Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

Chính trị dành cho người lao động (phần 3)

- Ủa, hôm rày làm gì mà thấy mặt mày hốc hác, phờ phạc
vậy chú?

- Chẳng giấu gì mày cái bệnh đau bao tử kinh niên lại hành.
Với lại tao cũng lu bu ba cái chuyện giấy tờ nhà.

- Đến đâu rồi chú?

- Thì cũng phải nghỉ chạy xe mấy bữa để lo cho nó xong. Nói
thiệt, cũng trần ai lắm mày ơi.

- Sao chú không nhờ dịch vụ nó lo cho lẹ?

- Tiền đâu mậy? Bộ mày tưởng rẻ à. Cực chẳng đã mới
vác thân đi chầu chực cửa quan chứ bộ. Ký được cái giấy
cũng phải lên bờ xuống ruộng. Đi khám bác sĩ cũng vậy, xếp
hàng cả buổi mới xin được cái toa đi mua thuốc. Nghèo hèn
cực lắm con ơi.

- Chú biết tại sao vậy không?

- Thì cũng cái bệnh hành là chính ấy mà.

- Do nước không có dân chủ đó chú.

- Dân chủ thì liên quan gì ở đây mậy?

- Liên quan nhiều thứ lắm chú. Ở các nước có dân chủ, mọi
việc chỉ cần giải quyết thoáng cái là xong. Quan to, quan nhỏ
với dân đều bình đẳng. Chú có thấy ông Bill Clinton sang ta
bắt tay với sinh viên không?Bush thì vật tay với lính, Obama bị
ông chủ cửa hàng Pizza nhấc bổng lên.

- Đâu mày giải thích tại sao có dân chủ thì tụi tao đỡ
cực ba cái vụ hành chính này?

- Trước hết con nói chú nghe. Dân chủ không phải là tô mì
gói, chú muốn ăn là có ngay. Có khi đời này chú nấu đời sau
con cháu mới được ăn.

- Ôi dào, nếu cực vậy thì để tao làm đại gói mì cho chắc
ăn.

- Dân mình chỉ biết đường ngắn chứ không tính đường dài,
chừng đụng chuyện mới biết cực. Dân chủ là cách vận hành
nhà nước hiệu quả nhất đó chú. Có dân chủ chú sẽ được
hưởng lợi nhiều thứ, tuổi già không phải lo, ốm đau cũng
được chăm sóc đàng hoàng.

- Thì mấy ổng mấy bà ở trển cũng nói là nước ta dân chủ
gấp vạn lần tụi tư sản. Rốt cuộc tao nghi thằng nào chưa
cầm quyền cũng nói hay, chừng lên ngai vàng rồi đều trở
mặt hết. Thành ra xã hội nào cũng thế.

- Đó là vì chú không hiểu gì về chính trị nên mới bị
lừa. Như dân Do Thái, họ có 8 triệu dân thì có đến 6 triệu
thủ tướng, cũng là bởi tất cả người dân họ đều quan
tâm tới chính trị nên mấy ông lãnh đạo không thể nói hươu
nói vượn. Muốn vậy chú phải hiểu cái cơ cấu nhà nước
dân chủ thật sự nó như thế nào.

- Rồi mày thử nói hình thù nó tao nghe coi.

- Con lấy ví dụ vậy cho chú dễ hình dung nè. Chú có thấy cái
bếp của nhà nông không? Nó có một cái kiềng 3 chân và một
ống thổi lửa.

- Biết, tao cũng vốn là nông dân mà mậy.

- Cái kiềng ở trên là cái hiến pháp mà hôm trước con nói. Ba
cái chân đó là: hành, lập, tư và cái ống thổi lửa là báo
chí đó chú.

- Gì mà hành, lập, tư ở đây mày?

- Đó là hành pháp, lập pháp, tư pháp. Ba cái chân này phải
ngang hàng độc lập với nhau và bảo vệ cho cái kiềng hiến
pháp bên trên thì đó mới gọi là dân chủ thật sự.

- Ủa, theo tao hiểu thì nước mình cũng có ba cái chân đó mà
mày?

- Có nhưng nó không độc lập mà bị ông Đảng nắm hết rồi
chú ơi.

- Thế tại sao phải độc lập thì mới gọi là dân chủ mày?

- Chú có thấy ai vừa đá bóng vừa thổi còi không? Muốn các
ông này không ăn cánh với nhau thì phải chia ba ổng ra, ông này
kiểm soát ông kia. Ông này phát hiện ông kia lấy tiền đi
đánh bạc, chơi gái thì tri hô lên, đưa ra tòa liền. Và cái
ông tòa kia cũng chẳng sợ ai, xử thẳng tay, khi đó dân mới
yên tâm được.

- Nếu ngộ nhỡ nó vẫn cứ ăn cánh với nhau thì sao mày?

- Thì có thêm ông báo chí nhảy vào can thiệp, phanh phui hết
mọi chuyện.

- Ái chà chà, tụi tư bổn coi vậy cũng khôn ta. Đâu mày nói
sơ qua về hành, lập, tư tao nghe coi.

- Hành pháp tức là chuyên về điều hành đất nước đó chú.
Cái này trước tiên dân phải bầu trực tiếp ông tổng thống
và phó tổng thống. Sau đó ông tổng thống có quyền chỉ
định các bộ trưởng. Nhiệm kỳ là 4 năm. Khi thay ông tổng
thống có nghĩa là thay hết cái dàn này. Hành pháp chuyên lo
chỉ đạo làm ra tiền, đi chợ nấu ăn, giải quyết tranh chấp
với hàng xóm láng giềng...

- Thế còn lập pháp?

- Tức là quốc hội chuyên lo việc làm ra luật lệ, chính sách
xã hội và quyết định những vấn đề hệ trọng. Ở các
nước tư bản, quốc hội có hai viện để việc thông qua luật
được chặt chẽ hơn. Như ở Mỹ thượng viện có 100 người,
nhiệm kỳ 6 năm. Hạ viện có 435 người, nhiệm kỳ 2 năm.

- Tư pháp chuyên việc gì mày?

- Tư pháp chuyên việc xử án dựa trên luật mà bên lập pháp
đưa ra. Ví dụ quốc hội đưa ra luật là "ai ăn hối lộ trên
1000 đ đều bị xử tù" thì bên tư pháp cứ chiếu theo đó mà
thi hành. Ngoài ra bên tư pháp còn có các tòa án tối cao và
độc lập để xử các ông tai to mặt lớn và xử việc vi
phạm hiến pháp còn gọi là bảo hiến.

- Thế tại sao phải đa đảng?

- Đây là một cơ chế cạnh tranh và khách quan để đảm bảo
cho việc thực thi dân chủ trở nên chặt chẽ hơn. Con lấy ví
dụ nếu bên hành pháp các tổng thống của một đảng ra tranh
cử thì không có tính cạnh tranh, bởi ông nào lên thì cũng
chỉ bảo vệ quyền lợi cho một đảng duy nhất. Nhưng khi có
hai đảng thì các ông phải đưa ra đường lối tiếp thị sao
cho ăn khách, nghĩa là có lợi nhất cho dân thì ông mới trúng
cử và đảng của ông mới cầm quyền. Còn bên quốc hội khi
chỉ có một đảng thì khi làm luật sẽ có tình trạng sửa
đổi lại hiến pháp sao cho đúng với điều luật mà các ông
đưa ra và tình trạng vi hiến được hợp thức hóa. Nhưng nếu
quốc hội lưỡng đảng thì sự tranh cãi sẽ trở nên gay gắt
và điều luật đó không được thông qua, rốt cuộc dân
được hưởng lợi nhất. Tương tự bên tư pháp cũng vậy, có
hai đảng thì việc xử án sẽ nghiêm túc và ít đi những vụ
án oan.

- Mày nói nãy giờ mà tao chưa thấy có dân chủ ích lợi gì
đến việc giấy tờ và khám chữa bệnh của tao cả?

- Thì đấy sự dân chủ tức là có sự kiểm soát lẫn nhau
trong chính quyền. Nhân viên nhà nước sẽ lo lắng làm sao không
để mất lòng dân. Khi dân mất lòng thì báo chí sẽ nhảy vào
lên tiếng và những người đứng đầu sẽ nhận lãnh trách
nhiệm. Khi đó bản thân vị đó, đảng của vị đó sẽ không
được trúng cử trong nhiệm kỳ tới nữa. Thành ra nếu thấy
chú đứng chờ lâu một tí là họ phải xin lỗi hoặc bố trí
người khác lo cho chú ngay. Chú được xem như ông chủ còn họ
chỉ là người phục vụ. Nếu sự việc nghiêm trọng chú có
quyền kiện họ ra tòa đòi bồi thường. Còn trong chế độ
"dân chủ "của ta họ mặc kệ chú ra sao thì ra bởi cũng chẳng
ảnh hưởng gì tới "nồi cơm"của họ.

- Té ra là vậy, hèn chi tụi bây cứ đấu tranh đòi dân chủ
hoài.

- Thực ra dân chủ và nhân quyền tức những quyền tự do như
con nói hôm trước tuy hai nhưng mà một đó chú à. Thể chế
dân chủ có nhưng nhân quyền không có thì cũng như không. Nhưng
có nhân quyền mà không có thể chế dân chủ thì những quyền
đó cũng không thực thi được một cách hoàn hảo.

- Thôi được, bài học hôm nay hơi cao đây nhưng để tao về
vắt tay lên trán nghiền ngẫm lại coi sao.

- Vậy nhé! Chào chú.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét