Thứ Tư, 10 tháng 4, 2019

KIỆN HAY KHÔNG KIỆN MỘT VỤ ÁN ĐÓ LÀ QUYỀN CON NGƯỜI.


Trách nhiệm buộc tội một nghi phạm là của công an và ngành tư pháp. Người dân có quyền kiện hay không kiện một vụ án. Đó là quyền con người của họ. Nghiã là nếu một người phạm tội hình sự thì không cần anh ta bị khởi kiện ngành tư pháp mới buộc tội. Cho dù nạn nhân có hoà giải với nghi phạm thì công an và toà án vẫn phải có trách nhiệm buộc tội và đưa nghi phạm vào tù để thực thi công lý.
Do vậy bản thân cư dân mạng trong những ngày qua đã có cái nhìn sai về những lời của nick Thư Đỗ. Vì bản thân nhiều người thành kiến cô ta là con của tướng công an.Và câu đầu tiên trong lập luận non nớt của cô này là : "Không kiện những người có chức quyền".
Thật ra bản thân cô ta nếu có kiện hay không, chẳng ảnh hưởng đến việc buộc tội của toà án. Cũng giống như trường hợp của Minh Béo, gia đình bé trai nạn nhân của anh ta ở Mỹ có kiện hay không Minh Béo vẫn vào tù. Vì trách nhiệm đưa anh ta vào tù là của cảnh sát Mỹ. Lời khai của nạn nhân chỉ củng cố thêm phần buộc tội chứ không phải là tất cả vì đôi khi lời khai nạn nhân cũng không chính xác lắm.
- Thứ nhất: Nếu lập luận không kiện là sai thì phải tuỳ từng trường hợp bạn đang ở trong một xã hôị pháp trị hay vô pháp.Xã hội pháp trị ( rule of law ) tức không ai ở trên luật, trong một thể chế đa đảng, có đối lập, tư pháp đối lập, đươc phán quyết bởi bồi thẩm đoàn, có công lý thì bạn không tin tưởng vào pháp luật thì đó mới là lỗi của bạn. Tuy nhiên ngay ở các nước pháp trị với trường hợp ấu dâm người ta không buộc nạn nhân phải ra làm chứng trước toà(kiện hay không kiên) mà cho phép cảnh sát điều tra gắn camera trong người để cung cấp bằng chứng cho toà. Nghĩa là nạn nhân không kiện cảnh sát vẫn có thể khởi tố.
- Thứ hai: trong một chế độ pháp để trị (rule by law) độc tài, độc đảng ,không có tư pháp độc lập như Việt Nam thì người dân có quyền không tin có công lý (công lý chỉ là diễn viên hài) và không cần kiện. Bởi kiện là vô ích khi "luật là tao, tao là luật" của cộng sản.
- Thứ ba : Nếu nhận thấy hệ thống tư pháp hình sự không thân thiện, nhiều nạn nhân sẽ nản chí ngay từ đầu. Những nạn nhân bị đối xử một cách thiếu nhạy cảm hoặc không được thông cảm thường không tiếp tục theo đuổi vụ việc. Đơn giản, các nạn nhân/gia đình chỉ muốn chấm dứt bạo lực, được an toàn và được bảo vệ. Nếu không tin rằng pháp luật có thể giúp mình làm điều này, hầu hết các nạn nhân sẽ không hợp tác.
- Thứ tư :Một điều bất hợp lý trong việc điều tra hình sự các vụ việc xâm hại tình dục trẻ em tại Việt Nam là áp dụng cứng nhắc nguyên tắc trọng chứng hơn trọng cung, do định kiến về độ tuổi và độ chân thật trong lời khai của trẻ, mà không xét đến các yếu tố về tâm lý, phương pháp và quyền của trẻ trong quá trình cung cấp chứng cứ chứng thực. Điều này dẫn tới hệ quả khách quan là với một số vụ việc có chứng cứ buộc tội yếu, tòa thường chọn phương án an toàn nhất là vẫn có án, nhưng là án treo để đề phòng trường hợp phải bồi thường oan sai lớn nếu người bị oan phải chấp hành hình phạt tù, hoặc một mức án nhẹ nhàng trong khung hình phạt thấp.
-Thứ năm : Khi điều tra các vụ xâm hại trẻ em, công an thường yêu cầu các em lên để lấy lời khai nhiều lần. Mỗi lần như thế lại làm các em thêm hoảng loạn hơn, giống như vô tình xâm hại trẻ một lần nữa.
- Thứ sáu : Nạn nhân có quyền khước từ yêu cầu thẩm vấn, lấy khẩu cung, hoặc tiếp xúc, đối chất trực tiếp với nghi phạm, hay bất cứ người nào khác đại diện cho nghi phạm. Nạn nhân hoặc gia đình cũng có quyền đặt ra những điều kiện hợp lý để thực hiện bất cứ cuộc cung cấp thông tin nào mà mình đồng ý thực hiện, và có quyền yêu cầu được bảo vệ các thông tin đời tư trước con mắt dòm ngó của giới truyền thông.
Như vậy do Thu Đỗ kém lý luận chứ suy nghĩ của cô ta không sai. Suy nghĩ này đang được chính luật pháp nước Mỹ bảo vệ. Buộc tội bị cáo là trách nhiệm của ngành tư pháp chứ không phải là trách nhiệm của gia đình nạn nhân. Trong trường hợp này nếu thấy chứng cứ yếu, ngành công an CS không nên công bố cuộn băng trong thang máy. Phải cử người theo dõi nghi can và bắt quả tang anh ta trong một vụ án khác . Đây là điều mà ngành cảnh sát trong các nước pháp trị vẫn làm. Toà án có khi phải tha bỗng nghi phạm vì không đủ bằng chứng ngay tại toà nhưng họ vẫn tin rằng nghi phạm sẽ tái phạm vì bản chất phạm tội khó thay đổi. Do vậy đôi khi họ phải cử cảnh sát giả trang làm nội gián trong các tổ chức tội phạm để thu thập bằng chứng .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét