Thứ Năm, 2 tháng 4, 2015

LÝ QUANG DIỆU LÀ MỘT NHÀ ĐỘC TÀI?

Gần đây trên mạng đã xuất hiện một luận điểm nguy hiểm cho rằng Lý Quang Diệu là một nhà độc tài.Tác giả Nguyễn Hưng Quốc có bài"Lý Quang Diệu, nhà độc tài được yêu mến và ngưỡng mộ nhất thế giới",nguy hiểm hơn báo Việtnamnet,Dân Trí đăng bài phỏng vấn bà Tôn Nữ Thị Ninh từng là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Liên minh Châu Âu (EU) và một số quốc gia như Bỉ, Hà Lan, v.v... từng là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam với lập luận:" Có thể nói ông(Lý Quang Diệu) là “cha đẻ” của quốc gia-dân tộc Singapore...Tương tự, không ai không thừa nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là cha đẻ của nước Việt Nam hiện đại"http://dantri.com.vn/…/ba-ton-nu-thi-ninh-dau-an-ly-quang-d… Không khó để nhận thấy là chế độ CSVN đang lợi dụng Lý Quang Diệu để bao biện cho thể chế độc tài,hướng người dân chú ý đến quan điểm:độc tài chưa chắc đã xấu,chỉ cần mang lại lợi ích cho đất nước.Để thật sự khách quan,chúng ta hãy cùng nhìn lại định nghĩa về độc tài: Chế độ độc tài (dictatorship) là một thể chế nhà nước chuyên quyền mà ở đó nhà nước được cai trị bởi một cá nhân, một nhóm người, có thể là một gia đình, nhóm quân đội, hay một đảng duy nhất, mà quyền lực không bị giới hạn và họ thường dùng những biện pháp trù dập các người đối lập để duy trì quyền lực. Đặc trưng của chế độ độc tài là thu tóm quyền lực,ba quyền hành pháp,tư pháp,lập pháp được nhập chung theo cách"vừa đá bóng vừa thổi còi",không những kiểm soát toàn bộ các cơ quan được trang bị đầy đủ súng ống như quân đội, công an, cảnh sát, mật vụ, v.v... mà còn kiểm soát tuyệt đối các cơ quan có khả năng tác động đến đời sống tinh thần của mọi người như truyền thông và giáo dục. LÝ QUANG DIỆU có làm điều đó không?Trước hết chúng ta hãy xem thể chế chính trị mà Singapore đang theo đuổi: Singapore là một nước cộng hòa nghị viện đa đảng nhất thể, có chính phủ nghị viện nhất viện theo hệ thống Westminster được áp dụng tại các nước như Anh,Canada, Ấn Độ, Úc, New Zealand, Singapore, Malaysia và Jamaica, là những quốc gia thuộc Đế quốc Anh.Hệ thống này có những đặc điểm sau đây: - Người đứng đầu chính phủ (hay đứng đầu hành pháp) là thủ tướng, hay bộ trưởng thứ nhất. Người này được vị đứng đầu nhà nước chính thức chỉ định. Trong thực tế, người đứng đầu nhà nước thường là vị chủ tịch của một chính đảng chiếm nhiều ghế nhất trong nghị viện. -Cơ quan hành pháp trong thực tế thường gồm các thành viên trong lập pháp và các thành viên hành pháp có thâm niên trong nội các chính phủ do thủ tướng lãnh đạo. Những thành viên này thực thi quyền hành pháp của mình nhân danh người có quyền hành pháp trên danh nghĩa. -Có một nghị viện đối lập (hệ thống đa đảng); -Có một cơ quan lập pháp được bầu ra, thường là lưỡng viện, trong đó ít nhất một viện được bầu ra, mặc dầu một số hệ thống độc viện vẫn tồn tại; các thành viên lập pháp thường được bầu theo hạt theo thể thức đầu phiếu đa số tương đối (khác với hệ thống đại diện tỉ lệ phổ biến hơn). -Có một hạ nghị viện có quyền bãi nhiệm chính phủ bằng cách từ chối ngân sách, thông qua kiến nghị bất tín nhiệm, và tiến tới một cuộc phổ thông đầu phiếu để chọn một chính phủ mới độc lập. -Một nghị viện có thể bị giải tán và được kêu gọi bầu cử bất cứ lúc nào. -Có đặc quyền cho phép cơ quan lập pháp thảo luận bất cứ đề tài nào mà không sợ phát sinh những phát biểu hay tài liệu có tính bêu xấu từ đó. Từ hệ thống chính trị Westminster và thực tế Singapore ta thấy Lý Quang Diệu không hề thu tóm quyền lực hành pháp ,tư pháp,lập pháp vào một,không kiểm soát quyền lực quân đội và công an,không ngăn cản quyền của người dân Singapore và quyền tự do ngôn luận.Cái quan trọng nhất là ông đã tạo ra một chính phủ minh bạch:không gian lận trong bầu cử,không tham nhũng.Đảng của ông"Đảng nhân dân hành động"dù nắm đa số ghế trong nghị viện và nắm quyền hầu hết thời gian tạo lập và phát triển của nền chính trị Singapore là cũng vì đảng đối lập không đủ mạnh.Con cái ông(Lý Hiển Long) tiếp tục nắm ghế thủ tướng vì thực tài,cũng giống như nước Mỹ có dòng họ Kennedy,Bush... có thiên hướng về chính trị...do dân cử chứ không theo thể thức"cha truyền con nối. Như vậy nếu nói Lý Quang Diệu độc tài cũng chẳng khác gì nói hệ thống chính trị Westminster mà các nước châu Âu đang theo đuổi là một hệ thống chính trị độc tài?Hơn nữa đặc điểm của "độc tài cá nhân" thường không buông tha quyền lực trừ khi bị nhân dân lật đổ hoặc chết.Lý Quang Diệu nắm ghế thủ tướng 31 năm chứ không nắm suốt đời. Lý Quang Diệu không độc tài vậy thì nằm ở dạng nào của một thể chế chính trị?Có thể nói tóm gọn trong một câu"Ông là một nhà hành pháp có bàn tay sắt",độc đoán chứ không độc tài. Cũng tương tự ở Việt Nam là Ngô Đình Diệm...các nền dân chủ phôi thai và khiếm khuyết thường trao nhiều quyền cho "hành pháp",để nhanh chóng bình ổn,chính trị xã hội chứ không phải bất cứ việc gì cũng phải thông qua nghị viện,mất thời gian và bất ổn.Nhưng nếu quyền hành pháp bị lạm dụng quá nhiều cho các mục đích cá nhân sẽ dẫn đến một chế độ độc tài.Tất cả những điều Lý Quang Diệu đều là vì nước vì dân nên dẫu ông có những luật rất khắt khe mang bóng dáng thời Trung Cổ như phạt roi... vẫn được nhân dân ủng hộ. Lý Quang Diệu được người dân Singapore gọi là "quốc phụ" vì cả cuộc đời ông gắn bó với Singapore từ thuở lập quốc đến lúc thành một cường quốc.Điều này khác với Hồ Chí Minh,ông chỉ là người đưa CNCS vào Việt nam,chứ nước Việt nam đã có một lịch sử 4000 năm trước đó.Chính quyền của Hồ Chí Minh cũng là chính quyền "cướp được"mà có chứ không mang tính chính danh.Quan trọng nhất là chính quyền của Hồ Chí Minh không những chẳng đưa Việt Nam trở thành một cường quốc mà còn khiến đất nước tụt hậu khá xa khiến ngay chính Lý Quang Diệu dù rất quan tâm tới VN cũng phải lắc đầu,ngao ngán thất vọng. Do vậy ,cần phải đặt Lý Quang Diệu,Ngô Đình Diệm...trở lại đúng với tên gọi của họ.Bởi lẻ họ khác với những kẻ như Hitle,Stalin,Mao Trạch Đông,Pôn Pôt... http://www.geocities.ws/xoathantuong/fff_13nhadoctai.htm.Hơn nữa chẳng có một chế độ độc tài nào có thể đem lại sự phát triển thịnh vượng cho một đất nước và tài năng của một cá nhân cũng sẽ chỉ "đơm hoa kết trái" trong một thể chế chính trị dân chủ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét