Thứ Ba, 10 tháng 12, 2019

LẠM BÀN VỀ CHỮ NGU.



Nhiều người cho rằng dùng chữ "ngu" là xúc phạm,lăng mạ,là "tấn công cá nhân",là thiếu văn hóa.Theo tôi không phải thế.Trong tiếng Việt,"ngu" là một tính từ để gọi tên một hiện tượng của não bộ.Cũng giống như một người nào đó bị què,bị mù,bị điếc thì anh phải gọi tên các tính từ đó chứ không thể khác.Vì vậy nói ông A què ,mù ,điếc ...trong khi ông A thật sự bị què,mù ,điếc thì không phải là xúc phạm ông A mà chỉ để nói ra một sự thật.
Khi ta nói ông B ngu với dẫn chứng rõ ràng thì không thể cho là ta xúc phạm ông B.Trong trường hợp ông B không cho rằng mình ngu thì có thể dùng lập luận để chứng minh sự ngược lại.Đó là sự tranh luận.Có nhiều người cho rằng tại sao không thay từ "ngu" bằng một từ nhẹ nhàng hơn,chẳng hạn như"thiếu thông minh"...Nhưng tùy theo mức độ của người phát biểu có ảnh hưởng đến an nguy của cộng đồng hay không thì người phản biện có quyền dùng để nhấn mạnh sắc thái ngữ nghĩa của nó.
Vì vậy khi cụ Phan Bội Châu dùng từ "sao mà ngu hèn ,thấp kém đến thế" trong đó có dẫn chứng đàng hoàng để chỉ đại bộ phận dân Việt thì không phải cụ đang xúc phạm dân Việt mà đang chỉ ra một sự thật.
Học giả Li Ming viết bài " Vì sao người Trung Quốc ngu thế" với các lập luận khoa học thì không phải là đang phỉ báng mà là đang chỉ ra sự hạn chế của dân Trung Quốc.Thỉnh thoảng trên FB cũng có người nói" Cho hỏi ngu tí" thì không phải họ đang nhạo báng mình mà đang thể hiện thái độ khiêm tốn.Do đó khi nhà bác học Albert Einstein tuyên bố"Không thể chống lại những thằng ngu vì chúng quá đông" không có nghĩa là ông đang xúc phạm cả thế giới mà là đang nêu ra một nguyên lý xã hội.
Nước Mỹ là một dân tộc thông minh thế nhưng họ vẫn khiêm tốn tự nhận mình là "quốc gia ngu ngốc sâu sắc" qua lời nhà báo Dana Milbank
Đồng bào Mỹ của tôi, chúng tôi là một quốc gia ngu ngốc sâu sắc.
Tổng thống Trump đã nhiều lần thông báo với chúng tôi rằng chúng tôi là một quốc gia ngu ngốc, - ông đã đưa ra ý kiến này trong ít nhất 9 lần kể từ khi ông phát động chiến dịch tranh cử tổng thống - và ông nên biết. Như ông ấy đã nhắc nhở chúng tôi sau cuộc họp NATO tuần trước, ông ấy là một thiên tài rất ổn định.
Hơn nữa, tổng thống có ý kiến rất thông minh, chúng tôi đã bị lãnh đạo bởi những người ngu ngốc, và luật pháp của chúng tôi rất tham nhũng và ngu ngốc. Chúng tôi đã rất ngu ngốc về thương mại. Chúng tôi đã rất ngu ngốc khi đối phó với Iraq, Iran, Trung Quốc, Mexico, Canada, Châu Âu và Hồi giáo. Chúng tôi có luật nhập cư ngu ngốc nhất. Trong số nhiều điều ngu ngốc mà Trump đã xác định: nhân viên Nhà Trắng, FBI, Liên đoàn bóng đá quốc gia, đảng Dân chủ, nhà làm phim và nhà báo.

NGƯỜI DO THÁI Ở MỸ.

Trên thế giới này không hề có dân tộc nào thông minh mà khổ cả. Ngay cả dân tộc Do Thái dù bị họa diệt chủng của phát xít, mất nước 2000 năm vẫn trở thành một quốc gia dân chủ Israel hùng mạnh . Người Do Thái ở Mỹ chiếm 30% giải thưởng Nobel toàn cầu. Và là dân nhập cư ảnh hưởng nhất đến nền dân chủ Hoa Kỳ.Người Do Thái hiện tại không hề khổ nhé!
Người Do Thái ở Mỹ chỉ chiếm 2,5% dân số Mỹ nhưng là cộng đồng dân thiểu số thành công nhất trên hầu hết các mặt của đời sống nước này, khiến các cộng đồng khác đều phải vì nể. Họ có mức thu nhập cao hơn mức trung bình toàn dân Mỹ, người Do Thái chiếm khoảng một nửa trong số 200 danh nhân văn hóa nước Mỹ, cũng chiếm tỷ lệ tương tự trong số các nhà khoa học được tặng giải Nobel và chiếm khoảng một phần ba số giáo sư và sinh viên đại học Mỹ (56% sinh viên ĐH Brandeis, 30% sinh viên ĐH Harvard, Columbia ….). Một phần tư số luật sư ở Mỹ và rất nhiều nghệ sĩ, nhân vật giới khoa học tự nhiên và xã hội nhân văn là người Do Thái, nổi tiếng nhất là các nhạc sĩ Irving Berlin, hai anh em George và Ira Gershwin, nhà bác học Albert Einstein, nhà sáng chế vắc-xin bệnh viêm tủy xám Jonas E. Salk, giải Nobel văn học 1978 Isaac Bashevis Singer...
Đặc biệt cộng đồng Do Thái giữ vai trò quan trọng trong giới truyền thông Mỹ. Họ sáng lập và kiểm soát mấy tờ báo lớn như New York Times, Washington Post, Newsweek, các mạng truyền hình quan trọng như ABC, CBS, NBC, Bloomberg và 3 công ty điện ảnh lớn Warner, Paramount, Metro-Goldwin-Mayer. Nhiều nhà báo, nghệ sĩ và đạo diễn điện ảnh là người Do Thái, như đạo diễn lừng danh Steven Spielberg ...
Người Do Thái ở Mỹ thành công nhất trên lĩnh vực kinh tế, tài chính. Họ chiếm khoảng một nửa số doanh nhân giàu có nhất và chiếm một phần ba số tỷ phú Mỹ. 21/40 nhà giàu đứng đầu bảng xếp hạng của tạp chí Forbes (trong đó có Paul Allen ...) cùng rất nhiều nhà kinh tế học nổi tiếng và khoảng 50% giới tinh anh của phố Wall là người Do Thái. Nổi danh hơn cả có lẽ là Alan Greenspan 17 năm làm Chủ tịch Cơ quan Dự trữ Liên bang FED quyền lực lớn nhất trong giới tài chính Mỹ, trùm tài chính George Soros, chủ tịch Ngân hàng Thế giới Paul Wolfowitz cùng người tiền nhiệm James D. Wolfensohn, các chủ nhân giải Nobel kinh tế Paul Samuelson (1970), Milton Friedman (1976), Paul Krugman (2008) ...
Ảnh hưởng to lớn của cộng đồng Do Thái đối với đời sống chính trị Mỹ thể hiện trên nhiều mặt. Thứ nhất là việc tham gia bầu cử Tổng thống và hai viện Quốc hội. Nhìn chung chỉ có khoảng một nửa dân Mỹ đi bầu, trong khi đó tỷ lệ người Do Thái đi bỏ phiếu cao tới 90%, cao nhất trong các cộng đồng ở Mỹ. Hơn nữa họ lại sống tập trung tại các bang có tiếng nói quyết định kết quả bầu cử, như New York, California, Pennsylvania …
Do nắm nhiều cơ quan truyền thông xuất bản nên tiếng nói của người Do Thái rất lớn, mỗi khi xảy ra sự việc nào liên quan tới quyền lợi của người Do Thái hoặc Israel thì các cơ quan này đều rầm rộ lên tiếng nhất trí bênh vực.
Thứ hai là quyên góp tiền cho ứng viên tranh cử. Các cuộc bầu cử ở Mỹ ngốn hàng chục hàng trăm triệu USD, đều do dân tự nguyện quyên góp cho các quỹ tranh cử của ứng viên.
Người Do Thái tuy nổi tiếng căn cơ tiết kiệm nhưng khi quyên góp vì mục đích chính trị thì họ rất hào phóng, vả lại họ rất giàu. 4 trong 5 người quyên góp nhiều nhất trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2000 là người Do Thái. Các ứng viên chức Tổng thống, Thống đốc bang hoặc nghị sĩ dựa vào tiền đóng góp của ai thì phải biết lấy lòng người ấy. Cho nên khi đã trúng cử, họ đều bênh vực lợi ích người Do Thái và Israel.
Mặt khác, người Do Thái làm việc gì cũng có tổ chức và đoàn kết nhất trí. Họ lập ra rất nhiều quỹ quyên góp bầu cử, gọi là “Ủy ban hành động chính trị”. Hiện nay nước Mỹ có khoảng 80 ủy ban như vậy, trong khi người A Rập ở Mỹ chỉ có 10 tổ chức tương tự. Các Ủy ban ấy đã quyên góp được hàng tỷ USD ủng hộ Israel. Năm xưa, khi nổ ra chiến tranh với các nước Ả Rập, bà Golda Meir Thủ tướng Israel sang Mỹ quyên góp tiền mua vũ khí, ngay lập tức quyên được 70 triệu USD (số tiền rất lớn hồi đó).
Nếu dân Việt mà thông minh thì không có một thủ tướng nói tiếng Anh "cờ, lờ, mờ, vờ", làm trò cười khi ra nước ngoài...

NGƯỜI GIÀ Ở MỸ SƯỚNG THẬT.



Chẳng có nơi đâu mà người già được các chế độ phúc lợi sướng như Mỹ . Sau mấy mươi năm làm việc đến 62 tuổi là có thể về hưu non lãnh 70% tiền hưu, 67 tuổi về hưu lãnh 100%. Nếu lương cao đóng thuế nhiều về già có thể lãnh $5000 đến $10.000/tháng, sau đó chọn lựa một quốc gia bất kỳ để sống. Hàng tháng sở an sinh xã hội sẽ gởi tiền đến tận nơi, xài thoải mái. Nhiều người già dù mang máy thở nhưng hàng ngày vẫn mò đến casino, hai tay hai máy đánh bạc kéo nguyên ngày nhưng tiền vẫn còn rủng rẻng.
Có người sau khi lo cho con cái xong dồn hết gia sản mua một chiếc RV khoảng $200.000 có trang bị nội thất như một khách sạn di động, thế là hai ông bà thong thả đánh xe rong ruổi khắp nước Mỹ, Canada thăm thú tất cả danh lam thắng cảnh, gặp đâu ăn ngủ đó.Chán chê thì dừng xe xuống tàu mua vé đi Cruise, lang thang khắp các nước châu Mỹ, châu Âu cả tháng.
Những người không có nhiều tiền thì chọn xe bus, thế là hai ông bà suốt ngày rong ruổi khắp các thành phố tiểu bang, vui chơi thoải mái, nếm đủ sơn hào hải vị.
Đa số bạn bè thường hẹn nhau chọn một nhà dưỡng lão để ở chung. Thế là các ông suốt ngày đi thể dục , đánh cờ tướng với nhau, các bà học khiêu vũ. Thỉnh thoảng nhà dưỡng lão tổ chức party, tiệc sinh nhật rất ư là náo nhiệt.Lễ tình nhân, Thanks Giving, Noen thì khỏi chê.
Nhưng quan trọng nhất là sức khỏe. Ông bà nào cũng có riêng bác sĩ gia đình và có bệnh viện riêng để tới. Nhà người nào cũng có một sợi dây gắn trong phòng ngủ. Chỉ cần khó thở, trái gió trở trời là giựt ngay sợi dây, 10 phút sau xe cấp cứu ambulance tới. Ba thanh niên lực lưỡng nhào vào phòng kèm một chiếc xe giường bệnh. Người già sẽ được đưa ra xe cấp cứu ngay trên xe sau đó chở đến bệnh viện. Toàn bộ tiền xe đưa cấp cứu( $1.000 mỗi chuyến) y tá bác sĩ, thuốc men chữa bệnh đều có quỹ bảo hiểm y tế Medicare chi trả. Mỗi lần ghé thăm bệnh viện tốn kém cả chục ngàn đô nhưng họ không hề mất xu nào nên nhiều người ghiền cấp cứu. Bởi lẻ vào bệnh viện được đối xử như ông hoàng, y tá bác sĩ cả chục người , ăn nói nhỏ nhẹ, thay phiên nhau chăm sóc, bài tiết, tắm rửa ,lại được nằm phòng bệnh có tivi, máy điều hòa...
Phải nói rằng ngành y tế nước Mỹ là số 1 và sinh mạng con người là quý giá. Phụ nữ vào bệnh viện Mỹ đẻ không đau, vừa đẻ vừa huýt sáo, đẻ xong được đưa đến phòng bệnh đầy hoa và chăm sóc đặc biệt nên ai cũng muốn đến Mỹ để đẻ.Riết rồi Mỹ xem như đó là một dịch vụ hái ra tiền.
Mấy ngày nay ba mình là khách hàng quen thuộc của bệnh viện, mới so sánh tuổi già ở Việt Nam nên thấy thật diễm phúc. Con cái chỉ lên đứng xớ rớ thăm chứ y tá không cho mó tay vào bất cứ việc gì. Bệnh nặng đến đâu cũng trở thành nhẹ, muốn chết cũng khó.Về nhà còn được bệnh viện tặng máy thở, căn dặn khám ở đâu tốt , lại còn cho người lao động công ích đến nhà nấu ăn, giặt giũ, giúp việc, chính phủ trả tiền.
Thế mới nói chỉ cần biết đấu tranh dân chủ tạo ra một thể chế chính trị tốt người dân dù nghèo khổ đến đâu cũng được đối xử như vua chúa .

TƯ DUY LOGIC.

Tư duy logic là nền tảng của triết học và các học thuyết chủ nghĩa để tìm ra một thể chế chính trị, một cách vận hành xã hội ưu việt nhất nhằm đem đến tự do, no ấm, hạnh phúc cho nhân loại.
Tư duy logic của người Việt rất yếu. Trong bất cứ vấn đề gì họ cũng chỉ thấy cái ngọn chứ không hề thấy cái gốc. Nhưng thay vì lắng nghe, tra google, động não suy nghĩ họ lại tài lanh nhào vào chửi bới nhục mạ người khác trong khi rõ ràng là mình sai.
Ví dụ như khi tôi nêu một nguyên lý :"Không một chế độ độc tài nào "ngu ngốc" trả quyền lực cho dân. Chỉ có dân "ngu ngốc" không chịu trả giá để giành lại quyền lực." không có một từ nào trong này tôi chỉ "dân tộc Việt Nam" cả. Đây là một nguyên lý chỉ chung cho cả nhân loại. Thế mà nhiều kẻ hùng hổ nhảy vào bảo "anh kiêu ngạo" "anh không sống ở Việt Nam nên không biết"
Thiệt là vô lý khi tôi đang nói đến cả thế giới lại quy chụp là tôi không biết gì về Việt Nam, phản biện đúng là phải chỉ ra trên thế giới này có một chế độ độc tài nào tự giác trả quyền lực cho nhân dân, nơi nào, nước nào, năm nào. Lúc đó tôi sẽ bảo nước Mỹ cất cái câu "Tự do không hề miễn phí" đi giùm cái.
Còn dùng chữ "ngu ngốc" một cách "phiếm định" không tấn công cá nhân ai thì có gì đâu gọi là "kiêu ngạo". Chẳng lẻ cụ Tản Đà , cụ Phan Bội Châu, ông Trump rồi học giả Li Ming của Trung Quốc nói nước mình ngu thế đều kiêu ngạo hết sao?
Khi anh để một cá nhân, gia đình, đảng phái đứng trên hiến pháp...không kiểm soát được chúng, không luận tội, truất phế được chúng, không đưa chúng ra tòa khi chúng bán nước ...mà vẫn nhởn nhơ chúi đầu vào những trò do chúng bày ra như bóng đá, Sea Game, gameshow, ca nhạc... thì rõ ràng là anh u mê rồi.
Vì sao ? Vì những vấn đề thiết thân, sống chết của anh nhưng anh không quan tâm anh lại bị tên Sở Khanh lừa, đánh lạc hướng chứng tỏ là não của anh không có chất xám.Như thế thay vì anh phải cám ơn người đã chỉ ra cho mình sự thật, giúp mình phản tỉnh , giúp cả dân tộc tìm ra lối đi anh lại quay sang "lấy oán báo ân" để ngụy biện cho cái gọi là "tự ái dân tộc" hão huyền, để rồi càng cãi càng lòi cái nhỏ nhen ,phi lý ra.
Tại sao Hồ Duy Hải , Nguyễn Văn Chưởng bị tử hình oan ? Anh phải đi vào tìm hiểu cái cơ chế không có tam quyền phân lập, tư pháp độc lập. Khi tòa án , luật pháp do đảng cầm quyền đặt ra thì chúng muốn xử chết ai là do chúng. Anh can thiệp được người này nhưng còn biết bao nhiêu người trong bóng tối bị tử hình oan khác anh có can thiệp được đâu ?
Vậy thì anh kêu gào trên mạng cũng chả có ích gì. Cứu được một Hồ Duy Hải này nhưng còn hàng trăm , hàng ngàn Hồ Duy Hải khác thì sao? Chúng chỉ giả bộ tha cho HDH để các anh nghĩ là dư luận đã thắng, dân mạng là anh hùng nhưng cái cơ chế vẫn còn nguyên. Sau đó chúng lẳng lặng giết oan hàng chục ngàn người khác trên men say chiến thắng của những tên khờ.
Thế nhưng khi có người bảo anh phải đấu tranh thay đổi thể chế vì đó là con đưong duy nhất anh lại bảo là "đấu tranh bằng máu người khác". Những quy chụp thiểu năng. Các anh đấu tranh để các anh khỏi bị bất công chứ đâu phải cho những người đang sống trong một xã hội có tự do, luật pháp và bình đẳng, không ai ở trên luật.
Phải nói là do tư duy logic kém dân mạng Việt Nam luôn luôn có những nhận thức nông cạn , hời hợt. Nhưng theo thời gian loại này không hề ít đi mà ngày càng nhiều thêm. Họ còn hăm he là "đã lâu tôi không thèm đoc bài của tay này", ha ha làm như không đọc là mình sẽ bị chết. bị phá sản vậy đó. Đúng là trẻ con.

MỤC ĐÍCH CỦA THỂ THAO LÀ GÌ ?

Tư duy người Việt Nam quá kém nên mới ăn mừng, tự hào những thứ rỗng tuếch, chẳng có ý nghĩa gì.
Mục đích của thể thao không phải là những tấm huy chương mà là ở chỗ nâng cao sức khỏe, giảm thiểu bệnh tật, giảm ngân sách quốc gia giành cho y tế.
Thế giới tổ chức Omlympic 4 năm một lần để làm gì ? Chính là để tạo ra một phong trào thi đua giúp con người nâng cao sức khỏe.
Do vậy thành tích "huy chương vàng , bạc, đồng" chỉ có ý nghĩa khi tương ứng với việc quốc gia đó phải có tỷ lệ người tập luyện thể thao cao . Anh có đem về hàng chục ,hàng trăm huy chương nhưng dân nước anh béo phì, bệnh tim mạch, đái đường , cận thị... thì số huy chương đó của anh cũng chỉ là vứt đi.
Nhưng tại sao các nước độc tài như Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam...lại nuôi riêng vận động viên như nuôi gà chọi, dùng phương pháp khổ luyện hoặc bắt các em bé trong môn thể dục dụng cụ phải xa nhà từ bé để hy sinh vì cái gọi là "niềm tự hào quốc gia" ?
Sự thật chẳng có tự hào dân tộc gì ở đây cả. Triều Tiên ra chỉ tiêu và trừng phạt nặng nề VDV không đạt huy chương chỉ vì làm cho chế độ độc tài không có thêm uy tín trong mắt người dân. Các cầu thủ bóng đá Việt Nam chẳng mang gì về cho dân tộc Việt mà chỉ làm tăng thêm độc quyền cai trị của đảng cộng sản, khiến người dân cho rằng sự cầm quyền của chế độ một đảng là tất yếu. Từ đó tạo điều kiện gián tiếp cho việc cướp đất, bán đặc khu, tham nhũng, bán chủ quyền, xử án bất công liên tiếp diễn ra.
Trong khi đó thành tích thể thao ở Mỹ là thực chất, bởi 1/3 số huy chương vàng Olympic của Mỹ đến từ thể thao học đường. Và điều đó cũng có nghĩa nếu số huy chương vàng Olympic Mỹ càng cao thì sức khỏe của học sinh Mỹ càng tốt.Bóng đá Mỹ phản ánh phong trào bóng đá trong các trường trung học Mỹ.Do đó thể thao Mỹ không xây nhà từ nóc như Việt Nam.Nó đi lên từ một hình tháp vững chắc.
Như vậy có thể thấy rằng khi anh nuôi riêng một lớp vận động viên thì thành tích cao của họ chỉ làm cho anh khoe khoang rỗng tuếch. Thế giới, những chuyên gia thể thao không coi đó là thành tích của một dân tộc. Đó chỉ là thành tích của những con gà chọi được nuôi để phục vụ cho ý đồ chính trị của nhà cầm quyền.
Nó cũng giống như một đội ngũ học sinh giỏi toán đi thi quốc tế trong khi người Mỹ chọn ra từ những học sinh yêu thích học toán, tự vận động nguồn kinh phí để tham gia thì Việt Nam thi tuyển học sinh giỏi toàn quốc, nuôi riêng một đội tuyển quốc gia để thi đấu với những học sinh chỉ đi thi vì ham thích. Sau khi đạt chút thành tích thì cả một hệ thống truyền thông nhảy vào bơm thổi. Nhưng sau khi đạt huy chương quốc tế đó chẳng có thể tạo ra được một bằng phát minh nào. Nhưng nó là cần thiết cho tính chính danh để chế độ độc tài tồn tại.
Đáng tiếc là nếu như lớp "bò đỏ" chẳng hiểu gì về ý nghĩa đích thực của thể thao do tuyên truyền cũng có thể chấp nhận ngay cả tầng lớp được gọi là có chút tri thức vẫn bị chế độ độc tài dắt mũi, vẫn hàng ngày tung hô những thứ giả tạo để trốn tránh cái thực tại bi đát của cả một dân tộc.

THỂ THAO Ở CÁC NƯỚC DÂN CHỦ MỚI LÀ CÁC NỀN THỂ THAO CHÂN CHÍNH KHI XÂY NHÀ TỪ MÓNG.

Kết quả của việc tập luyện thể thao đã được thể hiện rất rõ ở những quốc gia phát triển. Từ xuất phát điểm thấp bé, những người dân của xứ sở mặt trời mọc khiến mọi quốc gia phải thay đổi cái nhìn trước một thế hệ trẻ cao lớn, tài năng và đóng góp vô vàn phát minh vĩ đại cho nhân loại. Còn Mỹ luôn duy trì vị thế siêu cường trên mọi lĩnh vực và của “giấc mơ Mỹ” đã đưa quốc gia này trở thành miền đất hứa cho hầu hết du học sinh quốc tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển thể chất trong giáo dục, nhiều quốc gia tiên tiến đã hướng học sinh tham gia các trò chơi thể thao từ rất sớm. Nhật Bản là một trong những quốc gia như vậy.
Bên cạnh hoạt động học tập, vui chơi, các trường mầm non ở Nhật Bản luôn chú trọng đến việc phát triển thể chất cho trẻ. Các bé chưa đến 1 tuổi đã tham gia thi đấu thể thao, dù các em chỉ mới biết bò hoặc đi chập chững. Các bé mầm non nhỏ được tham gia lớp học nhảy, lứa tuổi lớn hơn sẽ tham gia đá bóng như vận động viên thực thụ.
Mỗi năm, học sinh Nhật Bản đều được tham gia ngày hội thể thao. Để tham gia ngày hội này, các bé phải tập luyện với cường độ cao và nghiêm túc với các môn như thể dục nhịp điệu, chạy, múa… Qua những hoạt động đó, các bé được rèn luyện tinh thần đồng đội, tính kỷ luật, sức chịu đựng, sự kiên trì, lòng tự tin và quan trọng là có sức khỏe thể chất cũng như tinh thần tốt.
Trong đó, tiêu chuẩn đầu tiên và quan trọng nhất là học sinh phải thể hiện được các kỹ năng vận động, kiểu chuyển động đa dạng; vận dụng lý thuyết về khái niệm, nguyên tắc, chiến lược, chiến thuật trong chuyển động và phương thức thực hiện. Bên cạnh đó, học sinh cũng phải thể hiện kiến thức và kỹ năng cần thiết để duy trì hoạt động thể dục thể thao ở cấp độ tăng cường sức khỏe. Từ những hoạt động thể chất này, học sinh sẽ có thái độ đúng mực với cá nhân và cộng đồng, biết tôn trọng bản thân và những người xung quanh, cũng như tăng cường khả năng thể hiện bản thân và tương tác xã hội.
Trong suốt quá trình học tập từ nhỏ đến lớn, học sinh Mỹ được hướng đến sự phát triển một cách toàn diện, kết hợp giữa học và chơi. Thậm chí, để khuyến khích học sinh vận động, chính phủ còn ban hành chính sách tuyển thẳng vào đại học, miễn giảm học phí cho những em giỏi thể thao.
Mỹ thống trị Olympic nhờ thể thao học đường.
Các trường học đã giúp đoàn thể thao Mỹ đoạt hơn 80 huy chương tại Olympic London. Nổi bật nhất là Đại học Southern California (USC) với 24 huy chương các loại.
Trong đó có 12 HCV, nhiều hơn cả đoàn xếp thứ năm chung cuộc là Đức.
Đâu là bí quyết giúp Mỹ gặt hái thành công ở Olympic? Các chuyên gia thể thao và giới truyền thông quốc tế đã trả lời: “Thể thao học đường giúp Mỹ cất cánh!”. Nhận định này xuất phát từ thực tế hầu như ở đợt tranh tài Olympic nào, các VĐV thuộc các trường học cũng đều đóng góp hơn phân nửa số huy chương cho đoàn Mỹ. Theo thống kê của tờ Los Angeles Times (Mỹ), tính riêng ở Olympic London, các trường học đã đóng góp gần 80 huy chương cho đoàn Mỹ.
Nhiều nhất là USC với 41 VĐV tranh tài và đoạt 24 huy chương các loại (12 HCV, 9 HCB và 3 HCĐ). Ngoài ra, các trường như Cal & Stanford (16 huy chương), Washington (11 huy chương), California, Los Angeles (8 huy chương), Arizona (4 huy chương), Oregon (3 huy chương), ASU (Trường đại học bang Arizona, 2 huy chương)... Riêng Trường trung học Regis Jesuit (Colorado) chỉ với đại diện duy nhất là nữ kình ngư 17 tuổi Missy Franklin đã đóng góp đến 4 HCV và 1 HCB.
Nếu USC được đại diện thi đấu như một quốc gia, họ sẽ xếp thứ 11 trên bảng tổng sắp huy chương và đứng thứ năm nếu xét về số lượng HCV. Không riêng gì ở Olympic London, kể từ năm 1904 đến nay, USC đã cử tổng cộng 418 VĐV đại diện nước Mỹ tranh tài ở Olympic và đoạt 287 huy chương (135 HCV, 87 HCB và 65 HCĐ). Như vậy ở mỗi kỳ Olympic, họ đều đóng góp cho đoàn Mỹ tối thiểu 1 HCV.
Với thành tích đó, USC có thể đứng thứ 16 trên bảng tổng sắp huy chương Olympic từ trước đến nay và xếp hạng 12 nếu chỉ xét về số HCV. Vì vậy, USC còn được người hâm mộ Mỹ gọi là “ngôi nhà của những VĐV Olympic.
Không riêng gì Mỹ, đoàn thể thao Anh thành công cũng nhờ thể thao học đường khi có đến 60% trong tổng số 65 huy chương của họ được mang về từ các học sinh, sinh viên.

TÌM HIỂU NGUYÊN TẮC "CHECKS AND BALANCES" ( KIỂM SOÁT VÀ ĐỐI TRỌNG ) TRONG HIẾN PHÁP MỸ

Khi trao cho ba nhánh lập pháp, hành pháp, tư pháp địa vị ngang bằng và độc lập, mục đích của những bậc tiền nhân đã viết nên Hiến pháp Mỹ nhằm đảm bảo mỗi trong các cơ quan có đủ năng lực để thực hiện quyền kiểm soát hoạt động của hai cơ quan còn lại, qua đó hạn chế quyền lực của chúng, tránh tình trạng tập trung quyền lực vào một cơ quan. Đây là cơ chế Kiểm soát và Đối trọng (checks and balances), hạt nhân của nguyên tắc Phân quyền.
Quyền lực nhà nước luôn có xu hướng tự mở rộng, tự tăng cường vai trò của mình. Bất cứ ở đâu có quyền lực là xuất hiện xu thế lạm quyền và chuyên quyền, cho dù quyền lực ấy thuộc về ai. Do vậy, để đảm bảo các quyền tự do cơ bản của công dân, ngăn ngừa các hành vi lạm quyền của các chủ thể nắm giữ quyền lực nhà nước thì phải thiết lập pháp chế nhằm giới hạn quyền lực nhà nước. Cách tốt nhất để chống lạm quyền là giới hạn quyền lực bằng các công cụ pháp lý và cách thực hiện không phải là tập trung quyền lực, mà là phân chia nó ra.
Muốn hạn chế quyền lực nhà nước thì trước hết phải phân quyền, và sau đó phải làm cho các nhánh quyền lực đã được phân chỉ được phép hoạt động trong phạm vi quy định của pháp luật. Sự phân quyền không đơn thuần chỉ diễn ra ở một chiều ngang, mà còn cần thiết ở cả chiều dọc, và ở bất cứ lĩnh vực nào của nhà nước.
Phân bổ quyền lực chính quyền giữa các nhánh riêng rẽ của chính quyền.
Sự phân chia các quyền lực đó theo một cách thức sao cho chức năng của một nhánh chính quyền trong một vấn đề cụ thể thì bị giới hạn bởi chức năng của một nhánh khác có thẩm quyền về cùng vấn đề ấy hoặc về một vấn đề khác có liên quan. Thường được gọi là: "các biện pháp kiểm soát và đối trọng quyền lực lẫn nhau" – "checks and balance." Về cốt lõi, đây là một hệ thống nằm ngay bên trong chính quyền nhằm đảm bảo tính trách nhiệm của chính quyền, được gọi là kiểm tra, giám sát bên trong. Vì sự kiểm tra này tạo ra một cơ chế mặc nhiên ai nắm và được phân công sử dụng quyền lực nhà nước cũng phải bị kiểm tra.
Khía cạnh thứ ba của sự phân bổ này là sự phân chia quyền lực của chính quyền theo ngành dọc theo cách thức sao cho mỗi một nhiệm vụ của chính quyền được giao cho đơn vị nào nhỏ nhất, cơ sở nhất trong chính quyền mà có thể đảm trách được nhiệm vụ đó.
Phân quyền ngang
Đây là cách thức phân quyền cổ điển mà mầm mống là của J. Locke, C.L. Montesquieu và J. Rousseau. Nội dung cơ bản của phân quyền ngang cũng ít thay đổi trong thời đại hiện nay:
Quyền lực nhà nước được phân chia thành các nhánh khác nhau, do các cơ quan khác nhau nắm giữ để không một cá nhân hay tổ chức nào nắm được trọn vẹn quyền lực nhà nước. Điển hình như là: ở Mỹ, nghị viện nắm quyền lập pháp, chính phủ tổng thống nắm quyền hành pháp, còn tòa án nắm quyền tư pháp.
Hoạt động của các cơ quan quyền lực công có sự chuyên môn hóa, mỗi cơ quan chỉ hoạt động nhằm thực hiện chức năng riêng của mình, không làm ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan khác.
Quyền lực giữa các cơ quan quyền lực cân bằng, không có loại quyền lực nào vượt trội hơn. Các cơ quan quyền lực giám sát, kiềm chế đối trọng và chế ước lẫn nhau, để không có một cơ quan nào có khả năng lạm quyền.
Có ba mức độ biểu hiện của cách thức phân quyền ngang trong bộ máy nhà nước hiện nay:
Phân quyền cứng rắn được áp dụng trong chính thể cộng hòa tổng thống, đặc điểm là chính phủ phải chịu trách nhiệm trước nhân dân như: Hoa Kỳ, Philippines,...
Phân quyền mềm dẻo được áp dụng trong chính thể đại nghị, chính phủ phải chịu trách nhiệm trước quốc hội, như: Anh, Nhật,...
Phân quyền trong chính thể cộng hòa hỗn hợp, chính phủ vừa phải chịu trách nhiệm trước nhân dân vừa phải chịu trách nhiệm trước quốc hội, như ở các nước Pháp, Nga,...
Phân quyền dọc:
Để hạn chế quyền lực nhà nước thì quyền lực nhà nước không chỉ phân chia theo chiều ngang thành các ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp mà còn phải tiếp tục phân chia ở chiều dọc giữa trung ương và địa phương. Chính ở sự phân quyền này mà quyền lực nhà nước trung ương bị hạn chế. Đến lượt mình, quyền lực của cơ quan địa phương – chính phủ địa phương lại bị phân chia thành lập pháp địa phương và hành pháp địa phương.
Nội dung chủ yếu của tư tưởng phân quyền dọc:
Tồn tại hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước do dân bầu ở các cấp địa phương, song song với bộ máy nhà nước trung ương.
Có sự phân công nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn cụ thể giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương trong những lĩnh vực cụ thể; mà chủ yếu là chính quyền trung ương sẽ giải quyết các vấn đề công, vì lợi ích của cả cộng đồng xã hội, như vấn đề: chủ quyền lãnh thổ, dịch vụ công,...; còn chính quyền địa phương sẽ phụ trách các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục, văn hóa ở địa phương, ngoài ra còn có thể chủ động tiến hành hợp tác, giao lưu với các địa phương khác hoặc các tổ chức quốc tế trong quyền hạn của mình.
Tổ chức và hoạt động của các cấp chính quyền trong nhiệm vụ và quyền hạn của mình là tương đối độc lập với nhau. Chính quyền trung ương không có quyền điều hành, chỉ đạo chính quyền địa phương, mà chỉ có thể xây dựng chủ trương chính sách, tạo dựng khuôn khổ pháp lý, và kiểm tra, giám sát hoạt động của các chính quyền cấp dưới, mọi phạm vi của chính quyền địa phương sẽ do Tòa án Hành chính xét xử độc lập.

PHI LOGIC.

Những kẻ chống Trump đã tỏ ra cuồng loạn, phi logic:
- Trump không ký đạo luật dân chủ nhân quyền HK : họ chửi.
- Trump ký : họ cũng chửi.
Bởi vì những kẻ này bất chấp logic. Họ chỉ có mỗi một việc trong đầu là tìm bất cứ hành động nào, lôi bất cứ bài báo nào chống Trump của cánh tả ra để nhai lại.
Nguyên nhân : Trump là người duy nhất trong các đời tổng thống Mỹ dám đặt lại mối quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh:
- Ngăn chặn thâm hụt thương mại, không để xuất khẩu của các nước như Nhật , Đức , Úc, Anh, Pháp vào Mỹ cao hơn nhập khẩu hàng Mỹ.
- Ngăn chặn việc Mỹ làm chuyện bao đồng ngân sách quốc phòng cho NATO, Nhật, Hàn, Úc...
- Kiểm soát chặt nhập cư lậu để phúc lợi xã hội Mỹ không bị hao hụt và tránh các nguy cơ về tệ nạn xã hội như ma túy, phạm pháp.
- Gây chiến tranh thương mại với Trung Quốc ,dồn Trung Quốc vào thế cùng : thất nghiệp, thị trường chứng khoán, bất động sản bốc hơi, xem xét tư cách thành viên WTO, đánh thuế hàng nhập khẩu TQ vào Mỹ, rút làn sóng đầu tư khỏi TQ... sau đó buộc TQ phải ký các thỏa thuận thương mại theo các điều kiện có lợi cho Mỹ hoặc là chờ kinh tế suy thoái và sụp đổ.
Làn sóng chống Trump đến từ Việt Kiều ngoài nước Mỹ và Người Mỹ gốc Việt chuyên sống nhờ trợ cấp xã hội ở Mỹ không lạ: Trump đang đụng đến nồi cơm và tiền hưu của họ.
Nhưng họ không biết một chuyện Mỹ là nước dân chủ chứ không phải độc tài, quyền quyết định không hoàn toàn trong tay Trump. Việc chống Trung Quốc đã nhận được sự đồng thuận từ hai viện và cả từ hai đảng. Việc buộc châu Âu, Úc, Hàn Nhật phải tự lo cho mình cũng là đường lối chung.
Vậy nên cho dù ông Trump có chiến thắng hay không trong bầu cử năm 2020 thì nồi cơm của họ vẫn bị lung lay như thường.Đảng Dân chủ lên cũng thế mà thôi nhưng chắc còn lâu.

NGƯỜI NHẬT VÀ NGUYỄN ĐỨC CHUNG.



Thống tướng Mỹ Mac Arthur kéo quân qua giúp Nhật khi về dân Nhật dàn hàng ngang ,rơi nước mắt đưa tiễn, nhiều phụ nữ Nhật muốn sinh con cho ông.
Thấy ngon ăn hai chuyên gia Nhật cũng kéo đồ nghề qua giúp Việt, hy vọng rằng với công nghệ làm sạch sông Tô Lịch dân Việt sẽ bày hương án hai bên đường ,quỳ lạy cảm tạ.
Nhưng người Nhật không biết là Việt Nhật khác nhau dù đều là dòng họ lùn, máu đỏ da vàng. Trước kia người Mỹ đã gạt phăng bản hiến pháp của Nhật Hoàng, thức trắng ba đêm để thảo một bản hiến pháp mới. Đọc qua người Nhật không tố thống tướng Mac Arthur chưa xin phép mà làm chui hiến pháp như ngài thị trưởng Hà Nội Nguyễn Đức Chung.
Nhật nhờ khiêm tốn học hỏi nên ngày càng lớn mạnh. Ngay cả quyền tuyên chiến trong hiến pháp cũng chẳng ngại bỏ qua, cho luôn quân đội Mỹ đóng trên đất Nhật để giảm chi phí về quốc phòng.
Trong khi đó dù có văn bản giấy trắng mực đen hẳn hoi người Nhật vẫn bị lật lọng vì quên mất lời dặn của nhà bác học Einstein "Không thể chống lại những thằng ngu vì chúng quá đông"
Người Mỹ có thể giúp được nước Nhật chứ không thể giúp được Việt Nam, người Nhật cũng thế. Bởi những thằng "ngu" không bao giờ biết mình ngu mà chỉ sĩ diện hão.

BÓNG ĐÁ LUÔN LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH TRỊ.

Cúp thế giới 1934 với chiến thắng của đội tuyển Ý trên sân nhà. Đó là một chiến thắng được Benito Mussolinia mong đợi để chứng tỏ sức mạnh chủ nghĩa phát-xít Ý. Tuyển Ý trở thành nhà vô địch đã trở thành một cơ hội vàng để chính quyền Mussolini tận dụng triệt để tuyên truyền cho chủ nghĩa phát xít Ý .
Cúp thế giới 1978 được tổ chức tại Achentina đang trong chế độ độc tài. Đó là một chế độ đã khiến cho 30 nghìn người mất tích, 15 nghìn người bị hành quyết và 1,5 triệu người dân phải sống lưu vong trong khoảng từ 1976 – 1983.
Chính quyền độc tài Argentina, vốn đã nắm quyền vài năm trước qua một cuộc đảo chính quân sự, đã quyết tâm sử dụng World Cup như một hình thức tuyên truyền cho chế độ.
Theo một bài viết năm 1986 của nhà báo Maria Laura Avignolo trên tờ Sunday Times của Anh và được David Yallop đề cập trong cuốn sách “How They Stole the Game”, chính quyền quân sự Argentina đã sử dụng biện pháp hối lộ và hăm dọa để giành chiếc cúp vô địch.
Tại lượt thi đấu cuối cùng của vòng đấu bảng, Argentina cần đánh bại Peru 4 bàn cách biệt để giành quyền đi tiếp. Trước trận đấu, tướng Jorge Videla đã đến thăm phòng thay đồ của các cầu thủ Peru để trò chuyện về một “Châu Mỹ Latinh thống nhất”. Và sau đó, Argentina đã đánh bại Peru với tỉ số 6 - 0 để vào vòng sau. Đây cũng là giải đấu mà Argentina đã lên ngôi vô địch đầy tranh cãi sau khi đánh bại Hà Lan trong trận chung kết với tỉ số 3 - 1.
Avignolo cũng cho biết rằng chỉ vài tuần sau trận đấu với Peru, một lô hàng 35.000 tấn lúa mì đã rời Argentina để cập bến Lima và chế độ quân sự đã ban hành khoản vay không lãi suất trị giá 50 triệu USD cho chính phủ Peru.
Đội tuyển Achentina đăng quang vô địch khi đó là yếu tố « không thể thiếu » giúpngười dân quên đi những bạo tàn hàng ngày. Không ít các ngôi sao bóng đá thời bấy giờ, trong đó có danh thủ Hà Lan Johann Cruyff đã tẩy chay để phản đối chế độ quân sự Achentina.
Một sự kiện nữa liên quan đến Achentina. World Cup 1986 diễn ra tại Mêhicô. Khi đó cuộc chiến tranh giành quần đảo Malvinas giữa Achentina và Anh đã thế thúc được 4 năm với phần thắng nghiêng về chính phủ của thủ tướng Margaret Thatcher.
Người Achentina vẫn ôm hận và họ muốn dùng bóng đá làm vũ khí phục thù người Anh. Trong lịch sử Cúp thế giới, chắc không mấy ai quên được cú ghi bàn của Maradona bằng « bàn tay của chúa », loại đội Anh khỏi sân chơi thế giới. Người hùng Maradona sau đó đã thú nhận anh đã dùng tay chơi bóng chỉ vì muốn Achentina phải thắng Anh bằng mọi giá. Theo Maradona, vấn để không phải là một trận thắng mà đó là trận loại người Anh.
Được nhớ tới như một trong những khoảnh khắc hài hước nhất của World Cup, nhưng sự thật đằng sau điều này lại hoàn toàn không phải như vậy. Đang bị Brazil dẫn 3 - 0 và phải đối mặt với cú đá phạt ngay trước vòng cấm địa, hậu vệ phải Ilunga Mwepu của Zaire dường như đã quên mất các luật lệ trong bóng đá, chạy thẳng về phía quả bóng và đá nó đi xa khi trọng tài còn chưa kịp thổi còi.
The Leopards - Những chú báo (biệt danh của đội tuyển Zaire) là quốc gia Châu Phi vùng hạ Sahara đầu tiên được tham dự World Cup, đã bị hạ nhục tới 9 - 0 bởi Nam Tư cũ sau khi thua Scotland với tỉ số 0 - 2. Sau hai trận thua đó, họ được những người thân cận của tổng thống Mobutu cho biết rằng nếu họ thua Brazil cách biệt quá 3 bàn, họ sẽ không được phép trở về nhà.
Hành động “điên rồ” của Mwepu hóa ra là một nỗ lực hết sức cần thiết nhằm mục đích câu giờ. Và thật may mắn cho đội tuyển Zaire, trận đấu đã kết thúc với phần thắng 3 - 0 nghiêng về phía Brazil, và họ có thể lên đường về nước an toàn.

CHUYỆN NHỎ KHÔNG LÀM ĐƯỢC THÌ ĐỪNG MONG LÀM CHUYỆN LỚN.

Tất cả mọi chế độ độc tài đều lợi dụng những việc nhỏ nhặt trong đời sống hàng ngày để gắn tổ quốc- mảnh đất sinh ra và lớn lên của người dân- với chế độ- lực lượng chiếm đoạt quyền lực, cai trị dân để ăn trên ngồi trốc , sống xa hoa trên mồ hôi xương máu của những người khốn khổ.
Quá trình này diễn ra một cách tinh vi ở mọi chế độ độc tài, mọi thời đại chứ không chỉ riêng chế độ cộng sản Việt Nam.
Để có thể cầm quyền trọn đời chế độ ngoài việc tổ chức bầu cử giả tạo còn tập trung vào kích thích kinh tế tạo ra sự phồn vinh dối trá và tạo ra những thành tích văn hóa , thể thao để người dân thỏa mãn lòng tự tôn dân tộc. Từ đó có thể nhắm mắt như những con thiêu thân bảo vệ quyền lực cho một cá nhân, gia đình và đảng phái để chúng có thể tự do tham nhũng và bán nước.
Dưới chế độ độc tài một cuộc giấy vệ sinh cũng liên quan đến chính trị, không đứng ngoài sự tuyên truyền của báo chí . Vì sao ? Để sản xuất ra cuộn giấy vệ sinh đó thế nào chính quyền cũng cho báo chí dẫn dắt bảo rằng đó là do ơn đảng, ơn bác. Chỉ có dưới chế độ ta mới sản xuất ra được thứ giấy "lau hậu môn" đó.
Do vậy người dân trong nước mê muội dưới sự tuyên truyền không nói làm gì, ngay những kẻ sống ở nước ngoài cũng ngây thơ tin rằng Việt Nam có thứ thể thao thuần túy và bóng đá không liên quan đến chính trị. Từ đó cho rằng những người phê phán những thành tích của VDV Việt Nam như Seagame hay bóng đá là cực đoan.
Thực ra họ không hề cực đoan chút nào.
World Cup 1938, khi Đức quốc xã sát nhập 5,6 cầu thủ người Áo vào chung với cầu thủ Đức thành một đội tuyển thống nhất các cầu thủ Áo( đều là những cầu thủ xuất sắc) đã cố tình đá cho thua. Kết quả đội tuyển Đức đã bị loại sau 2 trận( 1-1 và 2-4). Đó là lần Đức bị loại ngay từ vòng bảng dù sau đó một vài cầu thủ đã bị Đức quốc xã ám sát chết bí mật.
Điều đó chứng tỏ điều gì? Cầu thủ Áo đã không xem bóng đá là thứ thể thao thuần túy. Họ không thể để bị lợi dụng mang CUP về nhằm vinh danh chính quyền độc tài Hitler? Họ thà chết chứ không làm công cụ để chế độ độc tài thực hiện chính sách ngu dân.
Tương tự không phải ngẫu nhiên mà chế độ CSVN để cho bầu Đức phá rừng lập ra học viện bóng đá, cũng như nuôi riêng các lứa U15, U17, U19... như nuôi gà chọi, cũng không phải ngẫu nhiên mà Liên đoàn bóng đá sang Hàn Quốc mời Park Sang Heo hay bỏ tiền thuê các HLV ngoại bao lâu nay.
Bởi cách làm bóng đá như thế rẻ , ít tốn kém hơn nhiều so với việc phải xây nhà từ móng, tức là tốn đất cho học sinh các trường học làm sân bóng, cho mỗi làng xã phải có một sân thi đấu thể thao. Đất đó đem bán để doanh nghiệp nước ngoài làm nhà máy, xây các cơ sở thương nghiệp sinh lợi nhuận hơn.
Và chúng khuếch trương các thành tích nuôi gà chọi này để che lấp việc cướp đất không tạo điều kiện cho dân tập thể thao, đảm bảo sức khỏe, chống lại bệnh tật.
Dân thì mê muội chẳng cần biết vì sao con em mình đến trường phải mang cặp kính dày cộm, suốt ngày đắm mình vào chơi game, rồi thì bệnh béo phì, tim mạch, huyết áp cao do lười vận động thi nhau kéo đến. Không sao, chỉ cần ngắm các huy chương vàng Seagame, bóng đá nam nữ cũng đủ no, mặc kệ con cháu thi nhau vào bệnh viện và ra đi khi tuổi còn rất trẻ.
Thể thao và bóng đá không có tội, cuộn giấy vệ sinh không có tội. Nó chỉ bị vấy bẩn khi nhuốm bàn tay của các thế lực độc tài trong đó .Và thế giới đã phát minh ra phương pháp bất tuân dân sự để tẩy chay tất cả những âm mưu lợi dụng thể thao, văn hóa để nắm quyền một mình một chợ của các chế độ độc tài.
198 phương pháp bất tuân dân sự đi từ những hành vi nhỏ nhặt như không treo cờ, không hát cái gọi là quốc ca đến việc không tham gia dự lễ, không vào đảng, không tôn vinh lãnh tụ... sau đó là biểu tình đình công, đánh chiếm các khu trung tâm để thay đổi thể chế chính trị.
Nhưng có lẻ những chuyện đó nên để dành nói với các nước dân trí cao. Với dân Việt Nam ngay chuyện nhỏ là tẩy chay nền bóng đá lợi dụng cướp đất của họ để tôn vinh một đảng bán nước họ còn chưa làm được thì đừng nói những gì cao xa. Họ xứng đáng nô lệ vì ý thức phản kháng đã không còn.

BÁO CHÍ VIỆT NAM ĐÃ BỘC LỘ ĐẦY ĐỦ TÍNH "MAN RỢ" CỦA MỘT NỀN TƯ PHÁP RỪNG RÚ KHI ĐƯA TIN THEO CÁCH KẾT TỘI NGHI PHẠM.

Suy đoán vô tội hay giả định vô tội, là một trong những nguyên tắc cơ bản, được ứng dụng rộng rãi trong nền khoa học pháp lý hiện đại. Nội dung cốt lõi của nguyên tắc cho rằng mọi nghi can đều vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội.
Nguyên tắc này được áp dụng trong các cáo buộc của phiên tòa hình sự. Các bằng chứng cáo buộc mà bên công tố hoặc viện kiểm sát đưa ra phải đủ khả năng thuyết phục hội đồng xét xử về tính chân thật của cáo buộc. Bị cáo không có nghĩa vụ phải chứng minh mình vô tội.Việc tìm bằng chứng đủ khả năng thuyết phục thuộc về bên công tố.
Như vậy trong bất kỳ vụ án mạng nào ở các nước dân chủ báo chí cũng chỉ tường thuật sự thật về diễn biến và hậu quả, thông tin về các nghi can đều giữ bí mật cho đến khi quan tòa ra phán quyết. Điều này nhằm đảm bảo cho việc nghi can được xét xử một cách công bằng, tránh oan sai.
Sự thật người dân Việt Nam đã quá quen với việc báo chí thông tin một vụ án mạng và sau đó thay mặt quan tòa kết án ngay nghi phạm qua thông tin từ phía công an. Điều này đã dẫn đến vô số oan sai như các vụ án : Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng, Hàn Đức Long. Bùi Thanh Chấn....
Nguyên nhân cũng vì người dân Việt Nam không chịu đứng dậy thay đổi thể chế chính trị. Chính vì không có tam quyền phân lập, tư pháp độc lập và báo chí đa chiều nên thân phận người dân Việt Nam chỉ như con sâu cái kiến.
Chính quyền muốn gán tội cho con dân, chỉ cần bắt người, lập tang chứng giả, cho công an tra tấn, mớm lời cung, cho báo chí kết tội, cho quan tòa xử theo lệnh, bất chấp lời bào chữa của luật sư , không cần bồi thẩm đoàn. Và kết quả là hàng ngàn người phải bị chung thân hay tử hình oan. Đó là cái giá phải trả của những dân tộc thấp cổ bé miệng chấp nhận sống hèn, không dám đứng dậy đấu tranh.
Đưa tin đồng loạt với cùng quan điểm là hiện tượng rất phổ biến trong ngành báo chí Việt Nam. Thông tin giống nhau, đăng cùng một lúc. Nhưng đồng loạt hơn hết là tường thuật về các vụ án mạng.
Bạn thức dậy vào buổi sáng, đọc tin về vụ án mạng xảy ra hôm qua. Vài giờ sau, bạn đọc thêm tin về nghi phạm có thể là ai. Vài ngày tiếp theo, tất cả các tờ báo sẽ đưa tin về nghi phạm với lời nhận tội rất chi tiết hoặc khẳng định người vừa bị bắt là hung thủ.
Bạn sẽ càng tin hơn khi đội điều tra được khen thưởng và cập nhật thêm thông tin về nghi phạm như nghiện ma tuý, từng ở tù, cờ bạc, trộm cướp, thất nghiệp… Rất nhanh sau đó, báo chí sẽ phỏng vấn các luật sư mà hầu như lúc nào luật sư cũng tuyên án ngay cho nghi phạm, hầu hết là án tử. Vụ án có vẻ như được khép lại nhưng những nghi phạm, bị can mới là những người gánh chịu tất cả từ cách đưa tin này.
Kịch bản này lặp lại chính xác đến mức có thể trở thành hướng dẫn đưa tin trong các vụ án mạng.
Vụ án mạng Bưu Điện Cầu Voi (Long An) vào năm 2008 là một ví dụ.
Hồ Duy Hải bị bắt và đã nhận tội giết người với cơ quan điều tra. Một ngày sau đó, báo VietnamNet khẳng định Hải là hung thủ cùng với nhân thân bất hảo của anh như “tham gia cá độ đá banh và vay nợ”, “rời địa phương do cá độ bóng đá và ghi đề”, mượn xe rồi mang đi cầm, nợ nhiều người ở địa phương. Hải kêu oan trong hai phiên toà sau đó. Từ cáo trạng cho đến phán quyết của toà đều cho thấy các dấu hiệu vi phạm tố tụng nghiêm trọng, cho thấy Hồ Duy Hải rất có thể đã bị kết án oan. Hơn mười năm nay anh vẫn phải chờ đợi trong xà lim, không biết khi nào thì bị xử tử.
Một tờ báo lớn như Tuổi Trẻ cũng không tránh khỏi kịch bản này.
Trong một bài viết của báo Tuổi Trẻ về vụ án nữ sinh bị giết hại ở Điện Biên ngày 20/02/2019, tác giả Lê Kiên đã khẳng định năm bị can là thủ phạm đã giết hại cô gái. Hơn nữa, tác giả đã ác quỷ hoá hình ảnh của nghi phạm với cách diễn đạt đầy cảm xúc: “Thử hỏi, với một đối tượng như thế, có khác nào một con quỷ đội lốt người được thả rông ra ngoài xã hội, việc hắn thực hiện hành vi phạm tội là không thể tránh khỏi” (trích từ bài viết).
Trong một vụ án giết gia đình năm người ở quận Bình Tân (Sài Gòn ) vào đầu năm 2018, báo VietnamNet đã loan tin về nghi phạm trước khi người này bị cơ quan điều tra bắt giữ 16 giờ đồng hồ, dựa trên thông tin cung cấp của hàng xóm.
Báo chí đóng vai trò quan trọng để cung cấp thông tin cho người dân về tiến trình điều tra. Điều này là rất cần thiết, vì vụ việc không chỉ liên quan giữ hung thủ và gia đình nạn nhân mà còn ảnh hưởng đến an toàn của xã hội.
Tuy nhiên, việc đưa tin dồn dập, ác quỷ hoá nghi phạm và chỉ dựa vào thông tin từ cơ quan điều tra là không phù hợp với đạo đức báo chí và để lại ít nhất bốn hậu quả nhãn tiền.
Hậu quả khôn lường
Thứ nhất, nó ảnh hưởng đến người bị buộc tội. Trong vụ án nữ sinh ở Điện Biên, các báo đã hạn chế dùng từ hung thủ trong bài viết, tuy nhiên, việc chỉ đưa tin chi tiết về lời khai của nghi phạm đã làm cho độc giả có ấn tượng rằng nghi phạm chính là hung thủ thật sự.
Điều này dẫn đến việc đối xử với nghi phạm như một hung thủ thật sự, bao gồm việc phỉ báng, làm nhục nghi phạm, bị can. Người bình thường sẽ bị ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân. Công việc kinh doanh hay hình ảnh xã hội sẽ bị sụp đổ ngay lập tức. Trong khi đó, nghi phạm có quyền được đối xử như một người vô tội cho đến khi bị chứng minh là có tội, căn cứ theo pháp luật.
Thứ hai, nó ảnh hưởng đến gia đình của người bị buộc tội. Không ai biết sự phẫn nộ của công chúng có thể dẫn đến hậu quả như thế nào.
Trong vụ án sát hại năm người ở Bình Tân năm ngoái, sau khi báo chí đưa tin dồn dập về vụ án mạng, gia đình của nghi phạm phải sống trong lo âu vì sợ bị trả thù. Chị gái của nghi phạm không dám ở nhà cha mẹ mà phải chuyển sang nhà ông bà. Cha mẹ của nghi phạm thì không dám đi đâu xa, công việc mua bán cũng tạm dừng.
Ngay từ giai đoạn điều tra trong vụ án nữ sinh bị giết ở Điện Biên, báo chí đã ác quỷ hoá hình ảnh của nghi phạm như một kẻ tàn ác, không đáng sống cùng với thông tin về nhân thân khá rõ ràng.
Dù bắt đúng hay bắt nhầm thì việc mô tả và đưa tin nghi phạm với hình ảnh của ác quỷ như vậy sẽ ảnh hưởng trước hết đến đến thân nhân của họ, dù những người này có thể chẳng liên quan gì đến vụ án.
Nguyễn Minh Nhựt trong vụ án oan về cướp tài sản ở Cà Mau đã không thể tiếp tục học hết phổ thông vì sự kỳ thị sau gần một năm bị tạm giam, mặc dù gia đình đã chuyển trường cho anh đến một tỉnh khác.
Thứ ba, nó ảnh hưởng đến quá trình điều tra và xét xử. Báo chí đã dẫn dắt công chúng tin rằng nghi phạm là hung thủ thật sự cho nên quá trình điều tra và xét xử sẽ phải chịu một áp lực rất lớn.
Ví dụ như trong vụ án ở Điện Biên, công chúng đã tức giận khi cơ quan điều tra tái khám nghiệm tử thi của cô gái sau khi đã án táng để làm rõ hành vi hiếp dâm trong vụ án.
Vụ án ở Điện Biên có năm bị can. Dù chuyện họ có phạm tội hay không và nếu có thì mức độ phạm tội thế nào vẫn còn chưa rõ ràng thì phần lớn công chúng đều muốn tử hình họ. Điều này rất có thể sẽ ảnh hưởng rất lớn đến bản án của toà, và ở nhiều nước nó được coi là hành vi khinh miệt toà án.
Thứ tư, nó tạo thói quen hành xử cảm tính cho công chúng trong các vụ án mạng. Người ta đã quen với việc hung thủ phải nhanh chóng bị bắt giữ và kêu án ngay cho nghi phạm. Chẳng còn ai quan tâm đến bằng chứng, quan tâm đến việc tra tấn, bức cung đối với nghi phạm. Điều này vô tình làm lu mờ các nguyên tắc của ngành tư pháp, quy trình điều tra, quyền của nghi phạm và cuối cùng công lý sẽ đồng nghĩa với ý kiến của đám đông.
***
Trước đến nay chưa có vụ việc nào mà người bị buộc tội kiện ngược lại một tờ báo với cách thức đưa tin bất lợi trong quá trình điều tra và xét xử. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà báo chí vẫn có quyền duy trì cách đưa tin như hiện nay. Báo chí không nên dẫn dắt độc giả trở thành một đám đông đầy cảm tính và không có giới hạn.

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

THẾ GIỚI ĐANG SÁT CÁNH CÙNG HỒNG KÔNG.



Nhiều người giữa thời đại internet vẫn thiếu thông tin khi cho rằng thế giới sao im hơi lặng tiếng không ủng hộ Hồng Kông. Thật ra là thế giới đang lên tiếng từng ngày, chỉ là họ không đọc không nghe thấy mà thôi.

1/Anh
Bộ trưởng Ngoại giao Jeremy Hunt kêu gọi chính phủ Hồng Kông "tham gia vào cuộc đối thoại có ý nghĩa và thực hiện các bước để bảo vệ các quyền và tự do của Hồng Kông và mức độ tự trị cao, làm nền tảng cho uy tín quốc tế". Ông nói thêm rằng việc duy trì nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ", ràng buộc về mặt pháp lý trong Tuyên bố chung Trung-Anh là rất quan trọng đối với thành công trong tương lai của Hồng Kông.
Lãnh sự quán Anh tại Hồng Kông cũng mở cửa cho người biểu tình cần được giúp đỡ. Việc cung cấp thiết bị kiểm soát đám đông (ví dụ như đạn cao su và hơi cay) đã bị đình chỉ để đối phó với bạo lực bởi lực lượng cảnh sát.
Cựu thống đốc Hồng Kông thuộc địa Hồng Kông Chris Patten hy vọng chính phủ (Anh) sẽ "có một cuộc điều tra công khai về các cuộc biểu tình diễn ra trong những tuần gần đây, và theo cách mà họ đã bị chính trị hóa", nhưng ông cũng chỉ trích người biểu tình chiếm đóng Trụ sở Hội đồng lập pháp vào ngày 1 tháng 7.
Vào giữa tháng 7 tại Chatham House, trong một trong những bài phát biểu công khai cuối cùng trước khi rời nhiệm sở, Thủ tướng Theresa May tuyên bố rằng Tuyên bố chung Trung–Anh tiếp tục có hiệu lực và nó "cần phải được tuân thủ, nó cần được tôn trọng, và tiếp tục được tôn trọng" bởi Trung Quốc.
Vào ngày 2 tháng 8, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab đã trả lời một số câu hỏi liên quan đến các cuộc biểu tình ở Hồng Kông trong cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. Raab ủng hộ cuộc biểu tình ôn hòa từ cả hai phía là "quyền cơ bản và cần được tôn trọng".
2/ Hoa Kỳ
Bộ Ngoại giao lên tiếng ủng hộ người biểu tình ngày 9 tháng 6 và kêu gọi chính phủ Hồng Kông đảm bảo "mọi sửa đổi đối với dự luật dẫn độ cần được theo đuổi hết sức cẩn thận".
Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đã lên án mạnh mẽ dự luật và đề nghị hỗ trợ cho những người biểu tình.
Sau khi người biểu tình chiếm đóng Hội đồng Lập pháp, Tổng thống Trump nói: "Tôi nghĩ rằng hầu hết mọi người đều muốn dân chủ. Thật không may, một số chính phủ lại không muốn dân chủ"; Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kêu gọi "tất cả các bên kiềm chế bạo lực". Tuy nhiên, trong cuộc họp G20 vào cuối tháng 6, Tổng thống Trump đã thông báo với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng Hoa Kỳ sẽ không lên tiếng ủng hộ các cuộc biểu tình để đổi lấy các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung mở lại.
- Vào ngày 22 tháng 7, Tổng thống Donald Trump nói rằng Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã "hành động rất có trách nhiệm đối với các cuộc biểu tình ở Hồng Kông".
Vào ngày 1 tháng 8, Trump đã lên án bạo lực đang phát triển của các cuộc biểu tình khi gọi các sự kiện là 'bạo loạn'. Ông cũng nói rằng Hoa Kỳ sẽ không liên quan đến mình: "Đó là giữa Hồng Kông và đó là giữa Trung Quốc, bởi vì Hồng Kông là một phần của Trung Quốc."
- Vào ngày 1 tháng 8, một nhóm thượng nghị sĩ đã ra tuyên bố với Tổng thống Trump, lên án "những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm phá hoại quyền tự trị của Hồng Kông." Trong bức thư, họ tuyên bố "việc quản lý Hồng Kông không phải là vấn đề nội bộ của Trung Quốc" và nếu Mỹ không đáp trả các mối đe dọa của Bắc Kinh thì sẽ "chỉ khuyến khích các nhà lãnh đạo Trung Quốc hành động với sự miễn cưỡng."
- Vào ngày 6 tháng 8, bà Nancy Pelosi đã ban hành một tuyên bố mới ủng hộ những người biểu tình, nói rằng "Quốc hội sẽ... đấu tranh để bảo vệ các quyền tự do dân chủ và pháp quyền ở Hồng Kông."
- Vào ngày 13 tháng 8, Tổng thống Donald Trump đã tweet trên chiếc Air Force One rằng "Chính phủ Trung Quốc đang chuyển quân tới gần biên giới Hồng Kông."
- Vào ngày 14 tháng 8, Trump đã xác nhận rằng Trung Quốc đang chuyển quân đến biên giới với Hồng Kông.
- Vào ngày 14 tháng 8, Trump đã kêu gọi Tập nhanh chóng và nhân đạo giải quyết vấn đề Hồng Kông và đề nghị một cuộc họp cá nhân với Tập thảo luận về vấn đề này trong một bài tweet.
- Vào ngày 19 tháng 8, sau cuộc biểu tình rầm rộ vào ngày hôm trước, Trump đã cảnh báo Trung Quốc để giải quyết vấn đề theo cách nhân đạo. Tôi sẽ khó khăn hơn nhiều khi ký hợp đồng nếu ông ấy làm điều gì đó bạo lực ở Hồng Kông ", ông Trump nói.
3/ Liên minh châu Âu
Bộ Ngoại giao Liên minh châu Âu cho biết các quyền "cần phải được tôn trọng" tại Hồng Kông vào ngày 12 tháng 6: "Trong những ngày qua, người dân Hồng Kông đã thực hiện quyền cơ bản của mình để tập hợp và thể hiện bản thân một cách tự do và hòa bình. Những quyền này cần được tôn trọng".
Các nghị sĩ của Nghị viện châu Âu cũng đã đề xuất các động thái tranh luận giữa 29 quốc gia EU trong hội nghị của họ vào ngày 18 tháng 7 năm 2019, nhằm tìm kiếm lệnh cấm cung cấp vũ khí trên toàn EU cho cảnh sát Hồng Kông và yêu cầu chế độ cộng sản Trung Quốc tôn trọng Tuyên bố chung Trung-Anh bằng cách ngừng can thiệp phản đối trong các vấn đề nội bộ của Hồng Kông .
4/Đức
Phát ngôn viên Thủ tướng Angela Merkel, Steffen Seibert, nói rằng cuộc biểu tình là một dấu hiệu tốt cho thấy phần lớn người biểu tình đã biểu tình ôn hòa "và chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan để đảm bảo rằng mọi thứ vẫn bình yên như ở Hồng Kông"
5/Nhật Bản
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Tarō Kōno nói rằng: "Tôi rất hy vọng rằng mọi việc sẽ được giải quyết sớm và tự do và dân chủ của Hồng Kông sẽ được duy trì".
Thủ tướng Shinzo Abe đã cảnh báo Chủ tịch Tập Cận Bình về những bất ổn gần đây tại Hồng Kông tại Hội nghị thượng đỉnh G20. Abe nói với Tập rằng điều quan trọng là "một Hồng Kông tự do và cởi mở để phát triển thịnh vượng theo "chính sách một quốc gia, hai chế độ"".
6/Singapore
Trong một cuộc phỏng vấn với South China Morning Post và Lianhe Zaobao, Bộ trưởng Bộ Luật và Nội vụ K. Shanmugam nhận xét rằng Hồng Kông sẽ cần một Trung Quốc hỗ trợ để giải quyết vấn đề, và các giải pháp cần phải có cho cả Hồng Kông và Trung Quốc. Ông không tin rằng Singapore sẽ được hưởng lợi từ tình trạng bất ổn và nếu Hồng Kông bất hòa với Trung Quốc, đó là một vấn đề cho tất cả mọi người. Ông cũng mắng mỏ những người biểu tình vì "suy nghĩ mong muốn thay thế thực tế" rằng Trung Quốc sẽ cho phép một hệ thống rất khác ở Hồng Kông, và chỉ trích các phương tiện truyền thông quốc tế vì đã đưa ra một bức tranh rất nghiêng và không khách quan về vấn đề này,
7/Các cuộc biểu tình đoàn kết trên toàn thế giới ủng hộ Hồng Kông.
Hàng ngàn người tập trung tại Quảng trường Thời đại ở New York City.
Các nhà hoạt động Đài Loan đã tổ chức biểu tình phản đối dự luật dẫn độ ở Đài Bắc, Đài Loan.
Ngày 9 tháng 6, ít nhất 29 cuộc biểu tình đã được tổ chức tại 12 quốc gia với những người biểu tình xuống đường ở các thành phố trên khắp thế giới với cộng đồng người Hồng Kông quan trọng, bao gồm khoảng 4.000 ở Luân Đôn, khoảng 3.000 ở Sydney và các cuộc biểu tình khác ở thành phố New York, San Francisco, Los Angeles, Boston, Toronto, Vancouver, Berlin, Frankfurt, Tokyo, Perth, Canberra, Melbourne, Brisbane và Đài Bắc. Trong một trong những cuộc biểu tình lớn nhất ở nước ngoài, hàng trăm người biểu tình gồm hầu hết người nhập cư Hồng Kông đã lấp đầy đường phố bên ngoài tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở Vancouver với những chiếc ô màu vàng, tương tự các cuộc biểu tình năm 2014, và hô vang luật chống dẫn độ. Hơn 60 người đã tập trung bên ngoài Nhà Trắng ở Washington để phản đối dự luật.
Ngày 12 tháng 6, đại diện của 24 nhóm dân sự Đài Loan, bao gồm Hiệp hội Nhân quyền Đài Loan, đã biểu tình bên ngoài văn phòng đại diện của Hồng Kông tại Đài Bắc, trong khi hô to các khẩu hiệu như "Đài Loan ủng hộ Hồng Kông". Tại Cao Hùng, khoảng 150 sinh viên Hồng Kông đã tổ chức một cuộc biểu tình ngồi xuống yêu cầu chính phủ Hồng Kông rút dự luật Ở Adelaide, 150 người đã phản đối luật dẫn độ.
Ngày 16 tháng 6, 10.000 sinh viên Hồng Kông và những người ủng hộ Đài Loan đã tổ chức một cuộc trò chuyện hòa bình tại Lập pháp viện Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Bắc để hỗ trợ các cuộc biểu tình ở Hồng Kông. Ở Auckland và Adelaide, khoảng 500 người đã tụ tập để yêu cầu Trưởng Đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga rút dự luật và xin lỗi về hành động của bà.Vào ngày 17 tháng 6, 1.500 người đã biểu tình bên ngoài Lãnh sự quán Trung Quốc tại Vancouver
Ngày 23 tháng 6, 5.000 người đã tổ chức một cuộc biểu tình ở Đài Bắc chống lại dự luật dẫn độ của Hồng Kông. Vào ngày 14 tháng 7, một sự kiện "Hát cho Hồng Kông" đã được tổ chức tại Luân Đôn. Có một cuộc đụng độ giữa những người ủng hộ dân chủ và ủng hộ Trung Quốc tại Đại học Queensland ở Brisbane vào ngày 24 tháng 7. Để đối phó với vụ việc, Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Brisbane, Xu Jie, đã ca ngợi các sinh viên Trung Quốc đối đầu với những người biểu tình "ly khai chống Trung Quốc", khiến Bộ trưởng Ngoại giao Úc Marise Payne cảnh báo các nhà ngoại giao nước ngoài không nên can thiệp vào các bài phát biểu và biểu tình tự do tại Úc.Điều này cũng dẫn đến nhiều cuộc biểu tình đoàn kết xảy ra ở Brisbane, Sydney, Perth, Darwin và Melbourne.
Ngày 3 tháng 8, có nhiều cuộc biểu tình đoàn kết đã xảy ra tại các thành phố Montreal của Canada, Vancouver, Toronto, Winnipeg, Halifax, Ottawa và Calgary. Vào ngày 10 tháng 8, khoảng 100 người Hồng Kông, Tây Tạng, Đài Loan, Uygurs, Hoa kiều và các cư dân New York khác đã tổ chức một cuộc mít tinh bên ngoài lãnh sự quán Trung Quốc. Cuối tuần 16–18 tháng 8, các cuộc biểu tình đòi dân chủ đoàn kết được tổ chức tại Luân Đôn, Melbourne, Sydney, Adelaide, Brisbane, Đài Bắc, Berlin, Paris, Boston, Calgary, Vancouver và Toronto.
Vào ngày 19 tháng 8, cảnh sát Ma Cao đã tạm giữ 7 người vì nghi ngờ rằng họ đang tham gia vào một cuộc biểu tình bất hợp pháp, tuy nhiên họ đã được thả sau vài giờ. Điều này được đưa ra sau khi cảnh sát từ chối yêu cầu biểu tình im lặng chống lại cảnh sát Hồng Kông sẽ được tổ chức vào lúc 8 giờ tối tại Quảng trường Thượng viện.

TRONG XÃ HỘI DÂN CHỦ NGƯỜI DÂN KHÔNG CẦN TRI ƠN AI NGOÀI NHỮNG NGƯỜI ĐÃ TẠO RA NỀN DÂN CHỦ.

rong xã hội Việt Nam người dân phải tri ơn đủ thứ. Nào là ơn đảng, ơn bác,ơn chính quyền cách mạng, ơn các anh hùng liệt sĩ, ơn bác sĩ, ơn thầy cô...đã mang lại cái này , cái kia cho dân...
Đó là tư duy theo logic người dân đang ở thân phận con sâu , cái kiến, ở thân phận nô lệ phải nhờ, trông chờ một chủ thể khác mang lại quyền lợi cho mình. Đó là tư duy " chính quyền nào nhân dân đó".
Xã hội dân chủ Mỹ người dân chỉ nhớ ơn các Founding Fathers of the United States( những người cha lập quốc của nước Mỹ) và các cựu chiến binh khi chưa ban hành nền quân dịch tự nguyện.
Không có chuyện nhớ ơn tổng thống Donald Trump, nhớ ơn cảnh sát, người lính hay ơn thầy cô, ơn đảng cộng hòa hay dân chủ.Ngược lại những người này phải nhớ ơn nhân dân đã bỏ phiếu cho họ, đã tin tưởng chọn họ để phục vụ.
Vì sao ? Xã hội Mỹ quan niệm người dân phải đổ máu hy sinh, biểu tình đấu tranh để tạo ra nền dân chủ sau đó phải đóng thuế, bỏ sức lao động ra để có ngân sách. Từ ngân sách đó họ có thể thuê bất kỳ ai phục vụ mình mà không cần mang ơn.
- Ông Trump làm tổng thống là vì ông muốn chứng tỏ tài năng chứ không phải dân Mỹ cần ông. Ông không làm thì có người khác.
- Người lính đi chiến trường Syria là vì phúc lợi của quân đội trả công cho họ xứng đáng. Nếu họ cảm thấy sự hy sinh của họ không xứng họ có thể chuyển ngành.
- Anh cảnh sát đối diện với tội phạm với hiểm nguy cũng vì đồng lương anh nhận được xứng đáng cho anh phục vụ cộng đồng và cũng vì chí nguyện của anh.
- Người bác sĩ, thầy cô giáo phục vụ bệnh nhân, học sinh cũng là do được nhân dân thuê mướn. Và họ phải có trách nhiệm đừng để bệnh nhân, học sinh than phiền . Không có chuyện người bỏ tiền ra thuê mướn phải nhớ ơn người được mướn.
Trong khi đó người dân Việt Nam do quá thụ động không dám đứng dậy đấu tranh đem lại quyền làm vua cho mình nên phải mang ơn đủ thứ. Vào bệnh viện thì luồn cúi bác sĩ, ra đường thì nhét tiền hối lộ anh công an, đưa con đi học thì khúm núm thưa gởi thầy cô, vào cửa quan thì cúi đầu, khom lưng bắt hai tay các quan chức quèn.
Trong khi đó ở Mỹ khi tổng thống bắt tay một anh bán Pizza đó là cái bắt tay của một anh đầy tớ , người làm thuê với một ông chủ. Anh bán Pizza là ông chủ nên không việc gì phải khom lưng, cúi đầu trước một anh đầy tớ như Obama, Trump...
Ngay cả dân Việt Nam cộng hòa cũng không nhận ra là tại sao chỉ tri ơn Ngô tổng thống mà không hề có tri ơn Nguyễn tổng thống ( Nguyễn Văn Thiệu). Vì chỉ có Ngô chí sĩ mới làm tổng thống trong một thể chế độc tài, còn Nguyễn tổng thống là đầy tớ của dân.
Do vậy muốn biết ai là nhà độc tài, ai là nhà dân chủ rất dễ dàng. Chỉ có các nhà độc tài mới cho bồi bút yêu cầu dân tri ân bằng thơ ca, nhạc họa.