Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

ĐIỀU TRẦN CHỈ MỘT BÊN NHƯNG GIỚI "PHÒ TRUMP" VẪN TỰ SƯỚNG.

 Ngày 25/11, Thượng viện Pennsylvania đã tổ chức một cuộc điều trần bầu cử tại Gettysburg, đội ngũ luật sư của Trump, Giuliani và một số nhân chứng đã đưa ra những cáo buộc gian lận tại phiên điều trần. Trump cũng gọi điện đến cuộc điều trần và kêu gọi điều tra triệt để về hành vi gian lận.

Đây chỉ là một phiên điều trần trong nhà(chỉ riêng GOP) đóng cửa tự sướng với nhau nhưng trang trithucvn đã gọi đây là cuộc điều trần quan trọng nhất lịch sử.Rồi thì "nhiều chứng cứ quan trọng nhất đã được tiết lộ". Hóa ra chỉ là đồ giả. Bởi vì sau đó Tòa phúc thẩm liên bang bác hết tất cả những gì được gọi là chứng cứ trong phiên điều trần này và tuyên bố.
"Các cuộc bầu cử tự do và công bằng là nhân tố sống còn của nền dân chủ Mỹ. Các cáo buộc về sự không công bằng là điều nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc gọi một cuộc bầu cử là không công bằng không khiến nó trở nên như vậy", thẩm phán Stephanos Bibas đại diện cho hội đồng ba người cho biết trong thông cáo ngày 27/11.
"Các cáo buộc đòi hỏi lập luận và bằng chứng cụ thể. Chúng tôi không nhận được điều đó tại đây".
Tuy cuộc điều trần này không hề đại diện cho ngành lập pháp Pennsylvania nhưng giới "phò Trump" vẫn thi nhau đăng tin tự sướng và lòe bịp những người thiếu am hiểu rằng Trump đang chiến thắng, lật ngược thế cờ đến nơi.
Cũng may là đang ở trong thời đại internet. Nếu như ngày xưa thì những kẻ này còn tung hoành ngang dọc đến đâu?

TRUMP VÀ CHỦ NGHĨA DÂN TÚY.

 Sau khi Biden giành chiến thắng trong một cuộc bầu cử được ngành tư pháp độc lập của nước Mỹ và các quan sát viên quốc tế đánh giá là nghiêm túc trong sạch với hơn 80 triệu phiếu phổ thông thì giới "phò Trump" lại căn cứ vào 74 triệu phiếu bầu cho Trump ( cao thứ hai trong lịch sử bầu cử Hoa Kỳ ) để đưa ra luận điểm rằng :" không lẻ 74 triệu người Mỹ này ngu hết sao?" nhằm bào chữa cho Trump.

Để khách quan ta phải xem xét thế này :
- Hiến pháp Mỹ được xây dựng trên nguyên tắc "checks and balances" (kiểm soát và cân bằng ) và nền dân chủ Mỹ là nền dân chủ hiến định chứ không phải là dân chủ trực tiếp hay dân chủ đại diện.Dân chủ Hiến định là dùng hiến pháp để một mặt công nhận quyền lực của đa số và mặt khác bảo vệ quyền lợi của thiểu số.Cái hay của nước Mỹ là dù có một bên chiến thắng nhưng bên còn lại vẫn được tôn trọng. Và điều này khiến cán cân không nghiên lệch về một bên để tạo nên một chế độ độc đảng như ở Nga.
Tuy nhiên ta thấy rằng 74 triệu người này không hẳn chỉ bỏ phiếu cho Trump và 80 triệu người kia cũng không hẳn bỏ phiếu cho Biden mà chỉ là "No Trump".
Vậy thì có các lý do sau đây khiến Trump có 74 triệu phiếu:
- Thứ nhất bỏ phiếu cho các quan điểm bảo thủ của đảng Cộng hòa : chống phá thai, giảm thuế, chủ nghĩa cá nhân..
- Thứ hai bỏ phiếu cho sự ưu đãi dành cho "sở hữu tư nhân" mà đảng Cộng hòa theo đuổi để chống lại các chính sách phúc lợi tập thể của đảng Dân chủ như Welfare, Foodstamp, medicare... theo họ là không công bằng, tạo ra một tầng lớp sống bám vào các chính sách xã hội.
- Thứ ba : bỏ phiếu cho việc Mỹ rút ra khỏi các định ước tổ chức quốc tế theo họ là không cần thiết. Mỹ cần quay lại biệt lập,tự mình lo cho mình không để các nước khác lợi dụng.
- Thứ tư : bỏ phiếu cho việc chống nhập cư, giữ lại việc làm cho những người da trắng.
Nhưng quan trọng nhất trong 74 triệu người này đa phần bỏ phiếu cho chủ nghĩa dân túy của Trump. Đặc điểm của chủ nghĩa dân túy này như sau :
- Nói về cái thiện chống cái ác. Cho rằng các quan điểm bảo thủ là "thiện" và các quan điểm cấp tiến là "ác".
- Đề cao chủ nghĩa dân tộc. Ngày trước Hitler luôn kêu gọi "Make Germany great agian" và ngày nay Trump kêu gọi "Make America great again" đều rất được lòng dân. Bất cứ dân tộc nào dù lý trí đến đâu cũng không tránh khỏi cám dỗ khi chính quyền muốn đưa dân tộc mình lên đứng đầu thế giới. Dân Trung Quốc rất say mê luận điểm này của đảng CSTQ, dân Đức, Nga đều mê tít quan điểm này và một bộ phận không nhỏ dân Mỹ cũng không ngoại lệ.
- Tin vào các thuyết âm mưu do Trump vẽ ra như sẽ bị cánh tả biến thành CNCS, Trung Quốc thống trị hay công việc sẽ bị lấy đi bởi di dân bất hợp pháp ...
- Tin vào những gì chính quyền tuyên truyền như mất cân bằng cán cân thương mại, lỗ hổng thuế khóa, tài phiệt lũng đoạn chính trị, kẻ thù từ xa sẽ thôn tính đất nước nếu không có những người nắm chính quyền bằng bàn tay sắt.
Dựa trên những quan niệm truyền thống của đảng Cộng Hòa và những thuyết âm mưu do Trump vẽ ra ta thấy việc Trump có 74 triệu phiếu không có gì lạ. Nó cũng giống như việc Hitler trong bầu cử của nước Đức cộng hòa 1933 và Putin trong mấy kỳ bầu cử ở Nga vừa qua. Ngay cả khi phe Trump chiếm đa số trong kỳ bầu cử năm 2020 này cũng rơi vào trường hợp mà các nhà chính trị gọi là "độc tài đám đông" hay "chủ nghĩa dân túy" thắng thế tại một quốc gia dân chủ hàng đầu thế giới.
Tuy nhiên trên thực tế điều này đã không xảy ra vì có rất nhiều chính trị gia cánh hữu đã đặt nước Mỹ lên trên tinh thần đảng phái và các giá trị bảo thủ để vận động,kêu gọi toàn dân đánh bại "chủ nghĩa dân túy" trao quyền lực cho một chính quyền không mị dân, tuân thủ đúng hiến pháp, luật pháp và đưa nước Mỹ trở lại hội nhập với thế giới.

NĂM 2000 : TỐI CAO PHÁP VIỆN HOA KỲ KHÔNG HỀ ĐI NGƯỢC Ý DÂN.

 Nhiều người không hiểu lắm luật pháp Mỹ nên cứ đem vụ Tối cao pháp viện Mỹ năm 2000 ra để khắc khoải ,chờ mong hy vọng Trump kiện lên TCPV để lật ngược thế cờ.

Nên nhớ rằng năm 2000 Tối cao pháp viện không hề xen vào tuyên Bush thắng mà chỉ xen vào để tuyên việc tòa Thượng thẩm yêu cầu cho đếm lại phiếu là vi phạm hiến pháp Hoa Kỳ.
Vì vậy ở đây không có chuyện Tối cao pháp viện xử ai thắng nhé. Người xử Bush thắng là cử tri của Florida với 537 phiếu so với Al Gore. Tòa thượng thẩm bắt đếm phiếu lại nên lúc Bush thắng, lúc Al Gore thắng thì nảy sinh chuyện đếm qua ,đếm lại qua ngày 14/12 mà không bên nào chịu thua bên nào. Lúc này tiểu bang Florida sẽ không có một đoàn đại cử tri theo nguyên tắc "Win take all", được ăn cả. Do đó TCPV mới tuyên bố là công việc đếm lại ngưng ngay ở lần cho Bush vượt trội 537 phiếu.
Bây giờ sang năm 2020, kết quả đếm đi đếm lại phiếu ở các bang chiến trường đều đã cho thấy Biden luôn dẫn trước Trump nên TCPV không xen vào nữa. Nếu đúng như năm 2000 thì họ chỉ xen vào khi tòa thượng thẩm một tiểu bang nào đó ra phán quyết bắt đếm lại mà kết quả này có lợi cho Trump.
Cho nên quý vị "phò Trump" đừng mong Trump kiện lên TCPV để thay đổi kết quả. TCPV luôn dưới quyền dân chủ của người dân thể hiện qua lá phiếu.
Họ chỉ ra phán quyết để buộc tòa cấp dưới giữ nguyên quyền của đa số cử tri Florida chứ không hề lật ngược kết quả của người dân đã chọn.

NGÀY ẤY VẪN CÒN XA.

 Nước Việt có một loại người vốn có một tư duy xơ cứng và một cái lưỡi của loài vẹt. Trước bất cứ một vấn đề gì họ cũng có một phản ứng rập khuôn giống nhau. Một là chửi hai là theo đuôi. Ít khi họ chịu động não để phản biện cho có lý lẻ.

Họ bị chết cứng trong những lối suy nghĩ sáo mòn. Ví dụ nếu là thành phần "cháu ngoan bác Hù" gặp một tư duy chống bác thì lui tới cũng luận điệu "đồ phản động, đồ chống phá đất nước, có giỏi thì về đây làm đi". Nếu là "cháu ngoan bác Trump" thì cũng y chang, chỉ khác đổi ngôi"Không thích Mỹ thì về Việt Nam sống, nhận lương 3 củ hồi nào vậy, tay sai Trung Quốc..."
Những luận điệu này nghe riết cũng đâm nhàm. Số người căn cứ trên lý luận về thể chế hiến pháp, luật pháp để phản biện rất hiếm. Bởi lẻ họ không chịu khó học hỏi về nền tảng kiến thức chính trị căn bản. Đó là cái gốc của mọi suy luận,phán đoán. Thiếu cái gốc nhưng khi có ai chỉ ra lỗ hổng kiến thức đó của họ thay vì khiêm tốn nhận ra để bù vào, họ lại tự ái và luôn tỏ ra ta đây biết rồi để chửi bới hoặc ngạo mạn phản biện theo kiểu xấc láo, bất cần. Thành ra họ thường tụ thành bầy đàn chuyên theo đuôi những người nổi tiếng trên mạng xã hội. Những gì những người này phán là như Thánh phán. Thánh yêu ai là bầy đàn đệ tử yêu người đó. Thánh không yêu là chẳng đứa nào dám cãi. Kể cả việc Thánh hứa ăn c... nếu đoán sai nhưng kết quả cho thấy Thánh sai thì đám con nhang cũng ngụy biện bảo vệ Thánh cho kỳ được, bất cần logic,lý trí.
Bởi vậy ta đừng nên lấy làm ngạc nhiên là tại sao Trump như một đứa con nít khóc nhè, một kẻ kém tài,kém đức,nhân cách, nói láo sống sượng và tệ hơn "vợ thằng Đậu" như thế nhưng vẫn được dân Việt Nam ưa chuộng. Đến tận bây giờ nhiều người vẫn chưa tin Trump thất cử, vẫn tràn trề hy vọng. Là bởi vì sao? Bởi họ không hề có tư duy phản biện. Quan điểm chính trị của họ được hình thành từ tư duy của người khác, từ những thông tin tuyên truyền cảm tính, từ các thủ pháp mị dân hay tẩy não.
Do vậy nên ngay từ thuở xưa các chế độ độc tài như CSVN hay bất kỳ một chế độ nào đó muốn dẫn dắt đám đông, muốn biến họ thành những con thiêu thân phục vụ cho chiến tranh giành quyền lực rất dễ dàng. Chỉ cần dùng một bộ máy tuyên truyền như đội ngũ nhà văn (vừa gác chân lên ghế ngồi và giành nhau hỗn độn trong đại hội nhà văn Diệc Nôm vừa rồi) là có thể xỏ mũi cả dân tộc. Dù rằng chuyện Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu, Ngô Mây, Nông Vĩnh Diện, Nguyễn Văn Trỗi... đều là bịa đặt nhưng vẫn lừa khối người rất dễ dàng. Hiện tại chuyện Donald Trump cũng thế, rất dễ dàng để thấy trò bịp bợm của Trump nhưng dân Việt sống tại các thành phố lớn ở Texas, California...vẫn bị Trump xỏ mũi như Hồ Chí Minh ngày xưa xỏ mũi đồng bào dân tộc.
Rốt cuộc rồi sao ?
Các luật sư, bác sĩ, doanh nhân, nhà báo, đông y sĩ, chiên da kinh tế...rốt cuộc cũng chỉ là một lũ khờ bị một gã chăn bò dốt như Trump lừa cho lên bờ xuống ruộng. Họ bị lừa nhưng lòng vẫn đinh ninh một niềm tin sắt đá rằng mình rất khôn ,chẳng hề bị lừa. Chỉ đến một ngày họ mới nhận ra sao ngày ấy mình ngu thế. Tuy nhiên ngày ấy vẫn còn xa.

CÁC BANG ĐÃ ĐI VÀO VIỆC CHỨNG THỰC KẾT QUẢ, BẦU CỬ 2020 ĐÃ ĐI VÀO GIAI ĐOẠN CUỐI.

 Cách đây vài tuần mình đã đưa tin với các bạn về ngày giờ các bang chiến trường sẽ chứng thực kết quả và thông báo rằng đừng nghe tin bậy bạ mà đi tiêu chảy. Và mặc cho phe "phò Trump" qua hệ thống Fake News của Nhà Trắng và tweet của Trump trên Twitter ra sức tung tin bịa đặt, gieo hy vọng ảo tưởng thì quá trình chứng thực này vẫn đang dần khép lại.

Chúng ta nên biết rằng đây là một quy trình toàn vẹn của bầu cử Mỹ. Nó chẳng vì hàng chục đơn kiện của Trump mà thay đổi và ảnh hưởng. Có chăng đơn kiện của Trump chỉ khiến bên ngành tư pháp độc lập làm việc vất vả hơn để bác bỏ những khiếu nại không bằng chứng và dập tắt những tin đồn không căn cứ mà thôi.
Xin các bạn đừng bao giờ trông chờ vào Tối cao pháp viện. Tối cao pháp viện trên nguyên tắc chỉ can thiệp khi có một tòa thượng thẩm nào yêu cầu đếm phiếu lại theo đơn kiện của Trump mà không tuân theo luật của bang đặt ra. Nhưng cho đến giờ này không có chuyện đó xảy ra nên Tối cao pháp viện sẽ đắp chăn ngủ kỷ.
Ngày 14/12 các cử tri đoàn của các bang sẽ họp nhau lại tại thủ phủ mỗi bang để điền lá phiếu mà họ hứa bỏ cho ứng viên đã chiến thắng ở bang đó. Đừng hoài vọng họ bỏ ngược ,mất công vỡ mộng. Và ngày 6/1 quốc hội họp để hợp thức hóa lá phiếu đại cử tri.
Michigan
Hội đồng bầu cử bang Michigan gồm 2 người của đảng Cộng hoà và 2 người của đảng Dân chủ đã bỏ 3 phiếu thuận và 1 phiếu trắng để chứng nhận ông Joe Biden là người chiến thắng, hơn ông Donald Trump gần 156.000 phiếu trong tổng số 5,5 triệu phiếu bầu.
Georgia
Tiểu bang Georgia đã chứng nhận kết quả bầu cử Mỹ ở bang này hôm 20.11. Bang đã kiểm phiếu lại bằng tay và được các đảng viên Cộng hòa ở tiểu bang ký chứng nhận. Hiện Georgia đang triển khai kiểm phiếu bằng máy theo yêu cầu từ chiến dịch ông Donald Trump.
Gabriel Sterling, Giám đốc triển khai hệ thống bỏ phiếu của Georgia, thông báo ngày 23.11 rằng, cuộc kiểm phiếu lại tiếp theo này bắt đầu ngày 24.11 và "có thể sẽ kết thúc vào tuần sau".
Cuộc kiểm phiếu, theo giới chuyên môn, dự kiến cũng không làm thay đổi thế dẫn trước của ông Joe Biden so với ông Donald Trump.
Wisconsin
Việc kiểm phiếu lại tiếp tục tại 2 quận ở bang này cho đến thời hạn chứng nhận ngày 1.12. Chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump không thành công trong ngày 20.11 nhằm vô hiệu hóa hơn 60.000 phiếu bầu của cử tri ở quận Dane, thành trì của đảng Dân chủ, nơi có thủ phủ bang Madison và có Đại học Wisconsin.
Arizona
Bang Arizona có truyền thống ủng hộ đảng Cộng hòa nhưng đã ủng hộ ông Biden trong cuộc bầu của Mỹ 2020. Arizona sẽ chứng nhận kết quả bầu cử của bang vào ngày 30.11, trong khi quận Maricopa của bang này, nơi có thành phố Phoenix lớn nhất bang, đã chứng nhận xong kết quả bầu cử tại quận vào 20.11 mang lại thắng lợi cho ông Joe Biden với cách biệt 45.109 phiếu.
Chứng nhận được được đưa ra chỉ một ngày sau khi một thẩm phán của bang bác đơn kiện của đảng Cộng hòa Arizona nhằm kiểm toán lại các lá phiếu trong ngày bầu cử 3.11 ở bang này.
Pennsylvania
Trong một thông báo trên trang Twitter, Thủ hiến bang Pennsylvania Tom Wolf cho biết, Thư ký Cộng đồng bang Kathy Boockvar đã xác nhận ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 tại bang chiến địa này.
Xác nhận này là tuyên bố chính thức, theo đó, ông Biden đã giành được 20 phiếu đại cử tri của bang Pennsylvania.
Các quan chức bang Pennsylvania cũng đã yêu cầu Tòa án Phúc thẩm liên bang khu vực số 3 của Mỹ bác bỏ khiếu nại từ ê kíp tranh cử của Tổng thống Donald Trump.
Nevada.
Tòa án Tối cao bang này cũng đã chính thức tuyên bố ông Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử.
7 thẩm phán không thuộc bất kỳ đảng phái nào đã đồng thuận chuyển kết quả này đến Thống đốc bang Steve Sisolak. Chiến thắng ở Nevada mang lại 6 phiếu đại cử tri cho ông Biden.
Trong bối cảnh các bang dần chứng nhận kết quả bỏ phiếu và Cơ quan Dịch vụ Tổng hợp Liên bang (GSA) đã chính thức khởi động tiến trình chuyển giao quyền lực cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang đi đến hồi kết.
Phát biểu tại một sự kiện diễn ra ở bang Delaware, đại diện đảng Dân chủ nêu rõ: “Tôi hài lòng khi nhận được sự xác nhận từ GSA về việc thực hiện tiến trình chuyển giao quyền lực hòa bình và suôn sẻ để các đội ngũ của chúng tôi có thể sẵn sàng giải quyết những thách thức trước mắt gồm: kiểm soát đại dịch Covid-19, xây dựng lại tốt hơn, cũng như bảo vệ an ninh và an toàn cho nhân dân Mỹ”.

DEEP STATE LÀ GÌ ?

 "Deep state" được định nghĩa là các tổ chức như quân đội, cảnh sát hoặc các nhóm chính trị được cho là hoạt động bí mật để bảo vệ các lợi ích cụ thể và cai trị một quốc gia mà không cần được bầu cử.

"Deep state" là một thuyết âm mưu cho rằng sự thông đồng và chủ nghĩa thân hữu tồn tại trong hệ thống chính trị Hoa Kỳ và tạo thành một chính phủ ẩn trong chính phủ được bầu hợp pháp.
"Deep state" là "sự kết hợp giữa các yếu tố của chính phủ và các bộ phận của ngành tài chính cấp cao nhất và có khả năng điều hành Hoa Kỳ một cách hiệu quả mà không cần tham chiếu đến sự đồng ý của chính quyền được thể hiện thông qua quy trình chính trị chính thức ", hoặc là tình trạng tham nhũng phổ biến trong các chính trị gia và công chức sự nghiệp.
Thuật ngữ này ban đầu được đặt ra để chỉ một bộ máy nhà nước tương đối vô hình ở Thổ Nhĩ Kỳ "bao gồm các phần tử cấp cao trong các cơ quan tình báo, quân đội, an ninh, tư pháp và tội phạm có tổ chức" và các mạng lưới bị cáo buộc tương tự ở các quốc gia khác bao gồm Ai Cập, Ukraine, Tây Ban Nha , Colombia, Ý, Israel, và nhiều nước khác.
Trong một bài báo trên tạp chí Ngoại giao và sự mở rộng sau đó trong một bài đánh giá luật, giáo sư Luật Jon D. Michaels của UCLA bác bỏ "tiền đề về một Deep State của Mỹ" để bảo vệ điều mà ông gọi là 'nhà nước hành chính' chống lại nỗ lực "giải cấu trúc" của Trump . Michaels lập luận rằng khái niệm 'Deep state' phù hợp hơn với các chính phủ đang phát triển như Ai Cập, Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ, "nơi mà giới tinh hoa trong quân đội và các bộ chính phủ được biết là phản đối hoặc đơn giản là bất chấp các chỉ thị dân chủ" hơn Hoa Kỳ. "nơi các cấu trúc quyền lực của chính phủ hầu như hoàn toàn minh bạch".
Vào tháng 5 năm 2017, cựu Đại diện đảng Dân chủ Hoa Kỳ, Dennis Kucinich đã tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn trên Fox News rằng "Deep state" trong bộ máy hành chính đang cố gắng phá hủy nhiệm kỳ tổng thống của Trump. Ông nói rõ thêm "Tiến trình chính trị của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đang bị tấn công bởi các cơ quan tình báo và các cá nhân trong các cơ quan đó ... Bạn đã chính trị hóa các cơ quan dẫn đến rò rỉ từ những người ẩn danh, không rõ danh tính và mục đích là hạ bệ một tổng thống ... Bây giờ điều này rất nguy hiểm đối với nước Mỹ. Đó là mối đe dọa đối với nước cộng hòa của chúng ta, nó tạo thành mối nguy hiểm rõ ràng và hiện tại đối với cách sống của chúng ta. Vì vậy, chúng ta phải hỏi, động cơ của những điều này là gì?
Tạp chí Rolling Stone tóm tắt khái niệm "Deep state" như sau : "Thực sự có một "Deep state" không? Nếu bạn muốn nói đến bộ máy quan liêu cố thủ, một âm mưu của toàn chính phủ, thì câu trả lời là gần như chắc chắn là không."
Stephen Walt, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Harvard, đã viết: "Không có âm mưu bí mật hoặc nhà nước mờ ám nào điều hành chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ ."
Nhà nhân chủng học C. August Elliott đã mô tả tình trạng này giống như sự xuất hiện của một "trạng thái nông": "một nước Mỹ nơi các công chức hiện hoạt động như những chiếc tàu kéo hướng dẫn con tàu đang bị rò rỉ của Tổng thống đi qua những vùng cạn và tránh xa một con tàu có thể bị đắm".
Vào ngày 5 tháng 9 năm 2018, The New York Times đã xuất bản một op-ed ẩn danh có tiêu đề "Tôi là một phần của lực lượng kháng chiến bên trong chính quyền Trump" được viết bởi một "quan chức cấp cao trong Chính quyền Trump". Trong bài luận, quan chức này chỉ trích Tổng thống Trump và tuyên bố "nhiều quan chức cấp cao trong chính quyền Trump đang làm việc siêng năng từ bên trong đến những phần thất vọng trong chương trình nghị sự và khuynh hướng tồi tệ nhất của ông ấy". Lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện Kevin McCarthy mô tả đây là bằng chứng về "Deep state"tại nơi làm việc, và David Bossie đã viết một bài báo tại Fox News khẳng định đây là "Deep state" làm việc chống lại ý chí của người dân Mỹ". Tuy nhiên, có một số nghi ngờ về tầm quan trọng thực sự của tác giả ẩn danh, với một số ước tính rằng hàng trăm hoặc hàng nghìn vị trí có thể được coi là "quan chức cấp cao" và nghịch lý cố hữu khi phơi bày sự tồn tại của một nhóm như vậy.

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2020

 Ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden và vợ của ông, bà Jill, đã kiếm được 22,5 triệu USD từ năm 1998 đến năm 2019. 3/4 trong tổng số tiền này vợ chồng Biden kiếm được khi ông rời vị trí Phó Tổng thống vào năm 2017, theo hồ sơ khai báo thuế công khai của vợ chồng ông.

Biden nhận mức lương 155.000 USD mỗi năm với tư cách là Thượng nghị sĩ Mỹ. Nguồn thu nhập thứ hai từ việc giảng dạy tại Đại học Widener giúp Biden kiếm 20.000 USD mỗi năm. Nguồn thu nhập thứ ba đến từ mức lương giáo sư của bà Jill khoảng 60.000 USD mỗi năm tại Trường Delaware Technical Community College.
Cộng gộp tất cả, vợ chồng Biden đã kiếm được trung bình khoảng 230.000 USD trong một năm. Năm 2005, vợ chồng Biden kiếm được thêm 81.250 USD nhờ hợp tác với viết sách với Sterling Lord Literistic. Trong năm 2007, vợ chồng Biden nhận được thêm 71.000 USD tiền bản quyền sách in và 9.560 USD từ bản quyền sách nói.
Năm 2008, Biden trở thành trợ thủ cho Barack Obama trong chiến dịch tranh cử. Từ năm 2009 – 2017, ông trở thành Phó Tổng thống Mỹ trong chính quyền ông Obama. Khi trở thành Phó Tổng thống, Biden được tăng lương lên khoảng 225.000 USD mỗi năm trong 8 năm làm việc tại Nhà Trắng. Đồng thời vợ ông bà Jill cũng chuyển sang giảng dạy tại trường Northern Virginia Community College với mức lương trung bình 83.000 USD mỗi năm.
Kể từ năm 2009, vợ chồng Biden cũng bắt đầu nhận được lương hưu và trợ cấp xã hội, theo hồ sơ thuế công khai. Họ đã nhận được khoảng 385.000 USD tiền An sinh xã hội từ năm 2009 đến năm 2019. Họ cũng thu được khoảng 890.000 USD từ lương hưu trong khoảng thời gian này.
Các nguồn thu nhập khác của vợ chồng Biden đến từ ngôi nhà ở Wilmington, Delaware, nơi được Sở Mật vụ thuê. Từ năm 2010 đến năm 2016, Bidens đã kiếm được khoảng 17.000 USD mỗi năm bất động sản này. Vào năm 2012, bà Jill đã xuất bản một cuốn sách dành cho trẻ em có tên Don’t Forget, God Bless Our Troops và thu về 24.400 USD.
Khi Biden rời vị trí Phó Tổng thống năm 2017, ông tuyên bố kiếm được 11,1 triệu USD, gấp đôi tổng số tiền vợ chồng ông kiếm được 18 năm trước đó. Khoảng 10 triệu USD trong số đó đến từ việc hợp tác xuất bản sách với S-CelticCapri và Giacoppa liên quan đến các cuốn sách như: Promise Me, Dad, and Jill’s memoir, Where the Light Enters. Vào năm 2017, Joe Biden cũng được vinh danh là Giáo sư danh dự tại Đại học Pennsylvania mang lại cho ông mức lương 372.000 USD.
Năm 2018, mức lương tại đại học Pennsylvania của Biden tăng lên tới 405.000 USD. Vợ chồng Biden cũng kiếm được 3,7 triệu USD từ sách và hợp đồng diễn thuyết khác. Thu nhập của vợ chồng Biden, bao gồm cả các khoản thanh toán từ lương hưu và An sinh xã hội, đạt tổng cộng 4,6 triệu USD trong năm 2018.
Năm 2019, trước khi chính thức tuyên bố tranh cử Tổng thống vào năm 2020, vợ chồng ông cũng đã kiếm được khoảng 1 triệu USD. Khi ra tranh cử Tổng thống, Biden đã xin nghỉ việc không lương tại đại học Pennsylvania vào tháng 4/2019, do đó mức thu nhập của ông từ trường đại học giảm xuống còn 135.000 USD. Ngoài ra ông còn kiếm được khoảng 500.000 USD từ việc viết sách và diễn thuyết trong năm 2019.
Theo thống kê của Forbes, chỉ trong ba năm rời Nhà Trắng vợ chồng Biden đã kiếm được tổng số tiền khoảng 16,7 triệu USD. Ngoài ra vợ chồng Biden cũng sở hữu ngôi nhà thứ hai trị giá 2,7 triệu USD tại bãi biển Rehoboth, Delaware được mua vào năm 2017. Theo hồ sơ thuế, vợ chồng Biden đã nộp khoảng 6,7 triệu USD tiền thuế thu nhập kể từ năm 1998, trong đó 5,5 triệu USD được nộp trong giai đoạn từ năm 2017 đến nay. Hiện vợ chồng Biden đang nắm trong tay khối tài sản ròng trị giá 9 triệu USD.
Vợ chồng Biden cũng nổi tiếng với các hoạt động quyên góp từ thiện. Từ năm 1998 đến 2016, vợ chồng ông đã đóng 70.000 USD cho các tổ chức từ thiện. Riêng trong năm 2017, họ đã quyên góp hơn 1 triệu USD vào hỗ trợ các tổ chức như Giáo phận Công giáo Wilmington và Liên đoàn Do Thái thống nhất Chicago. Vào năm 2018, vợ chồng ông tiếp tục cho đi 275.800 USD và 14.700 USD vào năm 2019 cho các tổ chức từ thiện, theo hồ sơ thuế.
Vào cuối năm 2019, Biden trở thành ứng cử viên sáng giá nhất của Đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng với đổi thủ Đảng Cộng Hòa là Tổng thống đương nhiệm Donald Trump. Khác với Biden, ông Trump không chịu công khai hồ sơ thuế, tuy nhiên theo điều tra của New York Times, Trump chỉ đóng vỏn vẹn 750 USD tiền thuế trong vòng gần 20 năm qua.

TẠI SAO NÓI QUY TRÌNH BẦU CỬ CỦA NƯỚC MỸ KHÔNG THỂ CÓ GIAN LẬN ?

 Đối với nền dân chủ của một đất nước cái quan trọng nhất là niềm tin của người dân về quyền năng lá phiếu của họ không bị tước đoạt bởi gian lận.

Tại sao ta có thể nói quy trình bầu cử không thể có gian lận?
- Thứ nhất là sự đối lập thực sự ( không phải đối lập cuội) giữa 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa khiến họ không thể bắt tay nhau để tạo ra một màn kịch "bầu cử giả vờ".
- Thứ hai sự giám sát chặt chẽ bởi đa đảng, tam quyền phân lập, tư pháp độc lập và nguyên tắc "kiểm soát,cân bằng quyền lực" ở cả 2 đảng và trong cùng một đảng, từ tiểu bang đến liên bang đã không cho phép sự gian lận có tính hệ thống tồn tại.
- Thứ ba sự áp dụng của khoa học kỷ thuật vào tiến trình bầu cử sẽ ngày càng giảm dần các sai sót. Sự luật pháp hóa chặt chẽ và minh bạch hóa các quy trình sẽ làm tăng dần niềm tin của dân chúng vào mức độ hệ thống chính trị tôn trọng quyền chọn lựa chính quyền của họ.
Sau này Việt Nam có dân chủ họ cũng phải vun đắp cho cái niềm tin này. Đây là kết quả của sự hy sinh xương máu, tự do của nhiều thế hệ để đổi lấy quyền được bỏ phiếu của người dân. Vì thế hai đảng đối lập dù có ghét nhau, căm thù nhau đến mức nào cũng không được tố đảng kia gian lận bầu cử. Bởi đây là sự chung tay của cả hai. Anh chỉ làm sao cho người dân ngày càng tin tưởng hơn chứ không thể xói mòn niềm tin của họ. Chỉ có như vậy họ mới cống hiến hết mình cho dân chủ, còn không sẽ quay sang ủng hộ cho độc tài.
Tại sao trước sự vu cáo đảng Dân chủ gian lận bầu cử của Trump các chính trị gia có lương tâm của đảng Cộng Hòa đều kịch liệt phản đối? Bởi họ là người hiểu rõ hơn ai hết cơ cấu vận hành của quy trình bầu cử. Không một đảng phải nào có thể tự động thao túng quy trình này mà không bị phát hiện.
Do vậy khi anh không đưa ra được bằng chứng anh chỉ vì quyền lực của bản thân anh để chà đạp lên sự hy sinh xương máu sự cống hiến của hàng triệu người,của nhiều thế hệ để tạo nên dân chủ ,để quyền lực không rơi vào tay một cá nhân,gia đình và đảng phái nào.
Tôi không hề nghi ngờ dã tâm của Trump và đặc biệt khinh thường nhân cách của ông ta. Tôi nghĩ chẳng có điều gì mà ông ta không dám làm.Ông ta có thể chà đạp nền dân chủ hàng trăm năm của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ miễn là sự chà đạp này có thể khiến cho ông ta trở lại nắm quyền. Ông ta có thể dùng mọi thủ đoạn dơ bẩn nhất, những thủ đoạn mà chưa từng một chính trị gia nào trong lịch sử nước Mỹ từng làm để khẳng định nước Mỹ chẳng có dân chủ gì cả, hệ thống bầu cử của Mỹ lá láo, người dân Mỹ chẳng có quyền gì cả. Đó là hình thức không ăn được thì đạp đổ cho hôi.
Nhưng sự thật có phải như vậy không ?
Không hề. Nếu quyền bầu cử của người dân Mỹ là giả thì nước Mỹ đã hỗn loạn vì sự vô pháp chứ không thể đứng đầu thế giới như hôm nay.
Cho nên tôi đánh giá thấp các luật sư, bác sĩ doanh nhân trong nước vì bảo vệ Trump mà cho rằng có gian lận trong quy trình bầu cử Mỹ. Tôi thấy tư duy chính trị của họ không hơn gì những đứa trẻ. Nếu có dân chủ những người này sẵn sàng vì quyền lực để vu cáo, bôi nhọ đảng đối lập gian lận để cho rằng dân bầu mình chứ không bầu họ. Những người này sẵn sàng đạp đổ các giá trị ,niềm tin vào dân chủ mà công cuộc đấu tranh dân chủ, chống cộng sản đã tạo dựng nên cho một cuộc chiến pháp lý tưởng tượng.
Vì vậy tôi đánh giá cao sự nhận thua của các chính trị gia như John McCain, như Hillary... Tôi thấy họ là những người có nhân cách,có sự hiểu biết sâu về dân chủ. Trái lại càng ngày tôi càng ghê tởm Trump và bộ sậu của ông ta. Nhưng cái mà tôi không ngờ là tầm của các "chính trị da" trong nước lại thấp đến thế. Có thể nói với nhận thức như thế mà giao nước cho họ cũng chẳng khác gì giao cho cộng sản.
Bạn chỉ có thể tham gia vào việc giám sát chặt chẽ tiến trình bầu cử trước khi nó xảy ra chứ không thể nghi ngờ quy trình và tính toàn vẹn của nó. Bởi vì nếu làm điều đó bạn đã góp công không nhỏ vào việc phá hoại nền dân chủ mà người dân xây dựng nên.

TẠI SAO CHỈ CÓ MỘT BÊN?

 Quan sát tình hình chính trị Mỹ mùa bầu cử và những năm qua không biết phe "phò Trump" có nhận ra những điều sau đây chăng ?

- Thứ nhất tại sao chỉ có một bên sùng bái tổng thống Mỹ, luôn thần thánh hóa, bênh vực những sai trái của ông ta còn bên kia thì không? Dù rằng trên thực tế các tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ luôn xếp hạng cao hơn phía bên kia. Obama được 170 nhà bình luận chính trị xếp thứ 12, còn Trump thứ 44.Phía đảng Dân chủ không ai thần thánh ông Obama hay Biden đến mức luôn cầu nguyện hay sẵn sàng chết cho tổng thống đắc cử. Cũng chẳng ai mang lá cờ Biden 2020 rồi lao vào nhục mạ người khác chính kiến một cách hùng hổ cả.
- Thứ hai :Tại sao chỉ có một bên công kích bôi nhọ đối lập còn bên kia thì không ? Phía cuồng Trump luôn gọi đảng Dân chủ là "thổ tả" là ác quỷ...trong khi phía bên kia không ai bôi nhọ đảng Cộng hòa,gọi là "thổ hữu" hay gọi đảng CH là đảng mắc dịch...?
- Thứ ba : Phía ủng hộ Biden rất hiếm khi làm tin giả để xuyên tạc sự thật,không photoshop, không cắt ghép hình ảnh,âm thanh để tâng bốc một ai đó...Chỉ có phe "phò Trump" mới làm điều này.
- Thứ tư : Tại sao năm 2016 bên dân chủ không tố bên Trump gian lận dù Trump thua gần 3 triệu phiếu phổ thông và thắng sát nút 3 tiểu bang WI,MI,PA vốn của đảng DC với chỉ 77.000 phiếu? Trong khi năm 2020 phe Trump thua rất xa 6 triệu phiếu và thua ngay ở 2 bang Cộng hòa GA và AZ ?
Từ 4 điểm trên có thể kết luận sở dĩ chỉ có một bên là vì phe "phò Trump" luôn ủng hộ cho độc tài, phía bên kia luôn ủng hộ cho nền dân chủ đa nguyên.
Chỉ có ủng hộ cho độc tài mới sùng bái riêng một cá nhân (Trump) bôi nhọ đảng đối lập (Dân chủ), ngụy tạo tin giả và không tin vào quy trình bầu cử, không tin vào quyền năng của lá phiếu do nền dân chủ tạo ra.

VÌ SAO CHÍNH TRỊ GIA DONALD TRUMP CÓ CƠ SỞ HẬU THUẪN ĐÁNG NỂ SỢ

 Trong cuộc bầu cử Tổng thống vừa rồi, có đến trên 73,5 triệu người ủng hộ Donald Trump, một khối cử tri đông đảo đứng thứ nhì trong lịch sử Mỹ, chỉ thua khối cử tri trên 79,5 triệu người của đối thủ Joe Biden.

(1) Phải chăng Donald Trump đã thừa hưởng được khối cử tri truyền thống rất lớn của đảng Cộng Hoà ?
Theo Hiến pháp Hoa Kỳ Tổng thống là nguyên thủ quốc gia (head of state), đứng đầu chính phủ (head of government) Hoa Kỳ. Tổng thống điều khiển ngành hành pháp của chính phủ liên bang và là tổng tư lệnh của quân lực Hoa Kỳ. Nhưng theo truyền thống chính trị Mỹ, Tổng thống còn là nhà lãnh đạo chính đảng của mình, có thể đưa ra chương trình nghị sự cho các nhà lập pháp của đảng trong Quốc Hội. Donald Trump đương nhiên thừa hưởng khối cử tri truyền thống của Đảng Cộng hoà, gồm phần lớn là thành phần bảo thủ, những người cố duy trì các giá trị Thiên chúa giáo, thân Israel, bảo vệ quyền giữ súng của dân chúng được qui định trong Tu chính án thứ hai (the Second Amendment), chống phá thai, chống việc nới rộng quyền luyến ái LGBT (Lesbian, Gay, Bisexual, Transgender). Tóm tắt trong 3 chữ G (God, Gun, Gay.)
Khối cử tri trung kiên của cánh cộng hoà bảo thủ là những người Tin Lành (evangelicals). Theo học giả Walter Russell Mead, nhìn vào quá trình lập quốc và phát triển của Hoa Kỳ, những người Tin Lành thấy quá nhiều điểm tương đồng giũa Mỹ và Israel đến nổi có người gọi Hoa Kỳ là “nước Israel mới“. Hơn một nửa số tiểu bang của Mỹ có thành phố hay thị xã mang tên Jerusalem hay Salem. Từ bờ Đông sang bờ Tây, nước Mỹ lốm đốm các thành phố lấy tên từ Kinh Thánh Cựu Ước. Những địa danh như Canaans, Zions, Jordans, Jerichos, Pisgahs, Mitzpahs and Gileads.
Tổng thống Trump chắc chắn đã đánh động tâm can của đa số cử tri Tin lành khi ông quyết định dời Đại sứ quán Mỹ từ Tel Avi về thủ đô Jerusalem, một quyết định táo bạo mà nhiều vị tiền nhiệm của ông không dám thực hiện.
(2) Nhưng vấn đề là làm thế nào mà Donald Trump lại vừa giữ được sự ủng hộ của các cử tri truyền thống Cộng Hoà, vừa thu hút được các nhóm cử tri khác, vốn thường có quan điểm khác hẳn (thậm chí xung khắc) với lực lượng cử tri truyền thống của đảng Cộng hoà ?
Donald Trump dấn thân vào sự nghiệp chính trị bằng cách cỡi lên làn sóng dân tuý đang tràn qua các nước công nghiệp tiên tiến của phương Tây trong đó có Mỹ, như một phản ứng chống lại xu thế toàn cầu hoá, mà hậu quả là việc đưa công ăn việc làm từ các nước này sang Trung Quốc và các nước đang phát triển, đồng thời mở cửa biên giới quốc gia để tiếp nhận lao động nhập cư. Công nhân Mỹ cũng nhận hậu quả tương tự khi các hãng xưởng theo nhau đóng cửa và dời các cơ phận sản xuất sang Trung Quốc và Mexico, khiến cả triệu người thất nghiệp. Nhiều nhà máy sản xuất xe hơi, lốp xe, đồ phụ tùng qua bao thế hệ nằm trong các thành phố công nghiệp ở miền Đông Bắc phải ngừng hoạt động, và người ta bắt đầu gọi vành đai từ New York, chạy về hướng Tây qua Pennsylvania, Ohio, India, Michigan, Illinois, và Wisconsin là Vành đai sét rỉ (the Rust Belt). Lực lượng công nhân có công đoàn của các nhà máy này trước đây có truyền thống bỏ phiếu cho các ứng viên Dân chủ và vì thế vành đai công nghiệp này còn được gọi là bức tường xanh (blue wall, màu xanh tượng trưng cho phe Dân chủ). Năm 2016 ứng cử viên Dân chủ đã mất cử tri đoàn của ba bang Wisconsin, Michigan và Pennsylvania trước sự cạnh tranh vượt biên giới đảng phái của đối thủ cộng hòa Donald Trump.
Tiến trình tự động hoá (automation) và sự phát triển công nghệ cao trong thời kỳ hậu công nghiệp không thu dụng những công nhân bị sa thải ở lứa tuổi không thể theo đuổi các kỹ năng mới, đưa họ vào tình trạng bất ổn kinh tế và tâm lý. Đây là chỗ những lời hứa hẹn đưa việc làm về lại Mỹ, từ chối tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, duyệt xét sửa đổi NAFTA (Thoả ước Tự do Thương mại Bắc Mỹ) thành USMCA có sức hấp dẫn người lao động, không phân biệt chủng tộc và màu sắc chính trị.
Trong khi các bang miền Tây trên bờ Thái Bình Dương và các bang Miền Đông Bắc trên bờ Đại Tây Dương là nơi tập trung của cải trong nước, ngôi nhà của các công nghệ cao, có xu thế theo chủ nghĩa toàn cầu và là những bang màu xanh (DC) đa văn hóa thì các bang vùng trái độn ở giữa (flyover country) chủ yếu sống về nông nghiệp và chăn nuôi là các bang màu đỏ (CH). Thành phần lao động da trắng và người nghèo da trắng ở những vùng này trở nên giận dữ trước một xã hội đa văn hoá, đa chủng do hậu quả của toàn cầu hoá và chính sách nhập cư của các chính quyền trước. Họ tập hợp dưới ngọn cờ MAGA của Donald Trump với hi vọng phục hồi niềm tự hào của người da trắng qua chủ nghĩa dân tộc da trắng (white nationalism) hoặc da trắng thượng đẳng (white supremacism). Họ có xu hướng kết nối nhau qua các nhóm bên lề (fringe groups), các toán dân quân võ trang (militia), sống trong các khu dân cư nhà tiền chế thưa thớt (mobile home neighborhoods) nằm xa khuất nhìn từ xa lộ chạy qua các bang nằm giữa nước Mỹ. Họ bị miệt thị là “red neck”(cổ đỏ vì lao động ngoài trời do thất học) hoặc “white trash” (rác rưởi trắng) v.v… Họ là những “người bị bỏ quên” (the forgotten) được nhắc đến trong diễn văn nhậm chức của Donald Trump. Với đời sống ngày càng khó khăn, người da trắng nghèo ở vùng quê hiện nay đang mang số phận người da đen sống giữa lòng các đô thị (inner city) vào những năm 1980, tìm nguồn an ủi trong nghiện ngập ma tuý (opioids và methametamine).
Đa số người Mỹ lạc quan về tương lai của mình -- nhưng những người da trắng nghèo và người da trắng thuộc giai cấp công nhân thì không cảm thấy như vậy. Theo một phân tích gần đây được Viện Nghiên cứu Brookings công bố, người Mỹ nghèo gốc châu Mỹ La tinh khi nghĩ về một tương lai tươi sáng hơn, mức độ lạc quan của họ cao hơn người da trắng nghèo khoảng 33 phần trăm. Và người Mỹ nghèo gốc châu Phi -- mặc dù có tỉ lệ tù tội và thất nghiệp cao hơn hai nhóm kia rất nhiều và thường xuyên là nạn nhân của các tội phạm bạo động và sự tàn ác của cảnh sát -- vẫn lạc quan hơn người da trắng nghèo gần ba lần. Kinh tế gia Carol Graham, người giám sát bản phân tích này, kết luận rằng người da trắng nghèo đau khổ trực tiếp vì thiếu thốn vật chất thì ít, mà đau khổ vì những vấn đề vô hình nhưng sâu sắc như “thiếu hạnh phúc, căng thẳng tinh thần, và vô vọng” thì nhiều. Điều này có thể giải thích tại sao khẩu hiệu của Donald Trump – “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” – nghe rất êm tai đối với nhiều người da trắng nghèo. Mỗi lần Trump có những phát biểu với nội hàm kỳ thị chủng tộc, họ sẽ là thính giả lắng nghe chăm chú nhất.
Sau khi Trump ra đi, chủ nghĩa Trump (Trumpism) vẫn còn tồn tại lâu dài trong tâm thức của người lao động da trắng và người da trắng nghèo như một nguồn tự hào trước sự lấn lướt của một xã hội đa chủng, đa văn hoá trong vài chục năm tới có thể đẩy người da trắng từ vị thế độc tôn vào vị thế là một trong những nhóm đa số tại Hoa Kỳ.
(3) Khi lấy tổng thống Andrew Jackson làm một hình mẫu, Donald Trump nhắm đến mục đích gì ?
Andrew Jackson, Tổng thống thứ 7 của Hoa Kì (1829-37). Trước khi trở thành Tổng thống, Jackson là một nhà quân sự lập được nhiều chiến công lẫy lừng trong các trận đánh chống lại người Anh và các bộ lạc da đỏ liên minh với đế quốc Anh trong Chiến tranh 1812. Ông được coi là một vị anh hùng có công chống ngoại xâm và nới rộng biên cương của Mỹ. Jackson rất được lòng binh sĩ và giới bình dân.
Trong văn phòng của Donald Trump ở Nhà Trắng, chân dung của Andrew Jackson được treo ở vị trí thần tượng. Jackson có thể cho thấy những xu hướng sau đây mà Trump muốn theo đuổi trên thực tế hay trên một loại hình reality show:
— Cũng như Jackson nới rộng quyền bầu cử của đàn ông di dân từ châu Âu trong khi chống việc bãi bỏ chế độ nô lệ và mở ra những chiến dịch trừng trị người da đỏ từng hợp tác với người Anh, Trump tỏ ra có xu thế theo đuổi chủ nghĩa dân tộc da trắng (white nationalism) trong chính sách nhập cư. Như có lần ông buột miệng tự hỏi: “Sao những người nhập cư không đến từ Bắc Âu?” trong khi ông gọi người di dân Mễ là những “kẻ buôn ma tuý, trộm cươp, hiếp dâm”, gọi các nước châu Phi là “các nước hố xí”.
— Jackson chống lại sự can thiệp của Anh, Trump không muốn các tổ chức quốc tế kể cả LHQ ảnh hưởng lên chính sách của mình, muốn rút khỏi NATO và các hiệp ước liên minh.
— Jackson tự coi mình là một tổng thống của người bình dân bình đẳng trước pháp luật chống đặc quyền, đặc lợi của giới quí tộc dựa vào tiền bạc. Trong mắt cử tri của mình,Trump muốn tát cạn đầm lầy (drain the swamp) để càn quét giới tinh hoa Washington, vì quyền lợi của người dân bị để lại đằng sau, bị lãng quên như Trump tuyên bố trong diễn văn nhậm chức Jan 20, 2017.
—Jackson không muốn đem quân viễn chinh, nhưng một khi đã lâm chiến, thì phải hành động dữ dội, quyết chiến quyết thắng, ông kiếm được biệt danh “Indian killer” trong các chiến dịch bành trướng lãnh thổ vào các bộ lạc da đỏ thù địch. Trong mắt khối cử tri của mình , đây cũng là quyết tâm của Trump đối với ISIS.
—Một cuộc nội chiến lạnh trên tờ 20 USD : Chính quyền Obama đã cho in hình Harriet Tubbman, một phụ nữ trong phong trào đòi bãi bỏ chế độ nô lệ, để thay thế hình của Andrew Jackson trên tờ giấy bạc. Bộ trưởng Ngân khố Steven Mnuchin của Chính quyền Trump đã đình hoãn việc phát hành giấy bạc. Chúng ta chờ xem quyết định của chính quyền Biden sẽ ra sao?
(4) Nhiều người nói Donald Trump kỳ thị chủng tộc, người phản bác nói hoàn toàn không. Chính sách với người da mầu của ông có thể phức tạp và tinh tế hơn nhiều. Thái độ của Donald Trump trong vấn đề người da mầu có thể cũng là một nhân tố làm nên sức mạnh ngoại biên thu hút cử tri của chính trị gia này chăng?
Dựa vào các sách vừa xuất bản của cháu gái của Trump là Mary Trump, của cựu luật sư riêng và cũng là người cộng sự trước đây của Trump, Michael Cohen, và các phát ngôn miệt thị người da đen (“shithole countries”, gọi Omarosa Newman là “that dog”, gọi Kamala Harris là “monster”), người ta có thể nói Donald Trump có đầu óc kỳ thị chủng tộc. Một ví dụ khác là trong khi nhắm vào cử tri phụ nữ ở ngoại ô (suburban women voters) tức phụ nữ trung lưu có học, Trump đe dọa nếu Biden đắc cử các hộ nghèo sẽ đến làm nhà trong xóm của các bà, đấy là cách nói bóng gió (dog whistle) rằng người da màu sẽ dọn vào đó làm mất giá nhà của họ.
Tuy nhiên dưới chính quyền Trump, khi nền kính tế tăng trưởng người da đen và người da nâu cũng được hưởng lợi đồng đều, không bị phân biệt đối xử. Trong khi người da đen chiếm một tỉ lệ rất cao trong dân số phạm tội, việc Trump ký đạo luật the First Step Act tạo cơ hội cho phạm nhân da đen làm lại cuộc đời là một hành động đáng được người da đen ghi nhận. Ta cũng nên nhớ trong cuộc bầu cử 2016, rất nhiều người da đen đã không đi bầu cho Hillary Clinton chỉ vì họ nhớ lại những bản án nặng nề mà chính quyền Clinton đã dành cho người da đen trong chiến dịch bài trừ ma tuý.
Ta có thể nói đối với người da đen, Trump có thể có thái độ kỳ thị chủng tộc nhưng không có chính sách kỳ thị rõ rệt.
Việc Trump hô hào chống chủ nghĩa xã hội và chủ trương trừng phạt Trung Quốc được sự hưởng ứng nồng nhiệt của người Mỹ gốc Việt, gốc Cuba, và gốc Venezuela. Mặc dù, trên thực tế, cụm từ “chủ nghĩa xã hội” mà Trump nói đến chỉ là một cố tình bóp méo khái niệm dân chủ xã hội được thể hiện tại các nước Bắc Âu, chứ không phải loại hình chủ nghĩa xã hội tại các nước cộng sản như Trung Quốc, Việt Nam, và Cuba, hoặc Venezuela.
Bốn năm làm Tổng thống của Donald Trump là bốn năm liên tục vận động chính trị, có khi bằng các cuộc tập hợp cử tri (rallies) và thậm chí có khi xuyên qua các buổi thuyết trình hàng ngày về đại dịch coronavirus, để duy trì khối hậu thuẫn cuồng nhiệt và đáng sợ nói trên. Chủ yếu bằng hai chiến thuật sau đây:
Chia để trị: tài trị nước của Donald Trump vận hành trên nguyên tắc ta-địch, có bên thắng bên thua (tổng số bằng không). Cộng hoà là ta trong khi Dân chủ là địch, thậm chí là bọn phạm tội phản quốc (treason). Chúng ta versus chúng nó: bang đỏ là ta bang xanh là địch, ngay cả giữa cao điểm của đại dịch Covid-19. Trump gọi các hãng truyền thông chính mạch là “fake news” hoặc “kẻ thù nhân dân,” và chọn một số ít làm “cơ quan ngôn luận” cho mình như đài Fox, hãng tin One America Network News (OAN), Newsmax. Cơ hồ ông chỉ làm Tổng thống cho nửa nước, nhưng nửa nước cuồng nhiệt có lập trường kiên định. Chỉ số chấp nhận (approval rating) của Trump cực kỳ hiếm khi ngoi lên khỏi mặt nước, thường dưới 50%.
Nói láo thường xuyên: theo thống kê kiểm chứng sự thật (fact check) của Washington Post, trong 4 năm tại chức Trump đã nói láo hoặc bóp méo sự thật khoảng 20 ngàn lần. Các đồng minh của Trump dùng mỹ từ “sự thật thay thế” (alternate truth) để diễn tả hiện tượng “Orwellian” này — sự thật không quan trọng, như trong tiểu thuyết 1984 của George Orwell. Nhiều người bênh vực gọi Trump là một Tổng thống phi truyền thống (untraditional). Nhưng trên thực tế, Trump đi theo truyền thống của các lãnh tụ độc tài, nói láo như cơm bữa. Hannah Arendt (1906-1975), Triết gia Mỹ gốc Do Thái-Đức lý giải: “Người dân lý tưởng của chế độ toàn trị không phải là đảng viên Quốc xã hay đảng viên Cộng sản kiên định lập trường, mà là những người đối với họ, sự phân biệt giữa sự thật và hư cấu (tức là thực tế trải nghiệm) và sự phân biệt giữa đúng và sai (tức là các chuẩn mực tư duy) không còn tồn tại.”
Khối cử tri nằm dưới sức thu hút đầy ma thuật của Trump là thế lực có tác động ghê gớm trên sinh mệnh chính trị của các nhà lập pháp hoặc những nhân vật Cộng hoà có tham vọng chính trị ở các cuộc tuyển cử tương lai. Khiến trong thời gian gần đây, mặc dù thấy rõ Trump đã bị Biden đánh bại qua lá phiếu của cử tri, nhưng họ vẫn không dám công khai kêu gọi Trump nhìn nhận thất bại theo truyền thống dân chủ và tạo điều kiện cho một cuộc chuyển giao quyền lực êm thắm và lịch sự.
Nguyễn Quốc Huy and 24 others
8 Comments
4 Shares
Like
Comment
Share