Chính trị thế giới xưa nay có 2 vấn đề chính :
- Của cải nên để chung hay để riêng ?
- Quyền lực nên vào tay ai : cá nhân, gia đình , đảng phái hay số đông ?
- Của cải nên để chung hay để riêng ?
- Quyền lực nên vào tay ai : cá nhân, gia đình , đảng phái hay số đông ?
Vấn đề thứ nhất đã đẻ ra 2 quan điểm khác nhau: bên muốn để chung hình thành nên chủ nghĩa xã hội. Bên muốn để riêng hình thành nên chủ nghĩa cá nhân.
Vấn đề thứ hai đẻ ra hai thể chế chính trị: độc tài và dân chủ .
Tại sao có chủ nghĩa cộng sản?
- Đó là do xuất phát từ quan điểm có từ chế độ nguyên thủy: con người sinh ra không ai giống ai, có người có óc thông minh, tài giỏi, gặp cơ hội làm ra của cải nên giàu có, sau đó làm ông chủ, địa chủ tận dụng người nghèo làm công cho mình để ngày càng giàu thêm. Trong khi đó những người nghèo không có khả năng, không sở hữu chỉ có sức lao động sẽ bị bóc lột ngày càng nhiều và ngày càng rơi xuống tận đáy xã hội.
Chủ nghĩa xã hội từ xã hội nguyên thủy ra đời để san sẻ một phần sự chênh lệch giàu nghèo và giúp đỡ những người hoạn nạn khi cơ nhỡ mà không cần phải dùng đến lòng hảo tâm, từ thiện.
Đến thế kỷ 17 sau cuộc cách mạng bản lề chuyển quyền lực từ tay vua sang một tầng lớp tư sản, quý tộc 1642 thì những người có tài sản ở châu Âu đã đi tìm thị trường đất đai ở các châu lục chậm phát triển hình thành nên cái gọi là chủ nghĩa thực dân. Từ đó khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng.
Chủ nghĩa Marx ra đời . Marx không phải là ông tổ của chủ nghĩa xã hội mà chỉ là người hệ thống hóa lại các quan điểm của CNXH đã có trước đó. Nhà văn Victor d'Hupay cũng đã làm điều này. Marx thay khái niệm chủ nghĩa xã hội bằng tên gọi mới ... chủ nghĩa cộng sản.
Thế kỷ 20, Lenin đã lợi dụng học thuyết do Marx hệ thống để làm cách mạng nhằm chuyển quyền lực từ tầng lớp tư sản, quý tộc sang tầng lớp mà ông ta gọi là vô sản.
Marx không hề có tư tưởng độc tài giữ rịt chính quyền cho giai cấp vô sản. Chỉ Lenin mới có tư tưởng này bằng khái niệm "chuyên chính vô sản".Chính từ quan niệm này đã dẫn đến các nhà độc tài sắt máu là Stalin, Mao và Hồ Chí Minh.Sau đo chủ nghĩa Marx đã bị bôn sê vich Nga xuyên tạc và đẻ ra " chủ nghĩa xét lại" của Men sê vích.
Giới tư sản , quý tộc thiên hữu sau thất bại của chủ nghĩa phát xít cực đoan năm 1945 đã quay sang thiên tả và thành lập các chính phủ đa đảng, đa nguyên, tôn trọng đối lập hơn.
Các nhà nước dân chủ sau 1945 đã tôn trọng cả hai quan điểm để chung và để riêng về của cải bằng cách cho dân chọn bằng lá phiếu 4 năm một lần. Khi nào đảng phái cánh tả nắm quyền thì chủ nghĩa xã hội đươc thiên vị và ngược lại cánh hữu nắm quyền thì chủ nghĩa cá nhân được coi trọng.
Trong khi đó chủ nghĩa xã hội ở các nước như Liên Xô, Trung Quốc, Đông Âu, Cuba, Triều Tiên, Việt Nam lần lượt thất bại vì họ chỉ muốn giành chính quyền về tay những kẻ vô sản đi làm cách mạng chứ không cho toàn bộ giai cấp vô sản. Những kẻ vô sản này sau khi nắm chính quyền đã trở nên giàu có và biến thành tư sản, đối tượng mà họ muốn đánh đổ .
Và hiện nay các chính trị gia cánh hữu vẫn thường tuyên bố " Chủ nghĩa xã hội thất bại ở mọi nơi" là vì họ luôn đưa ra quan điểm để tuyên truyền cho dân bầu cho đảng mình nắm quyền.
Thật sự quan điểm của cải để chung đó chỉ thất bại ở các nước độc tài và vẫn rất cần thiết cho 90% dân nghèo ở các nước dân chủ khi các cuộc cách mạng công nghiệp phát triển đã tạo ra thất nghiệp mà chính sách việc làm của chính phủ không san lấp nổi.Nếu không có chủ nghĩa xã hội thế giới này đã phải trải qua các cuộc cách mạng thay đổi thể chế để san lấp giàu nghèo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét