Nếu
như trong học thuyết về CNCS,Mark-Engel đã chỉ ra thời kỳ "quá độ" lên
CNXH,thì tương tự trong tiến trình xây dựng một nền dân chủ hoàn
thiện,bất cứ dân tộc nào chọn con đường này cũng phải trải qua giai đoạn
đầu của một nền "dân chủ khiếm khuyết".Theo khảo sát tình trạng Dân chủ
ở 167 quốc gia và cố gắng định lượng chỉ số dân chủ do tạp chí The
Economist ở Anh tiến hành, chỉ có 28
quốc gia được đánh giá là các nước có chỉ số dân chủ đầy đủ, 53 quốc gia
có thể chế dân chủ khiếm khuyết, 29 quốc gia có thế chế chính trị hỗn
hợp, 54 quốc gia là chính thể chuyên chế.
Đặc tính dễ nhận
thấy nhất của nền "dân chủ khiếm khuyết"chính là sự bất ổn trong việc
chuyển đổi và vận hành quyền lực.Tâm lý chung của người dân là bất ngờ
với sự thay đổi thể chế,không chuẩn bị đầy đủ lực lượng chính trị thay
thế từ địa phương đến trung ương.Hiến pháp luật pháp còn nhiều kẻ
hở,kinh tế bị lũng đoạn,các đảng phái tranh giành quyền lực,biểu tình
bạo loạn xảy ra thường xuyên.
Cũng như chế độ VNCH trước
đây,tất cả các hạn chế của một nền "dân chủ khiếm khuyết" đều hiện ra
trước mắt người dân:tham nhũng,gian lận bầu cử,tranh giành quyền lực,đàn
áp tôn giáo...Và CNCS sẽ lợi dụng ngay những điều này để đả kích nền
dân chủ gây nghi ngờ và xóa sổ họ.Do vậy những ai ngây thơ nghĩ rằng nếu
đất nước có dân chủ là họ sẽ có ngay mọi thứ:tự do cá nhân,báo chí,tôn
giáo,quyền con người...để rồi thất vọng khi thấy mọi chuyện không như
mình nghĩ và đi đến kết luận:xã hội nào cũng thế là những người thiếu
tầm nhìn và nhận thức chính trị.
Hãy nhìn ra thế giới các nước
láng giềng Phi-lip-pin và Thái lan,Nam Mỹ như Brazil,Arghentina... các
nước đã có nền dân chủ mấy chục năm nhưng chưa qua khỏi giai đoạn này.
Các nước “Mùa Xuân Ả Rập”, đặc biệt là Ai Cập, một đất nước hỗn loạn và
ẩn chứa nhiều bất ổn. Ukraine, Nga, các nước đã chuyển đổi thể chế dân
chủ từ sự sụp đổ nhanh chóng và khá bất ngờ của các chế độ Cộng sản,
cũng lại là sự bất ổn, mong manh.Bản chất con người vốn là chiếm hữu và
đam mê quyền lực.Trong giai đoạn hỗn mang của sự chuyển giao,khi cơ chế
dân chủ chưa vận hành thông suốt thì con người sẽ tận dụng ngay sự khiếm
khuyết đó để tranh thủ quyền lực và địa vị cho mình.Lúc đó chính quyền
hành pháp rất quan trọng,cần có những cá nhân có thể ra những quyết định
sáng suốt để nhanh chóng bình ổn xã hội.Nhưng điều này lại đẻ ra nguy
hiểm là xã hội rất dễ rơi trở lại thể chế độc tài nếu vai trò của lập
pháp,tư pháp không theo kịp để hạn chế quyền lực.
Ngay tại Hoa Kỳ,một đất nước đa sắc tộc nền dân chủ cũng phát triển không đồng
đều.Những tiểu bang có đông người da trắng sinh sống ,nền dân chủ,ý
thức tự giác phát triển rất cao.Ngược lại các tiểu bang có đông người da
đen và dân nhập cư tình trạng bất ổn xã hội lại vẫn là những vấn nạn
nhức nhối.
Căn bản chính là ý thức,nhận thức xã hôi không đồng
đều.Nếu như ở Colorado khi các ngả tư đèn đỏ bị hỏng,bạn có thể thấy
người dân tự giác dừng ở các vạch phân cách rồi theo thứ tự trước sau
rời đi mà không cần cảnh sát thì ngay ở Houston nếu bạn chủ quan đậu xe
bên lề đường vẫn bị đập cửa xe để lấy tất cả hành lý và có báo cảnh sát
cũng phải mất thời gian rất lâu để tìm ra thủ phạm.
Miền Nam
Việt Nam đã mất 20 năm ở giai đoạn đầu của nền"dân chủ khiếm khuyết".Nếu
không có chính biến 30/4/1975,xã hội miền Nam đã có 40 năm để cải thiện
nền dân chủ của mình.Với sự đầu tư rất cao ngân sách giành cho giáo dục
cộng với sự giao lưu hàng ngày với nền văn minh thế giới,chắc chắn nền
dân chủ ngày nay của Nam Việt nam nếu không bằng Mỹ cũng ngang ngửa với
Hàn Quốc.Do vậy những đánh giá nói rằng chế độ VNCH thất bại trong cuộc
chiến ý thức hệ vì xã hội miền Nam thối nát,tham nhũng,độc tài...là
những đánh giá không có nhãn quan chính trị bao quát.Miền Nam thất bại
chủ yếu là vì đầu tư nhiều cho các giá trị giáo dục nhân bản khai
phóng,trong đó việc nhồi nhét,tuyên truyền trong dân khái niệm"căm thù
quân xâm lược"gần như không có.Đó là yếu tố căn bản của việc mất dân dẫn
đến mất nước.Nhưng đó lại là thất bại của người quân tử.
Như
vậy quá trình để xây dựng nên một nền dân chủ hoàn thiện vẫn còn rất
xa.Việt nam cũng như Trung Quốc đang ở phía sau của vạch xuất phát.Nhưng
để khom lưng đặt chân vào bàn đạp,phải chuẩn bị sẵn sàng tâm lý,đó là
một cuộc đua không hề đơn giản.Trước mắt là chuẩn bị các thế lực chính
trị thay thế ,chuẩn bị tâm lý đối phó với các bất ổn xã hội.Chỉ khi nào
người Việt làm được như người Mỹ,kiên nhẫn không vượt lên trong một đám
đông kẹt xe trên phố,tự điều phối được giao thông khi không có hệ thống
đèn tín hiệu,thì may ra dân tộc Việt nam mới có được một nền dân chủ
hoàn thiện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét