Thứ Bảy, 13 tháng 1, 2018

TẠI SAO DƯỚI CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN VĂN HỌC KHÔNG PHẢI LÀ NHÂN HỌC ?



" Văn học là nhân học" là câu nói nổi tiếng của nhà văn Nga Maksim Gorky thường được nền giáo dục dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam đưa vào làm đề văn bình luận cho học sinh cuối cấp phổ thông. Báo Vietnamnet có bài viết cho rằng " Chưa bao giờ văn học là nhân học bị thách thức như bây giờ". Báo của tuyên giáo Cộng sản đã quá chủ quan khi dùng chữ "chưa bao giờ" và "bây giờ".
Thực sự thì dưới một thể chế chính trị độc tài , độc đảng "văn học" chưa bao giờ là một môn học của con người, lấy con người làm trung tâm để giáo dục nhân cách. Văn học dưới chế độ cộng sản thường được định danh với cái tên "nền văn học hiện thực XHCN" nhằm mục tiêu đào tạo con người mới XHCN đã hoàn toàn phá sản ngay từ lúc bắt đầu đặt nền móng.
Căn bản phát xuất từ mục tiêu giáo dục của chế độ. Mục tiêu ấy là biến con người thành một cỗ máy để phục vụ cho sự cầm quyền của một đảng. Trong mục tiêu ấy, nói rằng văn học giáo dục con người vì sự phát triển của quốc gia dân tộc chỉ là ngụy biện.
Ngay từ những năm đầu tiên khi cộng sản cướp chính quyền chúng đã đưa vào văn học hai nhiệm vụ đó là : ca ngợi công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam. Thế nhưng thực tế sau 42 năm hai nhiệm vụ này đã quá rõ ràng : xây dựng cũng chẳng có kết quả gì và "thống nhất", "giải phóng" để nhận lấy một đất nước tha hóa về mọi mặt , tất cả các chỉ số văn hóa giáo dục, kinh tế, y tế đều nằm dưới đáy của thế giới.
Con người Việt Nam được giáo dục qua thơ văn "cách mạng" với chủ trương "giết ,giết nữa bàn tay không ngừng nghỉ","máu van trả máu đầu van trả đầu" hầu như đã mất hết chữ "nhân". Thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên và dòng văn học "cách mạng" đã biến đổi tâm thức dân tộc và khiến lớp trẻ từ thế hệ này sang thế hệ khác lao vào vòng xoáy của bạo lực và không còn nhận ra được các giá trị nhân văn thuộc về tinh hoa dân tộc. Trong " Nhật Ký Đặng Thùy Trâm", "Mãi mãi tuổi 20" của Nguyễn Văn Thạc ta dễ dàng nhận thấy tác phẩm ảnh hưởng đến họ nhất là "Thép đã tôi thế đấy" của Nikolai A.Ostrovsky và thơ Tố Hữu.Họ bị biến thành cỗ máy của chiến tranh mà sau này hai nhà văn Dương Thu Hương và Bảo Ninh đã hiện thực rất rõ trong hai tiểu thuyết Vô đề và "Nỗi buồn chiến tranh". Đó là những cỗ máy bằng xương bằng thịt của đảng.
Sau 1975 , thế hệ trẻ lại bị nhồi sọ tiếp tục cho mục tiêu giáo dục này. Họ phải nhét vào đầu những tấm gương không có thật của Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám, Lê Văn Bé...những Cô Nhíp, những chiến sĩ khủng bố biệt động thành, những Nguyễn Văn Trỗi với "Sống như anh "và rất nhiều các dũng sĩ diệt Mỹ ngụy tạo khác.Kết quả là văn học đúng là nhân học nhưng lại theo một nghĩa khác. Đó là cho ra những sát thử giết người máu lạnh như Lê Văn Luyện, những sinh viên giết bạn gái rồi chặt xác để phi tang, những bác sĩ thẩm mỹ thả xác nạn nhân trôi sông hay những tên Dư luận viên mù quáng như Trần Nhật Quang, nhóm Hồng Vệ Binh, Việt Vision hay gần đây nhất là lực lượng 47.
Nhân nào thì quả đó, một nền văn học phục vụ cho một đảng cầm quyền, đưa tính Đảng vào văn học mà đảng đó lại là một đảng cướp thì tất nhiên sẽ sản sinh ra những tên cướp giết người không ghê tay. Đó là vấn đề có tính quy luật.
Trong khi đó nền giáo dục miền Nam trước 1975 lại đặt trên 3 mục tiêu chính :
- Phát triển toàn diện mỗi cá nhân. Trong tinh thần tôn trọng nhân cách và giá trị của cá nhân học sinh, giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện mỗi cá nhân theo bản tính tự nhiên của mỗi người và theo những quy luật phát triển tự nhiên cả về thể chất lẫn tâm lý. Nhân cách và khả năng riêng của học sinh được lưu ý đúng mức. Cung cấp cho học sinh đầy đủ thông tin và dữ kiện để học sinh phán đoán, lựa chọn; không che giấu thông tin hay chỉ cung cấp những thông tin chọn lọc thiếu trung thực theo một chủ trương, hướng đi định sẵn nào.
- Phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh. Điều này thực hiện bằng cách: giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi trường sống, và lối sống của người dân; giúp học sinh hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu thương xứ sở mình, ca ngợi tinh thần đoàn kết, tranh đấu của người dân trong việc chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc; giúp học sinh học tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt một cách có hiệu quả; giúp học sinh nhận biết nét đẹp của quê hương xứ sở, những tài nguyên phong phú của quốc gia, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; giúp học sinh bảo tồn những truyền thống tốt đẹp, những phong tục giá trị của quốc gia; giúp học sinh có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.
- Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học. Điều này thực hiện bằng cách: giúp học sinh tổ chức những nhóm làm việc độc lập qua đó phát triển tinh thần cộng đồng và ý thức tập thể; giúp học sinh phát triển óc phán đoán với tinh thần trách nhiệm và kỷ luật; giúp phát triển tính tò mò và tinh thần khoa học; giúp học sinh có khả năng tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại.
Văn học miền Nam và cả chương trình văn học đưa vào giảng dạy không hề có một dòng văn học nào kêu gọi bạo lực chống Cộng. Đó là những tác phẩm văn học của Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến , của nhóm Tự lực văn đoàn hoặc một số tác phẩm văn chương đầy tự tình dân tộc của Võ Phiến, Duyên Anh, Nhã Ca...
Ở Mỹ không dạy những tác phẩm văn học 'đao to búa lớn'
Mục tiêu của giáo dục Mỹ không phải là để ép học sinh thấu hiểu những tác phẩm cao siêu mà chỉ là làm cho trẻ em yêu thích việc đọc sách, và thông qua đó, đưa vào những bài giáo dục cơ bản về lối sống.
Giáo viên ở Mỹ chú trọng việc dạy học sinh/sinh viên format của bài văn hơn việc kiểm tra chính tả. Điều tuyệt nhất là hoàn toàn không có barem chấm điểm nào cả. Và điểm số sẽ phụ thuộc vào việc học sinh có bày tỏ được suy nghĩ về vấn đề của bài viết đủ 3 ý hay không. Sẽ không có bất kỳ sự trừ điểm nào nếu học sinh bày tỏ suy nghĩ khác với thầy cô (thậm chí thầy cô còn khuyến khích học sinh nghĩ khác mình).
Trong những lớp văn cao hơn ở bậc đại học, học sinh học về viết bài phỏng vấn một bạn học sinh khác về sở thích của họ, viết một bài báo cáo về một xu hướng mới nổi của đất nước, hay như tranh luận xem California cần làm gì để thoát khủng hoảng. Đề bài của họ là những vấn đề rất thời sự, điều đó vừa cho phép học sinh có tiếng nói, cảm thấy mình được lắng nghe, đồng thời cũng vừa làm cho giáo viên cảm thấy tiết học thú vị, vì chính họ cũng học được nhiều điều từ cách suy nghĩ của học sinh.
Đó là sự khác nhau căn bản giữa cách học văn ở 2 thể chế chính trị khác nhau . Một bên học văn để tạo ra những cỗ máy phục vụ , chết thế cho chế độ độc tài một đảng. Phía bên kia vì đó là chế độ của dân nên học văn để cho ra những con người thật sự - con người viết hoa. Từ con người này làm nền tảng để xây dựng một xã hội phồn thịnh và phát triển.
Do đó "văn học là nhân học" thật sự chỉ có trong một xã hội dân chủ .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét