Lịch sử loài người đã trải qua hơn 2000 năm sau công nguyên nhưng 2000 năm đó lại là sự đối chọi nhau giữa hai nền chính trị ,kinh tế và văn hóa Đông Tây.Nổi bật trong sự đối chọi ấy là sự thức tỉnh của phương Tây và sự ngủ vùi trong mê muội của phương Đông.
Có thể lấy một ví dụ đơn giản để so sánh đó là giữa nước Mỹ và Trung Quốc.
Nếu như lịch sử hơn 200 năm của nước Mỹ là lịch sử của sự phát triển không ngừng về cải cách thể chế chính trị: từ lý thuyết nhà nước phân quyền, tam quyền phân lập đến hiến pháp, bảo hiến, luật pháp, dân chủ, nhân quyền, cải cách tư pháp, thiết lập đối lập hợp pháp , đa đảng, tự do bầu cử... thì lịch sử của Trung Quốc là lịch sử tranh đoạt quyền lực của các chế độ phong kiến Chu , Thương, Tần, Hán, Thục Hán, Ngô, Triệu, Lương, Đường, Nguyên, Mãn Thanh...
Trong khi nước Mỹ đề cao tinh thần pháp trị ,không ai ở trên luật thì người dân Trung Quốc vẫn mải mê chìm đắm trong tinh thần quân tử Tàu, tinh thần võ hiệp của các hiệp sĩ , đề cao các bậc minh quân, các ông quan liêm khiết như Bao Công... Tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung sống trong tinh thần ấy và như là một cứu cánh cho việc giải thích về sự tồn tại của các chế độ độc tài. Người dân phương Đông không hề duy lý và họ luôn cho rằng xã hội không cần các thiết chế mà chỉ cần các lãnh tụ độc tài anh minh.
Chủ nghĩa cộng sản đã có từ thời tiền sử , từ thời chiếm hữu nô lệ của loài người. Nhưng sang đến thế kỷ 20, môt thế lực độc tài của nước Nga đã khai thác chủ nghĩa này để trở thành một hiểm họa của nhân loại khi giết hại đến hơn 100 triệu người. Thực chất chủ nghĩa cộng sản hiện đại được xây dựng căn cứ trên cảm nhận mê muội về thế giới của người phương Đông. Bởi thực chất chế độ cộng sản của Lê nin, Mao...chỉ là một biến thể của chế độ phong kiến trong đó vai trò của ông vua được thay bằng đảng chính trị, các nhân vật võ hiệp được thay bằng các mẫu "anh hùng cộng sản".
Trong lúc phương Tây liên tục cho ra các phát minh khoa học dựa trên nền tảng một thể chế chính trị hợp lý thì phương Đông vẫn đắm chìm vào "con trâu và cái cày", vào các giáo phái, vào mê tín và đủ thứ cố tật khác.Một trong các đặc điểm của phương Đông là sống thiên về cảm xúc, kém về tư duy logic nhìn và phán đoán sự việc một cách cảm tính.
Ảnh hưởng sâu nặng nền văn hóa Trung Hoa , người Việt Nam vẫn xem việc nô lệ cho một thứ quyền lực độc tài là điều bình thường. Ở thế kỷ 21 nhưng họ vẫn còn say đắm với các "hiệp sĩ đường phố", sùng bái nhân cách và tôn thờ sự sáo rỗng về các lãnh tụ , các anh hùng được truyền thông của chế độ độc tài vẽ ra.
Họ hầu như xa lạ với việc sử dụng lá phiếu, xuống đường biểu tình để dạy dỗ chính quyền, dùng tự do ngôn luận để biểu đạt chính kiến. Cả hai phía vẫn chưa hiểu thế nào là đối lập hợp pháp, sự cần thiết của đa đảng và trong thâm tâm vẫn ca ngợi tài năng , đạo đức của các cá nhân trong lịch sử.
Chính vì vậy người Việt cũng như người phương Đông đang mắc kẹt trong một ý thức hệ. Đó không phải chỉ là ý thức hệ cộng sản mà cao hơn đó là ý thức hệ nô lệ. Người Việt cũng như người phương Đông đang nô lệ cho quyền lực và sùng bái quyền lực của cá nhân chứ không hề biết được sức mạnh của mình.
Chính vì thế nên họ thường đổ lỗi cho số phận, tạo hóa chứ không hề thấy được cái lỗi của chính mình. Khi họ không quyết định được số phận của chính mình thì không ai có thể quyết định thay cho họ. Và bi kịch đến như một quy luật tất nhiên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét