Nói thật thì Phúc Niễng chẳng đáng cho tôi mất thời gian . Nếu chửi y dốt thì quá tội nghiệp chẳng khác gì mình đang chửi một con bò. Nhưng vì trong phát biểu của "tưởng thú" có câu : " Hiến pháp Việt Nam đang bảo vệ quyền con người một cách sâu sắc " nên đành phải đi sâu vào phân tích một tí.
Một bản hiến pháp đặt ra chỉ là quyền được hiến định trên giấy. Việc bảo vệ hiến pháp mới là điều quan trọng.Hiến pháp của CHXHCNVN nêu ra các quyền con người theo các điều về "Tuyên ngôn nhân quyền" mà CSVN đã tham gia công ước. Nhưng cuối mỗi câu về quyền con người đó đều thòng một câu là " Quyền này được thực hiện theo luật định".Đây là sự sỉ nhục trí tuệ của người Việt. Vì điều này mặc nhiên cho rằng luật pháp(quyền của chính quyền ) to hơn hiến pháp (quyền của dân) .
Hiến pháp chỉ là một mảnh giấy lộn không hơn khi trên thực tế không có cơ chế bảo vệ hiến pháp.
Bảo vệ Hiến pháp là gì ?
Chúng ta biết rằng, hiến pháp là văn bản pháp lý quan trong nhất của một quốc gia. Trong đó, là các luật lệ liên quan đến việc tổ chức chính quyền, hoạt động của bộ máy nhà nước và các vấn đề về quyền công dân. Có thể nói hiến pháp là một bản “khế ước ” giữa người dân và chính quyền. Thông qua bản khế ước này, chính quyền được tạo ra, được trao, bị giới hạn quyền lực và có những nghĩa vụ của mình đối với người dân của mình. Việc bảo vệ hiến pháp chính là bảo vệ những quy định đã được những nhà lập hiến quy định trong hiến pháp trước những sự vi phạm các quy định đó. Vì vậy, vấn đề bảo vệ hiến pháp chính là việc kiểm soát tính cách hợp hiến của các đạo luật.
Trên thực tế ở các quốc gia vấn đề bảo vệ hiến pháp, nó không chỉ dừng lại ở việc xem xét tính hợp hiến của các đạo luật, nó còn bao gồm các vấn đề như: Tranh chấp trong lĩnh vực luật công giữa các bang, các trường hợp liên đến các quyền và nghĩa vụ của liên bang và các bang vv… Tuy nhiên, có thể thấy rằng bảo vệ tính hợp hiến của các đạo luật luôn là trọng tâm trong việc bảo vệ hiến pháp. Thật là một tai họa đối với một đất nước mà các quyền của công dân được đề cập rất đầy đủ, rất công bằng, rất văn minh, rất lý tưởng nhưng lại không có cơ chế bảo vệ nó, thì những quy định đó cũng không còn giá trị nữa, bản hiến pháp trở thành đồ trang trí góp phần làm lộng lẫy cho một chế độ chuyên chế.
Các cơ chế bảo vệ hiến pháp?
Như đã phân tích ở trên, bảo vệ hiến pháp là kiểm soát tính hợp hiến của luật. Kiểm soát tính hợp hiến của luật tức là kiếm soát hoạt động và quyết định của cơ quan lập pháp, ở đây chính là quốc hội. Trong khi đó, quốc hội là cơ quan do nhân dân bầu lên, đại diện cho ý chí toàn dân. Vậy nếu có một cơ quan cao hơn, kiểm soát cả quốc hội thì liệu có đảm bảo cho một nền dân chủ ? Mặt khác, cơ quan này cũng chỉ là hội tụ của một nhóm người, và đã là con người thì họ sẽ bị chi phối bởi những vấn đề như giáo dục, tôn giáo, giới tính, định kiến vv.. Và không có gì để đảm bảo rằng, họ luôn có suy nghĩ khách quan và đặt lợi ích quốc gia, dân tộc và nhân dân lên trên hết.
Có thể thấy rằng, bảo vệ hiến pháp luôn là vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia. Tuy nhiên để tìm ra một cơ chế phù hợp bảo vệ nó, để cơ đó không bị lợi dụng bởi các phe nhóm, đảng phải hay các cá nhân vẫn là một vấn đề khó khăn. Các quốc gia đều có những cơ chế bảo vệ hiến pháp của riêng mình và cho thấy sự khác biệt của những cơ chế này. Mặc dù có sự khác nhau, nhưng ta có thể chia thành hai cơ chế, đó là cơ chế bảo hiến qua một cơ quan chính trị, thứ hai là bảo hiến qua một cơ quan tài phán.
Loại thứ nhất: Cơ quan bảo hiến là một cơ quan chính trị.
Khi nói đến một cơ quan chính trị, ta có thể hình dung ngay về việc thành lập và tổ chức của cơ quan này. Về thành lập, cơ quan này có thể được dân chúng bầu lên, được chỉ định , hoặc bầu cử từ các thành viên trong quốc hội, hoặc chính là một trong hai viện của quốc hội.
Các quốc gia sử dụng cơ chế bảo vệ hiến pháp này có thể kể ra như: Hội đồng hiến pháp của Pháp vv….
Khi nói đến một cơ quan chính trị, ta có thể hình dung ngay về việc thành lập và tổ chức của cơ quan này. Về thành lập, cơ quan này có thể được dân chúng bầu lên, được chỉ định , hoặc bầu cử từ các thành viên trong quốc hội, hoặc chính là một trong hai viện của quốc hội.
Các quốc gia sử dụng cơ chế bảo vệ hiến pháp này có thể kể ra như: Hội đồng hiến pháp của Pháp vv….
Loại thứ hai: Cơ quan bảo hiến là một cơ quan tài phán.
Xét về tiêu chí hình thức, ta có thể chia loại này thành hai loại nhỏ. Đó là Tòa án hiến pháp riêng biệt và tòa án hiến pháp không riêng biệt
Tòa án hiến pháp là một thuật ngữ quen thuộc khi nói đến vấn đề bảo hiến. Trên thế giới, các quốc gia thường sử dụng một tòa án hiến pháp độc lập với các cơ quan tài phán khác để xử lý tất các các vấn đề liên quan tới hiến pháp. Đây có thể là cách để các quốc gia khẳng định tầm quan trọng của Hiến pháp, và việc bảo vệ hiến pháp. Thực tế cho thấy, ở một số quốc gia người ta không thành lập một tòa án hiến pháp chuyên biệt, mà giao nó luôn cho những tòa án có thẩm quyền chung, và mô hình này cũng có những hiệu quả đáng kể. Một ví dụ không thể bỏ qua đó là Hoa Kỳ. Ở đây, Tất cả các tòa án đều có quyền xem xét tính hợp hiến của các đạo luật và tòa án xem xét tính hợp hcủa một đạo luật khi quy định của đạo luật đó được áp dụng để giải quyết các vụ việc cụ thể tại tòa án.
Xét về phương pháp giải quyết, chúng ta có thể chia làm hai loại. Đó là thụ lý vụ án trực tiếp và thụ lý vụ án gián tiếp.
Xét về phương pháp giải quyết, chúng ta có thể chia làm hai loại. Đó là thụ lý vụ án trực tiếp và thụ lý vụ án gián tiếp.
Thụ lý trực tiếp. Đó việc tòa án trực tiếp hủy bỏ đạo luật vi hiến do một sự khởi tố trực tiếp. Tức là mọi đạo luật nếu được nhìn nhận rằng đó là một đạo luật vi hiến thì anh có thể đệ đơn lên tòa. Nên nhớ rằng, bất cứ ai cũng có thể đệ đơn lên tòa án để đòi hủy bỏ đạo luật và đây cũng là mục đích duy nhất và trực tiếp của người đệ đơn. Điều này có thể tìm thấy trong cơ chế bảo hiến của các nước Đức , Ý , …
Thụ lý gián tiếp. Với hình thức này thì, việc hủy một đạo luật bất hợp hiến không phải là mục đích trực tiếp. Việc bảo hiến gắn liền với việc giải quyết một vụ việc cụ thể, theo đó, việc kiện tụng chính là tiền đề để tòa án xem xét tính hợp hiến của các đạo luật; Có thể hiểu đơn giản, đó là có một vụ án và một bên muốn tòa áp dụng một đạo luật để giải quyết vụ án, một bên thì xin không áp dụng vì tính bất hợp hiến của nó. Vì vậy, tòa sẽ phải xem xét về tính hợp hiến của đạo luật. Trong trường hợp nhận thấy đạo luật đó có sự vi hiến, tòa án sẽ tuyên bố đạo luật sẽ không được áp dụng vì vi hiến. Tuy nhiên, đạo luật sẽ không bị hủy bỏ và vẫn còn tồn tại. Phương thức này thường được áp dụng tại các quốc gia thuộc liên hiệp Anh và Hoa Kỳ.
Nhận thức được tầm quan trọng của hiến pháp, cũng như việc bảo vệ hiến pháp hầu hết các quốc gia đều xây dựng một cơ chế bảo hệ hiến pháp phù hợp với trình độ , quan điểm pháp lý của riêng mình. Hiến pháp giống như một hạt giống, một hạt giống có tốt đến đâu mà chúng ta không bảo vệ và chắm sóc nó thì cũng không thể phát triển khỏe mạnh. Hiến pháp hay, văn minh mà không được bảo vệ thì cũng chỉ là tập giấy vụn mà thôi. VÌ vậy, bảo vệ hiến pháp luôn là một vấn đề quan trọng cho mỗi quốc gia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét