Thứ Hai, 28 tháng 12, 2020

CHÀNG ĐÔNG KI SỐT THỜI HIỆN ĐẠI.

 Người Việt vẫn quen gọi Don Quichotte là Đông-ki-sốt, anh chàng mang trong mình tư tưởng hiệp sĩ và luôn xây dựng trong đầu một thế giới hoàn toàn khác biệt với thực tế cuộc sống. Trong mắt Đông-ki-sốt, mọi thứ đều lãng mạn. Tư tưởng hiệp sĩ của Đông-ki-sốt khiến cho cối xay gió cũng trở thành một con quái vật phải diệt trừ.

Cháu gái ông Trump là Mary Trump đã công bố cuốn sách có tên: “Too Much and Never Enough: How My Family Created the World’s Most Dangerous Man” (Quá Nhiều và Không Bao Giờ Đủ: Gia Đình Chúng Tôi đã Tạo Ra Người Đàn Ông Nguy Hiểm Nhất Thế Giới Như Thế Nào).
Ở thời điểm bà ra sách, chắc chắn nhiều người sẽ cho cụm từ "Người đàn ông nguy hiểm nhất thế giới" dành cho Trump là quá mạnh mẽ và ý tưởng của ông ta bị bệnh hoang tưởng, tha hóa nhân cách là do cháu gái ghét ông ấy nên dựng chuyện mà thôi.
Nhưng chỉ trong mấy tháng vừa qua bầu cử cả thế giới đều thấy lời bà Mary là thật. Bởi lẻ thế giới có nhiều người hoang tưởng nhưng không ai hoang tưởng qua mặt Trump, kể cả Hitler hay Mao Trạch Đông.
Trump nhìn nhận sự việc không theo logic mà một người bình thường ở thế giới nhìn nhận.Ông ta giống như hiệp sĩ Đông Ki sốt cùng đánh nhau với cối xay gió.Trump chống lại tất cả những người chống lại ông ta, bất kể phe phái.
Với Trump không có logic dân chủ hay cộng hòa, tả hay hữu, cộng sản hoặc không cộng sản. Chỉ có một logic duy nhất: phe Trump và phe chống Trump.
Mọi quy định về hiến pháp, luật pháp với Trump đều là rác. Tối cao pháp viện cũng là hèn nhát, thiếu dũng cảm khi không xử cho Trump thắng. Trump là chân lý,là chính nghĩa ai chống Trump là gian lận ,là phi nghĩa.
Do vậy Trump đã chuẩn bị sẵn tất cả, sắp xếp tất cả cho một cuộc chiến cả về pháp lý lẫn tâm lý để suy tôn và đưa Trump trở lại nắm quyền lực.
Tuy nhiên có điều lạ là Trump điên rồ là bệnh của Trump nhưng Trump kéo theo hàng chục triệu người của một dân tộc nổi tiếng lý trí là dân Mỹ thì đúng là chuyện lạ. 126 nghị sĩ hùa theo Trump để nịnh một hoàng đế không mặc quần chạy rông nhưng vẫn tưởng mình mặc quần là chuyện lạ trong lịch sử Hoa Kỳ. Và rồi đám nịnh thần này còn dự định bày trò trong ngày 6/1 tới đây là điều dân các nước khác khó lòng hiểu nổi.
Trump mắc bệnh hoang thưởng của Đông Ki Sốt đã đành, Trump còn kéo theo cả một đám Đông Ki Sốt khác. Bó tay.
Image may contain: 1 person
Xán Văn Lê, Son Duong and 40 others
1 Comment
5 Shares
Like
Comment
Share

TRUMP CÓ DỊP TRẢ THÙ VÀ MỊ DÂN.

 Tháng 8/2020 hạ viện, do Đảng Dân chủ kiểm soát, đã thông qua một gói cứu trợ trị giá 3,5 nghìn tỷ đô la Mỹ, nhưng bị Thượng viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát bác bỏ.

Chủ tịch Hạ viện, bà Nancy Pelosi, nói rằng trong quá trình đàm phán, họ đã hạ con số xuống mức thấp hơn, 2 nghìn tỷ đô la, nhưng phe Cộng Hòa muốn đưa ra một chương trình trị giá 1 nghìn tỷ đô la.
Bà Pelosi và lãnh đạo phe thiểu số trong Thượng viện Chuck Schumer gọi hành động của Tổng thống là "sơ sài" và nói chúng là "những tuyên bố chính sách không hiệu quả, yếu kém và hạn hẹp" nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế và y tế.
Một số gương mặt phe Cộng hòa trong Quốc hội không muốn chi tiêu thêm nữa, và gần nửa các Thượng nghị sĩ Cộng hòa nói họ sẽ phản đối bất kỳ dự luật cứu trợ nào mới.
Sau nhiều tháng án binh bất động, Quốc hội Hoa Kỳ hôm 21/12 thông qua gói cứu trợ Covid-19 trị giá 892 tỷ đô la, cứu nguy nền kinh tế đang bị đại dịch tàn phá. Quốc hội cũng thông qua ngân sách hoạt động cho chính phủ liên bang.
Tổng thống Donald Trump dự kiến sẽ ký thành luật gói cứu trợ này.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, nói bà ủng hộ dự luật cứu trợ Covid-19 mặc dù gói cứu trợ này không bao gồm một khoản cứu trợ trực tiếp cho các chính quyền tiểu bang và địa phương, là điều mà đảng Dân chủ đã vận động. Bà cho biết sẽ thử lại thời vận sau khi Tổng thống đắc cử của đảng Dân chủ Joe Biden lên nhậm chức vào ngày 20 tháng 1.
Gói cứu trợ này ít hơn nhiều so với gói cứu trợ 3 nghìn tỷ USD đã được kêu gọi trong dự luật được Hạ viện - vốn do đảng Dân chủ kiểm soát, thông qua hồi tháng 5 nhưng bị Thượng viện -do đảng Cộng hòa kiểm soát-. Gạt bỏ.
Để trả thù Mitch McConnell đồng minh cấp cao của Trump chúc mừng Biden đắc cử hôm 16/12 Trump định làm bẽ mặt lãnh đạo đa số thượng viện. Vào tối thứ Ba Donald Trump kêu gọi Quốc hội điều chỉnh gói cứu trợ gần $900 tỉ Mỹ kim và dự luật chi tiêu $1,4 nghìn tỉ Mỹ kim đã được lưỡng viện thông qua, tỏ dấu hiệu sẽ không ký dự luật cứu trợ hàng triệu đồng bào Mỹ đang gặp khó khăn.
Gọi gói cứu trợ của lưỡng đảng là “sự ô nhục,” ông Trump yêu cầu Quốc hội tăng khoản tiền trợ cấp $600 Mỹ kim “thấp quá đáng” lên $2000 đô.
Tuy nhiên khi Trump chơi khăm McConnell thì gãi đúng chỗ ngứa của Pelosi. Bà lập tức tuyên bố :"“Cộng hoà liên tục từ chối không cho biết khoản tiền mặt trợ cấp mà Tổng thống muốn. Ít nhất thì Tổng thống cũng đồng tình $2000 đô – Dân chủ sẵn sàng đưa vấn đề này ra sàn Hạ viện trong tuần này với sự đồng thuận cao. Hãy thực hiện đi!” Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi tỏ ra phấn khích vì Dân chủ đề nghị số tiền cứu trợ ít nhất $1200 cho mỗi người dân.
Dân "cuồng Trump" chắc chắn sẽ tâng bốc tổng thống của mình lên tận mây xanh, rằng tổng thống yêu dân,thương dân không có tiền tiêu vì Covid. Họ có biết đâu rằng tổng thống chẳng có quyền gì trong việc chi tiêu ngân sách quốc gia. Khi 2 viện thông qua với trên 2/3 thì tổng thống chỉ có mỗi một việc ký. Nhưng việc tổng thống ký nhanh hay chậm hoặc để nó tự động thành luật cũng là vấn đề trong những ngày cuối cùng của quốc hội khóa cũ và bắt đầu quốc hội khóa mới này.
Dù sao Trump cũng trả thù được McConnell và tăng thêm hào quang giả tạo trong mắt dân cuồng. Tổng thống chẳng có quyền gì nhưng cũng vào hùa để mị dân.

DI SẢN BỐN NĂM LÀM TỔNG THỐNG CỦA DONALD TRUMP QUA CÁC CON SỐ.

 - 325.000 và đang tiếp tục tăng: Số người chết ở Hoa Kỳ do COVID-19.

- 6: Thuốc chủng ngừa coronavirus đang được phát triển và-hoặc phân phối theo chương trình Trump’s Operation Warp Speed.
- 2: Vắc xin coronavirus - của Pfizer và BioNTech, và một loại riêng biệt của Moderna - mà các cơ quan quản lý Hoa Kỳ đã phê duyệt vào năm 2020 để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
- 0: Các kế hoạch đại tu chăm sóc sức khỏe toàn diện mà Trump đã đưa ra bất chấp những lời hứa lặp đi lặp lại sẽ thay thế Đạo luật Chăm sóc Giá cả phải chăng thời Obama bằng một kế hoạch sẽ chi trả cho mọi người với chi phí thấp hơn.
- 3: Các thẩm phán được thêm vào Tòa án Tối cao, thiết lập đa số bảo thủ vững chắc 6-3.
- 221: Các thẩm phán tòa phúc thẩm và cấp xét xử liên bang được bổ sung vào cơ quan tư pháp.
- 3,1 nghìn tỷ đô la: Thâm hụt ngân sách năm 2020, mức thâm hụt lớn nhất tính theo đô la trong lịch sử Hoa Kỳ. Trump đã cam kết trong chiến dịch tranh cử năm 2016 để xóa bỏ khoảng cách giữa chi tiêu liên bang và doanh thu. Việc cắt giảm thuế mà Trump ban hành vào năm 2017 đã góp phần vào sự mất cân bằng và nó còn tăng thêm sau khi Quốc hội thông qua khoản cứu trợ kinh tế trị giá 2,4 nghìn tỷ đô la vào đầu năm nay để giúp những người lao động thất nghiệp, chủ doanh nghiệp và những người khác vượt qua tình trạng thất thoát tài chính do đại dịch coronavirus.
- 3: Gặp trực tiếp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (tại Singapore, Việt Nam và khu phi quân sự Hàn Quốc).
- 21 nghìn tỷ USD: Nợ liên bang vào tháng 12, khi nó vượt quá quy mô nền kinh tế lần đầu tiên trong lịch sử ngoài Thế chiến II.
- 82: Số lượng phản hồi về môi trường và sức khỏe cộng đồng của chính quyền Trump được theo dõi trên trình theo dõi hoàn trả của Đại học Harvard.
- 4: Những người đàn ông từng giữ chức bộ trưởng quốc phòng, nhiều nhất trong bất kỳ chính quyền nào.
- 203: Những ngày Lầu Năm Góc hoạt động mà không có Bộ trưởng quốc phòng được Thượng viện xác nhận, khoảng thời gian dài nhất trong lịch sử .
- 450: Miles tường của Trump “lớn, đẹp” thép dọc theo biên giới Hoa Kỳ-Mexico dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào cuối năm nay.
- 39%: Xếp hạng chấp thuận trung bình của Trump trong số những người trưởng thành ở Mỹ trong các cuộc thăm dò của AP-NORC trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của ông. Các đánh giá về hiệu suất của Trump rất ổn định, so với những người tiền nhiệm gần đây của ông, từ mức thấp 32% đến mức cao 43% trong các cuộc thăm dò của AP-NORC.
- 1 tỷ: Các thùng dầu và khí đốt được bơm từ các vùng đất do liên bang quản lý vào năm 2019 khi chính quyền cấp phép và mở cửa vùng hoang dã và các khu vực khác cho ngành công nghiệp.
- 135 tỷ USD: Dự kiến ​​tăng trưởng ngân sách quốc phòng dưới thời Trump. Tổng ngân sách quốc phòng cuối cùng của Tổng thống Barack Obama cho năm 2017 là 605 tỷ đô la; Ngân sách quốc phòng cuối cùng của Trump cho năm 2021, được Quốc hội thông qua vào tháng 12, tổng cộng là 740 tỷ đô la. Trump đã phủ quyết dự luật với nhiều lý do khác nhau, nhưng Quốc hội đã có đủ số phiếu để ban hành dự luật do ông phản đối.
- 4: Các thỏa thuận quốc tế Trump rút Mỹ khỏi: thỏa thuận hạt nhân Iran, thỏa thuận khí hậu Paris, Hiệp ước bầu trời mở và Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung.
- 13: Các vụ hành quyết liên bang được lên kế hoạch kể từ tháng 7, khi chính quyền tiếp tục xử tử tù nhân sau 17 năm gián đoạn, khiến Trump trở thành tổng thống hành quyết nhiều nhất trong hơn 130 năm. Các vụ hành quyết liên bang sẽ được thực hiện cho đến ngay trước lễ nhậm chức ngày 20 tháng 1 của Tổng thống đắc cử Joe Biden.
- 315: Ngày Trump đã đến thăm một sân gôn trên cương vị tổng thống, theo Factba.se, một công ty phân tích dữ liệu.
- 418: Ngày Trump đã đến thăm một bất động sản mà ông sở hữu, theo Factba.se.
- 1: Chi nhánh mới của quân đội Hoa Kỳ: Lực lượng Không gian.
- 15%: Giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2020 và một năm trước đó. Con số này theo sau giảm 19% trong năm 2019 xuống còn 308 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ năm 2013.
- 25.000 và tiếp tục tăng: Các tweet, bao gồm cả tin nhắn gốc và tweet lại, được Trump gửi kể từ khi ông nhậm chức vào ngày 20 tháng 1 năm 2017.
Trump’s presidential legacy, by the numbers
SEATTLETIMES.COM
Trump’s presidential legacy, by the numbers
Donald Trump's presidency is reflected in a broad range of numbers, from the U.S. COVID-19 death toll to the miles of his “big, beautiful wall” on the border with Mexico to the tens of thousands of tweets he sent during...

NỖI KHỔ CỦA BÀ NANCY PELOSI.

 Quốc hội Mỹ có quyền lực và quyền hạn rộng lớn trong tất cả những vấn đề thuộc mối quan tâm quốc gia. Mặc dù so sánh với ngành hành pháp thì sức mạnh của nó có lúc tăng lúc giảm theo những thời kỳ khác nhau của lịch sử đất nước, song Quốc hội chưa bao giờ tỏ ra nhu nhược hay chấp thuận một cách thiếu suy nghĩ trước các quyết định của tổng thống.

Trong khi ngành tư pháp,cụ thể là thẩm phán liên bang ra phán quyết đình chỉ các sắc lệnh của tổng thống thì quốc hội cũng thường phủ quyết những quyền lực dài hạn của người đứng đầu hành pháp mà họ cho là có hại cho lợi ích dân tộc.
Khi đảng đối lập nắm đa số một trong hai viện thì một là chủ tịch hạ viện hai là lãnh đạo đa số trong thượng viện là người trực tiếp đối đầu,kiềm chế quyền lực của tổng thống,thực hiện nguyên tắc "kiểm soát và cân bằng" mà hiến pháp giao phó.
Trong lịch sử chính trường Mỹ chủ tịch hạ viện có ảnh hưởng nhất là đảng viên Dân chủ Sam Rayburn. Rayburn là chủ tịch hạ viện phục vụ lâu nhất trong lịch sử, giữ chức vụ này từ năm 1940 đến 1947, 1949 đến 1953, và từ 1955 đến 1961. Ông giúp tạo hình cho nhiều đạo luật, làm việc thầm lặng trong hậu trường cùng với các ủy ban hạ viện. Ông cũng giúp thông qua một số luật nội địa và các chương trình viện trợ ngoại quốc mà các tổng thống Franklin D. Roosevelt và Harry Truman chủ trương.
Tip O'Neill, một chủ tịch hạ viện nổi tiếng vì sự chống đối công khai của ông đối với các chính sách của Tổng thống Ronald Reagan.
Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich thường xuyên đụng độ với tổng thống Dân chủ Bill Clinton.
Khi chủ tịch hạ viện và tổng thống là hai người cùng chung đảng phái thì chủ tịch hạ viện thường thường đóng một vai trò ít nổi bật hơn, đó là lãnh tụ của đảng đa số. Ngược lại, khi chủ tịch và tổng thống là hai người từ hai đảng phái đối lập nhau thì vai trò công khai và sức ảnh hưởng của chủ tịch hạ viện có chiều hướng tăng dần. Khi đó Chủ tịch hạ viện là thành viên cao cấp nhất của đảng đối lập và thường thường là đối thủ công khai chính đối với chương trình nghị sự của tổng thống.
Nancy Pelosi trở thành chủ tịch hạ viện khi Quốc hội Hoa Kỳ lần thứ 110 nhóm họp vào ngày 4 tháng 1 năm 2007 đã đưa bà lên thành người phụ nữ đầu tiên trở thành chủ tịch hạ viện. Nancy Pelosi đã chống đối Tổng thống George W. Bush về chính sách đối nội và Chiến tranh Iraq.
Dân phò Trump do không hiểu vai trò kiểm soát quyền lực tổng thống của chủ tịch hạ viện nên rất ghét Pelosi, xem bà như hung thần ác quỷ trong mắt họ. Thật ra đây là biểu hiện của dân trí thấp.
Nếu không có vai trò của Pelosi dân Mỹ sẽ hứng chịu những Hitler, Stalin,Mao, Sadam Hussein... nhưng căn bệnh cuồng độc tài đã khiến dân coi ân nhân như kẻ thù.`
Pelosi từng xé thông điệp liên bang của Trump, kêu gọi giám định tâm thần của Trump và lo lắng mất ăn mất ngủ từng ngày từng giờ khi Trump chưa rời ghế tổng thống. Trump có trong tay vali và mật mã hạt nhân, quyền phát động chiến tranh trong 60 ngày mà không cần thông qua quốc hội.Cho nên chỉ những ai nắm vững thể chế chính trị mới thông cảm cho tinh thần trách nhiệm của bà Pelosi. Trump gây ra hệ quả gì thì bà là người gián tiếp có tội trước lịch sử khi không hoàn thành nhiệm vụ kiềm chế tổng thống của mình.
Trong một cuộc gặp với các lãnh đạo Quốc hội Mỹ gần đây , Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi tiết lộ bà có kế hoạch buộc Tổng thống Donald Trump phải rời Nhà Trắng bằng mọi cách. Và có lẻ chỉ sau 20/1 bà mới có thể thở phào trút được gánh nặng ngàn cân.

KHÔNG CÓ THỨ QUYỀN LỰC NÀO LỚN HƠN QUYỀN LỰC CỦA ĐA SỐ NHÂN DÂN MỸ.

 Tổng thống move qua Florida không hẹn ngày về, nhân viên Nhà Trắng nhận email dọn nhà tránh chỗ cho Ban tiếp quản White House của Biden vào phun thuốc khử trùng chống Covid-19, dọn dẹp lại phủ tổng thống. Các ban ngành chính phủ trong nội các của Trump lớp từ chức lớp bị sa thải, chỉ còn 6 người sống sót. Các Bộ dưới quyền Trump đang tiến hành chuyển giao quyền lực với hàng trăm cuộc họp và tiến trình bàn giao đôi lúc quá tải vì Trump phá đám cách chức nhiều người cũ đưa người mới vào thay nhưng người mới không nắm vững vấn đề để bàn giao. Nếu có một vụ như 11/9 xảy ra thì lịch sử sẽ nắm đầu dòng họ Trump ra nguyền rủa.

Trong khi đó ở thượng viện hầu hết các thượng nghị sĩ Cộng Hòa đều đã nghe lời McConnel để không tham gia vào trò "đại cử tri thay thế" hoang tưởng, có thượng nghị sĩ còn tweet chỉ trích tiến trình ân xá của Trump là một sự thối nát, một tham nhũng chính trị chưa từng có trong lịch sử.
Tất cả đang trong buổi hoàng hôn của một chính quyền cũ và rạng đông của một chính quyền mới.
Nhưng cho đến bây giờ kém cõi nhất vẫn là những kẻ phò Trump. Họ không hiểu đa số nhân dân Mỹ đã ra phán quyết bằng lá phiếu và đã được chứng thực.
Theo những nguyên tắc dân chủ thì không ai có thể lớn hơn quyền lực nhân dân. Thế nhưng đám cuồng trí này vẫn thành tâm mong chờ một phép lạ.
Sẽ không có một phép lạ nào xảy ra cả. Bởi nếu có một quyền lực lớn hơn quyền lực của đa số nhân dân Mỹ thì nước Mỹ không hề vĩ đại như ngày hôm nay.

TRUMP VÀ TIN VỊT ĐÃ GIÚP CÁC CHÍNH QUYỀN ĐỘC TÀI NHƯ THẾ NÀO ?

 Một tác giả người Việt Nam, cô Mai Trương, nghiên cứu sinh khoa học chính trị từ đại học Arizona, có bài phân tích trên tạp chí The Diplomat, nói rằng nhiệm kỳ tổng thống Hoa Kỳ của ông Donald Trump và diễn biến cuộc bầu cử 2020 đã giúp các quốc gia độc tài châu Á giải quyết được sự chống đối chế độ độc tài từ người dân trong nước.

Tác giả Mai Trương mở đầu bài phân tích của mình bằng nhận xét rằng, với sự cầm quyền của Joseph Biden tới đây, các chính quyền độc tài sẽ bị tăng sức ép về dân chủ và nhân quyền từ Mỹ, nhưng họ không cần quá lo lắng vì bốn năm cầm quyền của ông Trump cho thấy rằng, dân chúng ở các nước này thích một nhà lãnh đạo mạnh mẽ hơn là một nền dân chủ mạnh mẽ, và dân chúng rất dễ bị thao túng bởi tin vịt.
Phân tích của cô Mai Trương chủ yếu dựa trên quan sát tại ba quốc gia và vùng lãnh thổ là Trung Quốc, Việt Nam và Hồng Kông. Tác giả nêu ba ý chính:
Thứ nhất, việc ông Trump không chấp nhận kết quả thua cuộc, cứ nằng nặc nói rằng cuộc bầu cử gian lận, là một món quà tuyệt vời cho các chế độ độc tài Đông Á. Các chế độ này xưa nay vốn lo lắng về mô hình dân chủ phương Tây mà dẫn đầu là Mỹ, hấp dẫn công dân của họ, kích thích họ phản đối, thách thức các biện pháp độc tài. Nay những lời buộc tội, dù vô căn cứ của ông Trump, giúp cho các chính quyền độc tài Đông Á, chứng minh cho dân chúng của họ thấy rằng, nền chính trị dân chủ Mỹ và phương Tây là yếu kém.
Tác giả nêu ví dụ về việc lần lữa không chúc mừng ông Biden thắng cử của nhà cầm quyền Việt Nam. Ngoài việc tính toán ngoại giao (ông O’Brien cố vấn an ninh của ông Trump lúc ấy đang thăm Việt Nam), có thể nhà cầm quyền Việt Nam cũng nghĩ rằng, kết quả có thể đảo ngược, và nếu nó xảy ra, có nghĩa là mô hình dân chủ là một mô hình yếu kém.
Song song với việc lần lữa đó, báo chí do nhà nước Việt Nam quản lý, liên tục đưa tin về các cáo buộc do phe ông Trump đưa ra, mà lại không đưa ra kết quả của những phiên tòa bác bỏ các cáo buộc này. Hình ảnh đó, trước mắt công chúng Việt Nam chứng tỏ dân chủ ở Mỹ chỉ là dân chủ giả hiệu.
Điều thứ hai, theo tác giả Mai Trương, hình ảnh của ông Trump hấp dẫn một số đông công chúng ở Hồng Kông, Hoa Lục và Việt Nam. Đây là hình ảnh một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, sẵn sàng tấn công cả các định chế hợp pháp. Đây chính là điều mà các chính quyền độc tài Đông Á xiển dương bấy lâu nay. Các nhà nước độc đoán này thường đưa hình ảnh các lãnh tụ mạnh mẽ lên trên hết (Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Kim Jong Un, Tập Cận Bình, Hunsen…)
Một lý do nữa mà dân chúng Đông Á ủng hộ ông Trump, nhất là đối với Hồng Kông và Việt Nam, chính là lời lẽ cứng rắn của ông Trump đối với Trung Quốc, kẻ thù hiện nay của dân chúng Hồng Kông và Việt Nam. Lý do này cũng là lý do mà những nhà đối kháng ở những nơi này yêu thích ông Trump. Từ đó các chính quyền độc tài Đông Á mới phát hiện ra rằng, những lý do phản kháng của giới bất đồng chính kiến là chủ nghĩa dân tộc, quan trọng hơn là những giá trị dân chủ nhân quyền. Các chính quyền này thấy rằng, hóa ra họ và những người chống lại họ có cùng mục đích, thế thì tốt quá, miễn sao là đừng để cho giới bất đồng chính kiến ấy lên cầm quyền.
Điều thứ ba là hiện tượng tin vịt trong bốn năm cầm quyền của Trump và nhất là tin tức xoay quanh kết quả cuộc bầu cử. Tác giả Mai Trương cho rằng, hiện tượng này giúp cho các nhà cầm quyền độc tài hai cách để định hướng dư luận có lợi cho họ. Đầu tiên là họ thấy rằng, các nguồn tin vịt giúp họ thao túng được dư luận, sau đó là các nguồn tin vịt này làm cho người đọc bị lẫn lộn không biết đâu là thực, hư.
Những nguồn tin vịt xoay quanh cuộc bầu cử được người Việt và người Trung Quốc khai thác triệt để từ Epoch Times và các trang phụ của nó. Hệ thống này vốn của nhóm Pháp Luân Công chủ trương, nhằm chỉ trích chính quyền Trung Quốc, nhưng hiện nay là nơi phát tán tin vịt bằng tiếng Trung Quốc và tiếng Việt rất nhiều.
Người đọc tiếng Việt trong nước tiếp cận với Epoch Times rất dễ, qua phiên bản tiếng Việt là Đại Kỷ Nguyên, cũng như những phụ bản của nó như Trí Thức Việt, Tân Đường Nhân, mà lẽ ra, với các nhãn hiệu chống cộng, nó phải bị nhà cầm quyền cộng sản cấm và ngăn chận.
Tôi có dịp nói chuyện với một viên chức ngoại giao Việt Nam về các kênh này của người Việt ở hải ngoại. Mặc dù không nói ra, nhưng viên chức này cười với vẻ rất thích thú.
Một điều khác cũng rất tế nhị trong việc chính quyền cộng sản không ngăn chận các kênh tin vịt mà tác giả Mai Trương chưa đề cập đến, là đối với nhóm độc giả có thể phân biệt tin thật và tin giả, sự tồn tại của các kênh tin vịt ở hải ngoại là một phản ví dụ cho nhóm độc giả này thấy rằng, báo chí trong nước có khi lại đáng tin hơn.
Kết thúc bài phân tích, Mai Trương cho rằng sức ép của chính quyền Biden của Mỹ chắc chắn sẽ tăng lên, nhưng chuyện nội tại của các quốc gia độc tài là quan trọng hơn, và lịch sử đã chứng minh rằng, những yếu tố nội bộ (dân chúng) cho phép các chính thể này sống còn ngay cả trong điều kiện bị áp lực rất mạnh từ bên ngoài.
Joaquin Nguyen Hoa.