Hơn bốn mươi năm rồi người Việt vẫn tranh cãi nhau vì một biểu
tượng,vì chuyện"thắng thua".Nhưng có lẻ vẫn còn nhiều điều mà họ chưa
biết.Ngày 27/1/1973 Hiệp định Paris được ký kết với những điều khoản
quan trọng:
ĐIỀU 4: Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa cam kết tôn trọng những nguyên tắc thực hiện quyền tự quyết
của nhân dân miền Nam Việt Nam. Nhân dân miền Nam Việt Nam sẽ quyết
định tương lai chính trị của mình qua "tổng tuyển cử tự do và dân chủ
dưới sự giám sát quốc tế" (Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát sẽ báo
cáo với hai bên miền Nam Việt Nam những vấn đề về việc kiểm soát và giám
sát cho đến khi Hội nghị quốc tế có những sắp xếp dứt khoát, và chấm
dứt hoạt động của mình theo yêu cầu của chính phủ được thành lập sau
Tổng tuyển cử ở miền Nam Việt Nam).
Các nước ngoài sẽ không được
áp đặt bất cứ xu hướng chính trị hoăc cá nhân nào đối với nhân dân miền
Nam Việt Nam. Hai bên miền Nam Việt Nam (Việt Nam cộng hòa, Cộng hòa
miền Nam Việt Nam) cam kết tôn trọng ngừng bắn và giữ vững hòa bình ở
miền Nam Việt Nam, giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng và
tránh mọi xung đột bằng vũ lực. Ngay sau khi ngừng bắn, hai bên miền
Nam Việt Nam sẽ thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, xóa bỏ thù hằn,
cấm mọi hành động trả thù và phân biệt đối xử với những cá nhân hoặc tổ
chức đã hợp tác với bên này hoặc bên kia, bảo đảm các quyền tự do dân
chủ của nhân dân: tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do
hội họp, tự do tổ chức, tự do hoạt động chính trị, tự do tín nguỡng, tự
do đi lại, tự do cư trú, tự do làm ăn sinh sống, quyền tư hữu tài sản và
quyền tự do kinh doanh
ĐIỀU 8:Hoa Kỳ sẽ đóng góp vào việc hàn
gắn vết thương chiến tranh và công việc xây dựng sau chiến tranh ở Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa và trên toàn Đông Dương, để hàn gắn các thiệt hại
do chiến tranh.Đây không phải là điều khoản bắt buộc mà mang tính chất
khuyến nghị. Điều khoản tái thiết sau chiến tranh, với số tiền lên đến
3,25 tỉ USD được Tổng thống Nixon hứa hẹn trong một bức thư riêng.
Kissinger còn trao một bản dự thảo công hàm của Mỹ về xây dựng lại miền
Bắc Việt Nam và 1 tháng 2 năm 1973 trao bản chính thức: Viện trợ cho
không mỗi năm 650 triệu đôla; viện trợ với điều kiện nhân nhượng: 1 đến
1,5 tỷ đôla Mỹ.
Như vậy nếu tuân thủ hiệp định trong đó có hai
điều khoản quan trọng này,Việt Nam đã có một chính phủ được bầu lên
bằng tổng tuyển cử,sẽ có hòa hợp hòa giải dân tộc,người dân sẽ có những
quyền tự do ,dân chủ...và quan trọng là được Mỹ bồi thường chiến tranh
để tái thiết đất nước.Đây là cơ hội mà nước Nhật,nước Đức đã làm sau
chiến tranh thế giới thứ hai.
Nhưng có lẻ những điều này chỉ có
lợi cho dân cho nước chứ không hề có lợi cho tập đoàn cầm quyền Bắc Bộ
Phủ nên họ đã "xé bỏ"hiệp định để"tiến lên toàn thắng ắt về ta".
Sau khi húc đổ cánh cổng DINH ĐỘC LẬP và cắm lá cờ đỏ lên nóc dinh họ được những gì và mất những gì?
-ĐƯỢC: một chính quyền thống nhất với danh nghĩa là đánh thắng đế quốc Mỹ và tay sai do họ vẽ ra.
-MẤT:Khoản bồi thường chiến tranh của nước Mỹ mà với tỷ giá của đồng
USD lúc đó sẽ là một khoản tiền rất lớn để xây dựng lại đất nước sau
chiến tranh.
Thế nhưng mọi chuyện không dừng ở đó,bài viết của GS
Michel Chossudovsky về những thỏa thuận bí mật giữa chính phủ CSVN với
các tổ chức tài chính quốc tế trước năm 1995 đã chỉ ra:
"Việt Nam
chưa bao giờ nhận được khoản tiền bồi thường nào từ Mỹ về các tổn thất
nhân mạng rất lớn và sự tàn phá của chiến tranh, nhưng một thỏa thuận đã
đạt được ở Paris vào năm 1993, yêu cầu Hà Nội nhận các khoản nợ của
chính quyền Sài Gòn, một chính quyền không còn tồn tại nữa của Tướng
Thiệu. Bản thoả thuận này có nhiều chỗ tương đương với việc bắt buộc
Việt Nam bồi thường cho Washington các phí tổn chiến tranh."
Trước khi "bình thường hóa" quan hệ với Washington, Hà Nội đã bị buộc
phải trả các khoản nợ xấu phát sinh của chế độ Sài Gòn do Mỹ hậu thuẫn.
Tại hội nghị các nhà tài trợ tổ chức ở Paris hồi tháng 11 năm 1993, các
khoản vay và số tiền viện trợ tổng cộng gần 2 tỷ Mỹ kim đã được cam kết
để hỗ trợ cho cải cách thị trường tự do ở Việt Nam
Bằng cách công
nhận hoàn toàn tính hợp pháp của các khoản nợ, Hà Nội đã đồng ý hoàn
trả các khoản vay đã hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Mỹ. Hơn nữa, chính
phủ của ông Võ Văn Kiệt cũng đã chấp nhận thực hiện đầy đủ các điều kiện
thông thường (giảm giá, tự do hóa thương mại, tư nhân hóa, v.v.) của
một chương trình điều chỉnh cơ cấu do IMF tài trợ. Những cải cách kinh
tế này ra mắt vào giữa thập niên 1980 với các định chế Bretton Woods,
trong hậu quả chiến tranh tàn khốc, đã khởi đầu một giai đoạn mới về sự
tàn phá kinh tế và xã hội: lạm phát đã dẫn đến phá giá liên tục, bắt đầu
từ năm 1973 dưới chế độ Sài Gòn, năm theo sau sự rút lui của quân đội
Hoa Kỳ.
Lần lượt những cải cách đã ồ ạt giảm năng lực sản xuất.
Hơn 5.000 trong số 12.300 doanh nghiệp nhà nước đã bị đóng cửa hoặc được
chỉ đạo phá sản. Các hợp tác xã tín dụng đã bị loại bỏ, tất cả các
khoản tín dụng dài hạn và trung hạn cho ngành công nghiệp và nông nghiệp
đã bị đóng băng. Chỉ tín dụng ngắn hạn là có sẵn, với lãi suất 35%/ năm
(năm 1994). Ngoài ra, thỏa thuận IMF đã cấm nhà nước cung cấp hỗ trợ
ngân sách, hoặc cho nền kinh tế nhà nước hoặc cho một khu vực tư nhân
mới chớm nở.
Chương trình nghị sự về những cải cách đã bị che
giấu này bao gồm nền tảng công nghiệp mất ổn định ở Việt Nam. Các ngành
sản xuất công nghiệp nặng, dầu khí, tài nguyên thiên nhiên và khai thác
khoáng sản, xi măng, sắt thép sẽ được tổ chức lại và được thực hiện dựa
trên số vốn nước ngoài. Tài sản nhà nước có giá trị nhất sẽ được chuyển
giao để củng cố và duy trì cơ sở công nghiệp, hoặc để phát triển một nền
kinh tế tư bản chủ nghĩa thuộc sở hữu và kiểm soát bởi dân chúng.
Như vậy về thực chất kẻ thất bại lại chính là Việt Nam chứ không phải
Mỹ.Đảng CSVN vì quyền lực đã bất chấp những tính toán "thiệt hơn"về kinh
tế để
biến Việt Nam từ"chủ nợ"thành"con nợ".Họ chỉ cần địa
vị,xương máu bỏ ra từ 1973-1975 đã có những con cừu chết thế.Số nợ với
Mỹ họ cũng đã có những con cừu xuất khẩu khác ngày đêm còng lưng cày gởi
tiền về cho thân nhân trả thay.Những kẻ tin rằng Đảng CSVN thực tâm
muốn hòa giải dân tộc thật là ngây thơ.Cái họ cần chính là túi tiền rủng
rẻng của NVHN.Bởi nếu muốn hòa giải thật lòng họ đã làm từ 40 năm
trước.
Giờ đây người Việt đấu tranh dân chủ trong nước lại phạm
một sai lầm ngờ nghệch khác.Đó chính là việc gọi NVHN là "độc tài
Vàng",từ chối biểu tượng lá cờ ba sọc với lý do"không ai đấu tranh cho
một biểu tượng".Họ quên mất một điều căn bản là"có thể dùng biểu tượng
để đấu tranh".Chế độ CS đã dùng biểu tượng lá cờ đỏ,huyền thoại về lãnh
tụ,về anh hùng để toàn kết toàn dân,từ không thành có.
Trong khi
đó những người đấu tranh dân chủ mới chỉ chớm ca ngợi một ai đó là đã bị
chỉ trích là"dân chủ mộng mị".Họ chẳng có gì để lôi kéo người dân
cả.NVHN mới chỉ chìa ra cho họ lá cờ Vàng,cho họ mượn tạm để đoàn kết
toàn dân họ đã vội lo bọn cờ Vàng có cơ trỗi dậy.Chê thì thôi,NVHN chẳng
mất gì.Bởi thật ra ngay từ thời hoàng kim VNCH họ còn chẳng áp đặt
bọn"ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản",chẳng thèm xét lý lịch con cái bọn
này nữa là bây giờ đang kề bên miệng lỗ.
Lá Cờ Vàng không phải do
họ nặn hoặc sáng chế ra,quốc ca cũng lấy từ bài hát của một nhạc sĩ
theo CS,slogan"Tổ quốc-Danh dự -Trách nhiệm"cũng lấy từ tinh hoa nhân
loại.Điều đó chẳng phải vì họ không làm được mà thể hiện lý tưởng khai
phóng của họ.Lý tưởng chấp nhận những điều tốt đẹp làm của chung chứ
không áp đặt bất kỳ ai.Vậy mà có kẻ lại bảo họ là độc tài.Thật oái ăm.
Khi từ chối lá cờ Vàng,người Việt trong nước đã từ chối một cơ hội đứng
chung với những người cần đứng.Nếu họ có thể đưa ra một biểu tượng khác
để đấu tranh,có lẻ người VNHN chẳng ngại ngần gì để xếp lá cờ của mình
sang một bên.Bởi đất nước trên hết.Nhưng có lẻ chỉ CSVN đang cười thầm
đắc thắng.Rốt cuộc thì người Việt cả trong và ngoài nước vẫn không thể
vượt qua được những thành kiến đã ăn sâu của những người trước đây
không cùng chiến tuyến.Đoàn kết cũng chỉ là giấc mơ.
Xem ra thì thân phận con cờ và con cừu vẫn mãi mãi là thân phận của người Việt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét