Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm.
Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư"
Bốn câu thơ trong bài thơ "Thần" tương truyền do Lý Thường Kiệt sáng tác đã cho thấy mức độ thiêng liêng của chủ quyền đất nước.Đó là điều không cần phải bàn cãi.Thực tế lịch sử qua 4000 năm dựng nước và giữ nước đã minh chứng rằng chủ quyền đất nước là một vấn đề rất thiêng liêng trong tâm thức người Việt.Nó đơn giản chẳng khác gì việc một kẻ nào đó sang gây sự,xúc phạm đến bàn thờ tổ tiên nhà bạn, việc bị kháng cự lại là điều tất yếu cho dù bạn có là người hèn nhát đến đâu.
Dân tộc Việt Nam từ bao đời không hề là một dân tộc hiếu chiến.Nguyễn Trãi sau khi chiến thắng quân Minh đã cấp cho tướng giặc Vương Thông nhiều lưong thực ,quần áo,ngựa xe để về nước...Nguyễn Huệ sau khi đánh tan quân Thanh ở Ngọc Hồi Đống Đa cũng sai sứ sang Tàu cầu hòa với rất nhiều lễ vật.Ta nhún nhường không phải vì sợ giặc. Các bậc tiền nhân rất biết nuôi dưỡng sức dân.Họ hiểu và thấm thía rằng sau chiến tranh dù ai thắng thì người dân vẫn là kẻ thất bại.Chính nhân dân là kẻ phải gánh tất cả những hệ lụy của chiến tranh,những mất mát đau thương không dễ bù đắp được chỉ trong một kiếp người.
Thế nhưng điều đó không có nghĩa là bất cứ kẻ thù nào dù mạnh đến đâu cũng có thể ngang nhiên xâm phạm đến chủ quyền dân tộc.Những Như Nguyệt,Chi Lăng,Bạch Đằng,Đống Đa...những Diên Hồng,Trần Quốc Toản,Bình Than...đã cho thấy ý dân trong những lúc vận mệnh quốc gia như"ngàn cân treo đầu sợi tóc".Bởi họ hiểu đơn giản rằng"nước mất thì nhà cũng mất".
Hơn ai hết "kẻ sĩ"là những người nhạy cảm nhất với thời cuộc.Họ có một trái tim và tâm hồn đủ để rung động với từng biến động nhỏ nhất của đất nước.Nhiều người cho dù chán ngán với thế sự ,cáo quan lui về ở ẩn vẫn luôn đau đáu ,hoài vọng với "mệnh nước".Tự cho là người có học,có đọc sách thánh hiền,họ không dễ dàng để mặc "mệnh nước nổi trôi".Đó là những Nguyễn Trãi,Nguyễn Bỉnh Khiêm,Bà Huyện Thanh Quan,Nguyễn Du,Nguyễn Khuyến...
Kẻ sĩ thời hiện đại cũng có nhiều cách để thể hiện nỗi "đau đời" của mình.Từ hải chiến Hoàng Sa đến Gạc ma,Biển Đông luôn là một chủ đề nhức nhối hiện diện trong tâm thức của những kẻ trót mang chữ 'sĩ' vào thân.Với tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin,họ có thể nắm bắt rất nhanh các vấn đề thời sự nóng hổi và cũng dùng nó để thể hiện suy nghĩ của mình.Trên các blog,diễn đàn trong và ngoài nước...không lúc nào ngớt các bài báo,ý kiến bàn luận về vấn đề này.Có hay không việc nhà cầm quyền hèn nhát nhân nhượng Trung Quốc?Đối phó với dã tâm lấn chiếm biển đảo của Trung Quốc như thế nào là hữu hiệu?
Trong binh pháp chiến tranh của người xưa, thế cùng mới sử dụng đến hạ sách là động binh.Người Trung Quốc hẳn cũng thuộc nằm lòng bài học này.Họ muốn thôn tính biển Đông mà không phải mất một mủi tên ,hòn đạn.Chính vì vậy việc hư trương thanh thế cũng đóng một vai trò khá quan trọng.Nhưng không chỉ dùng vũ khí,tàu sân bay,tàu hải giám...từng bước lấn chiếm Hoàng Sa và Trường Sa Trung Quốc còn muốn hướng dư luận quốc tế xem đây là đất của họ.Thế nhưng trước mỗi hành động đó,giới cầm quyền Việt Nam lại đối phó rất thụ động.Cái điệp khúc phản đối bằng miệng của Bộ ngoại giao Việt Nam khiến người dân nghe mãi trở nên nhàm chán.
Vấn đề là Trung Quốc đã chiếm Phú Lâm(đảo lớn nhất ở Hoàng Sa) từ 1974,chiếm Gạc-ma (một đảo thuộc Trường Sa)bắn chết 64 người lính công binh Việt Nam năm 1988,tiến hành cắt cáp nhiều tàu thăm dò dầu khí Việt Nam,xây dựng trái phép thành phố du lịch Tam Sa,ngăn cấm và bắn cháy nhiều tàu cá của ngư dân ...Tất cả đều nằm trong một chuỗi những hành động có tính toán trước của Trung Quốc.Bởi thực chất chúng muốn kiểm soát và nuốt trọn biển Đông, nơi chứa một trữ lượng rất lớn dầu khí có thể cung cấp lâu dài cho nền công nghiệp của đất nước hơn một tỷ dân này.
Hải chiến Gạc-ma 1988. |
" Nam quốc sơn hà nam đế cư.
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm.
Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư"
Bốn câu thơ trong bài thơ "Thần" tương truyền do Lý Thường Kiệt sáng tác đã cho thấy mức độ thiêng liêng của chủ quyền đất nước.Đó là điều không cần phải bàn cãi.Thực tế lịch sử qua 4000 năm dựng nước và giữ nước đã minh chứng rằng chủ quyền đất nước là một vấn đề rất thiêng liêng trong tâm thức người Việt.Nó đơn giản chẳng khác gì việc một kẻ nào đó sang gây sự,xúc phạm đến bàn thờ tổ tiên nhà bạn, việc bị kháng cự lại là điều tất yếu cho dù bạn có là người hèn nhát đến đâu.
Dân tộc Việt Nam từ bao đời không hề là một dân tộc hiếu chiến.Nguyễn Trãi sau khi chiến thắng quân Minh đã cấp cho tướng giặc Vương Thông nhiều lưong thực ,quần áo,ngựa xe để về nước...Nguyễn Huệ sau khi đánh tan quân Thanh ở Ngọc Hồi Đống Đa cũng sai sứ sang Tàu cầu hòa với rất nhiều lễ vật.Ta nhún nhường không phải vì sợ giặc. Các bậc tiền nhân rất biết nuôi dưỡng sức dân.Họ hiểu và thấm thía rằng sau chiến tranh dù ai thắng thì người dân vẫn là kẻ thất bại.Chính nhân dân là kẻ phải gánh tất cả những hệ lụy của chiến tranh,những mất mát đau thương không dễ bù đắp được chỉ trong một kiếp người.
Thế nhưng điều đó không có nghĩa là bất cứ kẻ thù nào dù mạnh đến đâu cũng có thể ngang nhiên xâm phạm đến chủ quyền dân tộc.Những Như Nguyệt,Chi Lăng,Bạch Đằng,Đống Đa...những Diên Hồng,Trần Quốc Toản,Bình Than...đã cho thấy ý dân trong những lúc vận mệnh quốc gia như"ngàn cân treo đầu sợi tóc".Bởi họ hiểu đơn giản rằng"nước mất thì nhà cũng mất".
Hơn ai hết "kẻ sĩ"là những người nhạy cảm nhất với thời cuộc.Họ có một trái tim và tâm hồn đủ để rung động với từng biến động nhỏ nhất của đất nước.Nhiều người cho dù chán ngán với thế sự ,cáo quan lui về ở ẩn vẫn luôn đau đáu ,hoài vọng với "mệnh nước".Tự cho là người có học,có đọc sách thánh hiền,họ không dễ dàng để mặc "mệnh nước nổi trôi".Đó là những Nguyễn Trãi,Nguyễn Bỉnh Khiêm,Bà Huyện Thanh Quan,Nguyễn Du,Nguyễn Khuyến...
Kẻ sĩ thời hiện đại cũng có nhiều cách để thể hiện nỗi "đau đời" của mình.Từ hải chiến Hoàng Sa đến Gạc ma,Biển Đông luôn là một chủ đề nhức nhối hiện diện trong tâm thức của những kẻ trót mang chữ 'sĩ' vào thân.Với tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin,họ có thể nắm bắt rất nhanh các vấn đề thời sự nóng hổi và cũng dùng nó để thể hiện suy nghĩ của mình.Trên các blog,diễn đàn trong và ngoài nước...không lúc nào ngớt các bài báo,ý kiến bàn luận về vấn đề này.Có hay không việc nhà cầm quyền hèn nhát nhân nhượng Trung Quốc?Đối phó với dã tâm lấn chiếm biển đảo của Trung Quốc như thế nào là hữu hiệu?
Trong binh pháp chiến tranh của người xưa, thế cùng mới sử dụng đến hạ sách là động binh.Người Trung Quốc hẳn cũng thuộc nằm lòng bài học này.Họ muốn thôn tính biển Đông mà không phải mất một mủi tên ,hòn đạn.Chính vì vậy việc hư trương thanh thế cũng đóng một vai trò khá quan trọng.Nhưng không chỉ dùng vũ khí,tàu sân bay,tàu hải giám...từng bước lấn chiếm Hoàng Sa và Trường Sa Trung Quốc còn muốn hướng dư luận quốc tế xem đây là đất của họ.Thế nhưng trước mỗi hành động đó,giới cầm quyền Việt Nam lại đối phó rất thụ động.Cái điệp khúc phản đối bằng miệng của Bộ ngoại giao Việt Nam khiến người dân nghe mãi trở nên nhàm chán.
Vấn đề là Trung Quốc đã chiếm Phú Lâm(đảo lớn nhất ở Hoàng Sa) từ 1974,chiếm Gạc-ma (một đảo thuộc Trường Sa)bắn chết 64 người lính công binh Việt Nam năm 1988,tiến hành cắt cáp nhiều tàu thăm dò dầu khí Việt Nam,xây dựng trái phép thành phố du lịch Tam Sa,ngăn cấm và bắn cháy nhiều tàu cá của ngư dân ...Tất cả đều nằm trong một chuỗi những hành động có tính toán trước của Trung Quốc.Bởi thực chất chúng muốn kiểm soát và nuốt trọn biển Đông, nơi chứa một trữ lượng rất lớn dầu khí có thể cung cấp lâu dài cho nền công nghiệp của đất nước hơn một tỷ dân này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét