Trang

Chủ Nhật, 2 tháng 7, 2017

CÁI GÌ CŨNG CÓ CÁI GIÁ CỦA NÓ.

Ở Mỹ tất nhiên là không có các điều luật như 79,88 và 258 . Bởi vì chúng chưa mò tới các tòa án thì đã bị tòa bảo hiến bỏ vào thùng rác rồi.
Nhưng nếu có một vụ án như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh thì sao?
Thì tất nhiên các dân biểu sẽ mừng như bắt được vàng. Mừng như ông dân biểu của David Dao có một cử tri trong địa hạt mình phụ trách bị đối xử bất công.
Tại sao mừng?
Vì đây là dịp để ông ra tay chứng tỏ vai trò của mình trước dư luận. Nếu ông không có vụ nào nổi bật thì tên tuổi của ông chẳng ai biết đến. Nhưng nếu ông tham gia vào những vụ tái lập lại công bằng như thế này thì thương hiệu của ông và đảng của ông sẽ nổi như cồn. Kỳ tới dân mà thấy tên ông trong lá phiếu là chẳng bao giờ thèm gạch. Trúng đậm là chắc ăn và lương dân biểu coi như nằm gọn trong túi.
Trong khi đó ở Việt Nam thì sao?
Xin lỗi những kẻ đại biểu quốc hội như Trương Trọng Nghĩa bình thường phát biểu trước quốc hội rất oách. Nào là quốc hội phải ra tuyên bố thế này thế kia, phải chứng tỏ cho thế giới thấy này nọ. Nhưng tại sao những vụ như Nguyễn Hữu Tấn, Mẹ Nấm chúng lặn mất tăm. Bởi vì chúng không phải là đại biểu của dân, cũng không là đối lập hợp pháp để bảo vệ luật pháp. Chúng chỉ là cái bung xung để chứng tỏ đảng CS có đối lập "cuội". Cho nên những chuyện như thế này Trương Trọng Nghĩa im thin thít như gái nhà lành. Nhưng Trương Trọng Nghĩa cũng được các em không hiểu gì về chính trị ca ngợi lên tận mây xanh.
Vì sao bất công xảy ra trong xã hội dân chủ lại là món quà của dân biểu nhưng với độc tài thì không ?
Vì dân trong xã hội độc tài quá hèn.
Hèn thì không được tận hưởng lợi ích , hèn thì phải chịu bất công mà chẳng ai đoái hoài.
Cái gì cũng có cái giá của nó. Đó là quy luật bù trừ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét