Trang

Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2019

PHẠM VI MỸ CÓ THỂ LÀM ĐỐI VỚI TÌNH HÌNH HỒNG KÔNG HIỆN NAY.

Một số cư dân mạng do định kiến của cánh tả , ghét Trump sẵn nên cho rằng chính quyền Trump chẳng quan tâm gì đến Hồng Kông, nếu chế độ Tập Cận Bình có sụp đổ cũng chẳng phải do Mỹ hay do Trump. Một số quan niệm cổ lỗ sĩ đã sống lại như : Mỹ chỉ quan tâm đến lợi ích của mình, bất chấp lợi ích của dân tộc khác. Mới đó mà họ đã quên nhanh ai đã làm sụp đổ chủ nghĩa phát xít ở châu Âu, ai đã dùng kế hoạch Marshall để tái thiết lại một loạt quốc gia như Đức , Pháp, Anh... hậu chiến, ai đã đưa quân ngăn chặn CNCS và làm sụp đổ cả hệ thống này từ Á sang Âu bằng chiến tranh lạnh, ai đã đưa quân đóng ở các vị trí tiền tiêu giáp ranh với lãnh thổ của các chế độ độc tài, ai đóng quân ở Trung Đông để tiêu diệt khủng bố Bin Laden và ISIS, ai đã huấn luyện vũ trang, cung cấp vũ khí cho các lực lượng nổi dậy chống lại chế độ độc tài Syria ?
Chính là hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Nếu không có Hoa Kỳ cả thế giới hiện nay đều nằm dưới gót sắt cai trị tàn bạo của 2 chủ nghĩa cánh hữu và cánh tả cực đoan : chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản.
Tuy nhiên Mỹ là nhà nước pháp quyền nên luôn tuân thủ nguyên tắc của một nhà nước pháp quyền.
Ví dụ khi biểu tình ở Hồng Kông bị đàn áp bằng vũ lực Mỹ không thể đưa quân sang cứu viện. Bởi lẻ Hồng Kông không hề có một hiệp ước Liên minh quân sự với Mỹ.
Mỗi dân tộc đều phải quyết định thể chế chính trị cho mình. Thể chế đó trao quyền lực cho số đông hay rơi vào tay một cá nhân, gia đình và đảng phái là do tất cả những người dân sinh sống tại lãnh thổ đó quyết định. Nước Mỹ không thể đem quân đi đánh dẹp độc tài mang lại tự do ,dân chủ cho toàn thể nhân loại. Cái họ có thể làm là ngăn chặn làn sóng này lại ,không để nó lan rộng khắp thế giới.
Tuy nhiên Mỹ cũng không hề bàng quan sống chết mặc bay các dân tộc bị áp bức. Cái họ chỉ có thể làm là áp đặt sự trừng phạt các đạo luật về dân chủ , nhân quyền.
Hạ viện Hoa Kỳ nhất trí thông qua Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông (H.R.3289), Đạo luật Bảo vệ Hồng Kông (H.R.4270) và Nghị quyết H.Res 543 xác nhận mối quan hệ giữa Mỹ và Hồng Kông. Các đạo luật nêu trên sẽ được chuyển tới Thượng viện phê chuẩn và sẽ chính thức trở thành luật nếu được Tổng thống Donald Trump ký thông qua.
Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ hàng năm phải xác nhận xem liệu Hồng Kông có “đang tự trị đầy đủ” hay không để đảm bảo điều kiện được hưởng các đặc quyền thương mại và đầu tư.
Đạo luật cũng yêu cầu chính phủ Mỹ áp đặt các biện pháp chế tài với các quan chức Trung Quốc Đại Lục và Hồng Kông chịu trách nhiệm cho việc dẫn độ bất kỳ cá nhân nào tại Hồng Kông sang Đại Lục, cũng như những người chịu trách nhiệm cho việc “giam giữ tùy tiện, tra tấn, hoặc ép cung” hay ‘‘hủy hoại’’ ‘‘các quyền tự do căn bản’’ của người Hồng Kông. Các biện pháp này có thể bao gồm việc cấm những cá nhân này (cùng thân nhân) nhập cảnh Mỹ, thu hồi thị thực đã cấp, đóng băng tài sản của họ ở Mỹ… Đạo luật cũng yêu cầu Mỹ chấp thuận thị thực cho người dân Hồng Kông sang Hoa Kỳ, ngay cả khi họ đã bị bắt vì tham gia các cuộc biểu tình phi bạo động.
Đạo luật Bảo vệ Hồng Kông cũng được thông qua nhằm ngăn cấm các công ty Mỹ xuất khẩu vũ khí và công nghệ kiểm soát đám đông không gây chết người cho Chính phủ Hồng Kông và cảnh sát, chẳng hạn như hơi cay hay đạn cao su. Đạo luật nhấn mạnh rằng, những vũ khí như vậy đã bị cảnh sát Hồng Kông sử dụng một cách “không cần thiết và không tương xứng.”
Trong khi đó, Nghị quyết H.Res 543 công nhận mối quan hệ của Hồng Kông với Mỹ, trong đó lên án “sự can thiệp” của Bắc Kinh, ủng hộ quyền phản kháng và biểu tình của người dân Hồng Kông.
Vì sao Hồng Kông mong chờ Mỹ thông qua Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ?
Ngày 17/9/2019 , Ủy ban Hành pháp về Trung Quốc của Quốc hội Mỹ (CECC) đã tổ chức một phiên điều trần để đánh giá “quyền tự trị” của Hồng Kông và thảo luận về Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông. Hoàng Chi Phong, Tổng Thư ký Đảng Demosisto, ca sĩ Hà Vận Thi, Giám đốc điều hành Nhân quyền Trung Quốc Đàm Cạnh Thường cùng một số người khác đã được mời tham dự phiên điều trần.
Đồng chủ tịch của CECC, một trong những đồng sáng lập Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông, Thượng nghị sĩ Marco Rubio, nói rằng trong cuộc đấu tranh của người Hồng Kông, thế giới đã chứng kiến ​​”hai Hồng Kông”. “Một chính phủ Hồng Kông hoàn toàn do chính phủ Trung Quốc kiểm soát đã cho thấy rằng họ sẽ không mang lại tự do và tự trị cho Hồng Kông; một Hồng Kông khác là chính người dân Hồng Kông – họ đến từ mọi tầng lớp – sinh viên, nhà hoạt động trẻ, nghệ sĩ, luật sư, kế toán. Họ cho thấy một Hồng Kông tràn đầy khí thế.”
Vì sao ĐCSTQ sợ Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông?
Trong số hai đạo luật và một nghị quyết được thông qua, Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông được dư luận chú ý nhiều nhất. Trọng tâm của Đạo luật này là ủy quyền cho chính phủ Mỹ hành động và có biện pháp chế tài những cá nhân nào phá hoại nhân quyền và dân chủ ở Hồng Kông. Theo đạo luật, chính quyền TT Trump cũng có thể tiến hành các biện pháp chế tài đối với các cá nhân hoặc tổ chức vi phạm nhân quyền bên ngoài Hoa Kỳ theo Đạo Luật Chịu trách nhiệm về Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky.
Đạo Luật Chịu trách nhiệm về Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky được thông qua tại Quốc hội Hoa Kỳ vào năm 2012, ban đầu là nhằm vào các quan chức Nga, những người mà phía Mỹ tin rằng cần phải chịu trách nhiệm về cái chết của nhà bất đồng chính kiến ​​Nga Sergei Magnitsky. Sau đó, đạo luật được mở rộng từ nước Nga ra toàn thế giới.
Khi nói về hiệu quả lệnh trừng phạt của Đạo luật Magnitsky, ông Bill Browder, Giám đốc điều hành kiêm người sáng lập Hermitage Capital Management nhận định: “Đây là một ví dụ chân thực. Một người Nga gửi tiền tại ngân hàng Thụy Sỹ. Ông bị Mỹ liệt vào danh sách chế tài. Ngân hàng Thụy Sỹ từ chối chuyển số tiền gửi của ông, bởi vì họ không muốn vi phạm quy định chế tài ‘Luật Magnitsky’ của Mỹ.”
Ông nói thêm, người Mỹ nếu bị liệt vào danh sách trừng phạt này thì vô cùng đáng sợ: “Nếu một người bị Mỹ liệt vào danh sách chế tài, từng ngân hàng trên thế giới đều sẽ nhận được thông báo. Không có bất cứ ngân hàng nào làm việc trái với quy định chế tài của Mỹ, bởi vì những ngân hàng này sẽ phải đối mặt với mức phạt gấp ba lần người bị chế tài.”
“Cho nên, Luật Magnitsky của Mỹ sẽ khiến cho thị thực của những người bị chế tài bị hủy bỏ hoặc từ chối cấp, tài khoản của họ tại các ngân hàng trên thế giới sẽ bị đóng băng. Đây là lý do vì sao mà công cụ này, là có hiệu quả khi áp dụng với những sự việc đáng sợ xảy ra ở Trung Quốc hiện nay.”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét