Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2015

5% DÂN SỐ NGHÈO NHẤT NƯỚC MỸ GIÀU HƠN 2/3 DÂN SỐ THẾ GIỚI.

Phong trào Occupy Wall Street(Chiếm Phố Wall) đã được chính quyền CSVN lợi dụng triệt để nhằm đả kích sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội Mỹ.Đến nay trên các diễn đàn các DLV thỉnh thoảng vẫn sử dụng chuyện này như một vũ khí để đáp trả những ai ca ngợi nước Mỹ.Nhưng hầu hết chỉ là "biết 1 mà không biết 2" Khẩu hiệu của phong trào Chiếm phố Wall chỉ là một câu đơn giản: “Chúng tôi là 99%”, mô tả sự gia tăng bất bình đẳng ở Mỹ: 1% dân số kiểm soát hơn 40% tài sản và nhận hơn 20% lợi nhuận. 99% còn lại là người nghèo. Hay nói cách khác, 1% dân số nắm giữ hầu hết sự giàu có so với 99% còn lại Thế nhưng tất cả không biết là số 1% ấy đã đóng vào ngân sách nước Mỹ bao nhiêu thuế thu nhập hàng năm? Cho tới nay, Chiếm Wall Street, Chiếm London, hay Chiếm Roma đều chỉ là những phong trào tự sinh ra và tự phát triển, chưa nơi nào biến thành tổ chức. Các phong trào thanh niên, năm 1968 hay 2011 đều giống nhau: Trước hết, họ đưa ra những khát vọng. Ở nước Mỹ đã có sẵn những tập quán và định chế dân chủ từ 200 năm; các nhà chính trị sẽ phải phải tìm ra câu trả lời. Dân chúng Mỹ sẽ lựa chọn bằng lá phiếu. Vì Chiếm Wall Street là một phong trào trẻ và bột phát, cho nên chưa thấy ai đứng ra thảo một bản nguyện vọng cụ thể, hoặc một chương trình chính trị. Người ta hỏi: Những người này chống ai? Họ muốn cái gì? Phong trào Chiếm Wall Street đã bị hiểu lầm theo đủ cách khác nhau. Diễn tả dưới hình thức đối kháng, thì khẩu hiệu chính của phong trào Chiếm Wall Street là “99 phần trăm chống 1 phần trăm”. Chống như thế nào? Tuyệt nhiên không ai đòi đấu tố, trả thù những người giầu nhất; cũng không đòi tịch thâu tài sản của họ đem chia cho những người nghèo hơn. Mục tiêu đòi hỏi của phong trào Chiếm Wall Street là thay đổi luật lệ ảnh hưởng tới việc phân bố lợi tức trong nền kinh tế. Nói cách khác, là thay đổi luật về thuế khóa. Nước Mỹ có Tổng Sản Lượng Quốc Dân (GDP) từ 14 đến 15 ngàn tỷ đô la; tức là trong một năm, tất cả những người làm việc trong nước đã sản xuất ra của cải, hàng hóa và dịch vụ trị giá 14 hay 15 ngàn tỷ. Số giá trị tăng thêm trong một năm như vậy được chia cho mọi người hưởng như thế nào? Ðó là vấn đề phân bố lợi tức. Những người biểu tình Chiếm Wall Street nói rằng có 1% các gia đình giàu nhất vì được chia phần nhiều quá. Phải sửa lại “luật chơi” của nền kinh tế để chia bớt phần cho những người khác. Trong cuốn sách "The Haves and the Have Nots" (tạm dịch: Kẻ có người không), ông Milanovich dựa trên các tính toán tiêu chuẩn về phân loại giàu nghèo của ngân hàng Thế giới (số liệu 2005), đã tính rằng nước Mỹ có đến 29 triệu người có thu nhập hàng năm sau khi trừ thuế là 340.000USD/người, được xếp vào hàng ngũ nhóm 1%, và chiếm 48% của nhóm 1% này trên thế giới. Nói cách khác, Mỹ là nước chiếm gần một nửa số người giàu có nhất trên trái đất. Mỗi người Mỹ trong nhóm 1% này trung bình làm ra từ 506.000USD trở lên mỗi năm. Theo danh sách giàu có 2011 của tạp chí Forbes, Mỹ dẫn đầu thế giới với 412 tỉ phú (dân số 307 triệu), trong khi Venezuela chỉ có 2 tỉ phú với dân số 28 triệu. Tính trung bình cứ 743.000 người Mỹ thì có 1 tỉ phú, trong khi 14 triệu dân Venezuela mới có 1 tỉ phú. Trung Quốc có 115 tỉ phú, xem ra cũng ấn tượng nhưng nếu so với dân số 1,3 tỉ người thì cứ 11,3 triệu dân mới có 1 tỉ phú. Theo tính toán, tầng lớp gọi là trung lưu toàn cầu chỉ có thu nhập trung bình 1.225USD/năm sau thuế, so ra còn thua xa nhóm 1% này. Thậm chí 5% dân số được xem là nghèo khổ nhất nước Mỹ còn giàu hơn cả 2/3 dân số thế giới. Do vậy tầng lớp trung lưu ở các nước đang phát triển tại châu Phi, Trung Quốc, Ấn Độ không so sánh được với tầng lớp trung lưu tại các nước phát triển, khi họ không có xe hơi, kế hoạch tài chính hưu trí, nhà riêng, con cái học đại học... Vì vậy mà danh sách 1% giàu có nhất không có tên các nước này, dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, Ấn Độ, Nga,... là đang biểu dương. Phong trào Occupy Wall Street chỉ là một biểu lộ của giới trẻ trước cảnh chênh lệch này. Họ không đòi xóa bỏ hệ thống kinh tế tư bản; cũng không hề muốn lật đổ chính quyền dân chủ. Khi những người trẻ có lý tưởng muốn xã hội công bằng hơn, đó là một điều đáng mừng cho các quốc gia. Các nhà chính trị sẽ phải diễn tả các khát vọng đó bằng cách thay đổi “luật chơi” cho xã hội công bằng hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét