Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2018

SYRIA- TỰ DO HAY LÀ CHẾT ?

Trong các cuộc cách mạng từ độc tài chuyển sang dân chủ trên thế giới, có nhiều cuộc cách mạng diễn ra êm thấm và nhanh chóng chỉ trong một đêm(Liên Xô và Đông Âu) nhưng cũng có nhiều cuộc cách mạng thấm đẫm máu và nước mắt.
Chế độ chính trị kiểu “cha truyền con nối”, kinh tế suy giảm, chậm trễ trong việc tái cơ cấu nền kinh tế cùng với nạn thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát lên cao, chênh lệch giàu nghèo, kỳ thị sắc tộc, mâu thuẫn tôn giáo… được xem là những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bất ổn và nội chiến tại Syria.
Có nhiều người nhìn vào cuộc nội chiến tàn bạo diễn ra ở Syria , nhìn làn sóng tị nạn chạy sang châu Âu mà tiêu biểu là tấm hình em bé trai trên bờ biển đã đánh động lương tâm thế giới để rồi cho rằng cái giá của đấu tranh dân chủ là quá đắt.Chẳng thà cứ để đất nước dưới tay bọn độc tài, cam tâm làm nô lệ có khi người dân sẽ hạnh phúc hơn ?
Thật ra họ đã lầm.
Trước năm 2011, Syria nhìn bên ngoài có dáng vẻ của một quốc gia tương đối yên bình và là một điểm đến du lịch nổi tiếng với các thành cổ Palmyra đứng sừng sững hàng ngàn năm. Tuy nhiên, bên trong đây lại là một quốc gia độc tài đặt dưới cai trị sắt đá của gia đình nhà Assad, vốn xây dựng nên bằng giết chóc bạo lực từ những năm 1980. Trong đó, tai tiếng nhất là vụ thảm sát Hama 1982, quân đội Assad đã giết hại từ 20.000 đến 40.000 người nhằm gửi đến một thông điệp: phản đối chính quyền rồi bạn và cả gia đình sẽ bị giết.
Một nhà nghiên cứu và nhà báo sống tại Syria từ năm 2009 mô tả, sự khác biệt tại Syria trong những năm trước và sau cuộc cách mạng là: trước kia, chế độ Assad có thể sử dụng tra tấn và giết chóc để khủng bố người dân tuân theo. Nhưng từ năm 2011, rất nhiều người Syria quyết định thà đấu tranh rồi chết hơn là sống cam chịu dưới chế độ phát xít độc tài đã phạm đủ loại tội ác của nhân loại.
Tháng 3/2011, một nhóm thiếu niên vẽ các khẩu hiệu cách mạng lên cổng trường học ở thành phố Deraa phía nam Syria và bị chính phủ bắt, rồi tra tấn. Hành động này cũng giống như vụ một thanh niên bán rau tự thiêu nhằm phản đối cảnh sát đã thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng ở Tunisia, các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Syria cũng được kích hoạt.
Sau khi cảnh sát nổ súng vào đoàn người biểu tình tại thành phố Deraa, nhiều người hơn nữa xuống đường.
Cũng giống như ở Tunisia, bạo lực của chính quyền khiến người phản đối trên khắp Syria sôi sục, đòi Tổng thống Bashar al-Assad từ chức. Việc chính quyền tiếp tục sử dụng vũ trang để đàn áp những người bất tuân chỉ làm cho quyết tâm của người dân Syria mạnh hơn. Đến tháng 7/2011, hàng trăm ngàn người Syria đã ra đường tuần hành chống chính quyền .
Bạo lực nhanh chóng leo thang thành nội chiến khi các binh đoàn quân nổi dậy được thành lập để đánh trả quân chính phủ. Các cuộc chiến lan tới thủ đô Damacus vào năm 2012.
Tới tháng 6/2013, Liên Hiệp Quốc thông báo có 90.000 người Syria thiệt mạng trong các cuộc xung đột. Tới tháng 8/2014, con số đó tăng gấp đôi, lên 191.000 người và lại tiếp tục tăng lên 250.000 vào tháng 8/2015.
Hơn 11 triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa, trong đó 4 triệu người đã chạy trốn khỏi Syria, góp phần tạo ra cuộc khủng hoảng di dân khổng lồ ở châu Âu.
Syria bây giờ không chỉ là chiến trường của hai phe chống và thuận Tổng thống Assad nữa. Nó đã khoác lên màu sắc sắc tộc, trong đó những người Hồi giáo dòng Sunni chống lại dòng Shia thiểu số mà ông Assad là một thành viên. Ngoài ra, sự trỗi dậy của các nhóm thánh chiến Hồi giáo như Nhà nước Hồi giáo (IS) khiến cho tình hình vô cùng phức tạp. Các quốc gia láng giềng như và các siêu cường như Nga, Mỹ cũng bị cuốn vào cuộc xung đột này.
Tuy nhiên cũng như cuộc chiến tranh Việt Nam 1954-1975 cái giá phải trả để đổi lấy hòa bình là những năm dài nô lệ và thảm họa diệt chủng của các thế hệ sau. Một dân tộc e sợ chiến tranh sẽ phải gánh chịu những hậu quả ê chề nhất.Một đất nước né tránh chiến tranh bằng cách chịu nhục, thì dân tộc đó sẽ phải lãnh đủ cả hai thứ: chiến tranh và sự nhục nhã".(Winston Churchill)
Một dân tộc sống mà không có tự do coi như là đã chết.Khi đã chết rồi thì còn sợ gì nữa ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét