Hòa ước Giáp Thân 1884 và Hiệp ước Thành Đô 1990 đã khiến Việt Nam
trên thực tế là mất nước nhưng vẫn được một chính quyền do người Việt
cai quản.Đây mới thực sự là một "chính quyền bù nhìn", từ vẫn được CSVN
dùng để gọi chính quyền VNCH trước kia. Nhưng kỳ thực Mỹ không hề can
thiệp vào bầu cử của VNCH hay của nước Nhật. Thế nhưng chuyện Trung Quốc
quyết định hầu hết các vị trí cốt yếu trong BCT ,chức Tổng Bí Thư cũng
như Đại biểu quốc hội là dân Tàu nhập cư là điều khó chối cãi. Hai chữ
"bù nhìn" dùng cho chính quyền hiện nay mới thích hợp nhất.
Sau
khi ký Hoà ước Quý Mùi 1883, trong nội bộ triều đình Huế lục đục, các vị
vua Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi kế tiếp nhau lên ngôi trong thời gian
ngắn. Lúc này, ở Bắc Kỳ quân Pháp đang đánh nhau với quân nhà Thanh và
đã đuổi được phần lớn quân Thanh về Trung Quốc, tuy nhiên tại một số
tỉnh quân Thanh vẫn còn có mặt và đe doạ sự có mặt của người Pháp ở Bắc
Kỳ. Chính phủ Pháp đã sai Fournier sang Thiên Tân ký với Lý Hồng Chương
bản sơ bộ về Hoà ước Thiên Tân 1884, trong nội dung bản hoà ước sơ bộ
giữa Pháp và nhà Thanh năm 1884, đã có điều khoản nhà Thanh công nhận
quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam. Dựa vào bản sơ bộ này, mà sau này là
bản chính thức Hòa ước Thiên Tân 1885, Chính phủ Pháp đã sai Patenôtre -
Đại diện Cộng hoà Pháp đến Huế sửa lại Hòa ước Quý Mùi 1883 trước đó
giữa Pháp và nhà Nguyễn.
Hòa ước Giáp Thân 1884 hay còn có tên là
Hòa ước Patenôtre (Pa-tơ-nốt), là hòa ước cuối cùng nhà Nguyễn ký với
thực dân Pháp vào ngày 6 tháng 6 năm 1884 tại kinh đô Huế gồm có 19 điều
khoản. Đại diện các phía nhà Nguyễn là Phạm Thận Duật - Toàn quyền đại
thần, Tôn Thất Phan - Phó Toàn quyền đại thần, Nguyễn Văn Tường - Phụ
chính đại thần và phía Pháp là Jules Patenôtre - Sứ thần Cộng hoà Pháp.
Nước An Nam thừa nhận và chấp thuận nền bảo hộ của nước Pháp.
Nước Pháp sẽ đại diện cho nưóc An Nam trên mọi quan hệ ngoại giao.
Những người dân An Nam nằm ở nước ngoài đều đặt dưới quyền bảo hộ của nước Pháp.
Hội nghị Thành Đô là cuộc hội nghị thượng đỉnh Việt-Trung trong hai
ngày 3-4 tháng 9, 1990, tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc)
giữa lãnh đạo cao cấp nhất hai Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam -
Trung Quốc. Cuộc họp mặt này nhằm mục đích bình thường hóa quan hệ giữa
hai nước và hai Đảng. Cho đến nay, nội dung và các Vidic thuận trong
cuộc họp của đôi bên vẫn chưa được công bố, tuy nhiên trên trang thông
tin chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cho đăng hình ảnh chụp
trong hội nghị, trong những cột mốc ngoại giao quan trọng.
Hội
nghị Thành Đô đã tác động sâu rộng đến việc Việt Nam soạn lại cả hiến
pháp. Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1980 đích danh lên án "bọn bá quyền
Trung Quốc xâm lược" nhưng Hiến pháp năm 1992 đã loại bỏ những câu từ
mang tính chống Bắc Kinh trong văn bản pháp lý của nhà nước.
Cuối
năm 2014, 2 tờ báo Trung Quốc là Tân Hoa Xã và Thời báo Hoàn cầu, đã
loan tin rằng ở cuộc gặp nhằm bình thường hóa quan hệ hai nước này, các
nhà lãnh đạo Việt Nam đã "sẵn sàng chấp nhận để Việt Nam làm một khu tự
trị của Trung Quốc".
Một Báo cáo mật của Wikileak vừa rò rỉ đã
cho biết, hiện nay đã có khoảng 65% lãnh đạo Nhà nước Việt Nam cũng như
những người làm giàu bất chính đã chuẩn bị mọi điều kiện để có thể bỏ
trốn ra nước ngoài để định cư bất cứ lúc nào.
Điều này trùng hợp
với một báo cáo tuyệt mật của Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội - Ban Tuyên
giáo Trung ương cho biết, kết quả điều tra nội bộ đã cho thấy, có tới
65% quan chức lãnh đạo cấp tỉnh và tương đương ở Việt Nam đã chuẩn bị
mọi điều kiện để chạy trốn bất cứ lúc nào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét