Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2019

CUỘC CHIẾN VỀ QUYỀN "SỞ HỮU TRÍ TUỆ" CỦA CHÍNH QUYỀN TRUMP VỚI TRUNG QUỐC.

Tài sản trí tuệ là những sản phẩm do trí tuệ con người sáng tạo ra thông qua các hoạt động tư duy, sáng tạo trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là một loại của tài sản vô hình, không xác định được bởi đặc điểm vật chất của chính nó nhưng lại có giá trị lớn vì có khả năng sinh ra lợi nhuận.
Tài sản trí tuệ bao gồm: tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ý tưởng; chương trình biểu diễn, bản ghi âm, chương trình phát sóng; sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, tên thương mại; bí quyết kinh doanh, công thức pha chế; giống cây trồng mới, phầm mềm máy tính
Theo Điều 2 của Công ước WIPO (Công ước Stockholm) ngày 14 tháng 7 năm 1967 về thành lập Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, sở hữu trí tuệ (intellectual property) được định nghĩa là các quyền liên quan tới:
- Các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học,
- Buổi biểu diễn của các nghệ sĩ, bản ghi âm (thu âm), chương trình phát thanh, truyền hình
- Sáng chế thuộc mọi lĩnh vực với sự nỗ lực sáng tạo của con người, xem thêm bằng sáng chế
- Phát minh khoa học,
- Kiểu dáng công nghiệp,
- Nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại và chỉ dẫn thương mại, thương hiệu, biểu trưng
- Quyền bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh.
Và tất cả các quyền khác liên quan đến hoạt động trí tuệ của con người trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học hoặc nghệ thuật.
Theo đánh giá của Ủy ban về Quyền Sở hữu trí tuệ của Mỹ, hành vi Trung Quốc vi phạm sở hữu trí tuệ của Mỹ mỗi năm gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ từ $225 tỷ đến $600 tỷ.
Kể từ tháng 3/2018 , tình hình thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đã nhiều lần căng thẳng, hai bên liên tục đe dọa thuế quan lẫn nhau, nguyên nhân chính gây vấn đề này vì chuyện quyền sở hữu trí tuệ. Chính phủ của Trump muốn ngăn chặn tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ trên diện rộng tồn tại kéo dài từ Trung Quốc, áp đặt trừng phạt về thuế, ngăn chặn thủ đoạn thương mại không công bằng mà Trung Quốc gây ra cho Mỹ.
Hãng truyền thông tài chính Mỹ CNBC đưa tin hôm 25/4/2018 rằng, các nạn nhân của hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ do Trung Quốc gây ra hầu như có ở khắp mọi nơi trong nước Mỹ. Ngoài việc chuyển giao công nghệ bắt buộc tại Huada (BGI), rất nhiều công ty không liên quan trực tiếp gì đến thị trường Trung Quốc nhưng cũng bị thiệt hại vì hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ từ Trung Quốc.
Sản phẩm mới ra chưa đầy một năm đã bị làm nhái
Paulson Manufacturing, một công ty sản xuất kính bảo hộ ở California, chủ yếu sản xuất kính mắt và quần áo bảo hộ cho công nhân nhà máy và nhân viên cứu hỏa.
“Tôi đưa ra bất kỳ sản phẩm mới nào, chưa đầy một năm đã có thể thấy bị làm nhái ở một nơi khác trên thế giới.” Roy Paulson, giám đốc điều hành của công ty cho biết.
Ông cho biết, tại một triển lãm thương mại ở Trung Quốc lần đầu tiên ông trông thấy sản phẩm của công ty mình bị kẻ khác làm nhái. “Thậm chí họ còn sử dụng tên công ty của chúng tôi và làm nhái tất cả các sản phẩm mà chúng tôi trưng bày trên trang web của chúng tôi, và bán chúng như là sản phẩm của Paulson ở Trung Quốc.”
Ông cho rằng đây là hành vi trộm cắp và gây nhiều thiệt hại. “Không chỉ gây thiệt hại cho tôi mà còn cho nhân viên cũng như cộng đồng của tôi.”
“Chúng tôi đưa ra sáng tạo mới, họ làm nhái ngay và chiếm lĩnh thị trường”
Công ty thép Marin, nằm gần Baltimore thuộc bang Maryland, là một công ty sử dụng thép tái chế làm kệ lưu trữ, giỏ và xoong chảo. Giám đốc điều hành Drew Greenblatt của công ty cho biết, các sản phẩm xem như đơn giản của họ nhưng đòi hỏi các quy trình phức tạp.
Cách đây vài năm, trong một tìm kiếm ngẫu nhiên trên internet ông phát hiện ra sản phẩm của ông có trong danh sách của các đối thủ cạnh tranh tại Trung Quốc.
“Chúng tôi đưa ra những ý tưởng sáng tạo, có những sáng tạo mới, chúng tôi đã đầu tư rất nhiều tiền vào, nhưng họ đã cắt, dán, và lấy trộm của chúng tôi.” Greenblatt nói.
Trong những năm qua, ông đã được nhiều cơ quan truyền thông phỏng vấn và đã công khai kêu gọi Chính phủ chú ý đến hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Mỹ.
“Thật khó để đo lường chúng tôi đã mất bao nhiêu công việc (cơ hội)”, ông nói, “Thật khó để tính được thiệt hại, bởi vì mọi người sẽ không gọi điện thoại hoặc gửi e-mail báo cho bạn biết rằng: tôi đã mua chúng từ đối thủ cạnh tranh của bạn.”
Đồng thời, theo quan sát của ông, rất nhiều hàng nhái Trung Quốc chất lượng rất kém, nhưng bản thân hành vi trộm cắp này không thể chấp nhận được.
Greenblatt rất vui khi vì cách xử lý vấn đề này của chính quyền Trump. Ông cho biết, mục tiêu cuối cùng là Trung Quốc và Mỹ phải thảo luận với nhau để tìm một giải pháp.
Ngoài các công ty Mỹ kể trên đã lên án hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ từ Trung Quốc, chính quyền Trump cũng thận trọng hơn về chiến lược tương lai của nhà cầm quyền Trung Quốc.
“Điều họ thực sự muốn là chuyển những thặng dư thương mại khổng lồ thu được từ các ngành công nghiệp truyền thống ngày nay, chẳng hạn như thép và nhôm và dệt may, sang nghiên cứu chất bán dẫn, hoặc nghiên cứu nhiều thứ khác không khó để nhận thấy.”
Trong 2 năm qua, mặc dù nhà cầm quyền Trung Quốc đã hạn chế đầu tư vào giải trí và bất động sản ở nước ngoài, nhưng vẫn luôn hỗ trợ các công ty Trung Quốc mua lại các công ty công nghệ cao ở nước ngoài.
Chính phủ Mỹ đang xem xét thắt chặt lại những nguồn đầu tư từ Trung Quốc, Bộ Tài chính Mỹ dự tính sẽ công bố kế hoạch hạn chế đầu tư từ Trung Quốc, trong khi trong trường hợp cần thiết Tổng thống Trump cũng có quyền phủ quyết đối với những vụ sáp nhập và mua lại, ngăn chặn âm mưu xâm lược của Trung Quốc nhắm vào các công ty công nghệ của Mỹ.

DÂN VIỆT NAM ĐANG BỊ MỘT CỔ BỐN TRÒNG BÓC LỘT.

- Tròng thứ nhất : Trung Quốc.
Trung Quốc đang thông qua đảng cộng sản để nhập khẩu hàng hoá dư thừa kém chất lượng, độc hại, phế thải vào Việt Nam. Hàng hoá này đã bóp chết nền sản xuất trong nước khiến nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp lao đao.
- Tròng thứ hai : đảng và chính phủ.
Đảng và chính phủ đã thi hành nhiều chính sách bóc lột thậm tệ sức lao động của dân Việt qua chính sách tăng thuế phí bằng cách đánh thuế vào các mặt hàng thiết yếu và tăng hàng trăm thứ phí bằng các thông tư nghị định của chính phủ. Đồng thời gia tăng cướp đất .
- Tròng thứ ba : doanh nghiệp tư bản trong nước và nước ngoài.
BOT là hình thức bóc lột của tư bản trong nước bắt tay câu kết với chính quyền.
Các nhà máy FDI là hình thức bóc lột của tư bản nước ngoài cấu kết với chính phủ CSVN để tận dụng nhân công giá rẻ, không cần các chế độ bảo hiểm lao động, phúc lợi xã hội (vốn rất cao ở các nước dân chủ, pháp trị) để hạ giá thành sản phẩm nhằm cạnh tranh với hàng hoá được sản xuất ở các nước dân chủ.
- Tròng thứ tư : tôn giáo.
Việc đảng CS quốc doanh hoá Phật giáo đã biến tôn giáo thành một ngành công nghiệp hái ra tiền. Chúng đã thay đổi giáo lý nhà Phật, xuyên tạc thuyết luân hồi, quả báo, vong báo oán để lừa bịp dân chúng nhằm biến chùa thành một BOT, trạm thu phí tín ngưỡng và nơi hối lộ thánh thần để tồn tại. Đây cũng là một hình thức bóc lột sức lao động của người dân qua tiền bạc trả phí cho sự u mê về dân trí.
Ngày xưa trước 1945 dân Việt chỉ bị một cổ 2 tròng. Bây giờ nhờ ơn đảng đã tăng lên thành một cổ 4 tròng.

CÙNG MỘT HÀNH ĐỘNG NHƯNG HAI CÁCH LÝ GIẢI KHÁC NHAU.

Bè lũ DLV và chính quyền CSVN gọi Lý Tống là "không tặc" khi ông dùng dao uy hiếp tiếp viên và phi công ảnh hưởng an toàn bay trên chuyến bay từ Bangkok về Sài Gòn năm 1992 để rải truyền đơn kêu gọi đồng bào nổi dậy thay đổi thể chế chính trị.Hành động này không làm máy bay bị rơi và không có một nạn nhân nào bị chết nhưng chính quyền cộng sản vẫn kết án ông 20 năm.
Trong khi đó có một hành động tương tự nhưng chúng lại tuyên dương kẻ đó là anh hùng.
Trên chuyến bay về nước, ngày 2 / 7/1972 , một giờ trước khi đến Sài Gòn, Nguyễn Thái Bình đã thực hiện ý định chuyển hướng chuyến bay Pan-Am 841 đến Hà Nội. Bình đã khống chế, ra lệnh chiếc máy bay Boeing 747 của hãng Pan American World Airways do cơ trưởng Gene Vaughn điều khiển chuyển hướng tới Hà Nội nếu không anh sẽ kích nổ bom phá hủy máy bay.
Nguyễn Thái Bình, ngồi ở ghế số 495 yêu cầu hành khách ngồi xung quanh lên phía trước và không cho họ sử dụng phòng vệ sinh. Anh ta bắt nữ tiếp viên phi hành đoàn May Yuen, 23 tuổi, người Hong Kong, làm con tin. Sau đó anh lần lượt đưa cho một nữ tiếp viên khác ba tờ giấy đánh máy sẵn:
Tờ số 1: Yêu cầu phi công bay ra Hà Nội hoặc phi cơ sẽ bị nổ trên không.
Tờ số 2: Ra lệnh cho phi công bay đường nhanh nhất tới Hà Nội.
Tờ số 3: Đe dọa giết nữ tiếp viên May Yuen nếu không tuân lệnh và cho biết có mang theo hơi ngạt.
Hiện nay tại Việt Nam, Nguyễn Thái Bình được truyền thông nhà nước coi như một hình tượng đấu tranh chống Mỹ. Có một số trường được đặt tên theo Nguyễn Thái Bình và một quỹ học bổng dành cho học sinh nghèo học giỏi ở Việt Nam cũng được đặt tên theo anh. Tại thành phố Hồ Chí Minh, có một phường mang tên anh (tại Q.1) và tên anh cũng được đặt cho những con đường tại quận 1, quận Tân Bình và các trường THCS, THPT tại huyện Bình Chánh, quận Tân Bình. Tại thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) có con đường mang tên Nguyễn Thái Bình ở phường Nam Lý (nối đường Hoàng Việt với đường Võ Thị Sáu). Tại thành phố Hạ Long tên anh được đặt cho một phố tại phường Hồng Hà. Ngôi trường anh theo học thời tiểu học tại Cần Giuộc (Long An) nay mang tên anh - Trường Tiểu học Nguyễn Thái Bình.
Ngày 30 tháng 4 năm 2010, Bình được Nhà nước Cộng Sản Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân.
Như vậy một điều rút ra thật là trớ trêu :
- Lý Tống hành động để trả quyền lực về cho dân thì bị kêu là "không tặc".
- Nguyễn Thái Bình hành động để đem về quyền lực cho một đảng chính trị độc tài thì được tuyên dương là anh hùng nhân dân.
Vấn đề chính là chỗ u mê của dân Việt không biết phân biệt giữa độc tài và dân chủ, đâu là chính nghĩa đâu gian tà, đâu mới là anh hùng đích thực.

KHI TÔN GIÁO BỊ CAN THIỆP BỞI CHÍNH QUYỀN.



Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ khẳng định: "Quốc hội sẽ không ban hành một đạo luật nào nhằm thiết lập tôn giáo hoặc ngăn cấm tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, báo chí và quyền của dân chúng được hội họp và kiến nghị Chính phủ sửa chữa những điều gây bất bình." Điều này đảm bảo việc tự do thực hành tôn giáo nhưng đồng thời ngăn chặn việc chính phủ thiết lập tôn giáo quốc gia. Tối cao Pháp viện đã giải thích đây là việc ngăn không cho chính phủ có bất cứ thẩm quyền nào trong tôn giáo.
Tôn giáo tại Hoa Kỳ đặc trưng bởi sự đa dạng các niềm tin và thực hành tôn giáo. Theo các cuộc thăm dò ý kiến gần đây, 76% tổng số dân Hoa Kỳ nhận họ theo Kitô giáo (trong đó, 52% theo Tin Lành, 24% theo Công giáo Rôma), 1% theo Do Thái giáo và 1% theo Tin Lành. Theo một cuộc khảo sát khác, 40% nói rằng họ tham dự các buổi lễ gần như mỗi tuần hoặc nhiều hơn, và 58% nói rằng họ cầu nguyện ít nhất mỗi tuần.
Đa số người Mỹ cho biết tôn giáo giữ một vai trò "rất quan trọng" trong cuộc sống của mình, một tỷ lệ bất thường tại một nước phát triển. Nhiều tôn giáo đã nở rộ tại Hoa Kỳ, kể cả các tôn giáo được bắt nguồn từ đây và các tôn giáo được các người nhập cư đưa vào sau này; vì thế, Hoa Kỳ là một trong những nước có tôn giáo đa dạng nhất.
Mặc dù một số tiểu bang ở vùng New England tiếp tục dùng tiền thuế vào ngân quỹ của các giáo hội cho đến thập niên 1830, Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên không có quốc giáo.
Theo mô hình của Luật Tự do Tôn giáo Virginia, những người viết Hiến pháp đã loại bỏ bất cứ tiêu chuẩn tôn giáo nào cho các chức vụ trong chính quyền, và Tu chính án thứ nhất đã cụ thể cấm Chính phủ liên bang ban hành luật thiết lập tôn giáo hay cấm hành đạo. Vì thế, các tổ chức và cơ quan tôn giáo không bị chính quyền quấy nhiễu. Quyết định này là do sự ảnh hưởng từ các quan niệm Duy lý là Kháng cách từ châu Âu, nhưng một phần là do các nhóm tôn giáo nhỏ và các tiểu bang nhỏ lo ngại rằng họ sẽ bị thống trị bởi một quốc giáo không đại diện họ.
Tuy số lượng các tổ chức tôn giáo rất nhiều, nhưng không có một giáo hội tôn giáo nào được thừa nhận là quốc giáo.
Ở Mỹ có rất nhiều tổ chức tôn giáo cùng hoạt động, cạnh tranh lẫn nhau trong cuộc chiến giành đức tin của người dân Mỹ. Cùng với các giáo hội có tới hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu tín đồ là các tổ chức tôn giáo nhỏ lẻ tách ra rồi lại sáp nhập trong một dòng chảy liên tục. Cạnh tranh tôn giáo ở Mỹ nằm trong quy luật cạnh tranh văn hóa Mỹ. Ví dụ đầu thế kỷ XXI, trong giáo phái Công giáo của Chicago người ta đã phải đóng cửa 13 giáo xứ, 2 cơ sở truyền giáo, 6 trường công giáo, vì thiếu người và thiếu tiền . Những tín đồ Công giáo này phải gia nhập vào các giáo phái khác, khiến cho tôn giáo ở Mỹ luôn biến động và phức tạp.
Tu chính án thứ nhất đã xác lập nguyên tắc chính giáo phân ly. Theo nguyên tắc này, Chính phủ Mỹ không có đại diện của tổ chức tôn giáo, trong Quốc hội cũng không dành ghế cho tổ chức tôn giáo, hệ thống tư pháp không hề có quan hệ gì với tổ chức tôn giáo, tài chính quốc gia cũng không gánh vác bất cứ khoản chi tiêu nào liên quan đến tôn giáo.
Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế (IRFA) năm 1998 trong nhiệm kỳ thứ hai của chính quyền Clinton. Đạo luật đã chỉ rõ quyền tự do tôn giáo là quyền con người được công nhận trong luật Mỹ và thế giới và thành lập Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế để giám sát, thúc đẩy bảo vệ thực hiện quyền này trên toàn thế giới. Việc thực thi Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế có nhiều kết quả khác nhau và thay đổi theo thời gian.
Từ Mỹ để nhìn lại vấn đề tự do tôn giáo tại Việt Nam .
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (viết tắt là GHPGVNTN) là một trong những tổ chức Phật giáo tại Việt Nam và trong cộng đồng người Việt hải ngoại.
Giáo hội hình thành trong cuộc đấu tranh đòi bình đẳng tôn giáo năm 1963 dưới thời Đệ nhất Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam. Vì chính sách nhiều người cho là ưu đãi Công giáo của chính phủ Ngô Đình Diệm, Phật tử miền Nam Việt Nam đã xuống đường đông đảo ủng hộ Phật giáo ở Huế, Đà Nẵng và Sài Gòn. Sự kiện Phật Đản năm 1963 khi Phật tử ở Huế khai trương cờ Phật giáo ngày 8 tháng 5 bất chấp lệnh cấm treo cờ là ngòi thuốc nổ cho một chuỗi xung đột liên tục giữa chính quyền và các hội đoàn Phật giáo. Nhiều vụ vây chùa và bắt bớ tăng ni xảy ra trong cơn "Pháp nạn". Đến ngày 11 tháng 6 thì Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn để phản đối chính sách bất bình đẳng của chính phủ. Sự kiện này gây chấn động khắp trong và ngoài nước khiến chính phủ Ngô Đình Diệm bị mất tín nhiệm. Năm tháng sau phe quân nhân đảo chính. Tổng thống Ngô Đình Diệm bị giết.
Trong thời gian sôi động đó Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chính thức khai sanh tháng 1 năm 1964 nhằm quy tụ các hội đoàn, tông phái Phật giáo về một mối. Đại đa số các tổ chức Phật giáo miền Nam và miền Trung thuộc Phật giáo Đại thừa (Bắc tông) lẫn Phật giáo nguyên thủy (Nam tông) đều gia nhập Giáo hội. Chùa Ấn Quang tại Sài Gòn được chọn làm trụ sở sinh hoạt của Giáo hội.
Vì quan điểm trung lập chính trị, kêu gọi tái lập hòa bình tại Việt Nam, Giáo hội tuy được hoạt động đã gặp nhiều khó khăn với các chính phủ quân sự của tướng Nguyễn Khánh rồi Nguyễn Cao Kỳ trong những năm 1964-1967 và cả sau năm 1968 khi chiến tranh leo thang. Dù trong hoàn cảnh đó Giáo hội hoạt động mạnh trong cả hai lãnh vực Phật sự lẫn xã hội.
Sau khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, Giáo hội bị chính quyền Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tịch thu các cơ sở. Khối Ấn Quang mặc dù đã ủng hộ Mặt trận Giải phóng cũng không được chính quyền mới chiếu cố. Ngay từ cuối năm 1975 đã có những đụng độ giữa Giáo hội và chính quyền. Mười hai Phật tử và tăng ni đã tự thiêu ở chùa Dược Sư, Cần Thơ để phản đối lệnh cấm treo cờ Phật giáo cùng những điều lệ bó buộc khác. Đại đức Thích Huệ Hiền để lại chúc thư yêu sách chính quyền Cách mạng thực hiện nhân quyền, tự do tôn giáo, chấm dứt đàn áp GHPGVNTN.
Sang tháng 3 năm 1977 khi nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trưng dụng Cô nhi viện Quách Thị Trang, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất phản kháng mạnh mẽ kêu gọi Phật tử xuống đường phản đối. Viện Đại học Vạn Hạnh bị nhà nước buộc phải đóng cửa. Nhà xuất bản Lá Bối cũng phải ngưng hoạt động.
Ban lãnh đạo Giáo hội có gửi thư đòi thực thi tự do tôn giáo thì chính phủ phản ứng với lệnh bắt giam sáu thành viên lãnh đạo, trong đó có Hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ và Thích Thiện Minh. Thượng tọa Thích Thiện Minh sau đó đã chết trong trại giam, thượng tọa Thích Quảng độ cho là ông đã bị đánh chết trong tù . Để phản đối hành động áp bức này Hòa thượng Thích Đôn Hậu tuyên bố rút ra khỏi Mặt trận Tổ quốc và từ chức đại biểu Quốc hội. Ngày 16 tháng 4 năm 1977, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra Thông báo kêu gọi Phật tử Saigon đấu tranh chống lại GHPGVNTN. Thông báo còn hăm doạ ra tay đàn áp.
Cuối năm 1975, nhiều cuộc đụng độ giữa Phật tử và công an đã xảy ra, 12 người tự thiêu nhưng cũng không làm thay đổi quyết tâm đặt giáo hội Phật giáo dưới quyền kiểm soát của chính quyền cộng sản.
Những cơ sở công ích còn lại của giáo hội Phật giáo cũng lần lượt bị đóng cửa hay quốc hữu hóa, như cô nhi viện Quách Thị Trang, Viện Đại học Vạn Hạnh, nhà xuất bản Lá Bối.
Các cấp lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị coi là phản động, cũng đã lần lượt bị bắt giam: Hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ và Thích Thiện Minh.
Những người đã từng ủng hộ Mặt trận Giải phóng Miền Nam trước kia và đang có chân trong Mặt trận Tổ quốc và Quốc hội, như Hòa thượng Thích Đôn Hậu, cũng bị đối xử thô bạo vì dám chống lại chính quyền.
Để hóa giải ảnh hưởng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và nắm Phật giáo trong tay, ngày 7/11/1981 chính quyền cộng sản Việt Nam cho ra đời Hiến chương thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, qui tụ 9 tổ chức giáo hội, hội, và hệ phái trên toàn quốc, trụ sở đặt tại chùa Quán Sứ, Hà Nội.
Sơ đồ tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam không khác gì sơ đồ của một đảng phái hay hội đoàn dân sự, với những cấp trung ương, tỉnh thành, quận huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam đặt trụ sở tại chùa Quán Sứ, Hà Nội
Quyết tâm biến Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành một công cụ chính trị của chế độ thể hiện rõ rệt trong Điều 7 của Hiến chương:
"Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động theo đúng Giáo pháp, Giáo luật Phật chế và Pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam".
Ngoài ra Hội đồng Trị sự, tức cơ quan điều hành, còn có nhiệm vụ giới thiệu tăng ni, cư sĩ Phật tử tham gia các cơ quan dân cử, tổ chức chính trị xã hội.
Từ sau khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời, mà quần chúng Việt Nam gọi là 'Giáo hội Phật giáo nhà nước' hay 'Giáo hội Phật giáo quốc doanh', tầm hoạt động và ảnh hưởng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất suy giảm hẳn.
Tăng sĩ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị chính quyền cộng sản Việt Nam gây áp lực gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nếu muốn tiếp tục trụ trì hay ở lại trong những cơ sở tu hành.
Hiện nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chỉ còn giữ được khoảng 10% tổng số cơ sở đã có trước 1975. Tất cả những cơ sở còn lại được chính quyền cộng sản Việt Nam giao cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam quản lý.
Sự can thiệp của chính quyền trực tiếp vào cách hành đạo đã khiến sinh hoạt của Phật giáo Việt Nam suy đồi. Một số sư sãi được chính quyền đề cử trụ trì đã biến chốn thờ phượng thành nơi giải trí và buôn thần bán thánh.
Nhiều cán bộ cao cấp trong chính quyền bỏ tiền xây chùa và mướn sư sãi trông nom với hy vọng được về cõi Niết Bàn sau khi chết. Có chùa còn tạc tượng bồ tát Hồ Chí Minh, có tượng được dát vàng, để thờ ngang với các chư Phật.
Hiếm thấy một vị sư nào có nước da cháy nắng, gầy ốm còn đi khất thực hay sống trong những ngôi chùa ảm đạm để tu thiền và giảng thuyết.
Ngày nay, nhiều khách thập phương đến chùa để cầu xin trúng số hay thỏa mãn tình duyên nhiều hơn là để cầu nguyện.
Thêm vào đó, sự tuyển chọn người đảm nhiệm nhiều chức vụ tôn giáo do chính quyền quyết định. Sinh hoạt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đang bị chính quyền cộng sản Việt Nam trần tục hóa.
Sự việc tại chùa Ba Vàng xôn xao báo chí trong những ngày vừa qua là hệ quả của thời mạt pháp. Chính quyền CSVN đã can thiệp sâu rộng vào tôn giáo biến Phật giáo thành một tổ chức đoàn thể của chính quyền , làm tha hoá thành phần sư sãi. Và bây giờ dùng bộ máy công an để can thiệp vào sự biến chất của chùa chiền.
Phật giáo không còn độc lập với chính quyền nữa. Nội bộ của tôn giáo này đang cần sự can thiệp của chính quyền và có thể thấy tự do tôn giáo đang là thứ xa xỉ với đất nước này.

TÌM HIỂU PHẬT GIÁO NHƯ MỘT TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC.

Nếu hiểu tôn giáo hay đạo (religion) là niềm tin tuyệt đối vào Thượng đế (God), là đấng sáng tạo (creator) ra vũ trụ, và có nhiều quyền lực toàn năng để người theo đạo đó tôn thờ thì ở Tây phương có các đạo như Đạo Thiên Chúa (Catholicism), Đạo Cơ Đốc (Christianity), Đạo Do Thái (Judaism), Đạo Hồi (Islam). Các đạo này là đạo thờ có một Thần hay gọi là các tôn giáo độc thần (monotheistic religions). Còn ở Ấn Độ thì có Ấn Độ giáo (Hinduism) thờ nhiều thần hay đạo đa thần (polytheistic religion). Như vậy Phật giáo không được coi là một tôn giáo, bởi vì:
- Phật giáo không tin có Thượng đế (God), không tin có Đấng Sáng Tạo(creator) ra vũ trụ và kiểm soát số phận định mệnh của nhân loại.
Đức Phật là một con người lịch sử (historical person). Ngài không bao giờ tự xưng mình là Thượng đế, không bao giờ tự xưng mình là Đấng Sáng Tạo ra vũ trụ.
Phật giáo không chấp nhận ở đức tin mù quáng và tuyệt đối. Phật giáo khuyên mọi người đừng thụ động chấp nhận những điều gì bạn đã đọc hay nghe, và cũng đừng tự động phản đối các điều đó ngay. Người nghiên cứu đạo Phật cũng như người Phật tử cần phải dùng trí tuệ của mình để phán đoán các điều ấy.
Hệ thống giáo lý của Phật giáo không hướng đến sự sùng bái thần linh mà hướng đến nhận thức chân lý hay còn gọi là giác ngộ. Chính sự nhận thức đúng đắn bản ngã và thế giới xung quanh sẽ giúp con người được giải thoát. Các trường phái Phật giáo khác nhau ở quan điểm về bản chất của con đường đưa đến giác ngộ để được giải thoát, tính chính thống của các bài giảng đạo và kinh điển, đặc biệt là ở phương thức tu tập.
Vì hướng đến việc nhận thức đúng đắn bản ngã và thế giới khách quan nên hệ thống triết lý Phật giáo chứa đựng nhiều quan điểm bản thể luận và nhận thức luận. Siêu hình học trong triết học Phật giáo đã phát triển đến một trình độ cao. Với Phật giáo, triết học Ấn Độ đã đi trước triết học phương Tây trên 1000 năm. Tại phương Tây, đến thời kỳ Khai sáng triết học mới đạt đến trình độ nhận thức của triết học Ấn Độ. Cũng như Nho giáo và triết học phương Tây hiện đại, Phật giáo là một hệ thống triết học mang tính khai sáng nhằm hướng con người đến Chân - Thiện - Mỹ.
Trong đạo Phật có hai khái niệm quan trọng là nhân quả và luân hồi.
Nhân Quả:Đạo Phật giải thích mọi sự việc đều là sự biểu hiện của luật nhân quả. Nghĩa là mọi sự việc đều là kết quả từ nguyên nhân trước đó. Sự việc đó chính nó lại là một nguyên nhân của kết quả sau này.
Con người dù không thể thấy được toàn bộ, không thể lý giải được hoàn toàn nhân quả này thì mối quan hệ nhân quả vẫn là một quy luật tự nhiên khách quan. Có những người dù không nhận thức được, thậm chí có thể họ không tin vào nhân quả, nhưng quy luật này vẫn vận hành và chi phối vạn vật, bao gồm chính bản thân họ.
Luân hồi : chỉ cho việc tâm thức trải qua nhiều kiếp sống. Chết là hết một kiếp, tâm thức mang theo nghiệp đi tái sinh kiếp mới. Hình thức của một kiếp sống là khác nhau, có thể chuyển đổi giữa các loài, các thế giới (cõi súc sinh, cõi trời, cõi người, cõi a-tu-la…). Quan hệ nhân quả quyết định cách thức luân hồi, hay nói cách khác tùy nghiệp đã tạo mà sẽ luân hồi tương ứng để nhận quả.

ĐIỀU BI AI CỦA MỘT DÂN TỘC.

Suy cho cùng điều xấu hổ cho một dân tộc đó là để cho một đảng chính trị tác oai tác quái, ngồi xổm lên hiến pháp, bán nước, rước voi về giày mả tổ, đầu độc tinh thần, thể chất con người phá nát đời sống tâm linh, văn hoá tinh thần, di sản ngàn đời của một dân tộc, lợi dụng sự u mê của dân trí để kinh doanh quyền lực nhằm giữ vị thế chính trị độc tôn.
Nhưng bi kịch nhất đó là người dân, ngay cả tầng lớp trí thức không hề biết cái gốc của vấn đề nằm ở đâu.
Một căn nhà bị cướp vào phá nát hết không phải do đạo đức của bọn cướp mà là do ý thức của người chủ căn nhà.
Bọn cướp thì ở đâu cũng tàn ác , bất nhân như nhau nhưng người chủ căn nhà thì mỗi nơi mỗi khác. Đó là lý do để phân biệt một dân tộc này hơn hẳn một dân tộc khác. Tại sao cùng một dòng máu đỏ da vàng nhưng người Nhật, người Hàn Quốc lại có thể làm chủ được mảnh đất giang san của ông cha để lại hơn hẳn người Việt.
Đừng đổ tại cộng sản. CNCS chỉ là một hình thái của độc tài đảng trị tham lam quyền lực , bên cạnh hai hình thái độc tài khác là : cá nhân và gia đình trị.
Nhưng về lòng tham quyền lực thì không chỉ có ở Việt Nam, Trung Quốc mà có ở khắp nơi trên thế giới và xuyên suốt lịch sử nhân loại.
Thế nhưng tại sao rất nhiều dân tộc khác ngăn chặn được sự tha hoá của quyền lực để xây dựng một xã hội pháp trị còn Việt Nam thì không ?
Câu trả lời đó là do các dân tộc khác nhận chân được trách nhiệm băng hoại đất nước là do mình, do dân. Chỉ vì sự tắc trách của mình , đất nước mới ra nông nổi, cơ sự như thế.
Trong khi đó hỏi 100 người Việt thì sẽ có 99 người trả lời là do chính quyền, do cộng sản, còn người dân vô can. Chính cộng sản tạo ra như thế. Người dân không thể làm gì được vì chính quyền dùng nhà tù và bạo lực để cai trị họ.
Nhưng hầu hết các chính quyền trên thế giới đều dùng cách đó để khuất phục người dân nhằm nắm quyền chứ không riêng gì chế độ cộng sản. Bởi lẻ ai cũng biết là cai quản một đàn cừu là phải dùng roi quất vào mông nó để vặt lông. Nhưng các dân tộc khác không cam chịu điều đó vì họ có ý chí. Chính ý chí không khuất phục đã khiến nhiều dân tộc không chấp nhận làm nô lệ để đứng lên xuống đường lấy lại quyền làm người.
Dân tộc Việt thì không như thế. Họ đổ thừa cho số phận và đổ thừa cho chính quyền. Nhưng việc tạo ra chính quyền cộng sản là do họ khi chúng chỉ có 34 tên. Và cũng chính họ vì nghe lời 34 tên này đã giết chết cả một nền dân chủ, pháp trị và biến mọi thành quả kinh tế , văn hoá, giáo dục của một nửa nước ấy thành công cốc.
Sự đời sai có thể sửa, mất hết vẫn có thể làm lại, phá sản nhiều lần vẫn có thể dựng lại cơ đồ. Nhưng cái đáng nói là dân tộc ấy đã mất hết niềm tin, mất hết ý chí. Họ loay hoay không biết khởi đầu từ đâu và hỏi nhau giải pháp. Sự thật thì giải pháp đã có và 112 dân tộc đã chỉ cho họ điều đó. Chỉ cần gõ vào google, họ có thể biết cách làm thế nào để khởi động một cuộc cách mạng. Đó là cái gốc của vấn đề.
Nhưng không phải là dân tộc ấy không biết vấn đề nằm ở đâu. Cái chính là họ đã buông xuôi, bất lực sống cho qua kiếp người. Họ lao vào các sự kiện thời sự để chửi rủa cho qua ngày và cũng để che giấu đi sự bất lực của chính họ. Tất cả đang xem chuyện của đất nước , chuyện của bá tánh thiên hạ chẳng liên quan gì đến mình.
Tuy nhiên sẽ có lúc họ buộc phải thấy là số mệnh của một dân tộc nghe có vẻ xa xôi trên mạng đang tràn vào nhà họ , gõ cửa chính con cái họ. Năm 2020 đến gần. Nó không cho phép họ nói dóc và chém gió mãi hoài được nữa. Các tấm giấy báo tử không bằng cách này thì cũng bằng cách khác đang gởi đến mọi nhà. Nhân nào thì quả đó. Bất cứ một dân tộc nào hy sinh tự do để mong đổi lấy sự an toàn thì sẽ không xứng đáng có được cả hai.

CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN ĐÃ TÌM RA ĐƯỢC LÝ DO ĐỂ CÔNG KHAI VỤ TRƯƠNG DUY NHẤT.



Sau hơn 2 tháng bắt cóc Trương Duy Nhất bí mật đưa về Việt Nam giam tại T16, ỉm thông tin trong mấy ngày tết và trong cả đợt hội nghị Mỹ Triều 27,28/2 khiến dư luận đồn đoán cưụ nhà báo này đã bị thủ tiêu... cuối cùng thì chế độ cộng sản cũng phải công khai vụ mất tích của Trương Duy Nhất.
Như đã đoán trước cộng sản sẽ không dại xem đây là một vụ án chính trị. Bởi lẻ nếu tuyên bắt Trương Duy Nhất vì điều 88, 258 hay âm mưu lật đổ chính quyền ... thì sẽ bị phản thùng nếu Bạch Hồng Quyền và cảnh sát Thái chứng minh đươc Nhất đã đến Thái Lan để tìm quy chế tị nạn từ Liên Hiệp Quốc. Do vậy không gì danh chính ngôn thuận hơn là tuyên bố bắt Nhất vì lý do kinh tế, cụ thể là có liên quan đến Vũ Nhôm trong vụ trụ sở của toà báo Đại Đoàn Kết .Thời gian Nhất làm trưởng đại diện báo đã" lợi dụng giấy tờ của báo để mua nhà đất không qua đấu giá, gây thất thoát lãng phí" .(Theo Việt Nam Net)
Để hợp pháp hoá hành động mafia này chính quyền CSVN chỉ cần bắt Nhất ký vào biên bản bắt giam vào ngày 28/1/2019. Cho dù Nhất không ký cũng chẳng sao, đảng có thể nhờ ai đó ký thay vì phía nghi can không thể trưng cầu luật pháp giám định chữ ký khi luật và toà án trong tay quan (đảng). Khi có biên bản có chữ ký nghi can rồi thì đảng sẽ 1,2,3 hô biến ra lệnh truy nã của công an, lệnh bắt của toà án. Tất cả các lệnh này đều ghi ngày trước 28/1/2019. Nếu dư luận bảo sao trước đó không nghe nói gì thì đảng có thể bảo do bí mật chưa tiện công bố.
Hoàn hảo hơn đảng có thể ăn cánh với cảnh sát Thái. Cảnh sát Hoàng Gia Thái chỉ cần tuyên bố với báo chí quốc tế là đã bắt giữ và trục xuất công dân Việt có tên Trương Duy Nhất về bên kia biên giới vì nhập cảnh trái phép vào đất Thái thì các tổ chức nhân quyền và đài FRA sẽ ... ngọng.
Như vậy lần này Trương Duy Nhất sẽ bị ghép vào tội án kinh tế như Trịnh Xuân Thanh để không thể tuyên bố "Có những loại tù làm ta vinh quang " như trước được nữa. Mà àn kinh tế thì đừng hòng được đại sứ Mỹ đến nhà giam hỏi có đồng ý tị nạn chính trị hay không.
Các luật sư của Nhất cũng khó mà cãi bênh trắng án cho Nhất khi đảng có trong tay "nhân chứng" Vũ Nhôm. Vũ Nhôm muốn đổ tội cho ai thì đó là bằng chứng.
Ỏ tù không nói làm gì, cái đáng sợ nhất là thưong hiệu Trương Duy Nhất- một góc nhìn khác( có thể chưa hay, chưa hẳn đã mới nhưng là một góc nhìn khác) sẽ bị nhấn xuống bùn đen.
Nỗi oan này rồi sẽ như Ức Trai (Nguyễn Trãi) phải hậu thế mấy mươi năm sau mới giải nỗi, Nhất ơi!

CÔNG TỐ VIÊN ĐẶC BIỆT VÀ LỊCH SỬ CỦA VAI TRÒ NÀY TRONG VIỆC ĐIỀU TRA TỔNG THỐNG HOA KỲ.

Đọc nhận đinh sau đây của một số đồng chí Dư luận viên mà cười nôn ruột:
"...Tôi thì không quan tâm gì mấy đến kết quả cuộc điều tra của Robert S. Mueller III. Nhìn từ đầu là biết ông thanh tra "đặc biệt" này chẳng thể vượt qua được các xung đột lợi ích chằng chéo trong bộ máy nhà nước do Donald Trump dựng lên. Và nay, điều đó đơn giản là sự thật."(Hết trích)
Đem tư duy thối nát mang tính tập quyền của các nhà nước cộng sản gán vào tư duy của các nhà nước phân quyền, độc lập kiểm soát quyền lực rạch ròi của Hoa Kỳ là nhận thức vô cùng non nớt của các DLV. Nhưng tranh luận với họ là sự sỉ nhục đến trí tuệ của mình. Bài này chỉ đề cập đến vai trò của các công tố viên đặc biệt khi được cử điều tra một tổng thống.
Robert Muller không phải là một cái tên xa lạ trong chính trường Mỹ. Ông là cựu Giám đốc FBI trong 12 năm liên tiếp dưới thời các tổng thống Geogre W. Bush và Barack Obama (được bổ nhiệm 10 năm và sau đó được đề nghị tiếp tục chức vụ thêm hai năm).
Công tố viên đặc biệt là ai?
Quyền công tố (prosecution) được hiểu nôm na là quyền quyết định có tiến hành điều tra, truy tố một người đang bị nghi ngờ là phạm tội theo trình tự của pháp luật hay không, kể cả các quan chức nhà nước.
Nhiệm vụ của cơ quan công tố không phải là cố gắng buộc tội ai đó, mà nó đại diện cho lợi ích công cộng, tức là bảo vệ nhân dân và hiến pháp, đảm bảo pháp luật được thực thi.
Tại Mỹ, công tố viên là những luật sư làm việc cho chính phủ ở cấp tiểu bang và liên bang. Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp liên bang và tiểu bang đóng vai trò là công tố viên cao nhất ở cấp của mình, và còn được gọi là Tổng Chưởng lý.
Ở cấp liên bang, có 94 công tố viên (U.S attorneys) do Tổng thống bổ nhiệm và Thượng viện phê chuẩn. Công tố viên cấp liên bang điều tra các vi phạm luật liên bang: lũng đoạn, hối lộ quan chức của các doanh nghiệp (white-collar crime), buôn bán ma túy và tham nhũng.
Ở cấp bang, quận hạt và thành phố, công tố viên (district attorneys) chịu trách nhiệm về các vụ án hình sự theo luật của tiểu bang.
Vậy ai sẽ điều tra các sai phạm của tổng thống hay các quan chức của nhánh hành pháp? Trong một số trường hợp, khó có thể để công tố viên nhánh hành pháp điều tra nhánh hành pháp. Như thế có vẻ vừa có xung đột lợi ích, vừa không khách quan.
Vì vậy một chức danh mới được chỉ định, đó là công tố viên độc lập (independent counsel), hay công tố viên đặc biệt (special counsel hay special prosecutor). Hai tên gọi này được dùng trong các thời kỳ khác nhau nhưng quyền hạn là hoàn toàn giống nhau.
Công tố viên đặc biệt Mỹ có gì… đặc biệt?
Công tố viên đặc biệt Mỹ trước hết phải là một luật sư. Ngoài ra, không thuộc đảng phái chính trị nào, có kinh nghiệm điều tra, hiểu biết về luật hình sự và chính sách của Bộ Tư pháp.
Điều quan trọng, công tố viên đặc biệt phải là người nằm ngoài bộ máy chính quyền để đảm bảo yếu tố công chính vô tư.
Việc bổ nhiệm Mueller được cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa ủng hộ.
“Robert Mueller là lựa chọn đúng đắn nhất. Mueller là một người phi chính trị. Ông ấy chỉ tuân theo pháp luật và đưa ra quyết định dựa trên chứng cứ, bất kể chúng dẫn đến các kết quả chính trị nào”, John Pistole, cựu Phó Giám đốc FBI cho biết.
Quyết định bổ nhiệm nêu rõ Mueller có quyền điều tra “bất kỳ liên kết hoặc sự phối hợp nào giữa chính phủ Nga và các cá nhân liên quan đến chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump”. Mueller cũng có quyền điều tra “bất kỳ vấn đề nào trực tiếp phát sinh từ cuộc điều tra này”.
Điều này bao gồm cả việc điều tra liệu chính Tổng thống Trump đã có hành vi cản trở tư pháp (obstruction of justice) hay không. Trump đã bị cáo buộc là từng yêu cầu Giám đốc FBI James Comey, ngừng điều tra cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn (James Comey sau đó bị sa thải). Mueller cũng có quyền mở hồ sơ đối với bất kỳ ai cản trở quá trình điều tra.
Năm 1875, John B. Henderson được Tổng thống Ulysses S. Grant bổ nhiệm làm công tố viên đặc biệt để điều tra vụ trốn thuế của các hãng sản xuất rượu, liên quan đến các quan chức chính phủ. Chính Tổng thống Grant cũng bị nghi ngờ có liên quan đến vụ việc này.
Tuy nhiên, Henderson bị tổng thống cách chức vì che dấu một lá thư cá nhân liên quan đến cuộc điều tra. Một công tố viên mới được bổ nhiệm. Cuối cùng, hơn 110 người bị kết án, bao gồm các quan chức và hơn ba triệu đô la tiền thuế được trả lại cho chính phủ.
Năm 1952, Tổng thống Harry S. Truman bổ nhiệm Newbold Morris cho chức danh Trợ lý đặc biệt của Tổng chưởng lý (Special Assistant Attorney General) để điều tra vụ tham nhũng ở Sở Thuế vụ (Internal Revenue Service). Không lâu sau, Morris lại bị Tổng chưởng lý Howard McGrath sa thải, khi buộc các quan chức cao cấp phải minh bạch về tài sản cá nhân. Ngay sau đó, chính Tổng chưởng lý McGrath cũng bị Tổng thống Truman sa thải và bổ nhiệm một vị mới, không bị xung đột lợi ích và tiếp tục điều tra.
Như vậy, cho đến năm 1952, công tố viên đặc biệt được bổ nhiệm bởi tổng thống và chỉ có tổng thống mới có quyền sa thải. Điều này đã có thay đổi sau khi cơn “địa chấn” Watergate làm rung chuyển chính trường Hoa Kỳ năm 1973.
Năm 1973, vụ bê bối lịch sử Watergate của chính quyền Richard Nixon nổ ra sau khi năm người bị bắt quả tang đã đặt máy nghe lén trong trụ sở Ủy ban Quốc gia của đảng Dân chủ. Những người đó bị cáo buộc là đã nhận nhiệm vụ này trực tiếp từ thành viên nội các của Nixon. Sau đó, Archibald Cox được Nixon bổ nhiệm làm công tố viên đặc biệt. Cox là một giáo sư luật của đại học Harvard, nguyên là Tổng biện lý sự vụ (Solicitor General).
Kể từ khi được bổ nhiệm từ ngày 17 tháng 5 năm 2017, Công tố viên đặc biệt Robert Mueller và ban điều tra đã tập trung vào việc tìm hiểu Nga bằng cách nào đã xáo trộn bầu cử vào năm 2016 và liệu có ai trong ban vận động tranh cử của ông Trump cố ý hoặc vô ý hợp tác với họ hay không.
Cho đến nay, ông Mueller đã truy tố 34 cá nhân và 3 công ty, trong đó có 6 cộng sự thân tín với ông Trump, gồm: cựu Cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn, cựu Chủ tịch vận động tranh cử Paul Manafort và cấp phó Rick Gate, cựu cố vấn chính trị Roger Stone, cựu luật sư tư Michael Cohen, cựu cố vấn vận động tranh cử George Papadopoulos và những cá nhân người Nga khác.
24/03/2019, bộ trưởng Tư Pháp Mỹ William Barr đã công bố bản tóm tắt « những kết luận cơ bản » của cuộc điều tra. Theo Tư Pháp Mỹ, ông Muller đã không phát hiện bằng chứng nào cho thấy là ê kíp vận động tranh cử của tổng thống Trump đã thông đồng với Nga.

ĐIỀU KỲ LẠ CHỈ CÓ Ở NƯỚC ĐỨC NHỎ NHEN .

Trịnh Xuân Thanh bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt cóc ngay tại nước Đức. Điều này cho thấy CSVN đã vi phạm nhân quyền trầm trọng và coi luật pháp Đức không ra gì.
Thế nhưng Nguyễn Quang Hồng Ân , một nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam , bị chế độ cầm tù từ 1979-1998(20 năm), xin tị nạn tại Đức không được chấp nhận và trong lúc này đang ở vào thời điểm chờ xin chính phủ Canada cấp quy chế tị nạn chính trị.
Cách đây hơn một tuần, Tòa Đại sứ Canada ở Vienna gửi thư báo tin cho ông hay, gia đình ông được mời phỏng vấn để tiến hành thủ tục cấp visa.
Ông Nhân và gia đình xin cơ quan thẩm quyền của Đức cấp giấy đến Vienna để được Tòa Đại Sứ Canada ở Vienna phỏng vấn, nhưng Đức từ chối. Không những thế, ngày 26/3/2019, cảnh sát Đức ép buộc cả 2 vợ chồng ông Nhân đến phi trường, lên máy bay về VN.
Đức cho họ là một nhà nước pháp quyền nên cưỡng chế trục xuất với lý do là chính quyền CSVN hiện nay theo Đức là đã cải thiện về nhân quyền.
Thật là nhỏ nhen cho nước Đức vì hành động và lập luận của họ đã bộc lộ những điều vô lý sau đây:
- 1/Nếu Việt Nam có nhân quyền thì có cần bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trên đất Đức hay không ?
-2/ Nếu Việt Nam đã bất chấp pháp luật Đức bắt cóc như một tổ chức mafia thì cớ sao Đức lại trao người xin tị nạn chính trị cho bọn mafia?
-3/ Tại sao Đức lại không chờ kết quả cuộc phỏng vấn của gia đinh ông Hồng Nhân với Canada sau đó trục xuất gia đình này cũng không muộn ?
Nguyên nhân chỉ có một : chính phủ Đức quá tự ái vì chính quyền CSVN "vuốt mặt không nể mũi" nên muốn ra oai chứng tỏ "nước Đức là của người Đức" không phải là cái bãi rác mà là một nhà nước pháp quyền. Nhưng hành động này đã bộc lộ rõ sự "giận cá chém thớt". Họ đã giao hai vợ chồng một nhà đấu tranh nhân quyền cho nhà tù và tra tấn của cộng sản, chia cắt một thần đồng piano vị thành niên khỏi cha mẹ.Và khiến cho cả gia đình này chịu một cú sốc rất lớn trong cuộc đời.
Điều này giải thích tại sao Đức từng có quá khứ là một nước phát xít. Vì họ là một nước theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Hành động trả một công dân Việt từng chịu đựng 20 năm tù dưới chế độ CS vào tay chúng không khác gì hành động trục xuất người chống phát xít vào tay Hitler.
Đó không phải là hành động của một nhà nước pháp quyền. Đó là hành động của một chính phủ vô nhân.

SỐ PHẬN TRÁI NGƯỢC CỦA NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM.

Người ta nói vợ chồng chỉ gắn bó với nhau thuở hàn vi mới dựng nghiệp. Sau khi tài khoản ngân hàng đầy tiền thì kết quả là những phiên tòa ly hôn. Bởi lẻ lúc nghèo khó họ cùng quyết tâm , bền chí để theo đuổi một lý tưởng, một ước mơ nên dễ đồng cảm với nhau hơn. Đến khi giàu rồi họ có nhiều chọn lựa mới, nhiều lạc thú mới. Cái thời hoạn nạn cùng chia nhau những hoài vọng đã lìa xa.
Thế nhưng trong những ngày qua , dư luận nước Việt chỉ chú ý đến những giọt nước mắt thốt lên đầy bất công với một người phụ nữ đã nắm trong tay 3000 tỷ VND hơn 100 triệu USD mà không ai chú ý đến những giọt nước mắt được nuốt ngược vào trong của những người phụ nữ nuôi chồng vì chính trị.
Cao Thị Xuân Phượng vợ của tù nhân Trương Duy Nhất và những người vợ của các tù nhân sau đây trong nhóm "Liên minh dân tộc Việt Nam" : Lưu Văn Vịnh, 52 tuổi, 15 năm tù; Nguyễn Quốc Hoàn, 42 tuổi, 13 năm tù; Nguyễn Văn Đức Độ, 44 tuổi, 11 năm tù; Từ Công Nghĩa, 26 tuổi, 10 năm tù và Phan Trung , 43 tuổi, 8 năm tù... là những người như thế.
Trong số họ có không ít người từng hàng chục lần "cơm đùm gạo bới" thăm nuôi chồng trong tù. Và họ cũng chẳng hề có trong tay hàng trăm triệu USD để chia. Họ chỉ chia với chồng của họ cái ý chí không khuất phục, không xuôi tay trước bạo quyền.
Những người chồng của những người phụ nữ này nếu cho họ thoả chí tang bồng thì cái cơ nghiệp hàng ngàn tỷ của Đặng Lê Nguyên Vũ chẳng là gì với họ.Bởi thật sự khi anh làm giàu mà GDP đất nước không tăng, nhân dân vẫn lầm than cơ cực chỉ ngửa tay xin tiền bố thí, từ thiện, ngoài ra không hề có bất kỳ chính sách phúc lợi xã hội nào thì cái giàu đó chỉ là cho chính anh. Truyền thông cộng sản tập trung xoáy sâu vào "khát vọng làm giàu"" mắt thấy đốm lửa xa ngàn dặm" của Đặng Lê Nguyên Vũ là để đánh lạc hướng giới trẻ và dư luận.
Cho dù Việt Nam có cả trăm tỷ phú thì tiền đó cũng chỉ là lấy của dân nghèo Việt Nam mà thôi. Bởi số tiền thuế nếu có mà Trung Nguyên đóng góp cho chính phủ này cũng sẽ rơi vào túi một đảng độc tài duy nhất, không có kiểm soát của đối lập. Và thế là những đồng tiền thuế đó chỉ dùng để nuôi một bộ máy chính trị độc tài trấn áp nhân dân chứ không hề tạo ra medicare, foodstamp và các chế độ an sinh xã hội khác cho dân nghèo.
Chính vì vậy đã nảy sinh một tầng lớp bất đồng chính kiến với chế độ cầm quyền. Những người hiểu biết, bất đồng sâu sắc nhất, ưu tú nhất của dân tộc đã biến thành tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị. Tiếng hô "đá đảo chế độ cộng sản" của họ vang vọng trong những phiên toà mà hệ thống truyền thông chính quyền muốn giấu kín. Và những người vợ của những người tù chính trị ấy lại thầm lặng bới từng bịch muối, nải chuối, nắm gạo... cho chồng chiến đấu hàng ngày với 4 bức tường nhà giam.
Họ mới là những người chiụ bất công nhất chứ không phải Lê Hoàng Diệp Thảo. Nhưng họ không kêu ca, không cầu mong dư luận chú ý đến. Họ gắn bó chung thuỷ với người chồng của mình mà không cần đến hàng núi bất động sản, nữ trang, cổ phiếu, ngoại tệ ... Cái mà chồng họ có thể chia cho họ chỉ là lý tưởng. Lý tưởng tự do dân chủ. Cái này một cá nhân không thể ăn được nhưng một dân tộc thì có thể làm giàu nhanh chóng.
Thế nhưng trong 95 triệu dân Việt mấy ai hiểu được điều này. Họ trầm trồ thán phục khi toà tuyên số gia sản đồ sộ mà hai vợ chồng làm đươc trong 20 năm. Họ ca tụng những kẻ "vai mang túi bạc lè kè. Nói quấy nói quá chúng nghe ầm ầm". Nhưng họ không hề nghĩ những cặp vợ chồng tù nhân lương tâm kia mới thực sự giàu hơn.
Khi chết đi anh chẳng mang theo xuống mồ được gì. Cái anh để lại đó mới là tài sản. Nếu mai sau nước có tư do dân chủ thì tài sản mà những tù nhân lương tâm để lại hẳn phải lớn hơn nhiều tài sản của Đặng Lê Nguyên Vũ. Bằng chứng là 100 năm trước đây đã có rất nhiều nhà tư sản giàu nứt khố đổ vách thời Pháp thuộc, nhưng lịch sử chỉ nhớ đến những người như Nguyễn Thái Học với câu nói bất hủ đi vào lòng người:
"Không thành công thì cũng thành nhân".

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2019

VỀ VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.

Khi một chiếc bánh xe bị thủng lốp, bạn không thể nào bơm chiếc bánh xe căng trở lại nếu lỗ thủng vẫn còn đó. Cứ tống bao nhiêu hơi vào thì nó sẽ thoát ra ngoài và biến công lao bơm hơi thành vô ích.
Vấn đề biến đổi khí hậu , nóng lên toàn cầu cũng tương tự như thế. Mỹ và châu Âu có cắt giảm bao nhiêu khí thải từ nhiên liệu hoá thạch cũng không đủ cho cái lỗ thủng Trung Quốc phá. Nội chỉ riêng đập Tam Hiệp của Trung Quốc cũng đã thải không biết bao nhiêu khí C02 gây hiệu ứng nhà kính, chưa kể hàng chục ngàn nhà máy gây ô nhiễm khác.
Cánh tả bảo chính quyền Trump không quan tâm đến biến đổi khí hậu toàn cầu là sai lầm. Trái lại họ quan tâm đến việc bịt cái lỗ thủng trước rồi bơm hơi sau.
Nhiều kẻ lập luận là nếu không diệt được chế độ độc tài Trung Quốc thì sao ? Chẳng lẻ cứ để cho khí hậu trái đất nóng lên? Câu hỏi này cũng tương tự như nếu không vá được bánh xe nhưng vẫn cứ bơm hơi vào vì cần xe chạy. Lúc đó chẳng những xe không chạy được mà còn có nguy cơ gây tai nạn.
Khi chế độ độc tài Trung Quốc vẫn còn đó thì bạn cắt giảm khí thải không làm cho trái đất bớt nóng đi mà còn khiến cho chủ nghĩa phát xít từ Trung Quốc bùng phát. Lúc đó loài người phải đối phó cùng lúc hai vấn nạn : biến đổi khí hậu và thảm sát diệt chủng.
Do vậy quan điểm của cánh hữu thông minh hơn cánh tả là ở chỗ đó. Khi được hỏi nguy cơ về thảm hoạ của loài người cánh tả bảo đó là biến đổi khí hậu , cánh hữu lại cho rằng do độc tài. Rất đúng, rất chính xác là độc tài đã tạo ra biến đổi khí hậu. Nếu không vá cái lỗ thủng này trước thì bơm vào bánh xe bao nhiêu hơi cũng là vô ích.

BẠN CÓ THỂ KHÔNG QUAN TÂM ĐẾN CHÍNH TRỊ NHƯNG CHÍNH TRỊ LẠI QUAN TÂM ĐẾN BẠN.

Khi tôi nói " Nếu bạn không xuống đường thay đổi thể chế chính trị, bạn sẽ phải gánh chịu những hệ lụy của nó" đa số đều nại ra đủ thứ lý do và bảo tôi có giỏi thì về làm đi.
Khi nói như thế các bạn đã phạm một logic quan trọng. Đó là tôi cũng như NVHN đâu có gánh cái cái hệ lụy về thể chế chính trị đó ? Do vậy yêu cầu những người mang quốc tịch khác làm thay cho mình là một phép ngụy biện.
Bạn có thể bàng quan với chính trị nhưng như trường hợp Đoàn Thị Hương và người thanh niên tử vong vì khối bê tông dưới đây chính trị lại quan tâm tới họ.
Chính vì 95 triệu dân để cho một đảng độc nhất cai trị nên nó không cần cứu bạn và tắc trách trong việc xây khối bê tông mà vẫn cầm quyền. Trong khi đó Malaysia thì lại khác, nhân dân Malaysia có đấu tranh nên dân của họ có đến 4 luật sư cãi cho cô gái và được thả.
Các bạn trách chính quyền cộng sản ư ? Trước hết nên tự trách chính mình. Có làm thì mới có ăn.
Một dân tộc suốt đời trốn trong vỏ ốc thì phải luôn luôn gánh lấy một chính quyền như đảng CSVN.

CƠ CHẾ CẠNH TRANH TRONG XÃ HỘI DÂN CHỦ.

Sau khi viết bài về Nguyễn Tường Vân và Đoàn Thị Hương tôi thấy dân Việt mình hay thiệt. Để ý xem nội dung các comment từ những người share lại thì thấy không có một người nào hiểu được cái gốc vấn đề.
Đó là tại sao chính quyền CSVN chỉ quan tâm tới tính mạng của Đoàn Thị Hương cho có lệ? Và tại sao Australia và Indonesia lại quan tâm giải cứu công dân của mình như vậy ?
Chẳng phải Việt Nam xấu, Úc và Indo tốt gì cả đâu. Tôi đảm bảo là nếu cho chính phủ Úc và Indo cai trị dân Việt Nam thì họ cũng hành động như CSVN.
Vì sao?
Nguyên nhân thúc đẩy hai chính phủ này giải cứu công dân là do cả hai đều có một chính phủ đối lập cạnh tranh với họ bên trong. Nếu hai chính phủ này bỏ mặc công dân của mình không lo, báo chí đối lập sẽ làm to chuyện, từ đó uy tín của đảng, chính phủ cầm quyền sẽ giảm sút. Và đến kỳ bầu cử hạn kỳ họ sẽ không còn giữ quyền lực được nữa bởi cử tri sẽ dồn phiếu cho đảng đối lập.
Có người bảo "Ở Việt Nam nuôi con chó còn có ích hơn. Vì nó còn biết lo bảo vệ chủ". Đặt vấn đề như vậy là sai nghe các bạn. Ở Việt Nam dân không hề là chủ mà là nô lệ, là những con cừu cho đảng và chính phủ vặt lông. Do vậy trong 95 triệu con mất đi một vài con ở nước ngoài không chết thằng Tây nào.Việt Nam chẳng có đảng đối lập cạnh tranh nên đảng CSVN chẳng sợ để mất phiếu. Hơn nữa bầu cử là giả, chưa bầu đã biết nên đảng CS chỉ cần trấn áp chứ không cần lấy lòng cử tri.
Vấn đề là suốt 74 năm nhưng dân Việt chẳng nhận ra cái cơ chế cạnh tranh đó . Hễ có việc là họ chỉ nhảy xổ vào chửi đảng CS "chó đẻ"" không có đạo đức" rồi so sánh với các chính phủ khác. Tuy nhiên họ lại không hề so sánh là để có hai chính phủ cạnh tranh nhau phục vụ dân, dân các nước dân chủ đã phải trải qua tranh đấu , tù đày ,biểu tình hy sinh chứ không phải tự nhiên cái cơ chế đó từ trên trời rơi vào miệng họ.
Trước hoàn cảnh của Đoàn Thị Hương đa số cảm thán:" Tội nghiệp em đã sinh ra nhằm vào một đất nước độc tài, độc đảng". Nhưng không ai cảm thán" Tội nghiệp em sinh ra nhằm một đất nước mà đa phần dân để cho độc tài , độc đảng tồn tại".
Nhưng cũng chẳng tội nghiệp gì cả vì Đoàn Thị Hương cũng là một phần tử trong đó . Một dân tộc suốt ngày rượu chè , game show, xuống đường khỏa thân vì bóng đá, suốt ngày chỉ lo chém gió những chuyện không đâu, chẳng bao giờ có ý thức liên kết nhau để tạo ra 2 chính quyền đối lập trong một cơ chế chính trị đa đảng thì lần lượt sẽ bị biến thành Đoàn Thị Hương hay những người dừng đèn đỏ bị BMW, container cán chết, ung thư, xuất khấu lao động, làm đĩ, bị công an đánh chết đổ tại tự tử, trẻ em ăn nhằm thịt lợn sán lai phải nhập viện ... Chẳng qua tai họa tạm thời chưa đụng tới họ mà thôi. Nhưng sẽ đụng đến trong tương lai vì đó là quy luật.
Như vậy có thể kết luận lại : trông chờ vào đạo đức của chính quyền cộng sản thì cứ đóng sẵn cái hòm. Nếu thức tỉnh và cùng nhau vắt óc để thay đổi thể chế , chấp nhận hy sinh để lo cho đời sau thì may ra số phận của dân tộc này còn được cứu.

SỰ THẬT VÀ GIẢ DỐI.

Sẽ không có bài viết, lời hiệu triệu nào trên mạng dù đúng đến đâu đủ sức chiến thắng nỗi sợ hãi chế độ công an trị khiến dân tộc Việt đứng dậy.
Bởi để xây dựng một chế độ độc tài chỉ cần nói láo để tác động đến cảm xúc nhưng để xây dựng một chế độ dân chủ cần tác động đến lý trí.
Ví dụ để tạo nên chế độ độc tài CHXHCNVN, cộng sản chỉ cần dùng một đội ngũ nhà văn , nhà thơ, dùng hư cấu và bút pháp trữ tình để lừa cả một dân tộc. Nhưng để xây dựng một chế độ dân chủ có đối lập không thể dùng cách đó để đánh đổ chế độ độc tài cộng sản. Bởi lẻ khi dùng sự nói láo này để đánh đổ một sự nói láo khác thì chỉ nhằm thay thế chế độ độc tài này bằng một chế độ độc tài khác mà thôi.
Với các dân tộc có nhận thức thấp thì nói sự thật bao giờ cũng khiến họ mất lòng nhưng nói láo có khi rất dễ lừa họ.
Ví dụ người dân Việt Nam thường hay thích được ca ngợi là dân tộc anh hùng, nhân dân dũng cảm bất khuất... Và chế độ cộng sản hay dùng khái niệm này để tâng bốc người dân Việt nam trong thơ văn, nhạc họa... khiến tất cả ảo tưởng về tầm vóc của mình và đánh mất lý trí để rồi hy sinh biết bao xương máu một cách vô ích để đem về chiếc ngai vàng quyền lực cho chế độ cộng sản.
Trong khi đó các chế độ dân chủ thành thực hơn, không thể nói láo để lừa dân nên không vận động được người dân theo họ. Đó là lý do trong nội chiến Nam Bắc dân nông thôn thường nghe tuyên truyền "láo khoét" của cộng sản để "ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản", thi hành chiến tranh nhân dân, du kích, khủng bố nhằm phá hoại các nền dân chủ. Trong khi đó truyền đơn của chính quyền quốc gia vạch rõ sự thật, cảnh tỉnh họ về âm mưu của cộng sản thì họ lại đem vứt vào thùng rác.
Chính quyền dân chủ cũng có thể "nói láo", dùng thơ văn nhạc họa để kích thích tinh thần chống cộng trong dân chúng. Nhưng họ sẽ rất dễ tạo ra một chế độ độc tài mới. Và như thế dù có thắng cộng sản cũng chỉ tạo ra một chế độ còn tha hoá hơn cộng sản mà thôi.
Do vậy kết luận lại cái chính vẫn là sự nhận thức, phân biệt phải trái, trắng đen, thật giả của người dân. Chính quyền VNCH đã để dân miền Nam sống 44 năm trong chế độ cộng sản để họ nhận chân được những gì mà cộng sản tuyên truyền trước đây là giả dối. Nhưng cái giá phải trả trong 44 năm đó là rất đắt. Tuy nhiên so với hai nước là Nhật bản và Hàn Quốc nước Việt đã tụt lại khá xa và có nguy cơ diệt chủng nhưng bài học kinh nghiệm mà dân Việt Nam rút ra chẳng được bao nhiêu.
Họ vẫn thích nghe những lời giả dối và mất lòng trước sự thật. Và như thế thì con đường để xây dựng một xã hội dân chủ với dân tộc Việt vẫn còn lắm gian nan.

TỪ NGUYỄN TƯỜNG VÂN ĐẾN ĐOÀN THỊ HƯƠNG VÀ SITI AISYAH : ÁN TỬ HÌNH VÀ MỨC ĐỘ QUAN TÂM CỦA CHÍNH PHỦ CÁC NƯỚC DÂN CHỦ VÀ ĐỘC TÀI TỚI CÔNG DÂN CỦA MÌNH.



Nguyễn Tường Vân, 25 tuổi, bị bắt tại sân bay Changi ở Singapore tháng 12/2002, khi đang mang 396 g heroin trên người và trong ba lô. Mức án tử hình ở Singapore áp dụng với những ai mang hơn 15 g ma túy này. Khi đó, anh ta khai đang tìm cách chuyển ma túy từ Campuchia về Australia để trả nợ giúp người anh sinh đôi.
Vụ việc đã gây nên những phản ứng dữ dội ở xứ sở chuột túi, nước vốn không có án tử hình. Chính phủ Canberra cũng như các luật sư, nghiệp đoàn và các hội nhà thờ đã nhiều lần xin khoan hồng cho Nguyễn Tường Vân, nhưng Singapore không thay đổi quyết định.
Australia cho rằng nhân vật này không đáng phải lên giá treo cổ, vì anh ta không có tiền án. Hơn nữa, Nguyễn Tường Vân có thể giúp các nhà điều tra tìm hiểu về các đường dây buôn lậu ma túy, nếu được sống.
Tuy nhiên, trong bức thư gửi người đồng nhiệm Australia, Chủ tịch Quốc hội Singapore Abudllah Tarmugi tuyên bố nước này không thể thỏa hiệp: “Chúng tôi có nghĩa vụ phải bảo vệ sinh mạng của những người bị thứ ma túy mà Nguyễn mang theo hủy hoại. Anh ta biết việc mình đang làm và hậu quả của nó”.
Thủ tướng Australia John Howard cho đến lúc đó đã 5 lần đích thân đề nghị giới lãnh đạo Singapore xem xét trường hợp của Nguyễn Tường Vân, nhưng đều không thành. Tại cuộc gặp những người đứng đầu các chính phủ thuộc khối Thịnh vượng Chung ở Malta , ông cảnh báo Singapore nên chuẩn bị cho “nỗi oán giận dài lâu” ở Australia nếu việc xử tử vẫn diễn ra.
Đơn xin ân xá của Tường Vân đã bị Tổng thống Singapore bác bỏ. Thủ tướng Australia John Howard cũng đã đề nghị Singapore tha mạng cho Tường Vân, song đề nghị đó cũng không được đáp ứng.
Singapore đã tử hình công dân Australia gốc Việt Nguyễn Tường Vân sáng 2/12/2005 bất chấp những lời kêu gọi xin giảm án của chính phủ Australia.
Vân đã phải lên giá treo cổ trước khi mặt trời mọc. Hàng chục bạn bè và những người ủng hộ trong trang phục màu đen làm lễ cầu nguyện cho anh ta bên ngoài nhà tù suốt đêm .Hoạt động cầu nguyện cho Vân cũng được tổ chức trên khắp Australia. Chuông và cồng được đánh lên 25 tiếng vào thời điểm Vân lên giá treo cổ.
Vấn đề chính yếu không phải là tội phạm, mà là hình phạt tử hình có tương xứng với tội phạm hay không vào đầu thế kỷ thứ 21 này.
Chính phủ Australia, từ cấp quốc trưởng đến thứ trưởng và bộ trưởng ngoại giao, bộ trưởng tư pháp, từ quốc hội liên bang đến các quốc hội tiểu bang, và chính phủ Victoria, là nơi Nguyễn Tường Vân cư ngụ, các vị lãnh đạo tôn giáo như Đức hồng y George Pell, các luật gia, hàng ngàn cá nhân kể cả cộng đồng Việt Nam tại Australia, đều đã thỉnh cầu tổng thống và chính phủ Singapore khoan hồng, chuyển án tử hình thành án chung thân. Bên ngoài Australia, cố Giáo Hoàng Gioan Phao Lô Đệ Nhị và đương kim giáo hoàng Benedicto 16, tổng thư ký Kofi Annan, thứ trưởng New Zealand Helen Clarke.... cũng đã vận động để cứu mạng cho Nguyễn Tường Vân. Tất cả nỗ lực đều đã thất bại.
Nhiều luật gia và các đoàn thể áp lực, như Amnesty International, đã đề nghị chính phủ Australia khiếu tố Singapore ra trước tòa án quốc tế La Haye, nhưng việc này không thể tiến hành vì thủ tướng Lý Hiển Long của Singapore đã trả lời thủ tướng John Howard là Singapore không chấp nhận thẩm quyền của Toà án quốc tế trong vụ này. Khi các phương thức pháp lý đã bị bế tắc, nhiều dân biểu, nghị sĩ, và ngay cả tổng công đoàn ACTU đã đề nghị Australia trừng phạt kinh tế Singapore, nhưng thủ tướng John Howard đã bác bỏ biện pháp này, vì ông lập luận rằng Australia phải phân biệt vấn đề nhân đạo Nguyễn Tường Vân với mối bang giao song phương và giao thương giữa Australia và Singapore.
Đoàn Thị Hương là con gái út trong một gia đình nông dân ở thôn 3, xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định. Cô "thoát ly" gia đình từ khi về Hà Nội học trung cấp dược, 2-3 tháng về thăm nhà một lần.
Ngày 11 tháng 2, Đoàn Thị Hương lần cuối post lên Facebook mang tên "Ruby Ruby". Chi tiết địa điểm check-in cho thấy cô đang ở gần sân bay quốc tế Kuala Lumpur.
Ngày 13 tháng 2, Kim Jong-nam bị 2 nữ giới tiếp cận và xịt VX vào mặt tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur. Ông chết trên đường tới bệnh viện Putrajaya.
Ngày 15 tháng 2, Đoàn Thị Hương bị bắt giữ tại sân bay Kuala Lumpur do bị nhận dạng dựa trên camera an ninh của sân bay trùng với một trong hai người phụ nữ đã tiếp cận ông Kim. Theo luật cô bị giữ 7 ngày để điều tra. Cô khai là không biết tên của nạn nhân, và cô tưởng đây là một trò đùa trên truyền hình. Sau khi hành động, cô không thấy những người bạn của mình và đã lên taxi rời khỏi sân bay.
Từ ngày 15 tháng 2 cho tới ngày 20 tháng 2, hầu hết các báo Việt Nam đều đưa tin về vụ án và nghi phạm này nhưng không hề đề cập hai chữ 'Việt Nam' trong các bản tin, một số chỉ ghi là 'nghi phạm châu Á'.
Ngày 21/2, một người làm công tác tòa soạn giấu tên tại một nhật báo ở TP. Hồ Chí Minh trả lời BBC: “Chính xác là không ai cấm đăng vụ Đoàn Thị Hương , nhưng Bộ Ngoại giao Việt Nam và Ban Tuyên giáo đã khuyến nghị rằng do vụ việc phức tạp, chưa thể xác minh được nhân thân cô này nên đề nghị các báo chờ khi có xác minh thì đăng. Trong thời gian chờ đợi, các tòa soạn vẫn cử phóng viên đi xác minh tại địa phương của Đoàn Thị Hương và để bài nằm đó. Khi thông tin từ Malaysia quá rõ và công khai rồi, Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng rồi thì đăng thôi.”
Ngày 20 tháng 2, báo Yomiuri Shimbun của Nhật Bản dẫn lời tờ China Press bằng tiếng Hoa của Malaysia đưa tin rằng "một người đàn ông châu Á dường như là điệp viên của Triều Tiên" tiếp xúc với hai nữ nghi can Indonesia và Việt Nam khoảng "ba tháng trước vụ ám sát". Tờ báo đưa tin rằng người đàn ông này lần đầu gặp cô Hương ở Malaysia ba tháng trước, và để "gây dựng lòng tin với cô, người đàn ông đã đi thăm Việt Nam cùng cô rồi đi mua sắm ở Hàn Quốc". Người này sau đó giới thiệu hai công dân Indonesia và Việt Nam với nhau rồi nói là họ sẽ tham gia vào một trò chơi khăm trên truyền hình.
Ngày 24-2/2017, trả lời BBC tiếng Việt qua điện thoại, Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, nói về 'nghi phạm người Việt' và khả năng xử lý vụ việc, ông nói: "Nếu là người Việt Nam thì chúng tôi phải bảo hộ và đưa về Việt Nam xử lý theo pháp luật Việt Nam. Nhưng điều đầu tiên là phải xác minh đúng là người Việt Nam và có liên quan đến vụ án. Sau đó sẽ phải đánh giá có vi phạm như thế nào theo luật pháp Việt Nam."
Chiều 12/3/2019 Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Saifuddin Abdullah. Phó Thủ tướng đề nghị phía Malaysia bảo đảm xét xử công bằng, trả tự do cho Đoàn Thị Hương. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng chiều 14/3 cho hay: “Chúng tôi lấy làm tiếc vì tòa án Malaysia không trả tự do ngay cho công dân Việt Nam Đoàn Thị Hương. Việt Nam mong muốn Đoàn Thị Hương phải được xét xử công bằng, khách quan và được trả tự do.
Vào ngày 11 tháng 3, nữ nghi can đồng phạm Siti Aisyah người Indonesia được toà thả tự do, và đã trở về nước sau những nỗ lực ngoại giao ở những cấp cao nhất.
10h sáng (giờ địa phương) hôm thứ 5 ngày 14 tháng 3 quyết định của Bộ trưởng Tư pháp Malaysia tiếp tục theo đuổi vụ xét xử Đoàn Thị Hương có nghĩa, người phụ nữ này là nghi can duy nhất, và vẫn tiếp tục bị giam giữ. Hương bật khóc nức nở khi nghe quyết định. “Tôi không tức giận vì Siti được thả. Chỉ có Chúa mới biết rằng chúng tôi không sát nhân,” người phụ nữ nói qua thông dịch. Nếu bị truy tố, cô sẽ đối mặt với án tử hình bằng cách treo cổ.
Theo thông báo của đại sứ quán Indonesia, những nỗ lực kêu gọi trả tự do cho Siti đã được khởi động ngay từ thời điểm cô bị bắt giữ vào tháng 2/2017.
Công tố viên Muhammad Iskandar Ahmad tuyên bố hủy cáo buộc Siti phạm tội sát nhân. Ông nói phía công tố chỉ hành động "theo chỉ đạo.
Lý do mà Siti Aisyah được trả tự do được lý giải phần nào khi lá thư của Tổng chưởng lý Malaysia Tommy Thomas gửi phía Indonesia được hé lộ.
"Vì mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước chúng ta, tôi rất hài lòng khi thông báo với ông về quyết định ngưng truy tố (nolle prosequi) đối với Siti Aisyah thể theo Điều 254 của Bộ luật Hình sự", ông Tommy Thomas viết trong lá thư ký ngày 8/3 gửi Yasonna Laoly, Bộ trưởng Tư pháp và Nhân quyền Indonesia.
Sứ quán Indonesia khẳng định sự tự do của Siti là thành quả của những nỗ lực vận động lâu dài từ Jakarta, nhắm đến mục tiêu là giải cứu công dân nước này khỏi án tử hình nếu bị kết tội sát hại Kim Chol.
Theo thông cáo, Tổng thống Joko Widodo đã ra lệnh khởi động chiến dịch vận động hành lang, đòi tự do cho Siti ngay sau khi nghi phạm bị bắt giữ ngày 15/2/2017, tức hai ngày sau khi Kim Chol bị sát hại ở sân bay quốc tế Kuala Lumpur. Theo Malaysia Reserve, chiến dịch giải cứu có sự tham gia của lãnh đạo hàng loạt bộ ngành liên quan, từ ngoại trưởng, bộ trưởng tư pháp, đến lãnh đạo lực lượng cảnh sát và cả lãnh đạo cơ quan tình báo Indonesia.
Rusdi Kirana, Đại sứ Indonesia ở Malaysia, cho biết chiến dịch vận động hành lang được đẩy mạnh trong nhiều tháng qua. Chính quyền của Tổng thống Joko Widodo luôn nhắc đến vụ án của Siti Aisyah xuyên suốt mọi cuộc gặp cấp cao giữa hai nước. Nỗ lực kêu gọi trả tự do cho Siti được đề cập trong mọi cuộc họp song phương "từ cấp tổng thống, phó tổng thống, đến các cuộc họp cấp ngoại trưởng và các bộ khác".
Như vậy từ Nguyễn Tường Vân đến Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah một điều rút ra là tính mạng công dân các nước dân chủ bao giờ cũng được quan tâm hơn tính mạng công dân các nước độc tài. Bởi với địa vị làm chủ đất nước công dân các nước tự do bao giờ cũng được những người đầy tớ mà mình bầu lên phục vụ tận tụy hết mình, cho dù giải cứu của họ đôi lúc không thành công. Bởi lá phiếu bầu đã quyết định như vậy.
Nếu mai này Đoàn Thị Hương có bị hành quyết bằng treo cổ như Nguyễn Tường Vân thì cô cũng chẳng được một chút an ủi nào như người đồng hương vì hành động của Bộ trưởng cai trị nước cô chỉ hành động "theo đóm ăn tàn" vì muốn giữ sỉ diện. Họ không làm hết sức như chính phủ Australia và Indonesia đã làm với tính mạng công dân mình.