Khi nói đến "chủ nghĩa cộng sản" nhiều người đã lầm lẫn giữa hai khái niệm " Early communisim" ( chủ nghĩa cộng sản nguyên thủy) và "Modern communisim" ( chủ nghĩa cộng sản hiện đại).
Chủ nghĩa cộng sản nguyên thủy do nhà văn , nhà triết học Victor d'Hupay đặt nền móng và Marx phát triển ra chỉ là lý thuyết về quyền sở hữu chung. Lý thuyết này đã bị Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông và những người bôn sê vich xuyên tạc thành chủ nghĩa cộng sản hiện đại .
Bây giờ ta thử phân tích một ý nhỏ để giải thích tại sao lý thuyết về quyền "sở hữu chung" (cộng sản) là đúng ?
Bởi lẻ những bộ óc thiên tài dù sống ở thế kỷ trước nhưng đã tiên đoán những vấn đề có tính quy luật sẽ xảy ra ở những thế kỷ sau. Ví dụ khi Einstein đưa ra " thuyết tương đối" rất ít người cho là đúng. Nhưng dần dần thực tế đã chứng minh .Thuyết tương đối làm nên cuộc cách mạng về sự hiểu biết không gian và thời gian cũng như những hiện tượng liên quan mà vượt xa khỏi những ý tưởng và quan sát trực giác.
Tương tự học thuyết "chủ nghĩa cộng sản" bị miệt thị rất nhiều , được cho là không tưởng, thiếu thực tế....
Nhưng những người phản đối làm sao trả lời được câu hỏi sau đây :
Chủ nghĩa tư bản phát triển dựa trên quy luật cạnh tranh. Quy luật này được tạo ra bởi cuộc cách mạng khoa học kỷ thuật diễn ra mỗi giờ mỗi phút trên trái đất này. Nghĩa là tất cả các ông chủ các công ty , nhà máy , các nhà sản xuất muốn tạo ra lợi nhuận đều phải thuê kỷ sư sáng chế ra máy móc, các dây chuyền sản xuất để nâng cao năng suất lao động, giảm nhân công để hạ giá thành sản phẩm. Như thế hàng hóa của họ mới cạnh tranh được trên thị trường.
Ví dụ một nhà máy trước kia cần 5000 công nhân, theo thời gian máy móc và dây chuyền thay thế họ sẽ chỉ còn cần khoảng 500 công nhân để điều khiển máy móc mà thôi.
Không nói đâu xa ở nền nông nghiệp Mỹ chỉ 0,9 % dân số nhưng lại tạo ra đến 50% sản lượng nông nghiệp toàn cầu. Một lao động nông nghiệp Mỹ làm việc bằng 300 nông nhân Việt Nam. Điều đó có nghĩa là nếu như các nông trường Mỹ ở Việt Nam thì ta đã thấy lúc nhúc các anh các chị nông dân hát vang bài ca lao động để ra đồng làm cỏ, cấy, gặt ,hái... nhưng ở Mỹ nhìn quanh không thấy bóng người chỉ thấy máy móc hoạt động.
Vậy thì 299 con người còn lại đi đâu ? Họ bị thất nghiệp, bị chuyển về đô thị để tìm công việc khác. Nhưng chỉ trong giai đoạn hiện nay họ mới tìm được việc bởi dù sao vẫn còn có nghề Nails, cắt cỏ, làm đường, bán hàng, công nhân....Khi khoa học kỷ thuật , máy móc gánh hết phần làm việc của con người bằng các dây chuyền sản xuất hiện đại , bằng robot, người máy... thì các ông chủ để sinh tồn buộc phải thải họ ra ngoài...để bớt đi khoảng trả lương , phúc lợi nhằm làm cho sản phẩm của mình rẻ nhất.
Quá trình này sẽ tạo ra một đội ngũ thất nghiệp hùng hậu mà chính phủ phải giải quyết. Khi họ không có việc làm họ không có lương. Không có lương thì lấy gì mua sắm? Không mua sắm được thì lấy gì sở hữu đất đai, nhà xe... Và họ buộc phải so sánh với tài sản của các ông chủ giàu có khác. Lúc đó do muốn sở hữu họ buộc phải đi cướp ngân hàng bằng súng, tham gia vào các đường dây tội phạm hoặc tổ chức các phong trào cách mạng để nhắm vào giới nhà giàu.
Lúc này chính phủ phải đưa ra các giải pháp về sở hữu chung để họ dù không làm mà vẫn có ăn như welfare, foods team, chế độ an sinh xã hội... Nhưng đây chỉ là giải pháp tình thế. Khi cả thế giới này nhìn đâu cũng thấy công nghệ thay thế thì lực lượng lao động 3 tỷ người sẽ có lúc rút xuống còn có vài trăm triệu. Một trăm năm chưa có nhưng 200, 300 năm sau sẽ diễn ra tình trạng này trừ phi trái đất bị nổ tung vì chiến tranh hạt nhân.
Vậy thì số lao động vài tỷ người dôi ra do bị máy móc dành mất việc ấy đi đâu? Họ không có thu nhập lấy gì sở hữu.Chỉ có một cách giải quyết là chính phủ phải đưa ra phương thức là "sở hữu chung" để họ không làm mà vẫn có ăn tương đối nếu không họ sẽ đi phá làng phá xóm.
Sở hữu chung chính là chủ nghĩa cộng sản.
Nhưng vấn đề là ông Victor d'Hupay,ông Marx đưa ra là vài trăm năm sau ông Lenin lại tài lanh đem chụp áp dụng ngay vào thế kỷ 20 khi máy móc ,khoa học kỷ thuật chưa có gì để gây ra những cuộc thảm sát nhân loại lên đến 100 triệu người và hai ông trên bị đổ oan, bị chửi đến tắt bếp vì sự không tưởng của nó.
Không, nó chẳng hề không tưởng chút nào cả. Nó là một quy luật. Nếu các chính phủ dân chủ trên thế giới hiện nay không áp dụng các phương thức sở hữu chung mà hai ông này sáng tạo ra thì thế giới này đã loạn lâu rồi. Bởi một bên đi siêu xe, du thuyền một bên làm homeless thì thế nào cũng có biến.
Cách mạng khoa học kỷ thuật càng phát triển thì càng giảm nhân công , càng tạo ra thất nghiệp. Lúc đó sở hữu chung là một giải pháp duy nhất để khiến thế giới này có thể chung sống hòa bình với nhau.Không tin cứ chờ coi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét