Chính quyền "Quốc gia Việt Nam" còn nhiều nhân tài , chính quyền này được LHQ công nhận. Nếu Diệm không cướp chính quyền thì một chính phủ đa đảng sẽ hình thành tương tự như Nhật Bản. Chính phủ này sẽ không hiệp thương với CS vì hai thể chế chính trị khác nhau. Một bên dân chủ một bên độc tài. Nếu hiệp thương là coi như dâng miền Nam cho CS vì CS sẽ không chấp nhận đối lập.
Nhưng không mất vào tay CS mà mất vào tay NĐD thì cũng rứa. Vì hai chế độ độc tài này giống nhau như hai giọt nước, chỉ khác cái chủ thuyết . Mấy tay công giáo do tôn sùng lãnh tụ nên mụ mị đầu óc không thấy điều này. Các nhà chính trị thế giới thấy rất rõ. Hai chế độ đều độc ác, tàn bạo như nhau và cũng thiên vị cho một thành phần đặc quyền ,đặc lợi như nhau. Dân công giáo di cư chuyển vào Nam sống ở Long Khánh Đồng Nai Bùi Chu Phát Diệm là lưc lượng được chế độ Diệm ưu đãi. Chính những người này đã đồng nhất ông Diệm với dân tộc cho là ông ta yêu quốc gia, dân tộc.
Thực tế ông Diệm cũng như HCM chỉ yêu quyền lực. Bằng chứng là ông ta trưng hình lên ở Toà Đô Chính, cho sáng tác bài Suy tôn NTT, cho các rạp chiếu phim trước khi chiếu phim đều phải hiện lên hàng chữ "Suy tôn NTT". Điều này không khác gì HCM cho đảng CS suy tôn mình ở ngoài Bắc bằng thơ văn,khẩu hiệu lúc còn sống. Cái này là chủ trương chung của tất cả các chế độ độc tài. Nhưng các ngài công giáo được ông Diệm ưu đãi nên mù mắt, một hai Cụ Diệm thế này thế nọ. Nó cũng chẳng khác gì đám ngoài Bắc tung hô HCM. Ai hiểu chính trị thì biết ngay ba cái trò hề rẻ tiền này.
http://anhxua.com/.../tong-hop-hinh-anh-ve-toa-do-chanh...
Nhưng không mất vào tay CS mà mất vào tay NĐD thì cũng rứa. Vì hai chế độ độc tài này giống nhau như hai giọt nước, chỉ khác cái chủ thuyết . Mấy tay công giáo do tôn sùng lãnh tụ nên mụ mị đầu óc không thấy điều này. Các nhà chính trị thế giới thấy rất rõ. Hai chế độ đều độc ác, tàn bạo như nhau và cũng thiên vị cho một thành phần đặc quyền ,đặc lợi như nhau. Dân công giáo di cư chuyển vào Nam sống ở Long Khánh Đồng Nai Bùi Chu Phát Diệm là lưc lượng được chế độ Diệm ưu đãi. Chính những người này đã đồng nhất ông Diệm với dân tộc cho là ông ta yêu quốc gia, dân tộc.
Thực tế ông Diệm cũng như HCM chỉ yêu quyền lực. Bằng chứng là ông ta trưng hình lên ở Toà Đô Chính, cho sáng tác bài Suy tôn NTT, cho các rạp chiếu phim trước khi chiếu phim đều phải hiện lên hàng chữ "Suy tôn NTT". Điều này không khác gì HCM cho đảng CS suy tôn mình ở ngoài Bắc bằng thơ văn,khẩu hiệu lúc còn sống. Cái này là chủ trương chung của tất cả các chế độ độc tài. Nhưng các ngài công giáo được ông Diệm ưu đãi nên mù mắt, một hai Cụ Diệm thế này thế nọ. Nó cũng chẳng khác gì đám ngoài Bắc tung hô HCM. Ai hiểu chính trị thì biết ngay ba cái trò hề rẻ tiền này.
http://anhxua.com/.../tong-hop-hinh-anh-ve-toa-do-chanh...
Thật ra Diệm không hề có ý định thực hiện nền dân chủ hoặc các cải cách xã hội mà Hoa Kỳ mong muốn. Ông ta tiến hành các cuộc đàn áp các nhà chính trị đối lập bằng quân đội và cảnh sát và thực hiện hàng loạt vụ bắt bớ. Các vụ tra tấn và xử tử không qua xét xử lan rộng. Cùng lúc gia đình của Diệm vơ vét của cải và tập trung quyền lực... trong lúc hầu hết dân chúng miền Nam chịu đựng cảnh đói nghèo.Chế độ của Diệm bị số đông dân miền Nam căm ghét.( nhận định của Vietnam War từ phút 40 đến 41)
https://www.youtube.com/watch?v=z9rMIh-ZVgk
https://www.youtube.com/watch?v=z9rMIh-ZVgk
Hình như Diệm và Nhu chỉ đồng ý điểm bất di dịch là ngăn triệt sự xâm nhập của Cộng Sản. Họ chủ trương bắt bớ độc đoán, đày ải vào các trại tập trung vô thời hạn và không được tòa án xét xử và ám sát những thành phần dân chúng mà họ nghi ngờ là thân Cộng. Các vụ lùng bắt và tra tấn theo kiểu quân xung phong Đức Quốc Xã bị nghe than phiền khắp mọi nơi. Tại miền Trung, những phương pháp khủng bố tàn bạo nhất được sử dụng theo chỉ thị và khuyến khích của Ngô Đình Cẩn. Chỉ cần bị tình nghi là Cộng Sản hay có cảm tình với Cộng Sản là sẽ biết được những biện pháp tàn bạo của Cẩn và đồng bọn. Ngoài ra, chính sách khủng bố cũng được đối xử cho những ai chỉ là đối lập với chế độ như các lãnh tụ hay phát ngôn viên của các đảng phái quốc gia hoặc đối với những cá nhân chống lại chính sách khủng bố, tra tấn cán bộ chính quyền. Nhiều phần tử quốc gia chân chính có đường lối chống Cộng khôn ngoan đã chạy theo Mặt Trận Giải Phóng vì cho rằng Mặt Trận còn ít tàn bạo hơn. Tại những vùng xa xôi, cán bộ của chính quyền đã có những lạm dụng khủng khiếp bằng cách hoàn toàn ngụy tạo ra những tội ác để gán cho kẻ thù của họ. Nhu và Cẩn chỉ huy những ban Mật Vụ đặc trách những vụ đàn áp khủng bố khắp nơi.
Một chứng cớ rõ rệt về chính sách bắt bớ, tra tấn độc đoán là hành động đối xử với một nhân vật quốc gia tên tuổi là ông Phan Khắc Sửu, vị Quốc trưởng của năm 1964. Sau khi chế độ Diệm bị lật đổ ông Sửu được chúng tôi giải thoát đã kể lại một câu chuyện hết sức rùng rợn.
Mặc dù ông ta không liên hệ gì đến cuộc đảo chánh của Nhảy Dù năm 1960, ông ta vẫn bị Mật Vụ đến bắt vào đêm tối rồi đem giam vào một cái hầm đào sâu dưới đất tại Sở Thú, cái hầm vừa nóng vừa ẩm ướt mà lại không có không khí. Sau đó, ông được chuyển đến một trại giam khác nhưng vẫn thường bị tra tấn. Họ đã sử dụng kiểu tra xưa cũ của Tàu là kiểu “đổ nước” bằng cách trói tội nhân lại rồi cho từng giọt nước rớt xuống đầu làm cho ông Sửu cảm thấy như điên cuồng. Chân của ông ta bị tê bại phải chữa trị một thời gian khá lâu vào năm 1964 sau khi được giải thoát.
Một người khác là ông Nguyễn Ngọc Yến, chủ khách sạn Morin (Huế), bị bắt vì bị tố cáo là thân Pháp. Đây chỉ là một thủ đoạn để Chính phủ (Diệm) có thể chiếm hữu ngôi khách sạn của ông Yến. Hiển nhiên là trong lúc ông Yến ngồi trong lao tù họ đã có những cung cách buộc ông Yến bán với giá thật thấp ngôi khách sạn của ông ta cho đảng Cần Lao để sau đó họ bán lại cho Chính phủ.
TRẦN VĂN ĐÔN
- Trung tướng Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa.
Tôi không hề nghĩ đến việc giải tán Chính phủ này hay thành lập Chính phủ khác. Tôi cũng không bao giờ có dự định giữ “ghế” này hay nắm quyền kia trong Chính phủ. Tôi muốn lật đổ chánh quyền Ngô Đình Diệm là để cởi bỏ cho đồng bào những xiềng xích độc tài áp bức, đồng thời xóa sạch những bất công quá quắt đầy rẫy hiện đang lũng đoạn tinh thần chiến đấu của binh sĩ và làm tan rã hàng ngũ quân đội, giữa hăm dọa của xâm lăng Cộng Sản đang đè nặng lên nửa mảnh đất quê hương còn lại. Tôi muốn chấm dứt một chế độ chính trị phi nhân phản quốc. Tôi muốn thay đổi một chính sách trị quốc. Với cuộc đảo chánh, tôi muốn xoay chiều thế cuộc, tạo ra một thời cơ thuận lợi cho những người tài đức thật tâm yêu nước nắm lấy để rồi cùng với toàn dân góp sức đưa nước nhà ra khỏi ngõ bí tuyệt vọng hiện nay và tiến dần đến cường thịnh thống nhất. Hoài bão của tôi là thế...
...Theo ý tôi, để thắng cuộc chiến này, chúng ta phải chứng tỏ cho quần chúng thấy sự khác biệt giữa Cộng Sản và Dân Chủ. Nhân dân Nam Việt Nam chỉ thấy rằng chính sách của ông Diệm giống như đúc của Cộng Sản-nếu không muốn nói là còn tệ hơn. Tại Nam Việt Nam cũng có trại tập trung, bầu cử gian lận, kiểm soát chính trị trong quân đội và hoàn toàn kiểm soát dân chúng như trong một chế độ Cộng Sản. Và ngoài ra, tham nhũng lại lan tràn trong mọi cấp của chế độ Diệm.
Hoa Kỳ sẽ không tham dự vào một cuộc chiến không tuyên chiến và dai dẳng để chống lại Cộng Sản tại Nam Việt Nam. Dư luận quốc nội sẽ không cho phép điều đó nếu người Mỹ thấy rằng họ không thắng được cuộc chiến đó và dù có thắng thì chế độ Diệm cũng chẳng khác gì chế độ Cộng Sản.
VƯƠNG VĂN ĐÔNG
- Trung tá Quân Đội VNCH, Binh chủng Nhảy Dù.
Báo cáo của cơ quan tình báo Mỹ CIA, soạn trong tháng 2 năm 1957, mô tả chế độ Diệm như sau:
Chế độ Diệm phản ánh ý nghĩ của Diệm. Một bộ mặt chính quyền đại diện cho dân được duy trì, nhưng thực chất chính quyền là độc tài. Quyền lập pháp của quốc hội bị hạn chế gắt gao; quyền tư pháp chưa phát triển và tùy thuộc quyền hành pháp; và những nhân viên trong ngành hành pháp không gì hơn là những tay sai của Diệm. Không có một tổ chức đối lập nào, dù trung thành hay không, được phép thành lập, và mọi chỉ trích chính quyền đều bị đàn áp... Quyền lực và trách nhiệm tập trung nơi Diệm và một nhóm nhỏ gồm có những thân nhân của Diệm, những người quan trọng nhất là Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn.
Chế độ độc tài của Diệm, dựa trên một mạng lưới mật vụ, tòa án quân sự, và công chức tham nhũng, không chỉ tuyên bố về sự nghiệp chiến đấu chống Cộng (dù cho tới năm 1957, phong trào Cộng sản vẫn chưa có hoạt động gì), mà còn chống bất cứ nhóm nào không chắc là trung thành với Diệm. Thật vậy, nhiều người không Cộng sản bị Diệm tống vào tù hơn là người Cộng sản.
...Sự chuyên chế của Diệm, sự thiên vị trơ trẽn của ông ta đối với những người Công giáo tị nạn từ ngoài Bắc vào so với phần còn lại của dân chúng, và sự bạo hành đối với mọi người không đồng quan niệm chính trị với ông ta đã tạo nên một sự liên kết chống Diệm mà ông ta rất sợ."
Chế độ độc tài của Diệm, dựa trên một mạng lưới mật vụ, tòa án quân sự, và công chức tham nhũng, không chỉ tuyên bố về sự nghiệp chiến đấu chống Cộng (dù cho tới năm 1957, phong trào Cộng sản vẫn chưa có hoạt động gì), mà còn chống bất cứ nhóm nào không chắc là trung thành với Diệm. Thật vậy, nhiều người không Cộng sản bị Diệm tống vào tù hơn là người Cộng sản.
...Sự chuyên chế của Diệm, sự thiên vị trơ trẽn của ông ta đối với những người Công giáo tị nạn từ ngoài Bắc vào so với phần còn lại của dân chúng, và sự bạo hành đối với mọi người không đồng quan niệm chính trị với ông ta đã tạo nên một sự liên kết chống Diệm mà ông ta rất sợ."
Cố thủ tướng Singapore là Lý Quang Diệu tin rằng hành động tiêu diệt những người đối lập của Ngô Đình Diệm đã góp phần khiến Việt Nam Cộng Hòa thất bại.
Lý Quang Diệu nói rằng chính quyền Mỹ đã "cho phép Ngô Đình Diệm loại bỏ khỏi hệ thống chính trị tất cả những lựa chọn có thể thay thế cho ông ta". Vì điều này, Việt Nam Cộng Hòa đã mất hết nhân tài và không còn ai có đủ tài năng để đóng vai trò dẫn dắt, dẫn tới sự lụn bại và sụp đổ của chính phủ này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét