Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018

VÌ SAO NGƯỜI DÂN CÁC NƯỚC ĐỘC TÀI ĐỀU VÔ CẢM ?

Vô cảm là thái độ thờ ơ, bàng quan ,không cảm xúc với tất cả các vấn đề chính trị, xã hội, an ninh ,quốc phòng,kinh tế, giáo dục diễn ra xung quanh mỗi cá thể con người. Đây là một khái niệm được nhắc đến nhiều nhất hiện nay khi đất nước Việt Nam đang đi dần vào giai đoạn cuối của một biến động xã hội mang tính lịch sử.
Câu hỏi đặt ra là tại sao người dân các nước dân chủ lại ít vô cảm hơn người dân các nước độc tài ?
Sự khác nhau đến từ một bên đang sống trong thân phận một ông chủ một bên sống trong thân phận kẻ nô lệ.
Khi bạn làm chủ một đất nước bao giờ bạn cũng được hưởng một nền giáo dục tốt hơn. Nền giáo dục ấy hướng bạn đến những giá trị nhân bản của con người, kêu gọi bạn đồng cảm để bảo vệ đất nước, bảo vệ môi trường và hoàn cảnh xã hội mình đang sống. Bởi vì khi bạn bảo vệ những gì xung quanh bạn là chính bạn đang bảo vệ mình.
Ngược lại khi bạn mất quyền làm chủ đất nước thì giáo dục của chế độ độc tài chỉ chú trọng đến việc định hướng bạn bảo về đảng, nhà nước ,lãnh tụ và các giá trị mang đến sự đặc quyền cho lực lượng đang cai trị bạn. Nền giáo dục ấy không hướng đến cái cốt lõi là lòng nhân mà dùng hận thù ,bạo lực để bảo vệ chế độ. Sống trong môi trường ấy trái tim bạn trở nên chai lì cảm xúc , ít khi có lòng vị tha và sẵn sàng dùng bạo lực để giải quyết các mâu thuẫn xã hội chứ không chấp nhận sự đối lập. Một thực tế rõ ràng là do chịu ảnh hưởng của hai nền giáo dục khác nhau nên các vụ trọng án , giết người đáng ghê sợ ở trên hai miền Nam Bắc Việt Nam cũng khác nhau. Và người miền Nam đa cảm hơn người miền Bắc. Đó là một sự thật không hề phân biệt vùng miền.
Một yếu tố quan trọng nữa đó là người dân vô cảm là để tự bảo vệ mình.
Dân tộc Việt Nam xưa nay sống chan hòa, giàu tình cảm. Điều đó xuất phát từ một nền sản xuất nông nghiệp, canh tác trong phạm vi nhỏ với văn hóa làng xã. Nếp sống "bà con xa ,láng giềng gần" đã ăn sâu trong các tập tục của người Việt. Nhưng sự cầm quyền của một chế độ độc tài đã dần dần làm thay đổi nền văn hóa ấy.
Trong một chế độ không có pháp trị , không ai cao hơn luật thì những người đa cảm hay can thiệp vào chuyện bất bình xã hội lại là những người chịu thiệt thòi nhất.Các hiệp sĩ đường phố trở thành công cụ của chế độ nhưng bản thân lại không có được một cơ chế để bảo vệ bản thân. Thành ra con người nảy sinh tâm lý không nên mua dây buộc mình.Bởi họ thấy khi can thiệp vào chuyện xã hội thường bị trả thù mà luật pháp của chế độ độc tài không hề bảo vệ được mình. Trong khi đó dưới các chế độ dân chủ ,pháp trị người dân tin rằng công lý luôn tồn tại và lòng tốt bao giờ cũng được đền đáp xứng đáng.
Đối với các vấn đề chính trị lớn lao của đất nước , tầng lớp trí thức đa phần là vô cảm. Bởi họ cho rằng mình quá nhỏ bé so với 95 triệu dân cả nước, không có sự đóng góp của mình thì cũng chẳng sao, đất nước này vẫn sa sút hoặc có tiến bộ thì đã tiến bộ lâu rồi. Một người suy nghĩ như vậy thì không sao. Tuy nhiên khi hàng triệu người cùng suy nghĩ như vậy thì đã khiến đất nước này thành một tập thể không ai dẫn dắt.
Khi người dân thường không có tầng lớp trí thức khai sáng, thúc đẩy tạo ra động lực bên tai thì họ cũng buông xuôi. Tốt nhất là việc của ai, tai họa đến với ai người đó chịu. Họ chỉ tỏ ra ngạc nhiên trong giây lát rồi thôi.
Có khi sự vô cảm lại đến từ tâm lý đổ thừa cho chính quyền. Họ không hề biết cái gốc của vấn đề là "dân nào chính quyền đó". Chính quyền xấu xa ,thối nát là do dân buông thả để mặc cho nó hoành hành.
Từ tâm lý này nên mọi việc tai ương, tai họa trong thể chế độc tài dân cứ việc lôi đầu chính quyền ra chửi, đồng thời khoanh tay đứng yên chờ chính quyền giải quyết. Khi chính quyền bó tay thì họ lại bất lực không tìm cách thay một chính quyền khác bởi tâm thức nô lệ ,tôn sùng một chính quyền đã ăn quá sâu.
Do vậy có thể nói căn bệnh vô cảm ở các nước như Trung Quốc và Việt Nam đã là một căn bệnh mãn tính . Mới đây ở Trung Quốc có hàng nghìn trẻ em bị tiêm văc xin giả gây ra biết bao cái chết, những biến chứng lâu dài. Mỗi ngày tại Trung Quốc có hàng ngàn trẻ em bị bắt cóc , bị mổ lấy nội tạng... Thế nhưng một khảo sát cho thấy dân Trung Quốc chỉ ngạc nhiên giây lát và sau đó lại xem đó là điều bình thường. Trong khi ở Mỹ trong các vụ xả súng bao giờ thầy cô giáo cũng hy sinh thân mình để bảo vệ bọn trẻ.
Và Việt Nam cũng thế mà thôi vì đất nước này cũng đang sống trong một thể chế độc tài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét