Thứ Hai, 23 tháng 11, 2020

VÌ SAO TRUMP TIẾN HÀNH CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ ?

 Có 2 luồng ý kiến lý giải vì sao Trump tiến hành một cuộc chiến pháp lý vô vọng, một cuộc chiến đánh vào bức tường sắt dù biết chắc sẽ thua.

- Thứ nhất đó là Trump muốn trả thù vụ năm 2016 đảng Dân chủ và cả hai viện Hoa Kỳ,hành pháp của Obama,tình báo CIA đều khẳng định có gian lận trong bầu cử Mỹ. Nga đã can thiệp vào tiến trình này và Trump nắm quyền không phải do dân bầu. Thượng viện đã có kết luận, CIA công bố 134 bản ghi âm, báo cáo của Mueller bị Barr sửa đổi và Trump ém nhẹm...Tuy nhiên việc tố cáo gian lận này không nhắm vào quy trình bầu cử Mỹ, về sự gian lận phiếu bầu mà nhắm đến việc đưa ra thông tin khiến người dân không đi bầu khiến phe Trump cao phiếu.
Hai việc có bản chất khác nhau nhưng được Trump và phe Trump đánh đồng. Họ cho rằng năm 2016 Dân chủ tố Trump gian lận được thì năm 2020 Trump tố lại Dân chủ gian lận là hợp lý. Tuy nhiên đây không hề là một tiêu chuẩn kép vì hai vấn đề khác nhau và một bên có bằng chứng ghi âm còn một bên không.
- Thứ hai đó là âm mưu của Trump nhằm tạo ra sự kích động đám đông biểu tình, giận dữ nhằm khiến ban bầu cử các bang chiến trường không thể giải quyết tranh chấp trước ngày 8/12. Từ đó Trump có thể đưa đại cử tri của mình vào các bang này để bỏ phiếu và cùng lắm tạo ra chuyện cả hai đều không đủ 270 phiếu để đưa ra hạ viện có lợi cho Trump giải quyết.
Nhưng âm mưu của Trump trước mắt đã bị phá sản khi Georgia đã công bố Biden thắng và trong ngày thứ hai 23/11 Michigan và Pennsylvania sẽ công bố ứng viên Biden thắng ở 2 tiểu bang này...Các tiểu bang còn lại cũng sẽ như thế. Bởi các nghị sĩ Cộng hòa trong ban bầu cử sợ sức ép của nền dân chủ hơn sợ Trump. Trump dù có hùm hét cỡ nào cũng không thể nắm quyền mà sẽ vào tù vậy nên "phù thịnh không phù suy" họ phải tuân thủ các nguyên tắc dân chủ khi ý của dân đã quyết.
Giả sử phe Cộng hòa có phù phép thay đổi họ cũng không yên với dân. Cuồng Trump luôn bảo ít ra Trump còn có 74 triệu người bỏ phiếu. Nhưng 74 triệu này thua xa 80 triệu của Biden vì không có hiến pháp bảo vệ. Nếu đám này nổi loạn quân đội sẽ dẹp ngay vì quân đội bảo vệ hiến pháp khi Trump vi hiến. Nhưng nếu Trump sai 80 triệu người này biểu tình thì quân đội chỉ đứng ngoài nhìn, thậm chí còn cổ võ thêm.
Còn giới phò Trump cáo buộc Obama chuyện nói đùa sử dụng đặc nhiệm SEAL để lôi Trump ra khỏi Nhà Trắng thì không cần, mật vụ bảo vệ tổng thống có thể làm điều đó. Quân đội không can thiệp chuyện lôi Trump ra nhưng sẽ can thiệp nếu dân phò Trump nổi loạn bảo vệ Trump ở lại. Nhiều người viện lý do quân đội đứng ngoài chính trị nên sẽ không xuất hiện trong ngày 20/1 là lầm. Họ chỉ không xuất hiện khi Trump ngoan ngoãn để mật vụ dẫn đi. Nếu có Proud Boys thì sẽ có lính vì quân đội dùng để bảo vệ đất nước khỏi những kẻ xâm phạm hiến pháp như Proud Boys.
Vì vậy có thể nói các bước hành động điên rồ của Trump hiện nay rõ ràng là hành động của một nhà độc tài. Bởi sự độc tài không đợi đến khi hình thành một chính quyền độc đảng mà nó biểu hiện các bước sau :
- Có tư tưởng độc đảng.
- Xem thường quyền năng lá phiếu của dân.
- Đàn áp tự do ngôn luận, biểu tình, báo chí.
- Nghiêng lệch TCPV .
- Tùy tiện sử dụng và sa thải nhân viên, nội các...
- Mị dân,kích động phe phái nổi loạn.
- Dùng đặc quyền ân xá, miễn nhiễm tội hình sự của tổng thống để tạo ra một tầng lớp trung thành chống lại nền dân chủ.
Vì vậy những ai cho rằng Trump chưa phải độc tài là lầm to. Trump còn nguy hiểm hơn cả Hitler vì nắm trong tay một mật mã điều khiển một kho hạt nhân khổng lồ. Ngày nào Trump chưa rời khỏi vị trí tổng thống để mã hạt nhân tự động thay đổi thì nhân loại còn phải phập phồng lo sợ về sự điên rồ của Trump có thể khiến thế giới bị hủy diệt. Cho nên những kẻ "cuồng Trump" chẳng qua là do não bị tê liệt"chưa thấy quan tài chưa đổ lệ". Sẽ có một ngày những kẻ này phải lãnh đủ những gì do Trump gây ra khi làm Mỹ đánh mất vai trò lãnh đạo thế giới. Đến lúc đó chắc chắn họ sẽ hổ thẹn bởi những gì họ làm hôm nay. Tất nhiên họ phải là những kẻ có đôi chút trí tuệ nếu không chỉ là "đàn gảy tai trâu".

Like
Comment
Share

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét