Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ BÀI BÁO CỦA TÁC GIẢ NGUYỄN HOA LƯ.

Thú thật trước khi đọc bài báo "Một góc nhìn khác về Trương Duy Nhất" tôi không hề biết tác giả Nguyễn Hoa Lư là ai và cũng không hề có ý định tìm hiểu xem mặt mũi tác giả như thế nào.Nguyên tắc của một bài viết phản biện là chỉ căn cứ trên sự hợp lý của các luận cứ qua phân tích,tôn trọng các ý kiến khác biệt của người viết và tuyệt đối không đi vào đả kích cá nhân. Trước hết phải khẳng định rằng Trương Duy Nhất cũng có thể xem là một hiện tượng trong đời sống chính trị của người dân Việt Nam.Hiện tượng về "Một góc nhìn khác" đã tốn nhiều bút mực của báo chí trước,trong và ngay cả sau thời gian Nhất "ở tù".Nhất không phải là một ông Thánh như Hồ Chí Minh và cũng chẳng phải là những anh hùng được báo Đảng ,lịch sử Đảng ca ngợi nhan nhản như Hoàng Văn Thụ,Trần Phú,Lý Tự Trọng...Nhất chỉ là một con người bình thường,rất bình thường như bao người khác.Nhưng nói như bà Aung San Suu Kyi:"Không phải quyền lực làm cho tha hóa, mà chính là sự khiếp sợ",Nhất không bị tha hoá bởi nỗi khiếp sợ mà nhìn thẳng vào nó.Có thể trong quá trình bộc lộ mạnh mẽ cá tính của mình,Nhất có một lúc nào đó đi hơi quá đà nhưng không vì thế mà đánh mất bản chất của một con người có trách nhiệm và hiểu rất rõ mình là ai. Tác giả bài báo đã rất ngô nghê khi mở đầu bài báo lại đi ca ngợi những hành động coi thường pháp luật của những kẻ chấp pháp:"Trong quan niệm của những lãnh đạo trại giam thì Trương Duy Nhất đích thị là một loại động vật hoang dã, không thể thuần hóa. Vậy nên cái phút sổ lồng sau hai năm lao tù, thay vì để Trương bước ra giữa vòng tay người thân, các lãnh đạo trại đã cương quyết tống Trương lên một chiếc xe bịt bùng, chạy hết tốc lực rồi đột ngột quẳng Trương xuống “lề đường Hồ Chí Minh rừng rú”.(Trích) Không biết xuất phát từ căn cứ nào,tác giả lại cho rằng:"Các lãnh đạo trại giam chắc hẳn vẫn cho rằng những hành động của mình là sáng suốt. Tôi tin rằng niềm tin của họ là thành thật."Hoá ra cái đất nước này là đất nước gì?Tự do đưa người ta vào tù bằng những điều luật phi lý ,vi phạm hiến pháp khi con người ta hết hạn tù lại có thể tuỳ tiện coi người tù là một động vật hoang dã đem bỏ ngoài rừng,bất chấp dư luận,bất chấp luật pháp.Nếu là một kẻ hiểu biết thay vì lên án những điều đó,tác giả lại đồng tình.Trong trường hợp này"ai là người,ai là thú" và ca ngợi hành động của những con thú có phải là con người không,có lẻ tác giả hiểu hơn ai hết. Việc Trương Duy Nhất bỏ việc làm báo chuyển sang viết blog Nhất đã nói trong nhiều bài viết.Trước hết tác giả phải đặt vấn đề"Báo chí nhà nước có tự do ngôn luận hay không?Có đảm bảo quyền tự do báo chí hay không?Và người làm báo nhà nước có phải là những con vẹt hay không?"Nếu điều đó là đúng thì tại sao lại trách Nhất bỏ báo đi viết blog.Con người ta không hề có tội khi muốn nói lên chính kiến của mình.Chưa kể tác giả lại cho mình cái quyền phỉ báng cá nhân một cách hèn nhát:"Trương hẳn nhiên là một kẻ lạc lối, một đứa con đi hoang đích thực" Hiện thực thối nát của một thể chế độc tài là không thể chối cãi.Bất cứ người dân nào cũng thấy trừ những người mù.Ngay chính các lãnh đạo CSVN cũng đã phải thừa nhận.Vậy thì Nhất vạch ra cái sự thật đó có gì sai.Và các nhà báo khác ca ngợi sự dũng cảm của Nhất cũng chẳng phải là động thái a dua,tung hê như tác giả mạ lị,mà đó là sự đồng lòng đoàn kết trong việc ủng hộ và tìm ra sự thật.Sự quay lưng với cái sự thật đó mới là điều đáng lên án. Sự dẫn chứng về ông Trần văn Giàu chẳng ăn nhập gì với logic của bài viết.Yêu nước,căm thù cái bất công của quyền lực không phải là đặc sản của người Cộng Sản và thái độ coi"nhà tù như một trường học để rèn luyện" không phải chỉ người Cộng Sản mới có.Lịch sử Việt nam còn có Nguyễn Thái Học, Nguyễn An Ninh...và thế giới cũng có rất nhiều nhà hoạt động chính trị khác như Nelson Rolihlahla Mandela,Mohandas Karamchand Gandhi .. Việc tác giả cho rằng toát lên trong các thông điệp của Trương Duy Nhất là một chủ trương bạo động là suy nghĩ quá chủ quan và phiến diện.Trước hết hãy đi định nghĩa thế nào là bạo động và hãy dẫn chứng xem bài báo nào của Nhất cổ vũ cho chủ trương đó?Hãy nói có sách mách có chứng chứ không được suy diễn cảm tính.Mới ra tù nhắc lại 14 thông điệp trong tù có lẻ Nhất muốn truyền những ý chí không sợ hãi của mình đến với công luận và việc mặc chiếc áo của Juventus cũng là chỉ để khẳng định "Việt Nam là một nhà tù lớn".Còn việc lặp lại chính mình hay để nhấn mạnh các thông điệp của bản thân,tự hào với "suy nghĩ khác" của mình cũng chẳng có gì sai. Lý thuyết về con chuột nhắc của tác giả cũng rất khiên cưỡng.Chuột là loại động vật ăn tàn phá hoại.Ví một người có lá gan to muốn lôi lũ chuột ra ánh sáng lại là con chuột thì rất phi lý.Có chăng nên ví tác giả bài viết này là con chuột thì hợp lý hơn. Còn rất nhiều điều trong bất hợp lý trong bài viết này nhưng thiết nghĩ không cần nêu ra dài dòng làm gì bởi vì nó không đáng để đọc để phân tích.Thôi thì hãy lấy một câu nói nổi tiếng để kết thúc và mong rằng tác giả hãy suy nghĩ cẩn trọng khi muốn phán xét một ai đó: “Thà đốt lên một que diêm còn hơn cứ ngồi nguyền rủa trong bóng tối”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét