Thứ Hai, 4 tháng 2, 2019

KHÔNG NÊN DÙNG KHÁI NIỆM LẬT ĐỔ CỘNG SẢN.

Tôi đồng ý với quan điểm của Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là không nên dùng khái niệm lật đổ chế độ cộng sản mà chỉ nên dùng khái niệm "thay đổi thể chế chính trị, đòi lại quyền tự quyết".
Tại sao ?
Chế độ cộng sản rất ranh ma trong việc sử dụng bẫy ngôn ngữ, đánh tráo khái niệm. Chẳng hạn trong hiến pháp chúng dùng khái niệm "đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý" thì trong luật hình sự chúng đưa vào khái niệm"âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân".
Thực ra theo Locke thì nhân dân là chủ thể của quyền lực. Nhân dân có quyền không tuân thủ bất kỳ chính quyền nào không đem lại an sinh xã hội và hạnh phúc cho họ. Quyền này được quy định trong một thể chế chính trị đa đảng , đối lập trong đó việc chuyển giao quyền lực được thực hiện trong hòa bình.
Khi bạn nói "lật đổ chế độ cộng sản" là bạn mắc vào cái bẫy của cộng sản. Chúng sẽ đặt câu hỏi : ai lật? Và lật cho ai ? Anh lật chế độ cộng sản nhưng anh thay bằng một chế độ độc tài khác thì anh không hề có chính nghĩa.
Nhưng khi anh nói "thay đổi thể chế chính trị từ độc tài sang dân chủ" thì bản thân nội hàm đã có sự lật đổ chế độ cộng sản trong đó. Tuy nhiên nó lại bao gồm luôn cả việc trao lại quyền lực về tay nhân dân chứ không trao cho một đảng phái hay cá nhân khác.
Bản thân những người hoạt động chính trị khi dùng khái niệm này hoàn toàn có chính nghĩa khi đứng trước các phiên tòa của cộng sản. Nhưng nếu anh dùng khái niệm lật đổ cộng sản chúng sẽ vu cho anh thuộc một tổ chức độc tài cướp chính quyền y như chúng ngày xưa.Và nhân dân khi nghe anh nói "lật đổ" cũng sẽ băn khoăn đặt câu hỏi anh lật đổ rồi có làm y như chế độ cộng sản hay không ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét