Đã 384 năm kể từ ngày Galileo đưa ra và chứng minh sự đúng đắn của thuyết "nhật tâm", 102 năm ngày Albert Einstein công bố "thuyết tương đối", thế giới đổi thay từng ngày bởi các thành tựu và phát minh khoa học. Thế giới không đứng lại, khoa học không đóng bất cứ cánh cửa nào của sự sáng tạo, bởi con người luôn có một sản phẩm vô giá, đó là TƯ TƯỞNG.
Năm 2005 Lý Quang Diệu cho rằng: "Cần phải có tranh luận, đối chọi về tư tưởng. Nếu Galileo không thách thức Giáo hoàng, có lẽ chúng ta vẫn tin rằng trái đất phẳng."
Trong thời đại mà các tư tưởng, dù tốt hay xấu, đều được lan truyền khắp thế giới với tốc độ siêu nhanh, chúng ta hân hoan chào đón tư duy dũng cảm của những người đang đi đầu cuộc đấu tranh vì tự do ngôn luận".
Như vậy là đã rõ "tự do ngôn luận" đã hình thành nên các nhà tư tưởng và đó cũng là chìa khóa để mở ra cánh cửa tư duy, tạo nên những phát minh vĩ đại trên cả hai lĩnh vực: khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
Thế nhưng trong thời đại ngày nay vẫn còn rất nhiều "con ếch ngồi đáy giếng" buông lời mỉa mai, châm biếm các tư tưởng đi trước thời đại.
Có lẻ 100 năm trước đây con người sẽ cho việc lên vũ trụ, việc đi máy bay, việc ngồi một chỗ có thể gặp mặt ,giao lưu với người thân cách xa nửa vòng trái đất là điều điên rồ. Khi nhà bác học Mỹ Edison phát minh ra máy ghi âm, máy chiếu phim và nhiều phát minh khác những người cùng thời với ông cũng không thể ngờ.
Ngày nay cứ mỗi lần có một thế hệ điện thoại hay xe hơi mới ra đời con người lại vô cùng thích thú với các phát minh mới. Điều mà trước đây họ có nằm mơ cũng không hề nghĩ tới. Giờ đây mỗi lần lên xe mở máy qua chức năng của Siri con người có thể ra lệnh cho máy móc hoạt động bằng giọng nói để chỉ đường và điều khiển một số chức năng máy móc.
Cách đây một trăm năm ,một bà lão ở nước Mỹ đã bị bắt vì ăn cắp một ổ bánh mì vì nuôi 2 đứa cháu nhỏ để rồi dẫn đến một phiên xử nhân văn đi vào lòng người. Thế nhưng không ai ngờ là 100 năm sau chỉ 0,9 % dân số nước Mỹ đã làm ra 50% sản lượng nông nghiệp toàn cầu . Năng suất lao động nông nghiệp của nước Mỹ 1 người bằng 300 người của Việt Nam. Và người Mỹ không cần lo chuyện "con trâu đi trước ,cái cày theo sau " để kiếm miếng ăn nữa. Vì đã có máy móc làm thay, sản phẩm nông nghiệp trong các siêu thị bán rẻ như bèo. Thế thì 100 năm sau nữa chuyện nhờ vào các robot điều khiển máy móc để sản xuất nông nghiệp đâu có gì lạ? Và nếu cần bộ óc con người chỉ cần một lực lượng nhỏ lao động thiện nguyện là đủ.
Tương tự như vậy là trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp... Hiện tại bằng giọng nói con người có thể ra lệnh cho máy móc hoạt động thì 100 năm nữa họ sẽ còn làm tới cái gì ?
Do vậy việc một xã hội làm ra của cải vật chất quá dư thừa là điều không khó đoán . Và việc điều hành chính phủ theo cách tự động hóa cũng là chuyện trong tầm tay. Tất nhiên trong giai đoạn khởi đầu bao giờ cũng gặp khó khăn nhưng 100 năm kế tiếp sẽ càng ngày càng hoàn thiện hơn. Bởi phát minh con người là vô giới hạn, họ phải sáng tạo không ngừng để tìm ra cái mới.
Rất đáng buồn là những kẻ sống trong xã hội tự do tư tưởng của nước Mỹ nhưng lại nghi ngờ những giá trị của tư tưởng. Những bộ óc vĩ đại của người Do Thái đã đi trước con người hàng trăm năm . Vậy nên họ nghi ngờ tư tưởng của Marx cũng giống như đã nghi ngờ thuyết tương đối của Einstein.
Những con chim bị thương một lần bởi những kẻ mạo danh cộng sản bây giờ sợ cả những cành cây cong. Cứ hễ ai nói đến hai chữ "cộng sản" "thiên đường cộng sản" là họ dị ứng ,giãy nảy lên. Họ không hề biết đây chỉ là một tư tưởng triết học đã bị làm hoen ố bởi bọn độc tài. Một ý tưởng hoàn toàn khả thi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét