Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014
Những ngày cuối năm: vô lý và giả dối
Lâu nay thấy có một nghịch lý không hề nhẹ cứ xảy ra như một điệp khúc trên mạng. Khi chính quyền bắt Trương Duy Nhất, dư luận rộ lên đặt câu hỏi: "Tại sao bắt Nhất?", đến lượt Nguyễn Hữu Vinh, rồi Bọ Lập cũng như vậy: "Tại sao bắt anh Ba Sàm, tại sao bắt Bọ Lập?" Sau đó đưa ra lý do không thể bắt vì họ là những người yêu nước, thể hiện quyền tự do ngôn luận,thể hiện quyền công dân... Có người hùng hồn hơn viện đến hiến pháp, luật pháp rồi hoàn cảnh đặc biệt của người bị bắt...
Tất cả lại quên mất rằng họ đang đối thoại với chính quyền Việt Nam chứ không phải là chính quyền Mỹ hay Nhật, Anh, Pháp, Hàn Quốc...
Chỉ khi nào anh đang ở trong một xã hội dân chủ anh mới có thể đặt câu hỏi như thế. Còn bây giờ "thật là vô lý" "tại sao không thể bắt, tại sao không thể nhốt?"
"Không bắt, không nhốt mới là chuyện lạ? Anh nói anh theo SỰ THẬT, không thể nhốt anh? Vô lý, vậy chúng tôi theo cái sự gì? Anh nói anh là nhà văn chân chính, không thể giam anh? Càng vô lý nốt. Bộ anh nghĩ chính quyền của chúng tôi là chính quyền chân chính à. Cái này anh phải để dành đi nói với chính quyền của bọn giãy chết nhé.
Anh nói luật 79, 88, 258 là vi hiến? Đúng là khờ khạo. Bộ anh tưởng hiến pháp của chúng tôi là cái gì? Chỉ là một mảnh giấy lộn thôi nhé. Đảng của tôi có thể ngồi chồm hổm trên đó phóng uế đại tiện,tiểu tiện xuống nhé.
Anh nói không thể tử hình oan người dân vô tội? Ngu ngốc. Không tử hình oan dân, chẳng lẻ đi tử hình con cái đảng viên? Nói thế mà cũng nói được. Về học lại thế nào là quyền lực? Thế nào là giai cấp thống trị đi nhé."
Những ngày cuối năm, giáng sinh... đọc tin trên mạng mà rầu lòng. Bốn giờ sáng một ngày nào đó cuối tháng 12, những kẻ "thi hành án" lạnh lùng bước đến gõ cửa buồng giam, đánh thức tử tù Nguyễn Văn Chưởng. Và mặc cho bà mẹ kêu gào, hứa sẽ cho nổ bom, người cha tội nghiệp đội nắng dầm mưa căng biểu ngữ kêu oan, mũi tiêm thuốc độc vẫn được trút xuống thân thể căng tràn nhựa sống, mặc cho cặp mắt oan nghiệt bùng cháy căm hờn. Và tháng sau lại một mạng người nữa ra đi, chết thay cho một ai đó. Đọc những dòng chữ của Đinh Nhật Uy viết về tử tù Hồ Duy Hải mà lòng ngao ngán cho một nền luật pháp của một chế độ đang đi vào giai đoạn hấp hối. Bất chấp phản ứng của dư luận, bất chấp lẽ phải ,bất chấp công lý.
Nghe tin tuyệt thực của Bùi Hằng lại liên tưởng đến hình ảnh "con cá, chột nưa" .Có biết bao người như Nguyễn Văn Hải, như Trương Duy Nhất, như Bọ Lập đang đấu tranh với bản thân sau chấn song sắt nhà tù?
Khi màn đêm buông xuống, cũng là lúc khái niệm về đất nước, về bản thân đấu tranh dữ dội trong nội tâm người tù chính trị. Chỉ cần một cái gật đầu, một lời nhận tội, chế độ đã vội vàng chụp lấy, hả hê sung sướng, tung cái clip biểu hiện sự chiến thắng ấy lên mạng để bêu rếu lương tâm người tù. Nhưng họ không đầu hàng, cho dù bệnh tật, đói khát... Bủa vây, bởi họ còn nghĩ đến những giá trị cao hơn thiêng liêng hơn. Cho dù họ biết thế giới bên ngoài đang tràn ngập lễ hội, tiệc tùng bia rượu... Mà một bộ phận không ít những kẻ vô thức vẫn đang đắm chìm trong đó, bất kể ngày mai sẽ ra sao.
Những ngày này, xem lại bài hát "Việt Nam quê hương tôi" trong chương trình "Gương mặt thân quen nhí" lại thấy giả dối làm sao. Có gì để tự hào khi giám khảo Hồng Vân xuýt xoa với hai từ "Việt nam"? Chắc có lẽ đây là một thế giới khác? Và những nghệ sĩ trong chương trình này đang cố lừa các em nhỏ, đang cố lừa khán giả. Họ đã quên hay cố tình quên những Dương Nội, những Nguyễn Văn Chưởng, Hồ Duy Hải, Đặng Ngọc Viết... Đang càng ngày càng nhiều thêm để tố cáo những gì thuộc về bản chất của một xã hội thối nát. Hãy thôi đi cái trò "Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn" ,thôi đi bản tụng ca "Đất nước tôi Việt Nam sáng ngời" ...giả dối và trơ trẽn không chịu được.
Hãy nghe tiếng chuông nhà thờ vang vọng bốn giờ sáng một ngày mùa đông... Giờ của tuyệt vọng.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét