Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2018

VÌ SAO TRUMP RÚT LUI KHỎI SYRIA ?

Trước hết quyết định rút quân khỏi Syria không phải là một quyết định đột xuất mà là một trong những quan điểm tranh cử của Trump vào năm 2016. Khi chấp nhận Trump làm tổng thống dân Mỹ đã biết rằng rồi sẽ có ngày quyết định này được đưa ra. Vấn đề là nó được đưa ra lúc nào, sớm hay muộn mà thôi. Trump đã từng thông báo quyết định này vào tháng 3/2018 nhưng sau đó đã kéo dài thêm đến bây giờ.
Mục đích chủ chốt trong việc rút quân là không muốn bất hòa với Thổ Nhĩ Kỳ, đồng minh quan trọng của Mỹ trong khối NATO.
Cho dù rút hết 2000 quân ở Syria thì Mỹ vẫn còn 5200 quân ở Iraq. Sức mạnh quân sự của Mỹ ở Trung Đông vẫn được duy trì bằng sự xuất kích của máy bay từ các căn cứ không quân, thậm chí từ ngay các căn cứ quân sự của Mỹ thuê trên đất Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhưng quan trọng nhất Mỹ rút quân khỏi Syria là để tập trung sức mạnh quân sự đối đầu với kẻ thù lâu dài và nguy hiểm nhất : Trung Quốc.
Thành tựu quan trọng nhất trong việc rút lui khỏi Syria sẽ được ít người biết tới. Bằng cách dần dần rút lui khỏi các khu vực trải dài từ Afghanistan tới Libya, ông Trump có thể tập trung sức mạnh quân sự đối với "mối đe dọa chính yếu" của Mỹ: Trung Quốc.
Trong khi những cơ quan an ninh quốc gia tại Washington mong muốn đối đầu trực diện với các đối thủ quen thuộc tại Trung Đông và Nga, thì ông Trump - cũng như công chúng Mỹ - đều hiểu rằng thử thách lớn nhất nằm ở phía bên kia Thái Bình Dương.

MỸ "BỎ RƠI" NGƯỜI KURD Ở SYRIA ?

Báo chí trong nước mấy ngày qua mặc sức tung tin cho rằng Mỹ đã bỏ rơi đồng minh Kurd ở Syria, rằng làm đồng minh của Mỹ thế nào cũng lâm vào cảnh này, đồng thời nêu ra bài học của Việt Nam Cộng hòa 43 năm trước.
Để hiểu thế nào là "bỏ rơi" ta phải hiểu đúng khái niệm này. Một đứa con bị cha mẹ bỏ rơi khi người làm cha mẹ đó có trách nhiệm cột chặt về đạo lý là phải nuôi nấng đứa con đến tuổi trưởng thành. Người Mỹ buộc phải có trách nhiệm với các dân tộc khác trong việc giành tự do dân chủ cho đến khi họ đạt đến mục đích này ?
Nếu nói đến khái niệm Mỹ bỏ rơi VNCH thì phải xem lại mục đích ban đầu của Mỹ khi đến Việt Nam là chỉ để ngăn chặn CNCS chứ không phải tiêu diệt CNCS.Nhưng khi CNCS nằm trong đầu dân thì họ phải rút lui vì không thể sa lầy tiếp. Ngày nào còn dân ngày đó còn cộng sản.
Tương tự Mỹ tham gia chiến trường Syria là để ngăn chặn ISIS có thể xâm hại nước Mỹ, một cách ngăn chặn từ xa. Họ không thể tiêu diệt được tận gốc IS vì chủ nghĩa khủng bố này đã nằm trong đầu, trong máu một bộ phận dân Hồi giáo.
Người Kurd là dân tộc thiểu số lớn nhất ở Syria, chiếm từ 10% đến 15% dân số . Người Kurd là đồng minh tích cực nhất của Mỹ trong cuộc chiến chống IS. Nhưng chiến trường Syria từ lâu đã thoát khỏi tính chất của một cuộc nội chiến giành dân chủ. Đó là chiến trường của nhiều phe. Trong đó hai lực lượng đều là đồng minh của Mỹ là Thổ Nhĩ Kỳ và Kurd lại xung đột với nhau.
Chọn Kurd tức mất Thổ Nhĩ Kỳ, đẩy Thổ Nhĩ Kỳ vào Nga-Iran thành một liên minh thực sự trong tương lai.
Người Mỹ nhận ra rằng, với khả năng và sức mạnh răn đe của Mỹ, Mỹ có thể đủ khả năng để biến Kurd Syria thành một nhà nước độc lập... nhưng vô nghĩa vì đây là một quốc gia bị bao vây, phong tỏa mọi mặt từ kinh tế, chính trị, biên giới trên không, trên bộ...
Như vậy vấn đè của người Kurd và Thổ Nhĩ Kỳ là vấn đề giữa họ với nhau không liên quan đến người Mỹ.
Khi tham gia vào chiến trường Việt Nam cũng như chiến trường Syria người Mỹ chỉ có nhiệm vụ ngăn chặn CNCS và chủ nghĩa khủng bố. Khi nhiệm vụ này đã đạt được họ có quyền rút lui. Nếu IS phục hồi tái chiếm thì tại sao không đặt câu hỏi trách nhiệm của các quốc gia khác để đâu? Tại sao cái gì cũng phải cậy nhờ đến Mỹ.
Xương máu của người lính Mỹ tham chiến tại Syria cũng là xương máu con người. Họ chỉ thật sự hy sinh có ý nghĩa khi đó là hy sinh để chống lại nguy cơ tấn công dẫn đến an nguy của người dân Mỹ.Các cuộc tấn công Taliban ở Afghanistan, Iraq và IS ở Syria cũng đều nằm trong mục đích này. Khi nguy cơ đó đã lùi xa họ có quyền chọn một mục tiêu khác cao hơn. Đó là nguy cơ về sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít thân hữu : Trung Quốc.
Khi Mỹ bỏ Việt Nam để giành chiến thắng trong chiến tranh lạnh , đánh bại CNCS giải quyết vấn đề ai thắng ai thì cộng sản cũng như phe ghét Mỹ trong VNCH chẳng thèm đếm xỉa điều đó. Họ chỉ chửi Mỹ đã bỏ rơi VNCH. Nhưng nếu bây giờ vì sa lầy tại Syria để Trung Quốc tiến hành chiến tranh thế giới thứ ba hủy diệt cả nhân loại thì họ sẽ chửi tổng thống Mỹ không có tầm nhìn xa.
Tuy nhiên Mỹ sẽ có cách bảo vệ người Kurd chứ không hề buông bỏ số phận của họ.

CÓ VẺ NHƯ LỊCH SỬ ĐANG LẬP LẠI.

 Khi ký "Thông cáo chung Thượng Hải" 1972 Mỹ đã áp dụng nguyên lý của Kinh Dịch "kẻ thù của kẻ thù của ta là bạn ta" để bắt tay Trung Quốc, cô lập Liên Xô và Đông Âu. Sau đó là hy sinh luôn nền dân chủ non trẻ VNCH để cứu cả nhân loại khỏi phải tiến lên thế giới đại đồng của "chủ nghĩa cộng sản" do Lenin vẽ ra.
- Sau 43 năm Trump lại giở chiêu cũ khi bắt tay với Nga thực hiện chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Mỹ rút lui khỏi Syria kẻ được lợi nhất là Nga và chính quyền thân Nga Bashar al-Assad. Đây là món quà Trump cho ra và mong được lại quả bằng việc bao vây kinh tế và tài chính Trung Quốc từ Putin.
Lần này kẻ phải làm vật hy sinh là 1000 nhóm nổi dậy giành dân chủ ở Syria mà nòng cốt là người Kurd.Có lẻ sau này Mỹ sẽ phải ưu tiên tị nạn chính trị , mở cửa vào Mỹ cho những người này. Không tìm được tự do trên chính quê hưong mình họ có thể tìm đến nước Mỹ.
Quan trọng là thế giới có thể tránh được những trại tập trung , hành hình kiểu Trung Cổ và các lò thiêu xác, mổ giết lấy nội tạng đến từ một chủ nghĩa phát xít kiểu mới : Trung Quốc.
Nhưng cũng như Nixon lúc trước, Trump lúc này cũng đang bị nghi ngờ và bị chửi te tua.
Không sao những người nuôi chí lớn không hề câu nệ, chấp nhất lời lẻ của bọn tiểu nhân.

CÓ THỂ LÀ TRUMP SẼ THẤT BẠI.

Đó là vì Trump không tiên liệu được sức mạnh phản kháng của hai dân tộc Việt - Trung không giống như Liên Xô và Đông Âu.
Hai dân tộc này giống dân Bắc Hàn nhiều hơn. Đó là họ không biết gì về các cuộc cách mạng dân chủ , không có ý thức phản kháng giành lại quyền tự quyết để bầu ra và kiểm soát quyền lực của chính quyền theo đa đảng , tam quyền phân lập và đối lập hợp pháp.
Tư duy của ba dân tộc này rất kém. Họ hầu như chỉ biết thụ động tuân theo sự tuyên truyền của chính quyền để đánh đuổi các thế lực mà họ cho là giặc ngoại xâm. Do vậy họ rất dễ bị chính quyền một đảng lợi dụng xương máu để xây đắp nên các chế độ cai trị độc tài.
Dân Liên Xô và Đông Âu cũng bị cai trị bởi chính sách ngu dân của CNCS. Nhưng dù sao môi trường làm việc công nghiệp cũng đã giúp họ gần gũi với nền dân chủ phương Tây hơn. Trong khi đó với nền văn minh lúa nước, các dân tộc Trung Quốc và Việt Nam rất xa lạ với văn hóa biểu tình. Họ không dám xuống đường dạy dỗ chính quyền và càng không dám lật đổ chính quyền đã phản bội lại nguyện vọng của họ. Vì cho rằng như thế là trái với đạo lý Khổng Mạnh, trái với tư tưởng trung quân, ái quốc.
Và cao hơn cái tâm lý phó mặc cho sự an bài của số phận, nghèo mà ổn định bình yên đã khiến hai dân tộc này luôn há miệng chờ sung hoặc bó tay chịu chết.Điều này đã được chứng minh khi dân Việt Nam đổ ra đường mừng chiếc CUP vô đich bóng đá ao làng vừa qua.
Trong khi đó chính sách của Trump cũng như Nixon trước kia thì Mỹ chỉ đóng vai trò tác nhân chứ không phải là lực lượng trực tiếp tham gia vào cuộc cách mạng dân chủ của họ.Chiến tranh lạnh chỉ làm kinh tế Liên Xô và Đông Âu kiệt quệ, Gorbachev và các nhà lãnh đạo mà ông cài vào các nước cộng sản Đông Âu cũng chỉ làm nhiệm vụ là ngăn chặn chính quyền đưa quân đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân.Biến cố hệ thống XHCN sụp đổ sẽ không xảy ra nếu nhân dân nằm im.
Do vậy một vấn đề đặt ra là cho dù kinh tế Trung Quốc phá sản, vỡ nợ, đói kém thất nghiệp xảy ra ... nhưng chỉ dẫn đến một tình trạng vô chính phủ hoặc một đảng độc tài nào đó lên thay hai đảng cộng sản để dẫn dắt hai đất nước này vào một chế độ độc tài mới thì công lao của Trump cũng chỉ cao lắm là tạo ra được một nước Nga như hiện nay.
Như vậy nhân dân bao giờ cũng đóng vai trò quyết định.Nếu họ không muốn làm chủ mà chỉ cam tâm làm nô lệ thì 10 Trump cũng không thể cứu nỗi họ.

CHỦ VÀ TỚ.

Thường thì ông chủ bao giờ cũng ở nhà lầu đi xe hơi, ăn ngon mặc đẹp... Đầy tớ thì làm cu li, giúp việc... Ông chủ ra yêu sách, đầy tớ có bổn phận thi hành.
Để được làm ông chủ, bản thân anh phải có gan, phải chấp nhận phá sản nhiều lần rồi làm lại. Không có gan thì anh cứ cam phận làm công.
Một dân tộc cũng thế. Muốn được ăn ngon, mặc đẹp phải có gan làm ông chủ, tức là phải điều khiển được chính quyền, phải làm cho chính quyền sợ, nghe lời mình.
Nhưng dân Việt Nam không những chẳng có tư duy làm chủ mà còn rất nhát gan. Lần đầu tiên trong lịch sử mà họ làm chủ được một nửa nước thật sự đó là nhờ vào bản hiến pháp VNCH 1967. Nhưng đảm bảo bản hiến pháp này không phải họ viết mà là do người Mỹ viết. Vì chỉ có người Mỹ mới đưa được tư tưởng dùng đảng phái đối lập để kiểm soát quyền lực vào hiến pháp. Người Việt Nam dù thức thời nhất cũng đang nô lệ cho quyền lực quân chủ hoặc các chế độ cộng hòa dổm như của Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm.
Chính vì đó là giai đoạn duy nhất được làm chủ nên cũng là giai đoạn duy nhất người dân Việt Nam được mũ áo xêng xang, không sợ chính quyền và có thể khiến chính quyền quỵ lụy mình để xin phiếu.
Nhưng dân miền Bắc do không hiểu được quyền làm chủ nên nghe lời xúi giục của đảng CS hy sinh xưong máu để tước quyền làm chủ của dân miền Nam.Một bộ phận dân Nam kể cả trí thức do tư duy ấu trĩ nên đã tiếp tay cho một đảng độc tài để đưa địa vị làm chủ của mình xuống làm đầy tớ.
Sau 30/4/1975 không phải VNCH thất bại mà là nhân dân miền Nam nói riêng và nhân dân cả nước VN thất bại.Bởi vì VNCH đang làm đầy tớ dân, cứ 4 năm chính quyền phải rời quyền lực để dân bầu một chính quyền mới nên họ không có gì để mất cả.
Chính nhân dân miền Nam mới mất cái quý giá nhất: đó là quyền bỏ phiếu. Chính vì mất cái quyền này nên họ đã mất đi cuộc sống sung túc và sống lang thang như những kẻ ăn xin.
Một chính quyền đang hoán đổi địa vị của họ và có đầy đủ biệt thự, siêu xe, rượu ngon gái đẹp... Chúng sẽ bằng mọi cách giữ lấy địa vị đó để hưởng thụ không dại gì buông tay. Người dân Việt Nam muốn sống no ấm hạnh phúc phải bằng mọi cách giành lại địa vị ông chủ nếu không sẽ diệt vong.

CUỒNG TRUMP ?

Trong lịch sử nước Mỹ không có một tổng thống nào kết thúc nhiệm kỳ 4 hoặc 8 năm ra khỏi Nhà Trắng mà tóc không bạc trắng cả,trừ phi tóc trắng sẵn hoặc nhuộm.Bởi mỗi ngày họ phải đối mặt với hàng ngàn ý kiến chỉ trích đến từ nhiều phía, phe ta lẫn phe địch, từ đồng minh đến kẻ thù.
Nguyên tắc "checks and balances" (kiểm soát và cân bằng) của nước Mỹ khiến tổng thống không chỉ đối diện với chỉ trích từ trong phe đối lập mà còn từ trong người của đảng mình và phe trung lập.
Nhưng lịch sử có lẻ cũng có rất ít tổng thống có cá tính mạnh như Donald Trump. Tổng thống cá tính là tổng thống quyết đoán, đưa ra các quyết định khó đoán và không ngại chỉ trích. Tổng thống ba phải luôn chiều theo dư luận sẽ gánh ít áp lực hơn nhưng di sản mà ông ta để lại sau 4 hoặc 8 năm chẳng được bao nhiêu.
Cũng có thể nói chưa có một tổng thống Mỹ nào khiến phe chống cộng sản NVHN phân hóa mạnh mẽ, bất đồng ý kiến sâu sắc như Donald Trump. Các trí thức NVHN châu Âu, Úc và một số ít ở Mỹ liên tục trích dẫn các thông tin từ báo chí đối lập có, trung lập có để gán cho những người bầu Trump làm tổng thống hai chữ "cuồng Trump".
Khi đã "cuồng" rồi thì không còn gì để nói nữa. Và họ nhìn những người bảo vệ ông Trump bằng cặp mắt thương hại, kiểu như ta nhìn đám cuồng Hồ, cuồng độc tài vậy.
Họ cho mình ở cái thế trên cao, hiểu biết trông xuống cái đám mê muội , ăn phải bùa mê thuốc lú của một kẻ giỏi mị dân. Nhưng họ không thấy rằng ông Trump khác với HCM, NDD, NPT... không phải là tổng thống độc tài. Ông bị kiểm soát bởi đa đảng, tam quyền phân lập, hiến pháp và tự do ngôn luận...
Nếu anh bảo những người bảo vệ ông Trump là "cuồng" khác gì anh bảo nền dân chủ Mỹ lấy đa số quyết định là một nền dân chủ chẳng ra gì. Và cái đám cuồng ấy chưa bao giờ làm cho nước Mỹ đi xuống, diệt vong mà chỉ làm cho nó ngày càng hùng mạnh hơn.
Các anh lo bò trắng răng khi chưa có bất kỳ một tổng thống nào trong lịch sử nước Mỹ có thể tự tung tự tác qua mặt được hiến pháp nước Mỹ để làm các điều xằng bậy cả.
Tiếp nhận thông tin như thế nào thì đưa ra quan điểm như thế đó. Các anh chống Trump không hề thấy rằng các quan điểm quan trọng của ông Trump đều là các quan điểm tranh cử.Đó là quan điểm rút ra khỏi TPP, hội đồng nhân quyền, thỏa thuận hạt nhân, hiệp ước biến đổi khí hậu, chiến tranh thương mại, rút ra khỏi Syria... đều có trước khi ông ra ứng cử.Tất cả nằm trong cuốn sách "nước Mỹ trên hết". Dân Mỹ đồng ý ông làm tổng thống tức là đa số đã đồng ý với các quan điểm đó, ông sau khi trúng cử phải thực hiện những gì đã hứa. Các vị không phải công dân Mỹ lại đi chỉ trích một tổng thống thực hiện lời hứa với dân có phải vô lý không?
Các vị bảo các cơ quan trung lập, truyền thông trung lập kết tội ông Trump nghĩa là ông có tội. Nhưng theo nguyên tắc của một nhà nước pháp trị (rule of law) thì chừng nào quan tòa, tối cao pháp viện chưa gõ búa thì một tổng thống hay bất kỳ chính khách nào cũng đều vô tội. Các vị hãy tin rằng nếu có đủ bằng chứng phản quốc thì các chính trị gia bất kể phe phái đều lôi tổng thống ra trị tội chứ không hề bao che sợ hãi quyền lực như đảng CSVN.
Ông Trump bị truyền thông đối lập hoặc trung lập chỉ trích thì cũng giống như Obama , Clinton trước đây hoặc Hillary hiện tại. Nhưng vì ông ta là đương kim tổng thống nên gánh búa rìu nhiều hơn mà thôi. Nếu ông ta sợ hãi không quyết đoán thì nước Mỹ muôn đời sẽ không có những bứt phá và đi vào vết xe đổ của các bậc tiền nhiệm.
Nhưng nếu ông ta có chủ kiến riêng thì sẽ không ngại đi ngược lại quan điểm của các vị. Hãy chớ vội phán xét mà hãy tin tưởng vào cơ chế kiểm soát quyền lực của nước Mỹ.
Có lẻ những người bênh ông Trump không hề cuồng Trump mà cuồng hiến pháp, luật pháp và thể chế tự do , dân chủ... cuồng tư duy lý trí của nước Mỹ. Không tin cứ chờ đi.

VIỆT NAM LÀ NƯỚC TƯ BẢN HOANG DÃ CHỨ KHÔNG PHẢI CỘNG SẢN.

Cách mạng công nghiệp sẽ tạo ra thất nghiệp nếu chính phủ không theo kịp tiến trình này để tạo ra việc làm mới cho người lao động . Đó là một quy luật tất yếu.
Nhiều người vẫn lầm tưởng Việt Nam bây giờ vẫn còn là một nước cộng sản ? Đó là một sự lầm lẫn tai hại. Việt Nam chỉ là một nước cộng sản trên giấy. Nó cùng với Trung Quốc, Nga... trên thực tế đều là những nước tư bản thân hữu... Chủ nghĩa tư bản hoang dã mà Marx đòi đánh đổ ở giữa thế kỷ 19 hiện đang là vấn nạn tại 3 nước này . Các vấn đề như :
- Bóc lột giai cấp công nhân bởi giá trị thặng dư.
- Mâu thuẫn sâu sắc giữa giới chủ và người làm công.
- Tư liệu sản xuất ( chủ yếu là đất đai) tập trung trong tay tầng lớp tư bản đỏ.
Như vậy vấn đề mà Marx nêu ra : xóa bỏ quyền tư hữu của bọn chủ , ăn bám, bóc lột sức lao động của công nhân, đấu tranh giai cấp hiện đang đúng trong chính xã hội mà trước đây đã xuyên tạc chủ nghĩa Marx để dựng nên một nhà nước công nông ...trên giấy.
Marx đòi đánh đổ CNTB độc tài chứ không phải là CNTB dân chủ ở Mỹ hay ở Nhật, Hàn, châu Âu. Chủ nghĩa tư bản độc tài ấy đang tồn tại ngay chính trong lòng các chế độ đang cho mình thực hiện chủ nghĩa Marx. Và bọn cần đánh đổ lại chính là giới chủ làm giàu một cách không chính đáng bằng cách cướp quyền tư hữu của người lao động.
Chủ nghĩa tư bản hoang dã thế kỷ 19 để tồn tại đã chuyển từ độc tài sang dân chủ bằng cách chuyển từ độc đảng sang đa đảng, từ nhất nguyên sang đa nguyên. Cùng với việc hình thành nhà nước phúc lợi, tạo ra tam quyền phân lập, dùng đối lập hợp pháp để kiểm soát quyền lực CNTB hoang dã ấy đã không còn hoang dã nữa. Các mâu thuẫn nội tại trong lòng chế độ ấy đã mất đi , nhường chỗ cho những nhà nước "của dân, do dân và vì dân". Đó là nhà nước phục vụ. Chỉ duy nhất là quy luật cạnh tranh của cách mạng công nghiệp là vẫn còn đó .
Vấn đề bây giờ là chủ nghĩa tư bản hoang dã tồn tại trong lòng 3 nước Nga, Trung Quốc và Việt Nam có noi gương CNTB ở Mỹ và châu Âu thế kỷ 19 để chuyển hóa hay không.
Chắc chắn là không vì bọn tư sản mới này rất tham lam quyền lực. Chúng sẽ không chuyển hóa sang đa đảng , đa nguyên, tam quyền phân lập và cũng sẽ không chấp nhận đối lập để kiểm soát quyền lực.Chúng luôn tôn thờ "còn đảng còn mình".
Và chúng chính là đối tượng cần đánh đổ của một cuộc cách mạng công nông mà Marx đã nói tới. Tuy nhiên do nhận thức người dân Việt chỉ nhìn sang Mỹ và châu Âu mà không biết bọn tư sản ăn bám đang ở ngay chính trong lòng họ.
Hình dưới đây cho thấy tài xế Taxi Vinasun biểu tình vì cách mạng công nghiệp máy tính, mạng đã tạo ra taxi Grab cướp việc làm của họ.Đây là xu hướng của tương lai khi cách mạng công nghiệp 4.0; 5.0 nổ ra.
Sự thất nghiệp của người lao động sẽ trao chính quyền vào tay cánh tả và dẫn đến các trào lưu của chủ nghĩa xã hội.
Đó dường như là một quy luật tất yếu, khó cãi.

"NƯỚC MỸ TRÊN HẾT" VÀ CÁC THÀNH TỰU KHÓ CHỐI BỎ CỦA CHÍNH QUYỀN DONALD TRUMP SAU 2 NĂM.

"Khi Thế chiến I kết thúc, người ta tranh luận về việc liệu Mỹ có nên tham gia các tổ chức quốc tế như Hội Quốc Liên để phục vụ tối đa lợi ích của mình hay cần tránh xa các tổ chức này để theo đuổi lợi ích riêng.
Khi đó, Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson bảo vệ quan điểm rằng Hội Quốc Liên được thiết lập để bảo vệ hòa bình, còn Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Henry Cabot Lodge nhận định tổ chức này là mối đe dọa với chủ quyền nước Mỹ. Khi Tổng thống Wilson tìm cách đưa Mỹ gia nhập Hội Quốc Liên, Lodge lên kế hoạch kêu gọi Thượng viện Mỹ phản đối, khiến Mỹ chưa bao giờ tham gia Hội Quốc Liên.
"Mỹ là một cường quốc nên các tác động từ sự can thiệp của nước này vẫn không biến mất dù Mỹ rút vào chủ nghĩa biệt lập", Wawro nhận định.
Những chính sách đối ngoại chưa từng có tiền lệ dưới các đời tổng thống trước mà Tổng thống Mỹ Donald Trump theo đuổi gợi nhớ đến cuộc tranh luận vào những năm 1920 giữa Nhà Trắng và Điện Capitol về sự tham gia của Mỹ đối với các tổ chức quốc tế.
Tổng thống Trump tỏ rõ thái độ không coi trọng các thiết chế toàn cầu, thậm chí phản đối các hiệp định thương mại đa phương như Hiệp định Tự do Thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trump rút hoặc công bố kế hoạch rút khỏi Thỏa thuận về Biến đối Khí hậu Paris, Thỏa thuận Hạt nhân Iran, Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc.
"Chúng tôi sẽ không bao giờ hy sinh chủ quyền của nước Mỹ cho bộ máy quan liêu toàn cầu không được bầu lên, không có trách nhiệm", Trump phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào tháng 9. "Nước Mỹ do người Mỹ lãnh đạo. Chúng tôi từ chối ý thức hệ của chủ nghĩa toàn cầu hóa và chúng tôi chọn đi theo chủ nghĩa yêu nước".
Các đời Tổng thống Mỹ từ Harry Truman cho tới Barack Obama có thể có những khác biệt về ưu tiên và chiến thuật nhưng đều chung quan điểm về sự lãnh đạo của nước Mỹ, như tích cực đề cập đến các liên minh, mở cửa thị trường... Tuy nhiên, Trump lại hoài nghi về chủ nghĩa đa phương và quay lưng lại với thế giới do chính Mỹ tạo ra.
Trump từ chối các cấu trúc được thiết lập để Mỹ tham gia lãnh đạo thế giới, tìm giải pháp thay thế với các thỏa thuận song phương. Trump cho rằng Mỹ cần tái lập các điều khoản của riêng mình thay vì cái gọi là "những điều khoản thiêng liêng" do lịch sử để lại, vốn bị Trump coi là bất lợi cho Mỹ.
Đối với Chính quyền Trump, “mối đe dọa” lớn nhất, trực tiếp nhất và “nguy hiểm” nhất hiện nay đối với vị trí siêu cường và hệ thống quốc tế do Mỹ đóng vai trò chủ đạo không còn là chủ nghĩa khủng bố hay mối đe doạ từ Nga mà là từ Trung Quốc và điều này được nêu rõ trong Chiến lược an ninh quốc gia công bố đầu năm 2018. Thách thức này lớn hơn hẳn so với tất cả các thách thức mà Mỹ từng phải đương đầu từ sau Thế chiến II đến nay.
Nếu kinh tế Trung Quốc bị kéo lùi lại do hệ quả của chiến tranh thương mại thì có thể dẫn đến những hệ quả ghê gớm: thất nghiệp tăng, nguy cơ bất ổn xã hội tăng cao, thị trường chứng khoán giảm tốc, đồng tiền mất giá, dự trữ ngoại hối sụt giảm, nguồn tiền đố vào chi tiêu quốc phòng cũng như đầu tư cho chiến lược “vành đai, con đường” sẽ không còn được dồi dào như trước.
Thời kỳ Reagan, ngoài chuyện củng cố sức mạnh kinh tế, Mỹ còn “đánh gục” Liên Xô bằng các đòn “hội đồng” như cùng OPEC phối hợp hạ giá dầu để triệt hạ nền kinh tế Liên Xô vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu, đồng thời buộc Liên Xô phải tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ và cả khối NATO, cũng như gài bẫy để Liên Xô dính vào “cú lừa thế kỷ” về sáng kiến “Chiến tranh các vì sao” của Mỹ. Điều này đã buộc Gorbachev phải đi vào hòa dịu, giải trừ quân bị với Mỹ, rồi tiến tới “tự giải thể” khối quân sự Warsaw Pact, khối kinh tế Comecon giữa Liên Xô và các nước Đông Âu, cũng như Liên Bang Xô viết trong giai đoạn cuối những năm 1980, đầu những năm 1990.
Về cơ bản, Trump cũng có cách tiếp cận về kinh tế và quân sự tương tự Reagan, nhưng có một số điều chỉnh do bối cảnh quốc tế hiện nay, cũng như tương quan, so sánh sức mạnh tổng thế giữa Mỹ với các đồng minh, địch thủ cũng có những thay đổi căn bản.
Với hàng loạt biện pháp mang tính quyết liệt, và phần nào đó khá cực đoan, Trump đã ghi được bảng thành tích kinh tế khá tốt dẫu mới cầm quyền chưa được hai năm. Cụ thể là:
– Tỷ lệ thất nghiệp tính đến đầu tháng 10/2018 giảm xuống còn 3,7%, mức thấp nhất trong 50 năm qua.
– Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2017, năm đầu tiên Trump nắm quyền, là 2,3%, cao hơn rất nhiều so với tốc độ 1,5% năm 2016 trước đó. Con Quý II, tốc độ tăng trưởng đạt 4,2%, mức cao nhất kể từ năm 2014.
– Lòng tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp hiện ở mức cao nhất tính từ thời điểm năm 2000.
– Chỉ số công nghiệp Dow Jones của thị trường chứng khoán Mỹ hiện vào khoảng 26.500 điểm, tức cao khoảng 33% so với đỉnh cao 20.000 điểm dưới thời Obama.
Đáng chú ý là cách tiếp cận và tìm cách xích lại gần Nga của chính quyền Trump. Trong nội bộ Mỹ, không khí và quan hệ thù địch với Nga hiện khá cao do những cáo buộc Nga can thiệp cuộc bầu cử 2016 để Trump lên nắm quyền vẫn chưa được giải tỏa. Tuy nhiên, Trump vẫn nhắm đến Nga với nhiều mục tiêu khác nhau:
Thứ nhất, Trump cho rằng Nga tuy bị suy yếu nhiều, nhưng xét từ góc độ quân sự, Nga vẫn là cường quốc quân sự duy nhất có thể đưa nước Mỹ “trở về thời kỳ đồ đá” nếu xảy ra xung đột quân sự. Do đó, để quan hệ Mỹ-Nga ở tình trạng đối đầu lâu dài sẽ không có lợi.
Thứ hai, việc xích lại gần Nga sẽ làm cho các nước châu Âu thành viên NATO lo ngại và do vậy không cần gây thêm sức ép cũng buộc họ tự tăng ngân sách quốc phòng.
Thứ ba, việc đi với Nga còn là cách để Mỹ tạo sức ép tối đa lên Trung Quốc – quốc gia được xem như địch thủ chiến lược lớn nhất của Mỹ vào lúc này. Nhìn cách Trump đi với Nga để tạo sức ép lên Trung Quốc lúc này thấy không khác mấy so với cách mà Mỹ dưới thời Nixon và Kisinger tìm cách khai thông quan hệ với Trung Quốc trong những năm 1970 để cô lập và tạo sức ép tối đa lên Liên Xô, để rồi nước này đi vào con đường thỏa hiệp với Mỹ và tự tan rã vào năm 1991.
Việc tấn công tổng lực vào một loạt các thiết chế quốc tế lớn như Liên hợp quốc, UNESCO; vào các hiệp ước, các thiết chế lâu đời với đồng minh, láng giềng như NATO, nhóm G-7, NAFTA; vào các thỏa thuận với đối tác, bạn bè như TPP (chuẩn bị bước vào giai đoạn ký kết)… ngay từ ngày đầu tiên bước chân vào Nhà Trắng đã biến Trump thành nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa quốc gia nhiệt thành, “kẻ” chủ trương ủng hộ nghĩa biệt lập, và là một trong những nhà lãnh đạo Mỹ “đáng ghét” nhất trên thế giới. Tháng 1/2018, Viện thăm dò dư luận Gallup tiến hành khảo sát ý kiến của người dân 134 nước trên thế giới và kết quả là tỷ lệ trung bình ủng hộ lãnh đạo Mỹ giảm mạnh từ 48% năm 2016 xuống còn 30% vào 1/2018.
Tuy nhiên, Trump dường như có một mục tiêu và lộ trình được lập trình từ trước nên tỏ ra không mấy bận tâm vào việc lãnh đạo hay người dân các nước nghĩ về mình hay nước Mỹ, miễn là việc mình làm phục vụ lợi ích của nước Mỹ, đặt nước Mỹ lên trên hết (America First). Dù chưa định hình rõ nét, nhưng có thể thấy sơ bộ một số bước đi chính của Trump trong việc “xoá bàn cờ làm lại”, đặt ra luật chơi mới với 5 bước đi sau:
Một là, rút nước Mỹ ra khỏi các thiết chế/cam kết quốc tế không phù hợp với lợi ích của nước Mỹ.
Hai là, gây sức ép, đàm phán lại các hiệp định/thoả thuận/định chế cũ.
Ba là, cắt giảm cam kết tài chính, gây sức ép cải tổ các định chế quan trọng.
Bốn là, tấn công trực diện các thiết chế mới ra đời của đối phương.
Năm là, lập ra các thiết chế, các định chế mới.
Là nhà lãnh đạo của “cường quốc đa chiều” duy nhất, Trump đã khiến phần còn lại của thế giới hiểu rằng bỏ qua lợi ích Mỹ đồng nghĩa với những rủi ro và hậu quả nặng nề. Trên thực tế, tất cả các quốc gia đều quan tâm đến mối quan hệ “mang tính xây dựng” với Mỹ. Không bên nào mong muốn lâm vào thế đối đầu với Washington. Kết quả là, sự pha trộn quyền lực từ “sức mạnh tuyệt đối” với phong cách ngoại giao bản sắc Donald Trump, nước Mỹ vẫn đang trên đà đạt được những thành tựu đáng kể. Và như Donald Trump phát biểu tại phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc cuối tháng 9 vừa qua: “Chưa đầy 2 năm, chính quyền của tôi đã gặt hái được nhiều hơn gần như bất cứ chính quyền nào trong lịch sử đất nước”

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2018

NẾU VIỆT NAM VÔ ĐỊCH THẬT, DÙ GIẢI BÓNG ĐÁ CỦA AFF ĐỐI VỚI THẾ GIỚI CHẲNG ĐÁNG GIÁ MỘT XU NHƯNG ĐẢNG CỘNG SẢN SẼ LỢI DỤNG KHÍ THẾ DÂN LÊN CAO ĐỂ LÀM NHỮNG VIỆC SAU ĐÂY :

 1/ Thông qua luật đặc khu.
- 2/ Áp dụng luật an ninh mạng để cấm tự do ngôn luận.
- 3/ Áp dụng luật giới nghiêm để chống biểu tình.
- 4/ Tăng cường việc cho dân Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam để mua nhà mua đất và du lịch.
- 5/ Thông quan các cửa khẩu biên giới để thực hiện chính sách "hai quốc gia một cửa khẩu".
- 6/Cho phép thêm nhiều tỉnh lưu hành nhân dân tệ như một đồng tiền chính thức.
-7/ Cho phép hàng hoá Trung Quốc nhập vô tội vạ vào Việt Nam.
-8/Cho phép Trung Quốc thôn tính kinh tế và tài chính Việt Nam.
- 9/ Tiến hành đổi tiền vào cuối năm 2019.
-10/ Xúc tiến những điều đã ký kết trong 15 văn kiện hợp tác giữa 2 đảng ,hai nhà nước.
Bóng đá chẳng khác gì men rượu. Trong cơn say men chiến thắng, 95 triệu dân Việt Nam sẽ để mặc đảng cộng sản muốn làm gì thì làm.
Chính vì biết được điều này nên sau khi thắng Philippines trên sân Mỹ Đình thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã không giấu được cảm xúc của mình. Cái thè lưỡi của y ngụ cả hai ý đen và bóng: đảng cộng sản sẽ nhân thứ thành tích ảo của một dân tộc ngô nghê này để cho Trung Quốc liếm trọn cả nước Việt trong năm 2020 mà không vấp phải bất kỳ sự chống trả nào.

LUẬN TỘI TỔNG THỐNG HOA KỲ : TRÒ CHƠI DÂN CHỦ CỦA NGUYÊN TẮC KIỂM SOÁT VÀ CÂN BẰNG. ( CHECKS AND BALANCES

Luận tội tại Hoa Kỳ (tiếng Anh: Impeachment in the United States) là một quyền lực của ngành lập pháp Hoa Kỳ, được dùng đến để chính thức truy tố một viên chức dân sự nào của chính phủ vì những hành động phạm pháp thực hiện trong khi đang tại chức. Việc xét xử thực sự về những điều truy tố này và sau cùng là việc truất phế một viên chức bị kết án là 1 hành động khác, riêng biệt.
Theo truyền thống Quốc hội Hoa Kỳ xem việc luận tội như là một quyền lực chỉ sử dụng cho các vụ việc nghiêm trọng; Hạ viện Hoa Kỳ thực sự khởi sự thủ tục luận tội chỉ có 62 lần kể từ năm 1789. Có hai vụ không đi đến giai đoạn xét xử vì các cá nhân đáng ra bị luận tội đã rời nhiệm sở.
Đã có 19 viên chức liên bang thực sự bị luận tội. Trong số này có 15 vị thẩm phán liên bang: 12 người là thẩm phán tòa án khu vực, hai người là thẩm phán tòa phúc thẩm (một trong số này cũng là thẩm phán của tòa thương mại Hoa Kỳ), và một người là thẩm phán Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Trong số 4 người khác là hai vị Tổng thống Hoa Kỳ, một vị bộ trưởng và một vị thượng nghị sĩ. Trong số 18 viên chức bị luận tội có bảy người bị kết án. Một người, cựu quan tòa Alcee Hastings, được bầu vào Hạ viện Hoa Kỳ sau khi bị truất phế khỏi chức vụ.
Hai tổng thống Hoa Kỳ đã bị luận tội: Andrew Johnson (bị xét xử) và Bill Clinton (bị xét xử). Cả hai đều được tha bổng khi xét xử. Tổng thống Richard Nixon từ chức khi biết chắc chắn rằng mình sắp bị luận tội khi Ủy ban Tư pháp Hạ viện Hoa Kỳ đã chấp thuận việc luận tội ông trước đó.
Tỷ phú San Francisco Tom Steyer đã chi hàng triệu USD cho các chiến dịch nhằm kêu gọi luận tội Tổng thống Donald Trump. Steyer, cựu giám đốc công ty quản lý quỹ, được coi là một trong những nhà hoạt động tích cực kêu gọi luận tội Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Steyer thực hiện chiến dịch này cùng với 3 công dân California khác.
Ông dự định tổ chức các cuộc mít-tinh ở 5 bang, bắt đầu từ ngày 4/12 tới từ South Carolina - nơi ông dự kiến sẽ thảo luận với cử tri về quyền bỏ phiếu.
Cuộc vận động tiếp theo sẽ ở Fresno, California vào giữa tháng 12, tập trung vào các chủ đề như nước, không khí sạch. Tại các bang New Hampshire, Iowa và Nevada, tỷ phú này dự kiến sẽ thảo luận các vấn đề khác mà cử tri quan tâm như giáo dục, chăm sóc y tế và lương.
Kế hoạch vận động của ông Steyer được đưa ra không lâu sau khi đảng Dân chủ giành lại quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ hồi đầu tháng này. Tỷ phú này đã chi hơn 100 triệu USD cho các chiến dịch vận động trước thềm bầu cử giữa kỳ, trong đó chủ yếu thông qua tổ chức NextGen America. Ông cho rằng ông Trump cần bị phế truất vì các hành động cản trở công lý, đẩy nước Mỹ đến bờ vực chiến tranh.
Tuy nhiên thật sự mà nói việc luận tội tổng thống đều nằm trong nguyên tắc kiểm soát và cân bằng quyền lực (checks and balances) mà các bộ óc thiên tài của nước Mỹ đã nghĩ ra và đưa vào hiến pháp.
Trong khi nền chính trị các nước độc tài đều thi hành các chính sách ngu dân bằng cách cho báo chí một chiều ra sức ca ngợi các lãnh tụ. Chính sách này luôn vẽ ra lãnh đạo quốc gia là người liêm khiết, đạo đức, giản dị, luôn vì nước vì dân... thì người Mỹ lại sáng chế ra kỳ bầu cử giữa kỳ để đảng đối lập lấy lại đa số để kiểm soát hạ viện. Sau đó là có thể cân nhắc để tiến hành luận tội tổng thống.
Nhiều người không hiểu đều cho rằng chắc chắn tổng thống phải phạm nhiều tội quan trọng mới bị luận tội. Nhưng thật ra chỉ là trò chơi, bởi anh luận tội là một chuyện nhưng có kết tội được hay không lại là chuyện khác. Một khi thượng viện đã được đảng nắm quyền kiểm soát thì đảng đối lập luận tội chủ yếu để nhắm vào lá phiếu cử tri.
Nhưng thực tế các lần luận tội trước đều cho thấy đảng đưa tổng thống ra luận tội thường gặp bất lợi. Tổng thống Bill Clinton bị luận tội cách đây 20 năm.Đảng Cộng hòa đã có những động thái bị xem là “thái quá” và điều này đã giúp gia tăng tỷ lệ cử tri ủng hộ Tổng thống Clinton, khiến Đảng Dân chủ của ông Bill Clinton giành quyền kiểm soát ở cả Thượng viện và Hạ viện trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 1998.
Bà Pelosi cho biết nếu đảng Dân chủ tận dụng 2 năm chiếm thế đa số tại Quốc hội để luận tội Tổng thống Bush thời điểm đó thì cử tri có lẽ sẽ chẳng bao giờ lựa chọn ông Obama là Tổng thống Mỹ năm 2008.Ngay cả khi đảng Dân chủ thông qua các điều khoản luận tội, Hiến pháp vẫn yêu cầu phải có 2/3 số phiếu ủng hộ tại Thượng viện. Điều mà nhiều khả năng khó thành hiện thực khi Thượng viện đang nằm trong tay đảng Cộng hòa. Bên cạnh đó, một số Thượng nghị sỹ đảng Dân chủ cũng tỏ ra không mặn mà lắm với việc luận tội Tổng thống vì nhiều người trong số này đại diện cho các bang trung lập.
Như vậy có thể thấy luận tội chỉ là một trong những thủ pháp của nền dân chủ Mỹ. Bởi hạ viện có thể luận tội tổng thống thì tổng thống cũng có thể luận tội các thành viên đảng đối lập ở thượng viện. Tuy nhiên nhiều người không hiểu cứ tưởng rằng Trump sắp bị truất phế đến nơi.
Tuy nhiên không ai biết rằng nếu Trump bị luận tội chắc chắn ông sẽ tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ nữa vào năm 2020.

10 ĐIỀU XẢY RA SAU KHI VIỆT NAM ĐẶT CẢ ĐÔNG NAM Á DƯỚI CHÂN.

1/Cả thế giới sau một đêm ngủ dậy mong trở thành người Việt Nam.
2/ Tây ba lô đổ xô đăng ký gia nhập quốc tịch Việt Nam.
3/Nhiều đoàn người di cư từ Tây Á, Trung Á đi bộ hàng tháng trời nhắm hướng Việt Nam thẳng tiến, uy hiếp biên giới Việt và yêu cầu chính phủ Việt Nam phải cho họ nhập cảnh hoặc cấp cho họ mỗi người $50.000 để trở về nước.
4/Công an Việt Nam vất vả ngăn chặn, truy quét hàng chục ngàn gái mại dâm Singapore, Malaysia tràn sang Việt Nam làm "đĩ" để xin giống.
5/ Gái Hàn Quốc mặc sức khoả thân cho trai Việt chọn làm vợ khiến chính phủ nước này phải lên tiếng báo động.
6/ Gái Việt như Jennifer Phạm không còn vác l... sang Mỹ đẻ nữa mà đẻ ngay tại Việt Nam cho con cái được hưởng xái ..quốc tịch Vịt.
7/Dân Mỹ nhập cư lậu như thầy giáo dạy tiếng Anh Daniel Hauer lo ngay ngáy vì sợ bị trục xuất về nước do lỡ xúc phạm đại tướng và bóng đá Việt Nam.
8/Dân biểu tình "áo vàng" nước Pháp bị cả thế giới ném đá dữ dội vì không chịu học cách xuống đường như dân Việt mà bày đặt phá "Khải Hoàn Môn" và đưa 25 yêu sách...trên trời.
9/Tất cả những tên đồ tể phá rừng, gây nhân tai như Đoàn Nguyên Đức đều được thế giới tạc tượng tôn vinh vì có công đem mạng người đổi lấy cúp vàng.
10/ Dân mạng Việt Nam được cả thế giới trao "Gold medal" về độ "Stupid" vì không biết phân biệt giữa bóng đá dân chủ và bóng đá độc tài.

THẮNG ĐỂ LÀM GÌ ?

Tâm lý thắng thua đã ăn sâu vào máu của người Việt. Thế nên mới có chuyện xuống đường đi bão, hy sinh mấy chục con bò đỏ làm món barbacue cho đảng cộng sản hưởng.
Cộng sản đã nắm được tâm lý này của dân tộc Việt, một dân tộc hiếu chiến với ngoại xâm nhưng lại vô cùng chết nhát với nội xâm.Chính vì vậy chúng cố kích động cái gọi là chiến thắng 30/4, gọi là thắng Mỹ dù Mỹ đã rút trước đó 2 năm bằng một hiệp định bốn bên giấy trắng mực đen rõ ràng chứ không phải vì đánh thua chúng.
VNCH cũng buông súng vì viện trợ chứ không phải vì bị chúng dồn vào đường cùng nhưng chúng vẫn lu loa lên truyền thông là đã đánh cho "ngụy nhào". Mục đích là gì? Là để thỏa mãn cái "thú tính" chiến thắng của những kẻ đi theo chúng, từ đó khiến một nhà nước cai trị ra đời trong đó có những con vật này ngoi lên đạp đầu các con vật kia xuống trên tư thế kẻ chiến thắng.
Tôi dám đảm bảo rằng ngay trong tâm lý các nhà đấu tranh dân chủ hiện nay vẫn còn không ít kẻ tự hào vì cho rằng mình ở phe "bên thắng cuộc" ,dù sau khi chiếm được Sài Gòn, thành phố này không hề là của họ. Nó là của con cái bọn không hề ra trận, được cử đi học Liên Xô, Đông Âu về tiếp quản con bò sữa này. Sau đó mỗi năm vắt cho ngân sách hàng triệu tỷ VND để giữ chế độ. Còn họ sau khi lái xe tăng húc đổ Dinh Độc Lập lại trở về chăn lợn, nuôi gà và lái xe cải tiến húc đổ trụ sở của Liên đoàn bóng đá VN để cướp vé bóng đá bán chợ đen.
Như vậy thắng 30/4 để được gì?
Thắng một trận bóng để được gì ?
Chẳng được gì cả ngoài một khoảng không vô định.
Mục đích của thể thao chân chính là dùng những tấm huy chương để đổi lấy sức khỏe, để giảm chi phí y tế, để được sống lâu hơn, viên mãn và hạnh phúc hơn trong một thân thể cường tráng.
Các tấm huy chương, các chiếc CUP chỉ có giá trị khi tạo ra được một phong trào rèn luyện TDTT trong nhân dân và trong trường học. Không ai có thể đem các tấm huy chương, các chiếc CUP ấy ra thế giới để đổi thành vàng và USD được cả.
Nhưng chế độ độc tài cần các tấm huy chương và CUP để khiến dân trung thành với chế độ. Và chúng cố gắng kích thích lòng say mê chiến thắng của bầy cừu để dễ bề cai trị.
Vì chiến thắng bầy cừu này sẵn sàng ca ngợi những tên tiều phu có thể đốn hàng triệu hecta rừng khiến họ lâm vào cảnh màn trời chiếu đất vì lũ lụt, thiên tai, hạn hán, vì ô nhiễm không khí, vì thủy điện xả lũ...
Chỉ cần gã tiều phu ấy xây cho họ vài cái học viện bóng đá theo cách làm thể thao bằng xây nhà từ nóc, mời cho họ vài HLV là hàng thải của các nước phát triển nhưng biết mang CUP về cho họ là đủ để thỏa mãn.
Một dân tộc với tầm nhìn và khả năng hiếu chiến như thế thì tất nhiên phải gánh lấy một chính quyền thối nát cai trị họ. Bởi trong một khoảng thời gian dài chính quyền là tấm gương phản chiếu trung thực nhất đạo đức và trí tuệ của một dân tộc.
Và với một chính quyền như thế tồn tại chuyện dân tộc này đi đến diệt vong chỉ là vấn đề thời gian.
Anh chẳng bao giờ vinh quang với chiến thắng khi GPP thu nhập quốc dân chỉ vài ngàn USD/năm, khi anh vẫn nằm trong nhóm các nước nghèo đói, khi phụ nữ nước anh vẫn mang bộ phận sinh dục đi làm đĩ tứ phương, khi công dân nước anh vẫn xuất khẩu lao động làm thuê, làm mướn khắp thiên hạ.Thế giới chẳng hề nể trọng anh khi thắng một chiếc CUP mà ngủ gục tại Hội đồng LHQ, TBT , Chủ tịch nước, thủ tướng mang gậy bị đi ăn xin và khất nợ ở nhiều nước trên thế giới, khi tấm hộ chiếu công dân nước anh lại là tấm hộ chiếu có giá trị gần như thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á . Điều đó cho thấy anh chỉ lượm các chiếc CUP bị rơi ra của các nước mạnh trong khu vực khi họ đã quá ngán ngẫm không còn mặn mà với cái ao làng này nữa.
Phong độ chỉ là nhất thời đẳng cấp mới là mãi mãi.

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2018

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI MỘT CHÍNH QUYỀN ĐỘC TÀI ?

Đối phó với một chính quyền độc tài bạn phải có trong tay một lực lượng đối lập bí mật.
Để tạo nên lực lượng đối lập bí mật bạn phải liên kết nhau lại dưới các vỏ bọc hợp pháp, các tổ chức xã hội nghề nghiệp bình thường chẳng hạn như : Hội cổ động viên, Fan hâm mộ, hội học tiếng Anh, hội của các tín đồ tôn giáo ... Những tổ chức này không trái "luật rừng" cộng sản, không cần phải "lạy ông con ở bụi này" là lật đổ cộng sản... Những hội này chỉ cần làm một việc duy nhất là sẵn sàng xuống đường mỗi khi có lời hiệu triệu bí mật theo đúng hiến pháp CHXHCNVN.
Bây giờ các bạn sẽ đặt vấn đề là ai sẽ đứng ra thành lập các tổ chức như vậy?
Tất nhiên mọi cuộc cách mạng đều bắt đầu từ một số ít người.Số ít này xuất phát từ những người có nhận thức cao nhất về thể chế chính trị, về nguy cơ mất nước, diệt chủng và số ít này cũng là những người có lý tưởng, có hoài bão nhất...
Nhưng chỉ có lý tưởng không thì chưa đủ, cần phải có đầu óc và phương pháp. Phải vận động được nhân dân một cách hiệu quả mà tránh được sự bắt bớ của bộ máy công an chứ không phải hoạt động để tạo ra anh hùng, tạo ra tù nhân lương tâm.
Chỉ có như vậy thì khi Trần Huỳnh Duy Thức bị đầu độc, khi cô giáo cho học sinh tát bạn 231 cái các bạn mới gây nên những hiệu ứng cho toàn xã hội. Còn không sẽ chỉ rơi vào đối lập cuội trên hình thức từ năm này sang năm khác mà thôi.
Các bạn không hành động bây giờ thì tương lai mãi mãi vẫn thế. Hãy nhân lúc luật an ninh mạng bắt bớ "chém gió" để ra tay chém thật chế độ cộng sản.Đằng nào cũng đã mất tự do , đằng nào cũng sẽ chết sao không tìm cách để thoát khỏi sự mất tự do và cái chết đó trong vinh quang ?

Một chính quyền dân chủ được bầu lên bằng lá phiếu, nó phải phục vụ bạn để giành phiếu thì khi bạn không vừa lòng bạn có thể chửi nó phục vụ không tốt. Và nó buộc phải thay đổi cho vừa lòng bạn để được nắm quyền.
Một chính quyền không cần phiếu của bạn vẫn nắm quyền thì nó không cần phục vụ bạn mà chỉ cần cai trị bạn thật hiệu quả. Và nó chẳng hề e ngại bạn chửi, bởi bạn không có quyền dùng lá phiếu để truất phế việc nắm quyền của nó. Nó chỉ sợ khi bạn lôi kéo được người dân xuống đường thay đổi thể chế.
Người dân cũng không vì tiếng chửi của bạn mà có thể tự giác xuống đường. Họ chỉ làm điều đó khi bạn đưa họ vào các tổ chức bí mật.
Nhầm lẫn lớn nhất của người dân Việt Nam là tưởng chế độ độc tài là chính quyền dân chủ nên có thể dùng duy nhất quyền tự do ngôn luận để thay đổi nó.
Nghĩ như vậy thì cứ chờ kiếp sau đi.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ THỂ KHỞI ĐỘNG MỘT CUỘC CÁCH MẠNG ?

Quyền lực cộng sản VN đến từ đâu?
Quyền lực của bất kì nhà nước nào cũng đến từ số đông. Dân chủ hay độc tài cũng đều dựa vào phần đông dân chúng ủng hộ. Sự ủng hộ có được lại từ mục đích tồn tại mà ra. Chẳng có nhà nước nào được dân chúng ủng hộ để làm điều ác, tất cả đều bảo vì nhân dân, vì công bằng xã hội, vì dân giàu nước mạnh. Cá nhân có thể mù mờ về mục đích tồn tại của mình trong xã hội, nhưng nhà nước thì không thể mập mờ về điều đó, bởi nếu họ không rõ ràng sẽ chẳng có ai ủng hộ để giao quyền lực vào tay họ. Nhưng mục đích giữa lý thuyết và thực tế nhiều khi khác nhau hoàn toàn. Các nhà nước độc tài là minh chứng cho nghịch lý giữa nói và làm. Bởi thế để bớt đi quyền lực của nhà nước độc tài cần phải làm rõ tính chính danh của họ cho nhiều, nhiều người dân được biết.
Giảm số người ủng hộ, tin tưởng cộng sản cũng đồng thời làm tăng số lượng người chống đối họ, thêm nhiều người theo đuổi nhà nước dân chủ và tự do. Hay hiểu đơn giản cần có một lực lưỡng đối kháng đủ mạnh, đủ lớn để làm cách mạng. Làm cách mạng mà chỉ phù thuộc vào một nhóm người dù có đạo đức, có tri thức tới mấy thì chẳng khác nào lấy trứng chọi đá. Hay phù thuộc vào sức ép từ quốc tế thì cũng chẳng khác “ôm cây đợi thỏ”. Phải xây dựng và hình thành một tổ chức đối kháng thực sự mới hi vọng về cuộc cách mạng cho VN.
Làm thế nào để xây dựng lực lượng đối kháng ?
Thực ra thì công việc này đang diễn ra từng giờ, từng ngày trên các trang mạng xã hội. Mạng xã hội có lợi thể để khai dân trí nhưng nó chưa đủ để hoàn thành cái gọi là “lực lượng đối kháng chính trị”. Một rào cản lớn nhất của mạng xã hội trong việc hình thành xã hội dân sự ở VN là thiếu sự tiếp xúc trực tiếp.
Quyền lực cộng sản đến từ số đông nhưng để duy trì quyền lực đó họ cần nỗi sợ hãi và sự nghi ngờ. Một xã hội nhìn đâu cũng thấy an ninh, nhìn đâu cũng thấy kẻ xấu lợi dụng thì lòng tin là thứ xa xỉ mà chúng ta không dễ để có. Tôi có thể kết bạn với trăm, với nghìn người trên FB nhưng để họ cùng tôi làm một cái gì đó thực tế từ cuộc sống lại là một điều khác. Niềm tin không thể đến từ những bài viết trên FB, bởi cuộc đời đã dạy cho chúng ta rằng: có những kẻ “miệng nói nam mô nhưng đầy một bụng dao găm”. Mạng xã hội có thể giúp nhiều người hiểu về quyền của họ, hiểu rõ bản chất của nhà nước độc tài nhưng không thể giúp hình thành một lực lượng đối kháng chính trị thực sự. Chúng ta có thể có hàng trăm, hay thậm chí hàng triệu facebooker phản đối chính quyền nhưng nếu không xuống đường, không cùng bước chung với nhau trong cuộc đời thì thực sự vẫn chỉ là những anh hùng bàn phím.
Lòng tin giống như xi măng kết dính những vật liệu rời rạc thành một ngôi nhà theo bản vẽ, thiếu lòng tin thì dù chúng ta có đông tới mấy cũng chỉ như cát bụi, chỉ cần một cơn gió nhẹ cũng đủ thổi tất cả bày vào khoảng không vô định. Phải xây dựng lòng tin? Phải tạo ra niềm tin cho nhau, cho mọi người thì mới hi vọng có một cuộc cách mạng cho VN.
Xây dựng lòng tin như thế nào?
Điều gì làm chúng ta nghi ngờ nhau? Đương nhiên là từ cuộc sống, từ kinh nghiệm của người khác và của chính mình. Chúng ta vẫn thường bắt gặp đâu đó những tên công an đội lốt nhà dân chủ, những kẻ cướp khoác áo tu hành, những kẻ buôn bán người dưới mác doanh nhân, những tổ chức lừa đảo dưới cái danh hội từ thiện. Tất cả những điều đó làm chúng ta nghi ngờ những người xung quanh, nghi ngờ luôn cả những người có tâm ý tốt lành. Khi nghĩ về nó tôi cảm thấy bất lực để tiếp tục viết về cách mạng, bởi không thể bắt người khác hoài nghi về mình, và bắt mình hoài nghi về người khác. Nhưng rồi tôi hiểu ra được rằng hoài nghi là điều kiện cần để bắt đầu tạo dựng một niềm tin giữa người với người. Thay vi tập trung loại bỏ sự nghi ngờ tại sao chúng ta không tìm cách xây dựng lòng tin với nhau.
Tôi chỉ tin những ai tôi hiểu, tôi tiếp xúc. Họ là gia đình, là bạn bè, và là những người qua gia đình, bạn bè tôi giới thiệu. Tôi thấy chúng ta có thể xây dựng niềm tin theo mô hình bán hàng đa cấp.
Tôi tin anh A vì đó là người tôi hiểu, tôi quen biết và có mối thân tình lâu năm. Từ anh A tôi quen biết anh B, tôi tin anh B bởi vì đó là người anh A giới thiệu và tiếp xúc với tôi. Đương nhiên giữa anh A và anh B phải có mối thân tình như tôi với anh A thì niềm tin tôi mới nảy nở với anh B. Cứ thế từ anh B tôi quen biết được anh C, anh D…
Chúng ta có thể xây dựng niềm tin qua sự tiếp xúc trực tiếp này và qua những trung gian mà chúng ta thật sự tin tưởng. Nếu điều này áp dụng cho các tổ chức xã hội dân sự thì lòng tin vô hình kết nối từng tổ chức riêng lẻ thành một khối thống nhất mà không đồng hóa với nhau.
Vậy phải chăng khi xã hội hình thành một lực lượng đối kháng đủ lớn và mạnh thì cách mạng đã có thể xảy ra?
Đương nhiên điều đó còn tùy vào sự chuẩn bị của chúng ta. Điều tối thấy thiếu trong xã hội VN ngày hôm nay không chỉ là một lực lượng đối kháng chính trị đủ lớn có ảnh hưởng lên dân chúng, mà còn thiếu tính chủ động, kế hoạch và tâm lí chiến trong các phong trào dân chủ và tự do.
Có mấy ai trong những người bất đồng chính kiến suy nghĩ rằng họ đang trong một cuộc chiến. Tâm lý chiến tranh là điều thiếu trong mọi người, bởi ai cũng nghĩ mình chỉ bị mất tự do, mất quyền lợi là do không hiểu biết, do thờ ơ, do im lặng chỉ cần hiểu biết, cần lên tiếng là sẽ được tự do, được đối xử công bằng trước pháp luật. Chúng ta đã không gọi tên một cuộc chiến và vì thế chúng ta cũng rất bị động trước những đàn áp của chính quyền. Một người lính khi ra trận họ sẽ không thể bảo vệ mình, bảo vệ đồng đội và dành chiến thắng vì nhờ lên tiếng và hiểu biết về địch mà là nhờ có những phương án đối phó với các chiến dịch tấn công hay phòng thủ của địch.
Bởi thiếu tâm lí chiến, thiếu chủ động, thiếu kế hoạch và một tổ chức đủ lớn nên có ai đó bị đàn áp, bị khủng bổ thì chúng ta cũng chỉ biết kêu gào trên mạng, chỉ biết lan truyền thông tin mà chưa có một sự dấn thân dứt khoát để bảo vệ những người cùng chí hướng với mình. Nhiều người vừa muốn chống độc tài lại vừa muốn độc tài bảo vệ, vừa muốn lật đổ họ lại muốn tính mạng an toàn thì làm sao trọn vẹn đôi đường. Tôi từng nghĩ nếu không có một thế hệ dám chết để đòi hỏi tự do cho mình và cho con em mình thì sẽ còn lâu mới làm lung lay nổi quyền lực cai trị của họ. Và khi độc tài còn cai tri thì sẽ còn nhiều nhiều thề hệ trẻ người Việt bị nhồi sọ, bị tẩy não, sống người không ra người ma không ra ma.
Bòn rút quyền lực của chính quyền độc tài, hình thành lực lượng đối kháng chính trị bằng cách tạo dựng niềm tin, và hoạt động với tâm lí sẵn sàng chịu áp bức có tính chủ động và kế hoạch là cách để VN bắt đầu một cuộc cách mạng bất bạo động. Trên chỉ là những gởi mở rất nhỏ và khá bao quát để bắt đầu một cuộc cách mạng cho VN. Cần nhiều hơn cho một cuộc cách mạng bởi cách mạng đâu chỉ là xóa bỏ cái cũ mà còn là xây dựng cái mới. Một cuộc cách mạng thành công thực sự phải là xây dựng một xã hội không còn bất kì chế độ nào trong lương lai biến thành độc tài.

ĐỐI LẬP CUỘI.

Đã từ lâu "quốc hại" Việt Nam luôn hình thành nên một đội ngũ "đối lập cuội" ( giả vờ làm quân xanh) bao gồm những người như : Trương Trọng Nghĩa, Dương Trung Quốc, Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Minh Thuyết... Và bây giờ trách nhiệm làm đối lập được giao cho một cô gái trẻ có tên là Pham Thị Minh Hiền.
Các nhà nghiên cứu sử học khi xem xét trường hợp Liên Xô và khối cộng sản Đông Âu đã có nhận xét rằng các chế độ cộng sản rất giỏi tạo ra các đối lập cuội (fausse opposition), tức là các tổ chức hoặc các đảng phái không phải cộng sản nhưng hoàn toàn nằm trong sự điều khiển của đảng cộng sản, hoặc do đảng cộng sản lập ra, điều này nhằm tạo ra một tình trạng dân chủ giả.
Một quốc hội mà không có đối lập thì quốc hội đó không hề có dân chủ. Nhưng ở các nước theo thể chế chính trị đa đảng thì đối lập trong các quốc hội đó là đối lập thật. Nghĩa là phe đối lập không hề bao che cho đảng cầm quyền. Và họ luôn bỏ phiếu để phủ quyết những sắc lệnh hoặc những đạo luật của đảng đang chấp chính để tạo ra một sự kiểm soát trong cả ba quyền :hành pháp ,lập pháp và tư pháp.
Do chỉ có một đảng vừa đá bóng vừa thổi còi nên đảng CSVN rất chú trọng đến màn đối lập cuội để lừa dân. Thế là các đại biểu quốc hội như Trương Trọng Nghĩa, Dương Trung Quốc luôn lên trước ống kính của phóng viên truyền hình tại hội trường quốc hội , tại đài truyền hình để phát biểu các quan điểm đối lập nhằm ru ngủ dân.
Mới nghe qua các quan điểm này có vẻ đứng về phía nhân dân và lừa được không ít người khi phản ánh những bức xúc của dân chúng, những mối quan tâm của quốc gia dân tộc. Nhưng xét kỷ các đại biểu đối lập cuội này đã khôn khéo định hướng người dân rất rõ. Họ luôn tập trung làm rõ những lập luận như: chủ trương đúng, thi hành sai, cần phải có một luật nào đó, dân không được chống luật và luôn bảo vệ cho thể chế chính trị một đảng, không có kiểm soát quyền lực.
Đó là tình trạng diễn ra những năm gần đây: nào là góp ý cho hiến pháp, nào là kiến nghị dừng Boxit Tây Nguyên, nào là yêu cầu đòi hủy bỏ quyết định vi phạm pháp luật , nào là kiến nghị đòi thay đổi thể chế…, vô vàn các văn bản kiến nghị mà nhà nước không bao giờ thèm trả lời, không bao giờ thèm thực hiện. Bằng cách đó chính quyền cho phép tồn tại một thứ trạng thái dân chủ giả. Khi cần, có thể nói với quốc tế rằng : « Không, chúng tôi không bóp nghẹt tự do ngôn luận, chúng tôi vẫn để cho người dân nói đấy chứ. Bằng chứng là: a, b, c…. »
Rất đáng tiếc là dân mạng Viêt Nam vẫn còn quá ngây thơ về chính trị. Họ không hiểu rằng màn phát biểu của Phạm Thị Minh Hiền nếu không có bàn tay đạo diễn của trưởng ban "chuyên láo" Võ Văn Thưởng thì không thể xuất hiện trên đài truyền hình quốc gia. Vì sao?
Vì tất cả những thông tin xuất hiện trên 800 tờ báo và đài truyền hình của đảng CS đều phải qua kiểm duyệt. Cộng sản không có đối lập thật và không có báo chí tư nhân , vậy nên những thông tin xuất hiện đều phải có lợi cho đảng cộng sản thì mới đến được với nhân dân.
Vì sao phát biểu của Phạm Thị Minh Hiền có lợi cho đảng cộng sản ?
Bởi nó nhằm lừa dân rằng quốc hội có 96% là đảng viên không phải là công cụ của đảng. Quốc hội cũng trăn trở trước các vấn nạn của đất nước, cũng bàn thảo, cũng vắt óc suy nghĩ chứ không chỉ là công cụ để thực hiện các nghị quyết của đảng.
Nhưng sự thật có phải vậy không ?
Nếu quốc hội dân chủ thì Nguyễn Phú Trọng không thể trúng cử với tỷ lệ 99,79% trừ một người không bỏ cho chính bản thân là Nguyễn Phú Trọng.
Nếu Nguyễn Thị Minh Hiền không phải đọc một kịch bản đã soạn trước thì cô ta đã không bỏ phiếu cho Trọng. Và những người xung quanh cô trong hội trường quốc hội đã không tỏ ra thản nhiên như thế.
Kịch bản này đã diễn nhiều lần, mỗi lần được giao cho một người đọc có quay phim hẳn hoi. Nhưng đọc xong rồi thôi. Vấn đề lập tức chìm vào quên lãng.
Thế nhưng điều buồn cười là lần nào nó cũng lừa được dân mạng Việt Nam. Đó là điều giải thích tại sao suốt 73 năm qua dân Việt luôn bị CS lừa từ năm này sang năm khác. Nguyên nhân cũng chỉ vì họ không hề có những kiến thức cơ bản về chính trị.

MỸ KHÁC VIỆT NAM.

Người Mỹ trước khi xây dựng cái nhà, người ta xây cái "nước" trước.Nước được xây bằng hiến pháp, luật pháp, bằng thể chế chính trị....
Người Việt Nam thì chỉ quan tâm cái nhà, mặc kệ cái nước. Họ chỉ ganh đua làm sao nhà mình to hơn nhà hàng xóm, xe mình đi "xịn" hơn xe hàng xóm, vợ mình đẹp hơn, con mình học trường tốt hơn , chồng mình làm ra tiền nhiều hơn. Còn thì kệ "mẹ" nó cái nước. Nó bị bán cho Tàu ? Không sao. Nó bị ngập lụt ? Không sao. Nó bị ô nhiễm ? Không sao.Nó bị bất công ? Không sao. Nó bị thảm hoạ ? Cũng không sao.
Chỉ cần đèn nhà mình sáng hơn đèn nhà hàng xóm là OK rồi. Hơi đâu lo chuyện xa xôi. Nhưng rồi có ngày họ sẽ thấy những gì họ đang có chỉ là phù du một khi nước đã mất.

Có một vấn đề mà người Việt chúng ta ít bao giờ hiểu là thế này. Một cái nhà mà bạn không rào chắn, đặt hệ thống chống trộm, chống cướp thì thế nào cũng bị phá cho tang hoang. Trách bọn cướp một thì phải nên trách mình mười. Chẳng có bọn cướp nào thấy tiền của để hơ hỏng, dễ lấy mà không động lòng tham cả. Đừng bao giờ nói đạo đức, lương tri với chúng. Bởi chúng là người chứ không phải thánh. Con người khi có quyền lực trong tay là sẵn sàng vứt hết tổ quốc ,dân tộc. Chúng chỉ còn biết vơ vét cho thật nhiều cho đời nay và muôn đời sau mà thôi. Các khái niệm vì quốc gia , dân tộc chỉ là để lừa dân nhằm có quyền lực.
Người Mỹ biết vậy nên rất thực tế, không tin thằng cha căng chú kiết nào cả mà dùng hai tên đối lập nhau để giữ của cải cho dân. Ngoài ra dùng đa đảng, tam quyền phân lập, pháp trị, nhân quyền để chia sẻ quyền lực. Tức là họ rào nhà của họ rất cẩn thận. Tên nào đụng vào của cải chung ấy để bỏ vào túi riêng là bị lôi ra tòa ngay.
Dân Việt cứ sùng bái cá nhân, tin vào đạo đức mà không rào nhà cẩn thận thì cứ gọi là khổ cả đời. Nhưng khổ nỗi người trong nước không biết đã đành ,kẻ ở nước ngoài cũng thi nhau ca tụng độc tài , quyền lực. Thế mới chết.

CHỈ CÓ VIỆT NAM LÀ NGANG NHIÊN SỬ DỤNG MỘT DẤU HIỆU CỘNG SẢN LÀM "QUỐC KỲ".

Các dấu hiệu "búa, liềm, sao đỏ, cờ đỏ, sao vàng"... đều là các dấu hiệu cộng sản của "quốc tế 3" tức "quốc tế cộng sản".
Đệ Tam Quốc tế, còn gọi là Quốc tế cộng sản hay Comintern, là tổ chức của những người cộng sản, được thành lập vào tháng 3 năm 1919 ở Moskva và giải tán năm 1943, được tái sinh lại năm 1947 và giải tán năm 1956, sau Đại hội XX của Đảng Cộng sản Liên Xô. Cương lĩnh hoạt động của Đệ Tam Quốc tế là đấu tranh lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, thiết lập chuyên chính vô sản. Dưới sự lãnh đạo của Vladimir Ilyich Lenin, Đệ Tam Quốc tế đã tiến hành 7 lần đại hội, qua đó vạch ra chiến lược, sách lược chỉ đạo phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
In Hungary, Latvia, Indonesia, Poland, Ukraine and Lithuania, communist symbols are banned and displays in public for non-educational use are considered a criminal offense.
Tại Hungary, Latvia, Indonesia, Ba Lan, Ukraine và Lithuania, các biểu tượng cộng sản bị cấm và hiển thị công khai vì mục đích phi giáo dục được coi là tội phạm hình sự.
Trong lý lịch của Hồ Chí Minh từ năm 1934-1938 có một khoảng trống. Đó là khoảng thời gian mà báo chí thế giới cho rằng NAQ đã chết vì bệnh lao tại Hương Cảng . Nhưng sau khi bị giam lỏng tại quốc tế cộng sản, bặt vô âm tín NAQ đã biến thành Hồ Quang với mặt mũi và chiều cao khác hẳn Nguyễn Sinh Cung, nói tiếng Hán như gió để có thể làm tới Bát Lộ Quân trong quân đội Trung Quốc. Một người chẳng hề biết tiếng Hán mà chỉ biết tiếng Việt và Pháp.Do đó có thể khẳng định đây là khoảng lặng mà quốc tế cộng sản tìm người thay thế NAQ và huấn luyện người này trở thành lãnh đạo phong trào cộng sản Việt Nam.NAQ chết vì bệnh lao, nếu có sống cũng sẽ có nguy cơ tái phát nhưng người này lại nghiện thuốc lá nặng như chưa hề mắc bệnh lao.
Như vậy có thể thấy chắc chắn kẻ trở về lãnh đạo CSVN là người của quốc tế cộng sản. Và chính vì biết rõ điều này nên khi HCM viết 4 lá thư 1 điện tín cầu cứu tổng thống Mỹ Truman, ông ta đã không thèm trả lời. Bởi Mỹ biết rất rõ Hồ Chí Minh là ai.
Nhiều người lầm tưởng rằng lá cờ đỏ sao vàng có nguồn gốc từ Phúc Kiến, Trung Quốc. Thật ra Phúc Kiến cũng lấy dấu hiệu cộng sản từ quốc tế 3 nên trùng với CSVN mà thôi.
Kết luận : đất nước Việt Nam bị một nhóm người từ quốc tế cộng sản về tuyên truyền thành lập nên một tổ chức gọi là "đội VN tuyên truyền giải phóng quân" để cướp chính quyền nên có thể xem như quốc tế 3 là lực lượng chiếm đóng trái phép.
Và lá cờ đỏ sao vàng cũng được xem như biểu trưng của lực lượng chiếm đóng trái phép đó.
Khổ là dân Việt do bị CSVN nhồi sọ quá kỷ nên vẫn tin lá cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ.

NƯỚC PHÁP : HIỆP ƯỚC CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU , BẠO ĐỘNG CỦA ÁO VÀNG VÀ NHỮNG KẺ VÔ LẠI.

Gần 30 năm trước, giới khoa học đã cảnh báo nguy cơ trái đất ấm dần lên. Năm 1988, Liên Hợp Quốc (LHQ) thành lập một ủy ban quốc tế bao gồm các chuyên gia uy tín điều tra hiện tượng này. Hai năm sau, ủy ban báo cáo tình trạng khí thải nhà kính từ các hoạt động của con người như đốt nhiên liệu hóa thạch đang tăng nhanh, khiến bề mặt trái đất nóng lên, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống khí hậu của hành tinh.
Năm 1992, LHQ tổ chức “Hội nghị thượng đỉnh trái đất” ở Rio de Janeiro (Brazil), lập Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (CNFCCC), mở đường cho việc đàm phán các hiệp ước quốc tế hạn chế khí thải nhà kính. Năm 1995, hội nghị biến đổi khí hậu LHQ đầu tiên (COP-1) được tổ chức tại Berlin (Đức). Tuy nhiên, ở thời điểm đó, các bằng chứng khoa học về sự thay đổi của khí hậu vẫn còn mới mẻ và ít ỏi, dù tình trạng khí thải nhà kính gia tăng trong bầu khí quyển là khá rõ ràng.
Các nhà khoa học quốc tế xác định việc đốt nhiên liệu hóa thạch như than, dầu và khí đốt là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này. Do đó, năm 1997 các nước nhóm họp ở Kyoto (Nhật Bản) để tìm giải pháp. Sau hai tuần đàm phán, hội nghị vẫn bế tắc. Nhiều nhà lãnh đạo lo ngại nền kinh tế đất nước họ sẽ sụp đổ nếu không có năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch.
Cuối cùng, sau những cuộc đàm phán đầy căng thẳng, Nghị định thư Kyoto ra đời, đặt khung thời gian 2008 - 2012 để các nước công nghiệp giảm lượng khí thải nhà kính khoảng 5,2% so với mức của thập niên 1990. Tuy nhiên, các nền kinh tế đang phát triển không phải thực hiện nghĩa vụ này. Phó tổng thống Mỹ Al Gore khẳng định các nước đang phát triển có quyền phát triển kinh tế, giảm đói nghèo.
Các nước phát triển có 10 năm để chuẩn bị cho nhiệm vụ giảm khí thải nhà kính. Nhưng Quốc hội Mỹ từ chối phê chuẩn Nghị định thư Kyoto. Tổng thống Mỹ George W. Bush tuyên bố thỏa thuận này là thiếu công bằng. Và trong 10 năm đó, nền kinh tế Trung Quốc phát triển vũ bão, xả lượng khí thải nhà kính khổng lồ. Năm 2006, Trung Quốc chính thức vượt qua Mỹ để trở thành quốc gia xả khí thải lớn nhất thế giới.
Rất nhiều nước phát triển sau đó tuyên bố tách ra khỏi Nghị định thư Kyoto hoặc phớt lờ cam kết giảm khí thải nhà kính.Nghị định thư Kyoto tỏ ra hoàn toàn vô tác dụng bởi nó không tính đến yếu tố chính trị trong nước của các quốc gia. Năm 2009, các nước nhóm họp ở Copenhagen (Đan Mạch) với mục tiêu tìm kiếm một thỏa thuận mới thay thế Nghị định thư Kyoto. Nhưng đó là một thất bại thảm hại và đáng xấu hổ của cộng đồng quốc tế. Các nước giàu vẫn lo ngại nguy cơ kinh tế suy yếu. Các nước đang phát triển muốn tiếp tục xả khí thải để thúc đẩy nền kinh tế.
Ngày 1/12, Cảnh sát Pháp đã phải dùng tới bình xịt hơi cay, lựu đạn khói để giải tán đám đông người biểu tình "áo vàng" quá khích tìm cách phá các hàng rào an ninh trên Đại lộ Champs Elysees tại thủ đô Paris ngay trước khi đợt tuần hành thứ 3 nhằm phản đối quyết định tăng giá nhiên liệu của chính phủ diễn ra tối cùng ngày.
Phong trào toàn dân mặc áo vàng xuống đường (loại áo phản quang trang bị cho tài xế khi xe hỏng phải ngừng, đỗ đột xuất trên đường) gọi là Gilets Jaunes ở Pháp thứ bảy tuần này đã bước sang tuần thứ ba.
Hiệp ước toàn cầu về khí thải COP21 năm 2015 của 194 nước cũng là nguyên nhân gây xáo trộn xã hội Pháp.
Từ ngày 01/01/2019, theo hiệp ước toàn cầu về khí thải CO2, thì thuế sẽ tăng lên 55 euros/ tấn CO2 thay vì 44,6 euros.
Một hiện tượng khác nữa làm cho giá xăng dâu nhảy vọt và tình hình trở nên nghiêm trọng hơn cho chính phủ là giá xăng dầu thế giới đã đột ngột tăng lên 80 $US/thùng thay vì 57 $US trong năm trước đó. Chính vì thế nên giá xăng dầu tại Pháp do bộ tài chính quyết định đã tăng 6,7 cents cho dầu và 2,9 cents cho xăng vào đầu tháng 10/2018, và làm cho giá mỗi lít vượt qua mức 1,5 euros.
Đây chính là một giọt nước làm tràn ly và gây khó khăn cho kế hoạch chuyển dần các phương tiện di chuyển cá nhân qua các nhiên liệu sạch hơn để tôn trọng hiệp ước toàn cầu về khí thải CO2 mà chính phủ Pháp đã ký với 194 quốc gia, trừ ba quốc gia là Mỹ, Syria và Nicaragua.
Đoàn biểu tình phản đối tăng thuế xăng dầu, bước qua tuần thứ ba đã thiên biến vạn hóa thành các vấn đề xã hội đa dạng, bạo lực đã thay cho các cuộc tuần hành ôn hoà và hiện lan rộng ra toàn nước Pháp tại hầu hết các thành phố lớn như Marseilles, Toulon, Bordeaux, Valenciennes...
Mức độ bạo lực gia tăng qua mỗi lần xuống đường. Đợt đầu tiên, 17/11, hầu như không có sự cố gì nghiêm trọng. Đến ngày 24/11, thiệt hại bắt đầu đáng lo: 2 người chết, 103 người bị bắt giữ, vài chục xe ô tô bị đốt cháy.
Đến ngày 1/12 thì sự tồi tệ lên đến đỉnh điểm. Trung tâm thủ đô Paris biến thành “chiến trường” với khói lửa, hơi cay, vòi rồng, gạch đá.
Khải Hoàn môn, biểu tượng chiến thắng của nước Pháp, nơi đặt “Ngọn lửa chiến sĩ vô danh” bị đập phá và bôi nhọ. Bức tượng nàng Marianne tượng trưng cho nền Cộng hoà Pháp bị đập vỡ đầu. Trên tường, các dòng chữ graffiti đen kịt những khẩu hiệu như “Macron démisssion”- “Macron từ chức”.
Một trong những biểu tượng lớn nhất của Paris và nước Pháp đã bị ô uế, theo đúng nghĩa đen của từ này.
Nhưng những gì xảy ra quanh các con phố ở quận 8, quận 16, quận 1 mới thực sự gây sốc. Trụ sở ngân hàng, các cửa hiệu đồ xa xỉ, siêu thị… bị đập phá, đốt cháy, hôi của. Gạch đá lát đường bị cậy lên để ném vào cảnh sát. Các thùng rác được huy động làm rào chắn và bị đốt cháy. Trong sáng ngày 1/12, khói đen bốc lên từ khu vực Khải Hoàn môn có thể được nhìn thấy từ cách đó hàng chục km. Hơi cay dày đặc đến mức có thể cảm nhận được ngay từ Porte Maillots cách đó hơn 1km.
“Paris bốc cháy”, “Chiến trường Paris”, “Chiến tranh ở Khải hoàn môn”…. Tất cả những từ ngữ mà báo chí châu Âu mô tả Paris hôm thứ Bảy, ngày 1/12, đều không cường điệu.
Đó là một cảnh tượng bạo lực khó có thể tưởng tượng ngay tại trung tâm thủ đô nước Pháp, gợi nhớ cuộc bạo loạn ngoại ô 2005 từng khiến cả nước Pháp hỗn loạn.
Tổng cộng, sau ngày cuối tuần, 682 người đã bị bắt giữ trên toàn nước Pháp, trong đó riêng Paris là 412. Ít nhất 263 người bị thương, gồm 81 thành viên lực lượng an ninh. Đến tối Chủ nhật, 2/12, vẫn còn 378 người bị giam giữ, trong đó có 33 trẻ vị thành niên, chỉ tầm 12-13 tuổi.
Nhưng nếu chỉ là tập hợp của những con người đang thực sự khó khăn trong cuộc sống và có nhu cầu được lắng nghe, “Áo vàng” đã không bạo lực đến mức đó.
Cảnh tượng tan hoang tại Paris hôm thứ Bảy, lại đến từ một vấn đề khác của nước Pháp: tội phạm. Chính xác hơn là tội phạm ngoại ô.
Những kẻ này được gọi là “casseur” – “người đập phá”.
Trong tất cả những cuộc biểu tình, xuống đường lớn tại Pháp, luôn có những nhóm “casseur” chuyên nghiệp. Mục đích duy nhất của những nhóm này, như tên gọi, là đập phá, hôi của, cướp bóc. Và để trà trộn vào đám đông, dĩ nhiên chúng cũng mặc “Áo vàng”.
Những “casseur” này, kết hợp với các nhóm cực hữu hoặc cực tả, và đôi khi cả các nhóm “black bloc” (chuyên mặt nạ đen)… là thủ phạm chính gây ra bạo lực.
Đây là những kẻ cơ hội, lưu manh, vô lại.
Khi người Pháp bức xúc, chúng tham gia đập phá. Khi người Pháp vui mừng, như trong đêm ăn mừng chức vô địch World Cup 2018, chúng cũng đập phá. Để hôi của, cướp bóc hoặc chỉ để tấn công cảnh sát làm vui.
Những “casseur” dĩ nhiên không từ trên trời rơi xuống. Đa số “casseur” là các thanh niên ngoại ô thất nghiệp, nghèo đói, luôn sẵn sàng phạm tội chỉ vì vài đồng bạc lẻ. Những kẻ ngông cuồng hơn, như chúng ta đã biết qua vụ Charlie Hebdo hay Bataclan…, thì đi làm khủng bố.
Đây, thực ra là một cơn trọng bệnh khác của nước Pháp, khi bất công xã hội, đói nghèo, xung đột văn hoá-tôn giáo khiến hình thành một thế giới khác ở các ngoại ô – thế giới của tội phạm
Khi mà ngay cả những đứa trẻ 12-13 tuổi cũng tham gia đập phá, cướp bóc, hôi của… thì chẳng có lí do hay bức xúc xã hội nào có thể biện minh.
Những kẻ vô lại này khác với những người “Áo vàng” giận dữ thực sự, nhưng giờ thì đang bị hoà chung. Đó chính là điều khiến cho “Áo vàng” có thể nhanh chóng bị chính người Pháp tẩy chay, dù trong tuần trước, tỷ lệ ủng hộ “Áo vàng” luôn có chiều hướng gia tăng.
Nhưng thực tế ở thời điểm này, khi đến Khải Hoàn môn cũng bị đập phá, thách thức lớn nhất với mọi người Pháp nói chung, từ người dân đến chính trị gia, không còn là câu chuyện giá xăng, sức mua kém hay bất công xã hội gì đó…. mà là ở việc phải chấm dứt ngay lập tức làn sóng bạo lực.
Nước Pháp không thể có một ngày thứ Bảy bạo loạn nữa, nếu không muốn tái hiện một cuộc Cách mạng mà ngay cả những người khởi phát cũng không hề có ý niệm gì về nó./.