Thứ Năm, 15 tháng 1, 2015

LƯƠNG TÂM HAY LƯƠNG THÁNG ?


Nhân chuyện phi công của Việt Nam hơn trăm người cáo ốm xin nghỉ việc và cách giải quyết nặng về cơ chế bao cấp của Hàng Không Việt Nam rồi đám DLV nhảy vào đánh hôi về vấn đề "lương tâm","lương tháng mới thấy với cách suy nghĩ như vậy còn lâu kinh tế VN mới khá nỗi.
Việc chuyển nhượng,đào tạo và phục vụ của phi công cũng giống như một cầu thủ bóng đá đều phải căn cứ theo hợp đồng.Khi tuyển người anh phải đưa ra quy chế đào tạo và giới hạn thời gian phục vụ.Ví dụ đào tạo một phi công,một cầu thủ bóng đá là 5 năm thì thời gian hợp đồng cho phi công ,cầu thủ đó phục vụ lại cho hãng hàng không hay CLB đó 3,5 hay 7 năm tùy vào thỏa thuận giữa hai bên trước khi ký hợp đồng.Sau khi tốt nghiệp được lái chính hay là cầu thủ chính,phi công (cầu thủ)được xem như tài sản của cơ quan chủ quản và tuân theo quy chế chuyển nhượng thị trường.
Nếu vẫn còn trong thời gian hợp đồng,phi công ( cầu thủ )vẫn có quyền được chuyển nhượng.Chi phí đào tạo và thời gian còn lại trong hợp đồng sẽ tính như giá bán của phi công hoặc cầu thủ đó.Nơi mua hay đích đến của phi công( cầu thủ )sẽ chịu trách nhiệm trả chi phí này.Trường hợp hãng hàng không hay CLB mới không bằng lòng trả chi phí đó thì phi công ( cầu thủ) sẽ ở lại phục vụ cho đến khi hết hợp đồng và ra đi theo dạng chuyển nhượng tự do.
Muốn giữ chân phi công (cầu thủ) hãng hàng không(CLB) phải tìm cách ký hợp đồng mới với mức lương ưu đãi hơn để trói chân người muốn giữ.Còn nếu vẫn còn thời gian hợp đồng mà họ vẫn ra đi không tuân theo quy chế chuyển nhượng thì có thể kiện họ ra tòa đòi bồi thường.
Vấn đề phi công VN nghỉ việc bằng cách cáo ốm vì mức lương không phù hợp theo họ là chính đáng nếu họ đã thực hiện đủ thời gian phục vụ theo hợp đồng.Bởi lẻ không có chuyện phục vụ trọn đời.Không thể so sánh mức lương phi công 200 triệu với mức lương công nhân 5,7 triệu để cho rằng họ tham lam,vô lương tâm.Chỉ có thể so sánh lương giữa phi công này với phi công khác ,giữa cầu thủ này với cầu thủ khác.Và chế độ đãi ngộ phù hợp và hợp đồng mới quyết định tất cả.
Ở Mỹ,cứ đến dịp đầu năm nhập học,ta có thể thấy sân các trường đại học nhộn dịp băng rôn,bàn ghế.Nhìn thấp thoáng thấy bóng lính quân đội Mỹ trong đó.Thì ra họ đến để tiếp thị hay nói theo từ ngữ dân gian Việt thì để"dụ" sinh viên.Quân đội Mỹ có rất nhiều ngành phục vụ cần chất xám nhưng không phải cưỡng chế nhân tài về phục vụ mà phải đưa ra mồi ngon để nhử sinh viên cắn câu.Ví dụ họ có thể hỏi"Mày không có tiền để trả chi phí học hành trong 4 năm học phải không?Tao có thể trả cho mày khoản tiền đó chỉ cần mày ký vào đây là tốt nghiệp xong mày về phục vụ cho tao 5 năm"Nếu sinh viên OK,họ sẽ cấp ngay một tấm thẻ credit với số tiền học bỗng được thỏa thuận để anh xài trong quá trình học.Ra trường nếu anh có chỗ làm khác ngon lành hơn thì nơi mới này phải trả được chi phí mà quân đội Mỹ đã mua anh trước đó.Nếu không thỏa thuận được thì anh bắt buộc phải phục vụ theo hợp đồng.
Tương tự như vậy các công ty ở Mỹ cũng đi săn chất xám ngay từ đầu,bởi vì chỉ như vậy mới có giá rẻ.Còn các hãng xưởng khi nhận công nhân tay ngang vào làm họ phải mất một thời gian từ 2 tuần đến 1 tháng để đào tạo tay nghề.Nhưng anh muốn đi lúc nào cũng được không có vấn đề gì.Xong hai tuần huấn luyện anh không thích làm nữa bảo"tao muốn đi",họ vui vẻ trả lương cho anh hai tuần phá và ăn hại đó mà không đòi hỏi điều gì.Thợ Nails Việt nam thì đào tạo lâu hơn và thường chỉ hợp đồng miệng một năm.Nhưng ai muốn đi thì vẫn OK và vui vẻ bởi khi không hợp nhau thì hợp đồng cũng chẳng nghĩa lý gì.
Thanh niên Việt sang Mỹ đi lính ,phục vụ chiến trường Iraq,Afghanistan... cũng đều tự nguyện bởi vì quyền lợi sau khi trải qua 2 năm phục vụ ở các chiến trường này trở về rất lớn.Sẽ được ưu tiên nhận vào làm ở các hãng ,các công ty có mức lương cao,có cuộc sống ổn định sau khi giải ngũ...
Như vậy trong cơ chế thị trường mà đòi hỏi sự phục vụ của người lao động như thời bao cấp là những suy nghĩ lạc hậu,ấu trĩ ,trì trệ làm nghèo đất nước.Trong cơ chế này sự cạnh tranh về chế độ đãi ngộ phải đặt lên hàng đầu.Nhân tài phải được hưởng mức lương xứng đáng trong phạm vi cạnh tranh trong ngành nghề của chính họ chứ không phải so với mặt bằng chung trong thị trường lao động.Đó mới là chính sách thu hút nhân tài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét