Thứ Năm, 12 tháng 2, 2015

TỰ XÂY ĐẮP ĐỂ NGANG TẦM THẾ KỶ?

Tháng 11/1917,CNCS được mệnh danh là "làn sóng đỏ,"xuất phát từ nước Nga,như một bệnh dịch lan nhanh trên toàn thế giới,từ đông sang tây,từ bắc xuống nam.Việt Nam (2/9/1945)là nước cảm ứng rất nhanh với dịch,xếp thứ sáu sau các nước: 1/Cộng hòa Xô viết Hungary(21 tháng 3 cho đến ngày 6 tháng 8 năm 1919) 2/Cộng hòa Nhân dân Tuva (14 tháng 8, 1921 - 11 tháng 10, 1944) 3/Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (30 tháng 12, 1922 - 26 tháng 12, 1991) 4/Cộng hòa nhân dân Mông Cổ (24 tháng 11, 1924 - 12 tháng 2, 1992) 5/Cộng hòa Dân chủ Phần Lan (1 tháng 12, 1939 - 12 tháng 3, 1940) Tháng Tư năm 1989,khởi đầu từ Ba Lan phong trào dập dịch cũng lan rộng khắp thế giới.Các cuộc cách mạng bất bạo động lần lượt diễn ra ở Hungary, Đông Đức, Bungary, Tiệp Khắc,Anbani,Nam Tư , Romania(nước duy nhất xảy ra bạo động)và sau đó là Liên Xô (1991)... đã cho thấy loài người từ chối "làn sóng đỏ "này rất nhanh chóng. Nguyên nhân chủ yếu có thể kể như sau:hệ thống XHXN - Thiếu dân chủ thực sự, bám vào một đường lối, tư tưởng cứng nhắc đã vạch trước , thiếu nhạy bén, chậm chạp với sự phát triển chung của toàn cầu. -Chính sách "bao cấp" trong nhiều lĩnh vực (giao thông, y tế,lương thực, nhà ở...) dẫn tới thụt lùi về kinh tế, từ đó dẫn tới khủng hoảng kinh tế. -Thể chế chính trị không phải đại diện cho toàn dân. -Nền kinh tế không phát triển theo thị trường. Thế nhưng mặc dầu rất nhạy với dịch,người Việt nam lại rất chậm chạp trong việc "dập dịch".Hiện tại Việt nam đang là một trong bốn nước"sống chung với xác chết' (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng)trong nhà(Trung Quốc,Bắc Triều Tiên,Việt Nam,Cu Ba). Thường sau những tai nạn,dân Việt vẫn thường hay tiếc rẻ"giá như". Giá như chiếc xe ấy đừng lấn sang đường,giá như cứu hỏa đến sớm hơn,giá như cầu thủ ấy đừng để bóng chạm tay...Bi kịch dân tộc lụn bại,băng hoại,thối nát,xuống cấp,suy vong,tàn tạ...hôm nay cũng có nhiều cái giá như: 1/Giá như anh Ba Nguyễn Tất Thành sảy chân té từ trên tàu Pháp xuống biển trên đường đi tìm đường cứu nước. 2/Giá như Nguyễn Ái Quốc không tiếp xúc với Luận Cương Lê nin. 3/Giá như đường lối của Phan Chu Trinh được tiếp nhận. 4/Giá như Việt Minh không cướp chính quyền từ tay chính phủ Trần Trọng Kim. 5/Giá như Lê Duẫn và Lê Đức Thọ không chủ trương đánh chiếm miền Nam bằng bạo lực 6/Giá như Mỹ không ký thông cáo chung Thượng Hải và Hiệp định Paris. Nhưng trong tất cả những cái "giá như" đó ít người thấy được một cái "giá như "quan trọng nhất"Giá như dân tộc Việt thông minh hơn,quyết đoán hơn"? Một dân tộc có thể sai lầm nhưng dân tộc đó phải biết nhanh chóng sữa chữa sai lầm". Người Việt lâu nay vốn bị huyễn hoặc,bị ru ngủ bởi tính cách dân tộc "thông minh,anh hùng giả tạo"nên họ không hề nhận ra sự hèn yếu của mình.Đó là tính cách "nô lệ".Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu,một trăm năm nô lệ giặc Tây.Và bây giờ 85 năm nô lệ cho một chủ thuyết.Nếu là các dân tộc khác, họ đã đứng lên đạp đổ từ lâu,ngay cả các nước nhược tiểu như Campuchia,Mông Cổ,Miến Điện...cũng đã có cách vùng lên xóa bỏ độc tài. Tuy nhiên tính cách của người Việt là an phận.Số người suy nghĩ có tầm rất ít và bị xem là làm chuyện"ruồi bu".Số còn lại thì chỉ cần thỏa mãn"hạnh phúc đơn sơ,ước mơ nho nhỏ"là đủ.Hàng ngày sau khi vật lộn với"cơm áo gạo tiền" chỉ cốt làm sao "không ai đụng đến mình".Rất tiếc là tính cách này được xem là phương châm sống trong xã hội ngày nay-xã hội của kim tiền,đánh giá nhau qua việc ai là kẻ sở hữu được nhiều tiền. Nước Mỹ chỉ cần 300 năm để đi từ số 0 lên đỉnh thế giới,người Nhật chỉ cần 30 năm để làm lại từ đống tro tàn...trong khi người Viêt mất 4000 năm vẫn loay hoay làm rồi xóa,xóa lại làm mà chẳng nên cái gì ra hồn.Kinh tế không có ,văn hóa,pháp trị cũng không.Sự đóng góp của người Việt vào các thành tựu chung của loài người hầu như rất nhỏ nếu không muốn nói là chẳng có gì.Trong khi đó một đất nước nhỏ bé như Singapore cũng đã có một nhà lãnh đạo thiên tài,một nhà tư tưởng lỗi lạc mà tầm nhận thức đã thuộc vào hàng hiếm trên thế giới:Lý Quang Diệu. Cũng bởi vì nhận thức của người Việt quá thụ động.Không phải đến bây giờ mà hơn 50 năm trước họ đã nhận ra sự bất hợp lý của CNXH,của thể chế lãnh đạo một đảng(vụ án xét lại chống Đảng).Thế nhưng tâm lý a dua bầy đàn,e dè trước quyền lực...thay vì cắt bỏ ngay khối ung nhọt ấy họ lại đùn đẩy cho con cháu và lớp con cháu hôm nay cũng sẽ đùn đẩy cho lớp mai sau.Rốt cuộc rồi ai cũng cắn răng sống cho qua kiếp người ,để mặc ngôi nhà chung đổ nát ,hoang tàn..."giấc mơ con đè nát cuộc đời con". Một mùa xuân nữa lại đến,một cái Tết nữa lại về.Tất cả lại loay hoay với "bánh chưng xanh,câu đối đỏ"...chặc lưỡi khi nghe một tai nạn giao thông mười người chết trong đó không có người thân hay người quen của mình,chạnh lòng khi một người bạn mới hôm qua còn thấy mặt nay đã vội bỏ ra đi,xuýt xoa trước tin một người tâm huyết nào đó vừa mới"nhập kho"...Rồi lại quay về với cái bộn bề của cuộc sống,cái hữu hạn của đời người.Chợt nhớ hai câu thơ của Tố Hữu: Cũng là linh hồn ta tự bốn nghìn năm. Tự xây đắp để ngang tầm thế kỷ. Không chỉ là thế kỷ,dẫu một thiên niên niên kỷ nữa nhà thơ có sống lại thì đất nước này vẫn vậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét