1/Tổng thống James Buchanan (1857-1861) bị đánh giá là ông chủ Nhà Trắng tồi nhất trong lịch sử nước Mỹ bởi quá nhu nhược và khả năng lãnh đạo kém cỏi. Trong thời gian nắm quyền, Tổng thống thứ 15 này đã không đủ kiên quyết và mạnh mẽ để chống lại âm mưu của các bang miền Nam đòi ly khai dẫn đến cuộc nội chiến đẫm máu nhất nước Mỹ. Đồng thời, ông cũng không chứng tỏ được tài lãnh đạo khi để nước Mỹ chìm trong suy thoái.
Cụ thể, ông ủng hộ quyết định của Tối cao pháp viện , từ chối quyền công dân cho tầng lớp nô lệ và ủng hộ chế độ chiếm nô. Điều này khiến các nghị sĩ đảng Dân chủ vô cùng phẫn nộ và dẫn đến sự chia rẽ đảng phái cũng như nội chiến.
2/Tổng thống thứ 17 Andrew Johnson (1865-1869) là một trong 10 lãnh đạo cấp cao nhất của Mỹ được bình chọn là Tổng thống tệ nhất lịch sử. Ngay sau cuộc nội chiến, ông Johnson đã quyết định đứng về phía người da trắng tại các bang miền Nam và ngăn cản việc mở rộng quyền con người ở các bang thuộc khu vực này. Cụ thể, ông chỉ bãi bỏ chế độ nô lệ mà không hề chú ý đến quyền lợi của người da màu.
Nước Mỹ vẫn đang tiếp tục phải trả giá cho sai lầm của Andrew Johnson”, giáo sư sử học danh dự Michael Le Benedict thuộc Đại học Ohio nhận định.
3/Tổng thống Franklin Pierce (1853-1857) cũng được cho là một trong những người “châm ngòi” cho cuộc nội chiến ở Mỹ. Khi được bầu làm Tổng thống thứ 14, cựu chiến binh Mexico đẹp trai đã hăng hái trong việc kiểm soát tình trạng nô lệ. Ông là người ủng hộ mạnh mẽ thỏa ước Missouri năm 1820, Đạo luật Nô lệ bỏ trốn năm 1850 và Đạo luật Kansas-Nebraska năm 1854.
Nội dung những đạo luật đó nói về chế độ nô lệ. Ở miền Bắc, làn sóng ủng hộ chế độ bãi nô ngày càng mạnh mẽ. Còn người miền Nam hầu như chẳng thấy có lỗi với những người nô lệ và đấu tranh để duy trì chế độ chiếm nô một cách mạnh mẽ.
4/Tổng thống Mỹ thứ 13 Millard Fillmore (1850-1853) lên nắm quyền “nhờ” đương kim Tổng thống Zachary Taylor qua đời sau hơn một năm làm ông chủ Nhà Trắng.
Một trong những “sai lầm” nghiêm trọng của ông là đã tán thành thỏa hiệp Đạo luật Nô lệ bỏ trốn. Trong đó, ông phê chuẩn đạo luật cho phép chính phủ liên bang bắt nô lệ bỏ trốn đem trả lại cho những người chủ. Điều này trở thành mầm mống cho cuộc nội chiến đẫm máu ở Mỹ.
5/Tổng thống John Tyler (1841-1845) là ông chủ Nhà Trắng đầu tiên trong lịch sử lên nắm giữ vị trí tối cao này từ vị trí Phó Tổng thống. Sở dĩ ông có cơ cơ hội này là bởi đương kim Tổng thống William Harrison qua đời vì bệnh viêm phổi sau khi tuyên thệ nhậm chức được 30 ngày.
Khi còn là thượng nghị sĩ, Tổng thống thứ 10 của nước Mỹ bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình với việc phản đối kế hoạch của liên bang về việc đánh thuế vào những người thu nhập cao, ủng hộ quyền lợi cho giai cấp nô lệ, chống sự độc quyền của ngân hàng quốc gia, bảo vệ đặc quyền của bang Nam Carolina và có thể ly khai nếu muốn…
Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi kể từ khi ông trở thành chủ nhân Nhà Trắng. Ông làm ngược lại những điều đã tuyên bố trước đây. Chính vì vậy, toàn bộ nội các dưới thời cố Tổng thống Harrison nắm quyền đều từ chức khiến ông phải chật vật chống đỡ khó khăn mới duy trì được địa vị và thành lập nội các mới.
6/Tổng thống Ulysses S. Grant (1869-1877) từng là đại tướng Liên bang miền Bắc trong cuộc nội chiến và là một trong 10 ông chủ Nhà Trắng tệ nhất lịch sử Mỹ.
Trong thời gian nắm quyền, ông đã không thể kiểm soát được tình trạng tham nhũng, khiến nó trở thành một vấn nạn. Thêm vào đó, ông còn là Tổng thống Mỹ duy nhất trong lịch sử từng bị bắt giữ khi vẫn đương nhiệm. Lý do ông bị “sờ gáy” là do cưỡi ngựa quá tốc độ và bị phạt 20 USD.
7/Trước khi trở thành Tổng thống Mỹ thứ 9, William Harrison (1841) là vị tướng nổi tiếng trong trận chiến Tippecanoe năm 1811. Ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1840 dù không phải là người được phần đông công chúng ưa thích.
Ngày Tổng thống Harrison phát biểu nhậm chức, thời tiết rất lạnh và lộng gió. Ông có bài phát biểu được cho là dài nhất lịch sử Mỹ, kéo dài 1h40 phút và kết quả là tân Tổng thống bị cảm lạnh. Một tháng sau khi đắc cử Tổng thống, ông qua đời vì bệnh viêm phổi. Vì vậy, ông trở thành người nắm giữ chức Tổng thống ngắn nhất trong lịch sử.
8/Những thành công mà Tổng thống Richard Nixon (1969-1974) đã làm được khi ngồi trong Nhà Trắng không thể phủ nhận, như: không chỉ là người đặt nền móng cho việc xây dựng quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc mà còn đạt được một thỏa thuận cắt giảm vũ khí chiến lược với Liên Xô. Tuy nhiên, trong thời gian nắm quyền, ông khiến cường quốc số 1 thế giới sa lầy trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Thêm vào đó, để ngăn cản phong trào phản chiến và lực lượng chính trị đối lập là Đảng Dân chủ, chính quyền Tổng thống Nixon đã tiến hành một vụ gián điệp chính trị.Nhân viên FBI có tên G. Gordon Liddy - vốn là tư vấn tài chính cho Uỷ ban vận động tái cử của Tổng thống Nixon được giao 250.000 USD để thực hiện hàng loạt “chiêu bẩn”.
Một trong những “phi vụ” lớn nhất mà Tổng thống Nixon chỉ huy đó là cho người đột nhập, nghe lén và ăn cắp tài liệu văn phòng của Uỷ ban quốc gia của đảng Dân chủ (DNC) trong toà nhà Watergate, Washington. Đây được coi là hành động tệ nhất và không thể chấp nhận được đối với một Tổng thống Mỹ. Ông cũng vì vụ đó mà phải từ chức. Do đó, nó trở thành vết nhơ làm ô danh tên tuổi của ông trong lịch sử nước Mỹ.
9/Herbert Hoover là Tổng thống Mỹ thứ 31 nhiệm kỳ năm 1929-1933, đứng ở vị trí thứ 9 trong bảng xếp hạng ông chủ Nhà Trắng tồi tệ nhất lịch sử. Trước khi trở thành Tổng thống, ông Hoover là một kĩ sư mỏ nổi tiếng thế giới và là nhà cầm quyền theo chủ nghĩa nhân đạo. Khi giữ chức Bộ trưởng Thương mại Mỹ dưới thời hai Tổng thống Warren Harding và Calvin Coolidge, ông đã xúc tiến hiện đại hóa nền kinh tế. Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1928, Hoover dễ dàng giành được sự đề cử của Đảng Cộng hòa và giành chiến thắng trong cuộc đua cam go vào Nhà Trắng.
Những thách thức mà ông phải đương đầu bắt đầu từ năm 1929 (năm đầu tiên trong nhiệm kì Tổng thống) khi cuộc suy thoái kinh tế xảy ra. Ông đã cố gắng khắc phục tình hình với nhiều biện pháp nhưng đều không có kết quả. Các nhà lịch sử học nhất trí rằng, thất bại của Tổng thống Hoover trong cuộc bầu cử Tổng thống nhiệm kỳ 2 năm 1932 phần lớn là do không giải quyết được tình trạng suy thoái, thậm chí khiến nó trở nên tồi tệ hơn.
Thêm vào đó, chính sách cấm nấu và bán rượu do ông đề xướng đã gặp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ. Ngoài ra, cử tri Mỹ không còn tin tưởng vào khả năng chèo lái con thuyền đưa nước Mỹ đi lên bởi ông làm việc luôn theo các nguyên tắc bảo thủ, khả năng giao tiếp kém… Đó là những nguyên nhân khiến ông để mất chiếc ghế của mình trong cuộc đua vào Nhà Trắng nhiệm kỳ 2 vào tay Tổng thống Roosevelt.
10/Đứng ở vị trí thứ 10 là Tổng thống thứ 12 của nước Mỹ Zachary Taylor. Ông được đánh giá là người đứng đầu Nhà Trắng có phong cách chính trị hài hòa nhất.
Sinh ra ở Virginia và lớn lên ở Kentucky, Tổng thống Taylor từng là một người lính dũng cảm đã chiến đấu hết mình và giữ chức chỉ huy trong cuộc chiến tranh năm 1812 và chiến tranh Mexico.
Ông Taylor không thích làm chính trị nhưng lại được đảng Whig bầu làm ứng cử viên tranh cử Tổng thống năm 1848. Họ chọn ông làm người đại diện đảng chạy đua vào Nhà Trắng bởi Taylor phản đối ý tưởng ly khai giữa các tiểu bang. Trong cuộc chạy đua nước rút, ông đánh bại ứng cử viên Đảng Dân chủ Lewis Cass và trở thành vị Tổng thống đầu tiên của Mỹ không từng giữ bất kỳ chức vụ hành chính nào trước đó. Thêm vào đó, ông cũng là Tổng thống đầu tiên và duy nhất đến từ tiểu bang Louisiana và là người miền Nam cuối cùng đắc cử Tổng thống cho đến năm 1916. Khi đó, ông Woodrow Wilson cũng xuất thân từ bang này và trở thành người đứng đầu Nhà Trắng năm 1916.
Trong thời gian cầm quyền, Tổng thống Taylor thường bị công chúng chế giễu là người ít học, thích đánh bóng tên tuổi của mình. Một số người nghĩ rằng, chính sách chính trị không cứng rắn của ông là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ cuộc nội chiến hồi những năm 1850. Nếu có cơ hội để sửa chữa sai lầm, có lẽ Tổng thống Taylor đã có thể khiến cuộc chiến tranh đẫm máu không xảy ra. Tuy nhiên, ông đã không may qua đời vì mắc phải bệnh tả do ăn bát anh đào với sữa lạnh. Khi đó, ông mới làm chủ Nhà Trắng được hơn 1 năm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét