Trong tiến trình lịch sử của mình,Đảng CSVN đã trải qua khá nhiều thăng trầm,biến động.Bên cạnh việc đối phó với"giặc ngoài",Đảng nhiều lúc cũng phải vận dụng rất nhiều sách lược để chống"thù trong".
Một trong nhiều sách lược đó là cách vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac Lê nin,của chuyên chính vô sản vào việc "ghép tội"bọn "phản động".
Việc ghán tội này đôi lúc không cần bọn chúng có"tâm phục,khẩu phục"hay không,chỉ cần đám nông dân"mo cơm quả cà"theo Đảng đi làm cách mạng thấy "thông suốt","công bằng"là được rồi.Bởi để bảo vệ chính quyền từ khi còn non trẻ đến lúc trưởng thành,kim chỉ nam trong mọi hành động của Đảng đó là không ngại sai lầm.Chỉ khi có "sai" mới có"sửa sai",đời không ai toàn vẹn cả.Vấn đề là cái khoảng cách ở giữa sai và sửa sai đó là số phận bi thảm của biết bao cá nhân,biết bao cuộc đời của những công dân vô tội.
Không phải đến tận bây giờ người dân Việt Nam mới biết lên tiếng đòi tự do dân chủ.Từ những năm 50 của thế kỷ trước,phong trào "Nhân văn giai phẩm"(1955-1958) đã ghi dấu như như một mốc son chói lọi của nền dân trí Việt Nam.Trí thức Việt như Nguyễn Tuân,Quang Dũng,Bùi Xuân Phái,Hoàng Cầm,Phan Khôi,Trần Dần,Lê Đạt,Văn Cao...đã cho thấy họ không phải là những con cừu dễ sai khiến.Tự do,dân chủ cho văn nghệ sĩ,trả lại nghệ thuật cho nghệ thuật là những tôn chỉ của phong trào này.
Việc ghán tội cho họ được Đảng khái quát như sau:
-Kích thích chủ nghĩa cá nhân tư sản, bôi nhọ chủ nghĩa cộng sản.
-Xuyên tạc mâu thuẫn xã hội, khiêu khích nhân dân chống lại chế độ và Đảng lãnh đạo.
-Chống lại chuyên chính dân chủ nhân dân, chống lại cách mạng xã hội chủ nghĩa.
-Gieo rắc chủ nghĩa dân tộc tư sản, chống lại chủ nghĩa quốc tế vô sản.
Số phận của họ trước và sau khi sửa sai đã được nhiều thông tin báo chí nhắc đến,ở đây người viết chỉ đề cập đến nỗi oan khuất của một người phụ nữ ,bà Thụy An ,nhũ danh Lưu Thị Yến.
Thụy An là nhà văn nữ duy nhất bị kết án ‘phản động’, ‘gián điệp’… với hình phạt 15 năm cải tạo thuộc ngũ nhân bang Nhân văn - Giai phẩm, dù tác phẩm của bà không phê phán chế độ một cách quyết liệt hay thâm trầm như Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Lê Đạt, Phan Khôi…
Là người có khiếu thơ văn từ nhỏ , năm 13 tuổi bà đã có thơ đăng trên báo Nam Phong (1929) và 3 năm sau, lại nhận được giải thưởng văn chương của Triều đình nhà Nguyễn. Bà Thụy An đã từng làm chủ nhiệm những tờ Đàn Bà Mới (Sài Gòn), Phụ Nữ Tân Văn (Sài Gòn), Đàn Bà (Hà Nội), một thời là quyền giám đốc Việt Tấn Xã và phóng viên chiến trường.
Cáo trạng về bà được tóm lược như sau:
“Thụy An là một tên gián điệp lợi hại của bọn đế quốc. Khi hòa bình được lập lại, y đã nhiều lần xuống Hải Phòng bàn định kế hoạch hoạt động gián điệp phá hoại với bọn tay sai của Mỹ – Diệm. Sau khi Chính phủ ta tiếp quản Hải Phòng, y trở về Hà Nội, chịu mệnh lệnh của một số phần tử người nước ngoài trong đó có tên là Đuya-răng, thi hành những âm mưu và hoạt động phá hoại miền Bắc nước ta. Âm mưu của chúng nhằm xuyên tạc sự thật, khích động lòng người, gây nghi ngờ, hoang mang chống đối với chế độ dân chủ nhân dân.{ Về vụ xử gián điệp, báo Thủ đô Hà Nội ngày 21/01/1960 (số 382) tr. 4}
Tên bà được nêu lên hàng đầu trong hàng ngũ phản động với nhãn hiệu “Con phù thuỷ xảo quyệt” và những lời lẽ độc địa nhất dành cho bà: “Như vắt ngửi thấy máu, Thụy An như rắn bò tới các câu lạc bộ Hội Nhà văn phun nọc độc mạt sát chế độ ta bần cùng hoá nhân dân”.
Vụ án Thụy An có phải là một vụ án chính trị hay là một sự quy kết oan uổng?Hãy nghe những người trong cuộc lên tiếng:
Nhà báo Nguyễn Hữu Đang:
“Bà Thụy An không tham gia gì vào nhóm Nhân Văn Giai Phẩm cả. Bà ấy không viết một bài, một câu, một chữ nào cho Nhân Văn cả. Bà ấy cũng không hề mách nước, bàn bạc gì với người khác hay với tôi bao giờ cả. Không, không hề có, tuy rằng có quan hệ, thỉnh thoảng có gặp nhau, cũng nói chuyện”.
Nhà thơ Lê Đạt cho biết:"“Tôi có thể bảo đảm 100% chị ấy không phải là gián điệp. Tại vì thế này: Nếu là gián điệp thì phải có chứng cớ chứ! Chị nhận tiền của ai? Nhận tiền ở đâu? Liên lạc với ai? Cho đến bây giờ tôi vẫn thấy đó là một câu hỏi mà nhà nước chưa trả lời tôi được. Chưa có chứng cớ thì làm sao có thể kết luận người ta là gián điệp được. "
Thế nhưng bất chấp tất cả,người ta vẫn tống bà vào trại cải tạo với mức án nặng nhất trong nhóm"Nhân văn giai phẩm" và khiến bà phải hủy hoại một con mắt ,để sau này nhìn đời bằng nửa mắt.
Năm 1958, bà Thụy An đã từng nói: “Thế giới chỉ cần vài trăm người đàn ông đàn bà QUẢ CẢM. Thực hành QUẢ CẢM đó là những người dám tin vào CHÂN LÝ, dám diễn đạt CHÂN LÝ trong cuộc sống. Những người không run sợ trước CÁI CHẾT, hơn nữa còn chào mừng CÁI CHẾT.
Nữ văn sĩ Thuỵ An mất tại Sài Gòn năm 1989 khi chưa kịp sang Hoa Kỳ đoàn tụ cùng con cái. Đám tang của bà chỉ có vài người họ hàng thân thuộc và chòm xóm. Một cái giá quá đắt cho một con người đã cống hiến quãng đời 15 năm và một con mắt tại trại cải tạo.Nỗi oan khuất của bà cho đến ngày xuống mồ vẫn chưa được sáng tỏ.
Tiếp sau Nhân văn giai phẩm là vụ án "xét lại chống Đảng" mà nhận định sau đây quả thật không ngoa:"Có thể nói, sau những sai lầm, oan trái rộng rãi trong Cải cách ruộng đất và Chỉnh đốn tổ chức (1956), thì đây là vụ án oan sai lớn nhất trong lịch sử Ðảng ta, xét về quy mô, tính chất. Và, có thể nói , đây là vụ án oan sai lớn nhất trong hàng ngũ những người yêu nước Việt Nam của thế kỷ XX".
Thiết nghĩ cũng chẳng cần nêu lại dài dòng việc Đảng đã làm cách nào để ghán tội cho những người yêu nước như Hoàng Minh Chính,Vũ Đình Huỳnh,Lê Trọng Nghĩa,Đỗ Đức Kiên...chỉ biết rằng mấy mươi năm sau lịch sử đã được viết lại và thực chất sau này như Trao đổi với BBC ngày 02/12/2013, nhà văn Vũ Thư Hiên nói ông và những người khác bị bắt và bị bỏ tù trong vụ án "Xét lại chống Đảng" chỉ là những 'con dê tế thần' của một âm mưu trong nội bộ Đảng Cộng sản khi đó, mà theo ông là để hạ uy tín của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Oan sai nối tiếp oan sai,Đảng vẫn chẳng hề rút kinh nghiệm và tiếp tục ghán tội cho những người yêu nước khác.Lần này là những người làm chính trị nhưng tội danh lại không liên quan đến chính trị như luật sư Lê Quốc Quân với tội trốn thuế,Cù Huy Hà Vũ với hai bao cao su...Dường như Đảng nhận ra rằng khoác cho bị cáo chiếc áo tù thường phạm có vẻ dễ ăn nói với dân hơn là tù chính trị...Đây cũng là một sáng tạo độc đáo nữa trong việc vận dụng chuyên chính vô sản vào từng thời điểm thích hợp.
Dư luận trong những ngày qua đang hồi hộp chờ đợi tài ghán tội của Đảng ta ở vụ án Trương Duy Nhất.Theo bài viết trên báo CAND và cũng có thể là cáo trạng thì thắp đuốc cũng không tìm ra đâu là tội trạng.Bởi muốn kết án thì phải dựa trên luật,mà luật thì lại chung chung mơ hồ.Kiểu này lại phải nhờ đến sự kết hợp tài tình của bộ tam:tòa án,viện kiểm sát và bộ công an.
Bắt Nhất bảy tháng trước với điều luật 258 tội lợi dụng tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước.Nhưng tìm cho ra cái" tự do dân chủ "bị lợi dụng và cái" lợi ích nhà nước" bị xâm phạm trong cái bài báo của Nhất cũng là khó.Vì vậy hết một cái lệnh tạm giam 4 tháng vẫn không xong đành phải ra thêm một cái nữa.Khổ nỗi Nhất lại thuộc loại cứng đầu,chẳng thèm nhận đại một cái tội nào đó cho Đảng đỡ mất mặt.Xem ra thì Nhất chỉ có một cái tội là "láo",dám chê Thủ tướng viết sai lỗi chính tả,chê chất lượng chính phủ tệ hại...Nhưng hình như những tội này không có trong luật.
Vậy xem ra phải chờ.
Hôm nọ đọc một comment trên FB của một bạn trẻ nói rằng trong vụ án của Nhất có bóng dáng của bao cao su...
Mình không đồng tình.Nói vậy thì coi thường sự sáng tạo của Đảng ta quá.
Không ai tắm hai lần trên một dòng sông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét