"Hiệu ứng đám đông"là một thuật ngữ đã được thừa nhận chỉ về hành vi phản xạ mang tính bầy đàn.Trong thời đại bùng nổ thông tin,hiệu ứng đám đông vẫn có điều kiện bùng phát bởi những người có tư duy độc lập vẫn còn rất ít,trong khi những kẻ ăn theo vì thiếu thông tin hoặc vì không đủ nhận thức vẫn tồn tại rất nhiều.
Hiệu ứng đám đông tích cực có thể dẫn đến những phong trào,những cuộc cách mạng lớn mang tầm dân tộc,thời đại.Nhưng ngược lại hiệu ứng đám đông tiêu cực có khi lại giết chết ước mơ ,khát vọng hoặc thậm chí là sinh mạng của cả một dân tộc,một con người.
Thực tế trên mạng xã hội hiện tại còn có một hiệu ứng đám đông khác,một hiệu ứng đám đông tưởng chừng vô hại.
Phê phán hiện thực xã hội đã từng là một trào lưu của những thế kỷ trước.Văn học thế giới và Việt Nam đã có hai nhà văn tiêu biểu cho trào lưu này đó là Balzac và Nam Cao.Họ là những cây bút hiện thực nhưng lại mang giá trị nhân đạo sâu sắc.
Phê phán hiện thực chỉ có giá trị tích cực khi người viết nắm được bản chất xã hội,thấu hiểu được những quy luật vận động nội tại bên trong nó và chỉ ra được những cái tất yếu .Trong khi đó phê phán trên mạng xã hội chỉ dừng ở mức độ "phê phán hành vi".
Dẫn một đường link về chủ trương ,chính sách sai trái của giới lãnh đạo,post một tấm hình về việc"ức hiếp dân"của giới công quyền rồi nhào vào ném đá bằng những nick ảo là điều quá dễ dàng.Khi mà xã hội đang trên đà băng hoại các giá trị thì nhìn đâu cũng thấy thối nát là lẻ thường tình.Cứ nhắm vào đó mà khai thác đôi lúc lại tạo ra những hiệu ứng ngược.Chính quyền thì lờn thuốc,người dân thì"biết rồi,khổ lắm,nói mãi".
Một con voi to lớn cũng có điểm yếu mà người quản tượng nhắm vào để điều khiển.Chế độ Cộng sản có ba "tử huyệt"lớn mà bất cứ ai cũng biết.Đó là tham
nhũng,đa đảng và biểu tình.Đây mới là những nguyên nhân khiến chế độ tan rã trên bình diện một quốc gia.
Các blogger có lẻ hiểu rất rõ điều đó.Và họ cũng không muốn mình có tên trên bảng phong thần.Những người cộng sản cấp tiến vẫn mong chỉnh đốn Đảng,dù họ thừa biết câu nói nổi tiếng của Yesltsin:"Cộng sản chỉ có thể thay thế không thể thay đổi".
Bất kỳ ai cũng thích ở cái nhà tù lớn hơn là cái nhà tù nhỏ.Rốt cuộc mọi người đều tự biết lượng sức không thể làm được như Thái Lan,vận động 50 ngàn người bao vây,phong tỏa Bangkok để thay đổi một thể chế.Họ càng biết chưa đủ sức,đủ gan để thành lập một đảng phái chính trị nào khác để đối trọng với Đảng cộng sản Việt Nam.
Thế nên những "hiệu ứng đám đông" trên mạng vẫn giẫm chân tại chỗ,lắm lúc lại bị chính quyền lợi dụng.Chẳng hạn phong trào tưởng niệm ngày mất Hoàng Sa vừa qua thực chất là một phong trào yêu nước nhưng chẳng mảy may nguy hại đến chế độ nên được Tuyên giáo trung ương lợi dụng để gây sức ép lên Bắc
Kinh.Và kết quả cuối cùng thế nào tất cả đều rõ.
Chừng nào các blogger vẫn còn sợ những điều luật có các cụm từ bắt đầu bằng chữ"lợi dụng...kích động,lôi kéo..." để nhắm đến các tử huyệt của chế độ thì
phong trào dân chủ vẫn chưa thể có những chuyển biến tích cực về chất.Tất cả vẫn phải đứng xa chắp tay bái phục các phong trào dân chủ có nền dân trí thấp hơn như Myanma,Campuchia...Và có lẻ cũng nên xem đây là một nỗi nhục lớn của những người yêu tự do,dân chủ nước ta.
Xem ra hiệu ứng đám đông vô hại vẫn sẽ còn kéo dài mãi cho đến khi Đảng Cộng sản đã làm hết sứ mệnh lịch sử "thiêng liêng"của nó.Đó là tham nhũng, vét hết tài nguyên thiên nhiên đất nước để đưa vào các ngân hàng nước ngoài,biến Việt Nam thành một quốc gia không thể nào kiệt quệ hơn?
Rốt cuộc,phong trào dân chủ vẫn đang làm nhiệm vụ của kẻ đem đàn đi gãy tai trâu.Phe ta vẫn còn chửi và block phe mình.Không đánh trúng tử huyệt của chế độ thì dẫu một ngàn năm nữa vẫn chưa thể có tự do ,dân chủ thực sự ở Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét