sử miền Nam mới chỉ trong vòng 60 năm nhưng đã bị xuyên tạc bóp méo khá nhiều. Đó là nhận định và cũng có thể xem như một lời than vãn, ngán ngẫm mà tôi đọc được trong các bài viết của những người quốc gia yêu nước chân chính. Họ là những người có quan điểm như Nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam. Và nhận định này đã thôi thúc tôi đi tìm hiểu sự thật để đi đến kết luận rằng họ đúng. Đó chính là những người đã trở về từ khắp các nhà tù ở miền Nam và Phú Quốc sau ngày 1/11/1963 hoặc đã chết cho một miền Nam tự do.
Điều trớ trêu là lịch sử ấy đã bị các cây bút hải ngoại như Lâm Lễ Trinh và phe "hoài Ngô" làm thay đổi. Họ dựng video xuyên tạc vụ tự thiêu của hòa thượng Thích Quảng Đức, vu cho giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất , một giáo hội chống cộng sản quyết liệt bằng 12 vụ tự thiêu của tăng ni ,hòa thượng ở Cần Thơ năm 1976 là cộng sản để mị dân. Họ cố tình bóp méo vụ thảm sát 7 phật tử ở Đài phát thanh Huế. Và quan trọng nhất là cố tình biến một nhà độc tài bị lật đổ bởi nhân dân thành một con người yêu nước , thương dân bị thảm sát bởi sự " ngu ngốc" của các tướng lĩnh VNCH.
Nhưng họ đã quên những quy luật tất yếu của lịch sử. Đó là số phận của các nhà độc tài đều giống nhau một khi nhân dân nổi dậy. Số phận đó là do họ chọn : cái chết. Không ai muốn họ chết cả. Chỉ là khi làm ra một bản hiến pháp độc tài và xây dựng quyền lực bằng súng, nhà tù và dây thép gai chính họ đã chọn lấy cái chết cho mình.
Vinh quang tột đỉnh như Saddam Husein ở Iraq, rồi cũng phải chạy trốn dưới hố, bị lôi từ dưới hố lên, bị treo cổ.
Quyền lực tột đỉnh như Muammar al-Gaddafi ở Lybia, cũng phải chạy trốn xuống cống, và bị đám loạn quân bắn chết.
Vĩ đại tuyệt đỉnh như Nicolae Ceaușescu ở Rumani, rồi cũng phải bỏ chạy, bị bắn chết cả hai vợ chồng.
Hosni Mubarak làm Tổng thống Ai Cập suốt 30 năm, đến khi bị nhân dân lật đổ phải nằm cáng để dự phiên tòa xét xử mình.
Đổ tội cho các tướng lĩnh VNCH là sai vì trong cơ chế tạo ra các nền dân chủ trên thế giới hiện nay các nước đều muốn phi chính trị hóa quân đội để chống độc tài. Chính một tướng Mỹ đã từng tuyên bố sẵn sàng cho quân đội chống lại ông Trump nếu vị tổng thống này phản quốc.
Và họ dùng ngụy biện tập trung vào đạo đức, vào một số thành tựu nhỏ nhoi mà bất cứ nhà độc tài nào cũng có để khỏa lấp một thể chế chính trị vận hành giống y như chế độ cộng sản. Một thể chế mà các học giả Mỹ đã chỉ ra nhiều lần sự bất hợp lý của nó trong việc chống cộng.
Đó là đấu tố và vu cáo những người quốc gia yêu nước chống cộng còn quyết liệt hơn họ khác là cộng sản để loại họ ra khỏi bộ máy chính quyền nhằm độc tôn cai trị dân y như cộng sản.
Đó là cướp chính quyền chính danh của "Quốc gia Việt Nam", giết hại, bỏ tù các đảng phái đối lập để làm suy yếu sự đoàn kết của toàn thể nhân dân miền Nam và khiến lòng dân bất mãn tạo điều kiện cho Lê Duẫn có thể đưa quân xâm chiếm một nửa nước còn lại. Sự thực này đã được người Mỹ chỉ ra trong bộ phim Vietnam War đó là : cả hai chế độ độc tài đảng trị và gia đình trị đều tàn bạo và phi nghĩa như nhau.
Tuy nhiên giờ đây sau 55 năm họ lại ngụy biện bỏ qua nhiều sự kiện lịch sử khác như các đảng phái Đại Việt, Quốc dân đảng, Phât giáo, Cao Đài, Hòa Hảo...chống đối họ dữ dội. Có ba cuộc đảo chính chứ không phải một. Nhóm nhân sĩ trí thức Caravellve cũng đã gởi yêu sách để yêu cầu họ trao trả quyền lực cho nhân dân trong hòa bình.
Khi anh không muốn giao lại quyền bầu cử, kiểm soát quyền lực cho nhân dân trong hòa bình thì nhân dân phải nhờ đến quân đội để đoạt lại quyền lực. Và cái chết của anh là một tất yếu"sát nhất miêu, cứu vạn thử " vì sau lưng anh còn có một đảng chính trị và các tổ chức ngoại vi. Người ta không muốn tổ chức này có cơ hội nhen nhóm lại để phá hoại nền dân chủ sau này khiến đất nước quay lại độc tài và nhiều người vô tội chết thêm.
Nếu anh nghe lời nhóm Caravellve giao trả quyền lực thì anh sẽ không bị chết thảm khốc. Cái chết là do anh chọn nhưng cũng là để trả giá cho cái chết của nhà văn Nhất Linh, đảng viên đảng Đại Việt, Quốc dân đang bị anh thủ tiêu và 200 ngàn tù chính trị khác bị anh tước đoạt tự do.
Như vậy tôi không lạ gì khi bị bọn DLV của chế độ độc tài này bôi nhọ. Điều này cũng giống như khi tôi vạch ra sự thật về Hồ Chí Minh DLV cộng sản cũng nhào vào chửi, vạch ra mặt thật của Phan Anh chúng cũng không tha.
Khi đứng về phía dân chủ nhân dân anh sẽ bị ném đá bởi DLV hai phía của hai chế độ độc tài. Điều nghịch lý nhất là một số kẻ ở hải ngoại tận hưởng những thiết chế dân chủ, phúc lợi xã hôi, pháp trị do nền dân chủ ấy mang lại nhưng vẫn u mê , tăm tối và trâng tráo bảo vệ cho chế độ độc tài mà nền dân chủ ấy đã bật đèn xanh đảo chính. Tại sao họ không sang các nước độc tài sống để nối tiếp tôn thờ thần tượng của họ ?

VÌ SAO PHẢI TƯỞNG NIỆM VÀ BẢO VỆ NGÔ TỔNG THỐNG ?

Nếu không có cuộc đảo chính ngày 1/11/1963 thì giờ đây Việt Nam sẽ như thế nào ?
1/ Ảnh của Hồ Chí Minh sẽ được thay bằng chân dung của Ngô Tổng thống , bài hát"lãnh tụ ca" sẽ được thay bằng "Suy tôn Ngô tổng thống".
2/Hiến pháp 2013 đặt đảng cộng sản cao nhất sẽ được thay bằng hiến pháp VNCH 1956 đặt tổng thống Ngô Đình Diệm cao nhất.
3/ Quốc hội CHXHCNVN với 96% đảng viên CSVN sẽ được thay bằng quốc hội có đa số đảng viên Cần lao nhân vị.
4/ Học thuyết Marx Lenin sẽ được thay thế bằng học thuyết "Cần lao nhân vị.
5/Các tổ chức ngoại vi của đảng CS sẽ được thay bằng các tổ chức ngoại vi của đảng "Cần lao nhân vị" như : Đoàn thanh niên, hội phụ nữ liên đới ,Phong trào Cách mạng Quốc gia,Tập đoàn Công dân Vụ,Đảng Công nhân,Phong trào Tranh thủ Tự do...
6/ Bộ máy công an trị của đảng CS sẽ được thay bằng bộ máy mật vụ của Ngô Đình Nhu.
7/ Đội ngũ dư luận viên của đảng cộng sản sẽ được thay bằng đội ngũ dư luận viên của Ngô Tổng thống.
8/Tù chính trị của đảng cộng sản sẽ được thay bằng tù chính trị chống nhà Ngô.
9/ Lực lượng đấu tranh dân chủ chống đảng cộng sản sẽ được thay bằng lực lượng đấu tranh dân chủ chống sự cai trị độc tài của Nhà Ngô.
10/ Tầng lớp ăn trên ngồi trốc của đảng cộng sản sẽ được thay bằng tầng lớp Kito giáo di cư từ Bắc vào Nam 1954.
11/ Báo cáo vi phạm nhân quyền của LHQ tố cáo Cộng sản chỉ cần thay mấy chữ bằng chế độ độc tài họ Ngô.
Chính vì nuối tiếc một tương lai sáng lạn và đẹp đẽ như thế cho nên các em DLV họ Ngô tổ chức tưởng niệm và thoá mạ những ai đảo chính và bôi nhọ Ngô tổng thống là điều không có gì lạ. Hoan nghênh các em đã bảo vệ một thời vàng son.Tôi cũng ao ước sao đừng có cuộc đảo chính để bây giờ các DLV được nghe dân chửi thần tượng mà họ tôn sùng. Bởi hiện tại trên thế giới không có một chế độ độc tài gia đình trị nào trên thế giới phát triển cả. Tất cả các nhà độc tài đều bị dân nguyền rủa. Nêú không đã không có phong trào đấu tranh dân chủ rầm rộ từ đảng trị , cá nhân và gia đình trị hiện nay. Con cá sẩy bao giờ cũng là con cá to.

TRẠI SÚC VẬT.

Năm 1945 nhà văn người Anh George Orwell đã đưa ra một nhận định mang tính tư tưởng của thời đại rất chính xác trong tiểu thuyết châm biếm có tên "Trại súc vật". Tác phẩm đã được in tại Anh vào ngày 17 tháng 8 năm 1945. Chỉ hai ngày sau "trại súc vật" đã bắt đầu buông cái lồng sắt xuống toàn cõi Việt Nam, bốn năm sau (năm 1949) lồng sắt ấy giăng ra trên một phạm vi lớn hơn: Trung Hoa lục địa. Trước đó khởi nguồn từ 1920 tại đất nước mà mặt trời không bao giờ lặn, chiếc lồng sắt này đã giăng từ Tây sang Đông phủ bóng nước Nga và một phần châu Âu. Chiếc lồng sắt này có đặc điểm khái quát chung nhất là tước bỏ quyền con người, có hình thức phổ biến là một đám con vật này đè đầu cưỡi cổ một đám con vật khác.
Nhiều người đến bây giờ vẫn lầm tưởng chỉ có miền Bắc mới có "trại súc vật". Thật ra "trại súc vật" khái quát xã hội ở cả hai miền Nam Bắc Việt Nam dưới hai chính thể độc tài đảng trị và gia đình trị.
Cái lồng sắt đảng trị là chế độ công an trị, hộ khẩu, lý lịch. Cái lồng sắt gia đình trị cụ thể hơn đó là hệ thống ấp chiến lược bằng giây kẻm gai.
Cả hai đều thi hành việc cưỡng đoạt quyền lực của nhân dân bằng hiến pháp phi dân chủ, chính trị phản nhân quyền. Cả hai đều độc ác và tàn bạo như nhau trong việc thực hiện một nhà nước cai trị.
Sau ngày 1/11/1963 những kẻ được hưởng đặc quyền , đặc lợị trong những khu dinh điền, khu trù mật... trước kia đã quay sang tôn vinh một nhà độc tài đã đàn áp, bỏ tù các đảng phái quốc gia yêu nước với hơn 200 ngàn người khắp các nhà tù miền Nam. Họ thần thánh hoá nhà độc tài này không khác gì nhà độc tài Hồ Chí Minh được đảng cộng sản tung hô, thi hành các
chiến dịch bôi nhọ nước Mỹ và các tướng lĩnh VNCH đã giúp dân giải thoát cái trại súc vật ấy bằng đảo chính. Một phương pháp lật đổ độc tài ít tốn xương máu nhất mà dân Việt hôm nay đang khao khát trong việc lật đổ cộng sản.
Tuy nhiên dù đã dùng các clip ngụy tạo vụ tự thiêu của hoà thượng Thích Quảng Đức, che giấu vụ tự tử của nhà văn Nhất Linh, vu cáo Phật giáo thống nhất Việt Nam là cộng sản định đánh tráo xuyên tạc lịch sử họ vẫn không thể xoá được chứng tích dân miền Nam đổ ra đường vui mừng như thế nào khi quân đội tham gia đảo chính xoá bỏ độc tài.
Cho dù dùng truyền thông xuyên tạc sự thật lịch sử, tưởng niệm một nhà độc tài trên xứ sở tự do họ vẫn không thể xoá được những chứng tích trong các bài viết, các nhân chứng của các sĩ quan VNCH trên mạng xã hội, không thể xoá được những bằng chứng hiển nhiên về sự giải mật của CIA, báo cáo vi phạm nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, các bài viết về âm mưu bán đứng miền Nam cho cộng sản từ các tác giả như Ngô Gia Kiểng, Nguyễn Tiến Hưng...
Cho dù vu cáo những người quốc gia yêu nước tố cáo chế độ độc tài này là cộng sản họ vẫn không che được những bằng chứng xác thực trong 7 năm cầm quyền chỉ chuyên đánh dẹp các đảng phái quốc gia yêu nước, bỏ tù người đối lập, đàn áp tự do tôn giáo của chế độ độc tài này. Với internet các bằng chứng nguỵ tạo bôi nhọ Phật giáo cũng đã lộ ra, chiêu thức chụp mũ người quốc gia yêu nước là cộng sản đã trở nên quá lỗi thời. Với google mặt thật của tất cả các chế độ độc tài đều lộ rõ bởi việc các nhà độc tài bị nhân dân lật đổ trên thế giới đã khiến dân Việt có một sự tham chiếu chính xác để không bị lừa một lần nữa.
Các chế độ độc tài cho dù có che giấu tinh vi cỡ nào cũng không thể xoá được bản hiến pháp phi dân chủ và nền chính trị phản dân quyền. Chúng chỉ lừa được các người dân không hiểu hiến pháp, thể chế nhưng không thể xoá được các chứng tích được lưu lại trên internet, những tội ác mà chế độ gây ra cho dân tộc Việt Nam.
Nhân dân Việt Nam nếu không muốn lập lại các sai lầm của lịch sử thì phải đoạn tuyệt hẳn với các chế độ độc tài đã từng tước đoạt dân chủ nhân quyền và thi hành một nền chính trị độc đảng, không có tam quyền phân lập, đàn áp đối lập và không có bầu cử tự do.
Hơn 3 triệu người đã hy sinh vô ích cho chế độ độc tài đảng trị . Đừng để thêm 3 triệu người khác hy sinh vô ích cho một chế độ độc tài khác như nước Nga, các nước trong Mùa xuận Ả Rập. Chống lại các chế độ độc tài trong quá khứ là cách nhanh nhất để có dân chủ. Chúng ta chỉ đoàn kết với những người chấp nhận đối lập chứ không thủ tiêu đối lập như cộng sản và chế độ Ngô Đình Diệm. Nếu không vụ án Ôn Như Hâù hay việc đánh dẹp Bình Xuyên, Cao Đài, Hoà Hảo , Chiến dịch nước lũ, các đảng phái quốc gia như Đại Việt, Quốc dân đảng bị giam cầm lại tái diễn.

GIẢ DỐI.

Một tầng lớp trí thức trong nước cúi đầu trước quyền lực cái còng và khẩu súng để "sáng cắp ô đi, tối cắp ô về", ngậm miệng ăn tiền nhằm mong an toàn bản thân để đến ngày xuống mồ vì mất nước, diệt chủng...
Cũng có một tầng lớp trí thức "ngậm miệng ăn tiền " như thế ở nước ngoài trước sự thật bị xuyên tạc , bóp méo, lịch sử bị xem như trò hề, một chế độ độc tài được vinh danh trên mảnh đất tự do dân chủ, một tội đồ dân tộc được dựng thành Thánh.
Chế độ độc tài này đã là quá khứ mà họ còn hèn như thế thử hỏi khi nó đang nắm quyền thì họ còn "ngậm hột thị" đến đâu. Do vậy còn lâu dân Việt mới có dân chủ khi cả hai phía đều đang đóng kịch với nhau để tôn vinh độc tài.
Thực sự họ không cần dân chủ. Họ chỉ cần chính quyền. Và họ cần giả dối.

BẦU CỬ GIỮA KỲ Ở MỸ.

Cuộc bầu cử giữa kỳ hôm nay thứ ba 6/11/2018 cử tri sẽ bầu ra 435 người giữ các ghế ở Hạ viện và 35 trong số 100 ghế ở Thượng viện, 36 thống đốc bang và hàng loạt vị trí tại cơ quan lập pháp bang trên toàn quốc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thực sự muốn đông đảo người trung thành với mình đi bỏ phiếu ngày 6/11 dù ông không có tên trong danh sách ứng cử.
Tổng thống Donald Trump muốn Đảng Cộng hòa của ông tiếp tục nắm thế đa số trong cả hai viện, nhưng các thành viên Dân chủ với sự tự tin cao độ đang dồn hết sức để thay đổi hiện trạng.
Các thành viên Dân chủ đang nắm lợi thế ở một số hạt vốn theo truyền thống bảo thủ ở các bang Alaska và Iowa. Kết quả một số cuộc khảo sát cho thấy, những người trẻ tuổi hăng hái đi bầu ở Texas và California trong khi nhóm cử tri da màu cũng hào hứng đi bỏ phiếu ở đông nam nước Mỹ. Đây là những tín hiệu tích cực tiếp thêm lạc quan cho các thành viên Dân chủ vốn đang khát khao giành được thêm 23 ghế tại Hạ viện và 2 ghế tại Thượng viện để nắm quyền kiểm soát lưỡng viện, từ đó khống chế chương trình nghị sự của ông Trump.
Do kết quả cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ diễn ra ngày 6/11 tác động đến các chính sách của Mỹ trên toàn cầu trong 2 năm tới, nên lãnh đạo các quốc gia khác đều đổ dồn con mắt về sự kiện lớn này để từ đó có những gợi ý về viễn cảnh chính trị của Tổng thống Donald Trump cũng như sức mạnh của chính sách đối ngoại mà ông đang thực hiện.
Tổng thống Trump từng cáo buộc Trung Quốc can thiệp vào cuộc bầu cử giữa kỳ như một cách để làm suy yếu chính sách thương mại của ông - đặc biệt là mức thuế lớn mà chính quyền Wahshington áp với hàng hóa Trung Quốc. Các chuyên gia nói rằng có bằng chứng rõ ràng Bắc Kinh can thiệp bầu cử đáng kể và lưu ý Trung Quốc và các chính phủ nước ngoài khác thường chạy quảng cáo trên các phương tiện truyền thông Mỹ để tuyên truyền.
Hiện chưa thấy các dấu hiệu chứng tỏ ông Trump độc tài và chính sách của ông Trump đang tiêu diệt một thế lực phát xít mới là Trung Quốc để xóa bỏ nguy cơ hủy diệt thế giới và Việt Nam nên mình cũng phá vỡ nguyên tắc " checks and balances" của nước Mỹ để bỏ cho các nghị sĩ của đảng cộng hòa một phiếu với niềm tin rằng đảng cộng hòa sẽ không để cho độc tài lên ngôi mà chỉ có thể xóa đi nguy cơ một chế độ độc tài khác : CHINA.

MANG ƠN.

Theo nguyên tắc của Locke thì nhân dân có quyền lực tối cao nhất. Nhân dân không mang ơn ai cả mà chỉ mang ơn những người đã tranh đấu mang lại nền dân chủ. Quyền lực nhân dân là tối thượng.
Thế mà các đồng chí DLV Ngô tổng thống lại nhào vào chửi mình vô ơn. Trong khi quyền lực của nhà Ngô lại cướp được từ tay Bảo Đại. Vậy thì chính họ mới vô ơn với "Quốc gia Việt Nam" khi đi mang ơn một kẻ cướp ngôi chứ không hề để ý đến quyền lực chính thống của một nền quân chủ trước đó.
Trong khi đó bất kỳ một chế độ độc tài nào cũng ban ơn cho một bộ phận thiểu số nhằm lôi kéo tầng lớp này bảo vệ chế độ. Ngoài ra đàn áp và bóc lột đa số còn lại. Chế độ Đức quốc xã của Hitler, Tập Cận Bình, Park Chung Hee... đều có một tầng lớp dân chúng được ưu đãi để rồi sẵn sàng chết cho chế độ. CSVN hiện nay cũng ban ơn cho tầng lớp được gọi là "có công với cách mạng" nhưng các tầng lớp khác vẫn nghèo đói. Do đó không thể đem chuyện Ngô tổng thống ban ơn cho đồng bào công giáo di cư ra để bảo rằng NTT yêu nước. Nói NTT yêu đồng bào công giáo di cư thì có lý. Nhưng một bộ phận đó không hề đại diện cho 14 triệu dân miền Nam.
Chỉ có chế độ dân chủ với cơ chế cầm quyền luân phiên qua bầu cử mới ban ơn đồng đều cho tất cả các tầng lớp nhân dân theo hai khuynh hướng : thiên tả và thiên hữu.Cuộc bầu cử giữa kỳ hôm nay là để chứng minh cho điều đó.
Khổ là bây giờ có internet nhưng dân Việt vẫn có suy nghĩ mang ơn NTT và những ai chống lại ông ta là vô ơn. Trách sao bọn "bò đỏ" không đời đời nhớ ơn Bác Hù" khi 'hải ngoại" vẫn nhớ ơn bác Diệm dù ăn Welfare và phúc lợi xã hội Mỹ nhưng chẳng thèm nhớ ơn nền dân chủ Mỹ chỉ nhớ ơn độc tài. Bó tay.

LỊCH SỬ HÈN.

Hôm qua nằm mộng thấy nhà văn Nhất Linh hiện hồn về bảo:
- Mày nhớ trước khi tự tử chết vì một chế độ độc tài tao nói câu gì không ?
- Dạ nhớ chứ :" Đời tôi để lịch sử xử"
- Giờ tụi mày định xử như thế nào ?
- Dạ có một số đứa nói giờ đang bận chống cộng nên gác vụ của ông lại để xử sau ạ.
- Thế sao tụi mày xử cho những tên đàn áp đối lập thắng ?
- Dạ đâu có.
- Thế tụi mày đang tưởng niệm, vinh danh bọn độc tài rầm rầm trên dương thế kia kìa. Như vậy 60 năm sau nếu cộng sản sụp đổ một chế độ độc tài khác lên thay chúng mày nghĩ sao nếu hậu thế cũng bảo giờ đang bận chống thằng độc tài mới nên vinh danh Hồ Chí Minh và bỏ qua cái chết của Đinh Đăng Định và nhiều nhà đấu tranh dân chủ khác
- Ờ hén. Nhưng bây giờ toàn bọn ba phải cả ông ơi.
Trước khi đi vong hồn nhà văn Nhất Linh buông lại một câu chửi tục :
- MK, đúng là lịch sử hèn.