Vừa qua facebooker có một bài viết gây hiệu ứng trong cộng đồng mạng. Người đồng tình cũng nhiều nhưng người phản đối cũng không ít . Đại ý :
"Vì mục đích đánh thức lòng dân, tôi cực lực phản đối cách chống cộng kiểu thiếu giáo dục. Ví dụ ghép lãnh tụ CS với súc vật, hay ghép tên lãnh tụ CS với những tên loài vật là không thể chấp nhận. Tôi tôn trong sự thật, nên những người CS dù có ém sự thật trong ngõ ngách nào tôi cũng lôi ra, và tất nhiên chống Cộng kiểu vô văn hoá tôi cũng chống luôn".
Câu này rất dễ cho chế độ CS lợi dụng để bắt bớ , đàn áp những người nào chống cộng mà phỉ báng lãnh tụ, đảng của chúng. Đó là trường hợp các nick chuyên livestream để chửi hiện nay. Đáng tiếc là các livestream đó lại rất đắt hàng , có cả trăm ngàn lượt like. Nếu Đỗ Ngà chống có lẻ phải chống cả hàng trăm ngàn người Việt thích nghe chửi hơn nghe lập luận bởi họ không có thời gian để tìm hiểu xem dân chủ là phải như thế nào, tam quyền phân lập ra sao. Họ chỉ cần thực tế và chỉ cần chỉ ra cộng sản đáng ghét như thế nào là họ sẽ xuống đường. Nhưng đây là lực lượng đông đảo nhất tạo nên sức mạnh của biểu tình chứ không phải các trí thức chỉ có thể tạo ra những cơn bão like trên mạng.
Nếu nói như Đỗ Ngà thì có lẻ dân Pháp cũng phải oán hận các nhà báo Charlie Hebdo bởi vì họ không chỉ chửi, lăng mạ Hồi Giáo mà còn chơi luôn cả Kito giáo. Nếu thế thì sau khi các nhà báo này bị các tay súng Hồi Giáo thảm sát 90% dân Pháp sẽ không đổ ra đường để ủng hộ bọn "thiếu văn hóa" này đến như thế mà sẽ ở nhà hô "Đáng kiếp".
Việc hạ bệ , giải thiêng các thần tượng được dựng nên để phục vụ cho chính sách ngu dân không cần sử dụng thứ văn hóa bác học và chỉ cần sử dụng thứ văn hóa dung tục của dân gian. Điều này truyện Trạng Quỳnh và Ba Gia Tú Xuất của dân gian Việt Nam là một minh chứng và gần đây nhóm Lý Đợi đã thực hành thứ thơ dung tục để phản kháng chính quyền. Hơn nữa người dùng dung tục có thể phản biện rằng với một trong 13 tên phạm tội ác diệt chủng của nhân loại, tử hình ngay cả ân nhân của mình là bà Nguyễn Thị Năm như Hồ Chí Minh thì xứng đáng nhận những lời phỉ báng theo phong cách dân gian.
Tuy nhiên khách quan mà nói vì Đỗ Ngà không phải là chính quyền nên anh ta có quyền không thích. Đó là quyền tự do ngôn luận của anh ta .
Quyền được nói và quyền phản đối đều là quyền tự do ngôn luận.Chỉ khi nào người ta ném đá, động chạm đến thân thể những người cầm biểu ngữ đó mới là điều cấm.
Các nhà báo Charlie Hebdo có quyền phỉ báng , giải thiêng đạo Hồi và các tín đồ đạo Hồi có quyền dùng "tự do ngôn luận " để chửi, bôi nhọ lại các nhà báo Charlie Hebdo. Chỉ là không được dùng súng để gây ra thảm sát.
Trần Trường có quyền treo cờ đỏ trên đất Mỹ và không ai được phép hạ nó xuống ngoài ông ta theo tu chính án số 1. Nhưng điều đó ông ta chỉ được hiến pháp Mỹ cho phép chứ không phải ông ta đúng về mặt đạo đức. Những người VNCH vẫn có quyền bôi nhọ, biểu tình phản đối ông ta vì đó là quyền tự do ngôn luận của họ.
Những người da đen có quyền đạp lên lá cờ Mỹ nếu họ cho nước Mỹ đã tạo ra bất công cho họ. Và những người lính Mỹ cũng có quyền lên án ,phỉ nhổ vào họ vì cho rằng những người này đã chà đạp lên một biểu tượng mà vì nó mà họ phải hy sinh. Chỉ có điều nếu lá cờ này là tài sản của những người da đen thì người lính Mỹ không được phép giằng lấy , tước đoạt của họ.
Mai Khôi có quyền trương biểu ngữ phản đối Trump ở bất cứ nơi đâu nhưng những người ủng hộ Trump , bầu Trump làm tổng thống cũng có quyền phản đối Mai Khôi nếu họ cho biểu ngữ ấy là vô văn hóa và phi logic. Chỉ có điều họ chỉ được phép dùng lời nói chứ không được tước biểu ngữ hoặc xâm phạm thân thể cô ta.
Trong nếp sống Mỹ, người dân xem chuyện đem châm chọc lãnh đạo là bình thường. Nhiều khi không cần đọc những bài báo, theo dõi tin tức trên truyền hình mà chỉ xem qua một biếm họa ghi lại hành động hay một phát biểu của người lãnh đạo, bức tranh đã để lại ấn tượng lâu dài trong lòng bạn đọc. Có khi những bức biếm họa cũng là lời nhắc nhở giới cầm quyền quan tâm vì đó có thể là một thành quả hay một sai lầm trong chính sách cần phải sửa đổi.
Lãnh đạo của Hoa Kỳ và của các quốc gia tự do dân chủ luôn được những nhà biếm họa đem ra chọc cười. Tổng thống Pháp Francois Hollande đã bị châm biếm trên báo Charlie Hebdo. Tổng thống Barack Obama thường xuyên được chương trình Saturday Night Live đùa vui.
Vì là sống trong xã hội tự do dân chủ nên những họa sĩ, những diễn viên không ai bị làm khó dễ, bị đe doạ hay bị giam tù.
Ông Lưu Á Châu, đại tướng Trung Quốc trong bài"Sự đáng sợ của nước Mỹ đã kể lại: "Hồi ở Mỹ, tôi có mua một chiếc quần cộc cờ sao vạch. Tôi thường xuyên mặc chiếc quần ấy. Tôi mặc nó là để khinh miệt, là để trút giận, là một dạng trút sự bực bội và thỏa mãn về tâm lý. Người Mỹ mặc nó là sự trêu chọc bỡn cợt, bản chất khác. Người Mỹ có thể đốt quốc kỳ nước mình ngoài phố.
Đới Húc (Đại tá không quân, người viết nhiều chuyên mục quân sự, chính trị) nói: Nếu một quốc gia có thể đốt cả quốc kỳ của mình thì anh còn có lý do gì đi đốt quốc gia ấy nữa?"
Đó là sự rộng lượng, bao dung của luật pháp Mỹ, luật pháp đề cao sự tự do biểu hiện các quan điểm cá nhân. Trong khi đó chính quyền Việt Nam xem lãnh tụ và ngày quốc khánh là thiêng liêng như một đấng tối cao không được châm biếm, báng bổ. Điều này hết sức cảm tính.
Những người chống cộng có quyền chửi hoặc bôi nhọ lãnh tụ cộng sản cũng như dân Mỹ theo phe tả có quyền dựng tượng Trump trần truồng khoe bộ phận sinh dục. Nhưng những người Mỹ cánh hữu chỉ có thể dùng ngôn ngữ để chửi lại chứ không thể dùng hành động. Tương tự Đỗ Ngà có quyền không thích những người chống cộng cực đoan. Anh ta có quyền block họ vì đó là quyền tự do ngôn luận của anh ta. Và những người không thích hành động này cũng có quyền châm biếm hoặc block lại Đỗ Ngà .Chính vì vậy Evelyn Beatrice Hall đã có một câu nói nổi tiếng :
(Tôi có thể không đồng ý những điều anh nói, nhưng tôi có thể chết để bảo vệ quyền anh được nói những điều đó),
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét