Có 2 vấn đề trong lòng một xã hội dân chủ mà các bạn cứ nghĩ là xấu nhưng thật ra nó rất cần thiết : đó là đối lập và đảo chính.
- Thứ nhất về đối lập : như bài trước tôi đã phân tích một xã hội không có đối lập hợp pháp thì không thể coi là một xã hội dân chủ. Ví dụ trong xã hội Mỹ hiện nay nếu không có nghị viên của hai đảng cạnh tranh nhau thì các vụ việc bất công trong xã hội sẽ không được đưa ra điều trần tại quốc hội để sửa luật và như thế sẽ bị nhấn cho chìm xuồng. Căn bản là do nó quá "đoàn kết".
Bởi vậy một số các bạn cho rằng chưa đánh được cộng sản mà lại quay qua đấu đá nhau là chưa hiểu lắm về xã hội dân chủ. Ngay trong một gia đình vợ chồng ngủ chung giường, ăn chung mâm mà còn chưa hiểu nhau thì làm sao đòi hỏi ra ngoài xã hội không có bất đồng? Vì vậy chuyện phong trào dân chủ liên tục tranh luận với nhau là chuyện hết sức bình thường. Nó cũng giống như việc ông Trump và bà Hillary đăng đàn moi chuyện xấu của nhau ra cho thiên hạ nghe chơi rồi báo chí nhảy vào thổi cho nó to thêm. Nhưng rốt cuộc nó có làm cho nước Mỹ suy yếu không ? Không bao giờ, trái lại làm cho nó mạnh thêm lên.
Còn cộng sản tại sao nó "đoàn kết"? Vì Hồ Chí Minh chỉ đạo cho Võ Nguyên Giáp gây ra vụ án Ôn Như Hầu thảm sát hết các đảng phái đối lập. Các ý kiến trái chiều bị giết chết hết thì tất nhiên nội bộ thuần nhất nghe lời đảng CSVN, lấy đâu ra người để cãi vả?
Do đó cái đáng sợ trong một xã hội dân chủ đó là những bí mật, những bất đồng không được khui ra công luận để giải quyết. Khi khui ra rồi thì ta nên lấy làm mừng vì ung nhọt đang được giải phẫu bằng sự thật.
- Vấn đề thứ hai : đảo chính xưa nay cũng khiến người dân Việt Nam nghĩ rằng đó là một hình thức xấu. Đó là do tâm thức nô lệ cho độc tài.Nhưng lý luận thế giới đã chỉ ra rằng ngày nay không hề có độc tài anh minh. Đó chỉ là sản phẩm của tuyên truyền mà thôi. Vì vậy nước Mỹ đã đặt ra chế độ nhiệm kỳ. Anh có tài giỏi cỡ nào tôi cũng chỉ cho anh làm không quá 8 năm mà thôi. Bởi tôi biết chắc một điều nếu anh làm lâu anh sẽ tha hóa.
Người Việt Nam trái lại hay tôn sùng thần tượng. Một lãnh đạo có chút tài , chút đức thì xúm vào ca tụng, cho rằng không thể thay thế. Và rồi cá nhân đó đã lợi dụng tâm thức nô lệ đó để lạm quyền và xây nên một chế độ độc tài. Lúc đó muốn đánh đổ thể chế độc tài này sẽ tốn rất nhiều xương máu và tính mạng của nhân dân. Chỉ có đảo chính là tiết kiệm được nhân mạng nhất. Do đó đảo chính để chuyển từ một thể chế độc tài sang thể chế dân chủ là một cuộc cách mạng thông minh và lớn lao nhất.
Nhưng người dân Việt Nam ít khi biết được điều này. Họ xúm vào chửi rủa những kẻ đảo chính đã giết chết thần tượng của họ. Thế nhưng tại sao họ không hề thấy là Thái Lan từ năm 1930 đến nay đã trải qua 20 cuộc đảo chính. Và nước họ vẫn không hề có chiến tranh?Chỉ khi nào các nền dân chủ đã phát triển vững chắc với các thiết chế vững mạnh như tam quyền phân lập, đa đảng, bảo hiến, tối cao pháp viện, phi chính trị hóa quân đội, tự do báo chí...thì mới ngăn ngừa các cuộc đảo chính. Vì khi đó đảo chính không còn từ độc tài sang dân chủ nữa, trái lại đó sẽ là một cuộc đảo chính phi dân chủ khi biến một thể chế dân chủ thành một thể chế độc tài.
Do vậy đôi khi trong chính trị có những điều ta thấy vậy nhưng không phải vậy. Ta tưởng là hại nhưng thật ra nó rất có lợi. Bởi lẻ các đặc tính của một xã hội đa nguyên, đa đảng nó bắt buộc phải trải qua những bước tất yếu như thế. Nhưng cũng do người dân Việt Nam sống quá lâu trong chế độ độc tài nên không nhận ra mà thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét