Tất cả các chế độ độc tài đều sống dựa trên nền tảng duy tình của một dân tộc.Trong xã hội độc tài tình đi trước, lý đi sau, tình có thể hướng dẫn con người vào những lập luận cảm tính và tạo ra sự mâu thuẫn, trước sau bất nhất.
Tại sao các chế độ độc tài mong muốn con người duy tình?
- Vì nó khiến người dân không còn cần đến quyền tự quyết, một quyền căn bản của con người.
- Nó khiến người dân không cần đến sự kiểm soát quyền lực.
- Nó khiến người dân không cần đến pháp trị trong đó có một yếu tố căn bản là "không ai ở trên luật".
- Nó khiến người dân không cần đến sự kiểm soát quyền lực.
- Nó khiến người dân không cần đến pháp trị trong đó có một yếu tố căn bản là "không ai ở trên luật".
Xã hội duy tình cũng khiến cho việc ca ngợi các lãnh tụ độc tài nở rộ, việc sống và làm việc theo những thần tượng, những khuôn mẫu định sẵn chứ không cần theo hiến pháp và luật pháp do một chế độ đa đảng tạo ra.
Xã hội duy tình cũng khiến con người không cần tư duy đến tận cùng , gốc rễ của một vấn đề mà chỉ suy luận xuê xoa, nông cạn, dĩ hòa vi quý để cốt vừa lòng bản thân và vừa lòng tất cả , mặc kệ bất công.
Xã hội duy tình là mảnh đất màu mỡ cho thơ, nhạc phát triển hướng con người vào những suy nghĩ sai lầm để phục vụ cho quyền lợi một bộ phận nhỏ đặc quyền trong xã hội được núp dưới vỏ bọc "quốc gia ,dân tộc".
Xã hội duy tình cũng khiến con người thích được khen hơn bị chê. Và bất kỳ ai chỉ ra sự thật đều bị cho là tự cao,kênh kiệu khinh thường mặt bằng dân trí chung .
Chủ nghĩa duy lý (Rationalism) là một học thuyết trong lĩnh vực nhận thức luận. Theo nghĩa rộng nhất, đó là quan điểm rằng lý tính là nguồn gốc của tri thức hay sự minh giải. Nói cách khác, chủ nghĩa duy lý là một phương pháp hoặc học thuyết mà trong đó tiêu chuẩn về chân lý không có tính giác quan mà có tính trí tuệ và suy diễn logic.
Chủ nghĩa duy lý đã giúp các quốc gia phương Tây tỉnh táo đặt nền móng cho một nền chính trị khoa học dựa vào dân với những thiết chế kiểm soát quyền lực rất gần gũi với thực tế.
Chủ nghĩa duy lý đã khiến xã hội tạo ra được những đối lập căn bản của các quan điểm khác nhau, mạnh dạn phê phán, chỉ trích lẫn nhau để tìm ra chân lý nhưng vẫn dựa trên những nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau giữa người với người.
Hiện tại ngay cả những người Việt sống ở các nước dân chủ vẫn sống thiên về cảm tính, thích được khen hơn chê, thích sùng bái nhân cách hơn lý trí thì có lẻ người Việt trong nước cũng còn rất lâu mới thoát khỏi được sự duy tình.
Nhưng một điều rất nghịch lý đó là những dân tộc duy tình như việt Nam lại sống vô cảm với đất nước và vô tình với đồng bào mình nhưng ngược lại những dân tộc duy lý như người phương Tây lại không hề vô cảm và vô tình đối với mảnh đất và đồng loại mà mình đang sống chung.
Cho nên mới nói duy tình chưa chắc đã sống thiên về tình cảm và duy lý không có nghĩa là khô khan , cứng nhắc. Chỉ là vấn đề cần sự sáng suốt trong nhận thức để khỏi bị lừa mà thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét