Đã từ lâu "quốc hại" Việt Nam luôn hình thành nên một đội ngũ "đối lập cuội" ( giả vờ làm quân xanh) bao gồm những người như : Trương Trọng Nghĩa, Dương Trung Quốc, Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Minh Thuyết... Và bây giờ trách nhiệm làm đối lập được giao cho một cô gái trẻ có tên là Pham Thị Minh Hiền.
Các nhà nghiên cứu sử học khi xem xét trường hợp Liên Xô và khối cộng sản Đông Âu đã có nhận xét rằng các chế độ cộng sản rất giỏi tạo ra các đối lập cuội (fausse opposition), tức là các tổ chức hoặc các đảng phái không phải cộng sản nhưng hoàn toàn nằm trong sự điều khiển của đảng cộng sản, hoặc do đảng cộng sản lập ra, điều này nhằm tạo ra một tình trạng dân chủ giả.
Một quốc hội mà không có đối lập thì quốc hội đó không hề có dân chủ. Nhưng ở các nước theo thể chế chính trị đa đảng thì đối lập trong các quốc hội đó là đối lập thật. Nghĩa là phe đối lập không hề bao che cho đảng cầm quyền. Và họ luôn bỏ phiếu để phủ quyết những sắc lệnh hoặc những đạo luật của đảng đang chấp chính để tạo ra một sự kiểm soát trong cả ba quyền :hành pháp ,lập pháp và tư pháp.
Do chỉ có một đảng vừa đá bóng vừa thổi còi nên đảng CSVN rất chú trọng đến màn đối lập cuội để lừa dân. Thế là các đại biểu quốc hội như Trương Trọng Nghĩa, Dương Trung Quốc luôn lên trước ống kính của phóng viên truyền hình tại hội trường quốc hội , tại đài truyền hình để phát biểu các quan điểm đối lập nhằm ru ngủ dân.
Mới nghe qua các quan điểm này có vẻ đứng về phía nhân dân và lừa được không ít người khi phản ánh những bức xúc của dân chúng, những mối quan tâm của quốc gia dân tộc. Nhưng xét kỷ các đại biểu đối lập cuội này đã khôn khéo định hướng người dân rất rõ. Họ luôn tập trung làm rõ những lập luận như: chủ trương đúng, thi hành sai, cần phải có một luật nào đó, dân không được chống luật và luôn bảo vệ cho thể chế chính trị một đảng, không có kiểm soát quyền lực.
Đó là tình trạng diễn ra những năm gần đây: nào là góp ý cho hiến pháp, nào là kiến nghị dừng Boxit Tây Nguyên, nào là yêu cầu đòi hủy bỏ quyết định vi phạm pháp luật , nào là kiến nghị đòi thay đổi thể chế…, vô vàn các văn bản kiến nghị mà nhà nước không bao giờ thèm trả lời, không bao giờ thèm thực hiện. Bằng cách đó chính quyền cho phép tồn tại một thứ trạng thái dân chủ giả. Khi cần, có thể nói với quốc tế rằng : « Không, chúng tôi không bóp nghẹt tự do ngôn luận, chúng tôi vẫn để cho người dân nói đấy chứ. Bằng chứng là: a, b, c…. »
Rất đáng tiếc là dân mạng Viêt Nam vẫn còn quá ngây thơ về chính trị. Họ không hiểu rằng màn phát biểu của Phạm Thị Minh Hiền nếu không có bàn tay đạo diễn của trưởng ban "chuyên láo" Võ Văn Thưởng thì không thể xuất hiện trên đài truyền hình quốc gia. Vì sao?
Vì tất cả những thông tin xuất hiện trên 800 tờ báo và đài truyền hình của đảng CS đều phải qua kiểm duyệt. Cộng sản không có đối lập thật và không có báo chí tư nhân , vậy nên những thông tin xuất hiện đều phải có lợi cho đảng cộng sản thì mới đến được với nhân dân.
Vì sao phát biểu của Phạm Thị Minh Hiền có lợi cho đảng cộng sản ?
Bởi nó nhằm lừa dân rằng quốc hội có 96% là đảng viên không phải là công cụ của đảng. Quốc hội cũng trăn trở trước các vấn nạn của đất nước, cũng bàn thảo, cũng vắt óc suy nghĩ chứ không chỉ là công cụ để thực hiện các nghị quyết của đảng.
Nhưng sự thật có phải vậy không ?
Nếu quốc hội dân chủ thì Nguyễn Phú Trọng không thể trúng cử với tỷ lệ 99,79% trừ một người không bỏ cho chính bản thân là Nguyễn Phú Trọng.
Nếu Nguyễn Thị Minh Hiền không phải đọc một kịch bản đã soạn trước thì cô ta đã không bỏ phiếu cho Trọng. Và những người xung quanh cô trong hội trường quốc hội đã không tỏ ra thản nhiên như thế.
Kịch bản này đã diễn nhiều lần, mỗi lần được giao cho một người đọc có quay phim hẳn hoi. Nhưng đọc xong rồi thôi. Vấn đề lập tức chìm vào quên lãng.
Thế nhưng điều buồn cười là lần nào nó cũng lừa được dân mạng Việt Nam. Đó là điều giải thích tại sao suốt 73 năm qua dân Việt luôn bị CS lừa từ năm này sang năm khác. Nguyên nhân cũng chỉ vì họ không hề có những kiến thức cơ bản về chính trị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét