Thứ Năm, 16 tháng 8, 2018

ĐỐT CỜ MỸ KHÔNG BỊ PHẠT VÌ MỸ LÀ MỘT QUỐC GIA TỰ DO.

Đối với người Mỹ, quốc kỳ có một ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần. Quốc kỳ Hoa Kỳ trở thành biểu tượng của tự do, lá cờ đã nói lên sự hy sinh của biết bao thế hệ để giành lấy nền độc lập. Lá cờ đầu tiên của Hoa Kỳ gồm có 13 ngôi sao và 13 sọc tượng trưng cho 13 tiểu bang thuộc địa thời bấy giờ. Quốc kỳ Hoa Kỳ có hai phần. Một phần nhỏ ở góc trái trên cùng có hình ảnh của 50 ngôi sao trên nền màu xanh dương, tượng trưng cho 50 tiểu bang hiện tại. Phần chính gồm 7 sọc đỏ và 6 sọc trắng, tượng trưng cho 13 tiểu bang sơ khai. Ý nghĩa của ba màu xanh, trắng, đỏ trên lá cờ Hoa Kỳ vẫn không thay đổi cho đến hiện nay.
Màu đỏ tượng trưng cho lòng dũng cảm và nhiệt huyết, màu trắng nói lên niềm hy vọng trong sáng, nét tinh khiết của cuộc sống và tinh thần kỷ luật, trong khi màu xanh là hiện thân của màu sắc thiên đàng, biểu tượng của Thượng đế, lòng trung thành, niềm chân thành, công lý, và chân lý. Ngôi sao, theo như biểu tượng xa xưa trong văn hóa Ấn Ðộ, Ba Tư, và Ai Cập, tượng trưng cho chủ quyền. Trên lá cờ Hoa Kỳ, mỗi một ngôi sao tượng trưng cho chủ quyền của một tiểu bang, do đó ngày nay lá cờ Mỹ gồm có 50 ngôi sao tượng trưng cho 50 tiểu bang, trong khi số sọc trên lá cờ vẫn được giữ ở con số 13, tượng trưng cho 13 tiểu bang đầu tiên của ngày lập quốc. Lễ chào cờ có ý nghĩa quan trọng cho mỗi công dân Hoa Kỳ vì nó nói lên lòng trung thành với tổ quốc.
Có một chuyện xảy ra vào năm 1984 ở tiểu bang Texas ở miền Nam nước Mỹ. Một nam thanh niên tên là Gregory Lee “Joey” Johnson, thành viên của Đoàn Thanh niên Cộng sản Cách mạng, một tổ chức của Đảng Cộng sản Cách mạng Mỹ, đốt cờ Mỹ bên ngoài khu vực tổ chức đại hội của đảng Cộng hoà.
Hành động của Johnson nằm trong một cuộc biểu tình phản đối các chính sách của đương kim Tổng thống Ronald Reagan. Không ai bị thương nhưng nhiều nhân chứng nói rằng họ cảm thấy bị xúc phạm nặng nề.
Johnson sau đó bị bắt và bị toà án bang Taxas xử một năm tù giam cùng với một khoản tiền phạt 2.000 USD. Vụ án sau đó lần lượt được cả hai bên kháng cáo lên đến tận Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ.
Tại toà, luật sư của Johnson lập luận rằng, việc đốt cờ là một hành vi ngôn luận có tính biểu tượng (symbolic speech) vốn được xem như là cách Johnson biểu đạt quan điểm chính trị của mình và do đó hành vi ngôn luận này phải được bảo vệ bởi Tu chính án thứ Nhất của Hiến pháp Mỹ.
Bên cạnh đó, lá cờ bị đốt thuộc sở hữu của Johnson, anh ta có quyền dùng nó để biểu đạt quan điểm của mình bằng bất cứ cách nào, kể cả đốt. Chừng nào hành vi đốt cờ này không xâm phạm đến quyền lợi hay tài sản của người khác thì nó không thể bị coi là bất hợp pháp.
Một chi tiết thú vị nữa là, phe Johnson cho rằng bản thân việc đốt cờ không những không xúc phạm lá cờ Mỹ, mà còn tôn vinh giá trị tự do mà lá cờ đó đại diện. Nếu đốt cờ mà không bị trừng phạt có nghĩa là lá cờ đó thực sự đại diện cho những giá trị tự do mà người Mỹ thường rao giảng.
Kết quả, Johnson thắng khi năm trong số chín thẩm phán của Tối cao Pháp viện cho rằng luật cấm đốt cờ của tiểu bang Texas là vi phạm Hiến pháp Mỹ.
Phán quyết ghi rõ quan điểm của phe đa số của Tối cao Pháp viện như sau: “Chính quyền không được cấm đoán việc bày tỏ quan điểm bằng lời nói hay không bằng lời nói chỉ vì xã hội cảm thấy bị xúc phạm và không thể chấp nhận được quan điểm đó, ngay cả khi việc này liên quan đến lá cờ của chúng ta”.
Điều đó có nghĩa là, cho dù xã hội có cảm thấy bị xúc phạm đi chăng nữa thì hành vi đốt cờ cũng phải được coi làm một phần của quyền tự do ngôn luận.
Các án lệ của Mỹ quy định rằng, để cấm đoán một hành vi ngôn luận nào đó thì hành vi đó phải có khả năng kích động bạo lực và gây tổn hại cho người khác, ví dụ hô “cháy” giữa một rạp hát đông người mặc dù không có đám cháy nào cả.
Án lệ Texas v. Johnson cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Các bang ở Mỹ về sau đã bãi bỏ luật cấm xúc phạm quốc kỳ. Đồ lót cách điệu quốc kỳ Mỹ cũng được bày bán công khai trên trang thương mại điện tử lớn nhất thế giới Amazon.
Trong khi đó ở Việt Nam điều 25 hiến pháp CHXHCNVN đã cho phép người dân có quyền tự do ngôn luận.
Nhưng theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2018) thì:
Người nào cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Điều luật này rõ ràng là vi hiến. Do Việt Nam không có một cơ quan bảo hiến nên điều luật này vẫn ngang nhiên tồn tại như một sự phỉ nhổ vào tính logic của những người làm luật Việt Nam.
Nó tố cáo là "quốc hội" chỉ là một phường ăn hại, chẳng có một chút tư duy hợp lý khi luật cơ bản dành cho người dân(hiến pháp) lại đá nhau chan chát với luật do 96% đảng viên tạo ra.
Trong khi một quốc gia dân tộc chỉ có một lá quốc kỳ mà thôi. Bởi cờ nước mang tính biểu tượng liên tục cho một quốc gia từ thời lập quốc theo sự biến thiên của lịch sử chứ không hề đại diện cho một triều đại.
Nói rằng lá cờ đỏ sao vàng là "quốc kỳ" là một điều phi lý vì chế độ cộng sản mới chỉ có 73 năm trong khi nước Việt đã tồn tại hơn 2000 năm. Chính do nhận thức được điều này nên các nước như Nga, Đức và Bungari sau khi thoát họa cộng sản đều lấy lá cờ của chính thể trước đó làm quốc kỳ và bỏ biểu tượng do các đảng cộng sản nặn ra vào thùng rác.
Quốc kỳ của Việt Nam chỉ có một. Đó chính là lá cờ do Quốc gia Việt Nam lấy làm biểu tượng và được hơn 90 nước dân chủ trên thế giới công nhận.
Lá cờ đỏ sao vàng thật ra chỉ là đảng kỳ. Vì nó chỉ là lá cờ đại diện cho 4 triệu đảng viên. Bởi lẻ lá cờ này chưa hề được thông qua bởi một quốc hội đa đảng nên chỉ là ý chí của một đảng cầm quyền duy nhất được áp đặt lên dân tộc Việt Nam.
Do vậy việc xịt sơn lên đảng kỳ của Huỳnh Thục Vy chỉ là một quyền tự do ngôn luận. Bất cứ người dân nào cũng có quyền xúc phạm lá cờ do một đảng chính trị tạo ra, bởi lẻ đảng phái chỉ là nhất thời dân tộc mới mãi mãi trường tồn.
Việc làm của Huỳnh Thục Vy được điều 25 hiến pháp CHXHCNVN cho phép. Nhưng tiếc là Việt Nam chứ không phải Mỹ và do tư duy logic kém nên đã có đến 30 con khỉ khoác áo công an cho xe cày nát sân nhà của một phụ nữ nuôi con 22 tháng tuổi để làm một việc được gọi là : vi hiến.
Nhưng suy cho cùng xứ rừng Việt Nam làm gì có hiến mà vi ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét