Thứ Ba, 10 tháng 12, 2019

CHUYỆN NHỎ KHÔNG LÀM ĐƯỢC THÌ ĐỪNG MONG LÀM CHUYỆN LỚN.

Tất cả mọi chế độ độc tài đều lợi dụng những việc nhỏ nhặt trong đời sống hàng ngày để gắn tổ quốc- mảnh đất sinh ra và lớn lên của người dân- với chế độ- lực lượng chiếm đoạt quyền lực, cai trị dân để ăn trên ngồi trốc , sống xa hoa trên mồ hôi xương máu của những người khốn khổ.
Quá trình này diễn ra một cách tinh vi ở mọi chế độ độc tài, mọi thời đại chứ không chỉ riêng chế độ cộng sản Việt Nam.
Để có thể cầm quyền trọn đời chế độ ngoài việc tổ chức bầu cử giả tạo còn tập trung vào kích thích kinh tế tạo ra sự phồn vinh dối trá và tạo ra những thành tích văn hóa , thể thao để người dân thỏa mãn lòng tự tôn dân tộc. Từ đó có thể nhắm mắt như những con thiêu thân bảo vệ quyền lực cho một cá nhân, gia đình và đảng phái để chúng có thể tự do tham nhũng và bán nước.
Dưới chế độ độc tài một cuộc giấy vệ sinh cũng liên quan đến chính trị, không đứng ngoài sự tuyên truyền của báo chí . Vì sao ? Để sản xuất ra cuộn giấy vệ sinh đó thế nào chính quyền cũng cho báo chí dẫn dắt bảo rằng đó là do ơn đảng, ơn bác. Chỉ có dưới chế độ ta mới sản xuất ra được thứ giấy "lau hậu môn" đó.
Do vậy người dân trong nước mê muội dưới sự tuyên truyền không nói làm gì, ngay những kẻ sống ở nước ngoài cũng ngây thơ tin rằng Việt Nam có thứ thể thao thuần túy và bóng đá không liên quan đến chính trị. Từ đó cho rằng những người phê phán những thành tích của VDV Việt Nam như Seagame hay bóng đá là cực đoan.
Thực ra họ không hề cực đoan chút nào.
World Cup 1938, khi Đức quốc xã sát nhập 5,6 cầu thủ người Áo vào chung với cầu thủ Đức thành một đội tuyển thống nhất các cầu thủ Áo( đều là những cầu thủ xuất sắc) đã cố tình đá cho thua. Kết quả đội tuyển Đức đã bị loại sau 2 trận( 1-1 và 2-4). Đó là lần Đức bị loại ngay từ vòng bảng dù sau đó một vài cầu thủ đã bị Đức quốc xã ám sát chết bí mật.
Điều đó chứng tỏ điều gì? Cầu thủ Áo đã không xem bóng đá là thứ thể thao thuần túy. Họ không thể để bị lợi dụng mang CUP về nhằm vinh danh chính quyền độc tài Hitler? Họ thà chết chứ không làm công cụ để chế độ độc tài thực hiện chính sách ngu dân.
Tương tự không phải ngẫu nhiên mà chế độ CSVN để cho bầu Đức phá rừng lập ra học viện bóng đá, cũng như nuôi riêng các lứa U15, U17, U19... như nuôi gà chọi, cũng không phải ngẫu nhiên mà Liên đoàn bóng đá sang Hàn Quốc mời Park Sang Heo hay bỏ tiền thuê các HLV ngoại bao lâu nay.
Bởi cách làm bóng đá như thế rẻ , ít tốn kém hơn nhiều so với việc phải xây nhà từ móng, tức là tốn đất cho học sinh các trường học làm sân bóng, cho mỗi làng xã phải có một sân thi đấu thể thao. Đất đó đem bán để doanh nghiệp nước ngoài làm nhà máy, xây các cơ sở thương nghiệp sinh lợi nhuận hơn.
Và chúng khuếch trương các thành tích nuôi gà chọi này để che lấp việc cướp đất không tạo điều kiện cho dân tập thể thao, đảm bảo sức khỏe, chống lại bệnh tật.
Dân thì mê muội chẳng cần biết vì sao con em mình đến trường phải mang cặp kính dày cộm, suốt ngày đắm mình vào chơi game, rồi thì bệnh béo phì, tim mạch, huyết áp cao do lười vận động thi nhau kéo đến. Không sao, chỉ cần ngắm các huy chương vàng Seagame, bóng đá nam nữ cũng đủ no, mặc kệ con cháu thi nhau vào bệnh viện và ra đi khi tuổi còn rất trẻ.
Thể thao và bóng đá không có tội, cuộn giấy vệ sinh không có tội. Nó chỉ bị vấy bẩn khi nhuốm bàn tay của các thế lực độc tài trong đó .Và thế giới đã phát minh ra phương pháp bất tuân dân sự để tẩy chay tất cả những âm mưu lợi dụng thể thao, văn hóa để nắm quyền một mình một chợ của các chế độ độc tài.
198 phương pháp bất tuân dân sự đi từ những hành vi nhỏ nhặt như không treo cờ, không hát cái gọi là quốc ca đến việc không tham gia dự lễ, không vào đảng, không tôn vinh lãnh tụ... sau đó là biểu tình đình công, đánh chiếm các khu trung tâm để thay đổi thể chế chính trị.
Nhưng có lẻ những chuyện đó nên để dành nói với các nước dân trí cao. Với dân Việt Nam ngay chuyện nhỏ là tẩy chay nền bóng đá lợi dụng cướp đất của họ để tôn vinh một đảng bán nước họ còn chưa làm được thì đừng nói những gì cao xa. Họ xứng đáng nô lệ vì ý thức phản kháng đã không còn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét