Ở các nước dân chủ, các ông nghị luôn đứng ra bênh vực cho quyền lợi công dân trong địa hạt mình phụ trách ngay từ đầu vụ án. Ví dụ ở Mỹ trước đây có vụ một công dân Việt bị nhân viên hãng hàng không United Airlines hành hung trên máy bay, dân biểu đã đứng ra lo cho vụ kiện tụng này. Kết quả hãng United Airlines đã chấp nhận hòa giải ngoài tòa và bồi thường thỏa đáng.
Trong khi đó các vụ dân oan và án oan của Việt Nam chẳng thấy bóng dáng đại biểu quốc hội đâu. Trong vụ hai cha con cô giáo cởi truồng,có thể nói là oan thấu đến trời xanh còn hơn cả "oan Thúy Kiều" ngày xưa người ta mới làm vậy. Ở các nước khác đại biểu quốc hội sẽ tìm đến ngay hai cha con này. Bởi nếu giải quyết oan sai này thành công ,đây là cơ hội "tiếp thị" tên tuổi của họ đến cử tri.Đến kỳ bầu cử nghe tên tuổi ông dân biểu này dân sẽ bỏ phiếu cho ổng ầm ầm. Nhưng trong xã hội "dân hiền " Việt Nam dân không đấu tranh tạo ra cơ chế bầu cử nên các ông nghị "gật" chẳng thèm quan tâm đấu tranh cho dân chi thêm cực thân mà chẳng ích lợi gì. Bởi vì kỳ bầu cử quốc hội sắp đến là do đảng sắp xếp, cơ cấu bao nhiêu trung ương, bao nhiêu địa phương, mỗi tỉnh,mỗi ngành, dân tộc,tôn giáo,đoàn thể đều có chỉ tiêu cả. Ngoài ra một số ghế dùng để bán cho các nhóm lợi ích.
Cho nên các vụ án oan của Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng chẳng có đại biểu của dân nào quan tâm xem các bước điều tra, truy tố, xử án có đúng hay chưa, luật sư bào chữa có được quyền tranh tụng hay không, ra phán quyết có phải là bồi thẩm đoàn khách quan hay không.
Trong thể chế tam quyền phân lập thì quốc hội hay tổng thống đều ngang quyền với tư pháp và không được can thiệp vào việc ra phán quyết của tư pháp. Nghĩa là không có chuyện một ông quan tòa Mỹ ra giữa hai viện Mỹ để phân bua ngành tư pháp xử khách quan vô tư ra sao. Chỉ có tối cao pháp viện mới được quyền can thiệp.
Nhưng Việt Nam làm gì có "tối cao pháp viện" vì Bộ chính trị là pháp viện cao nhất. Bộ chính trị thì chỉ bênh cho con cháu của đảng, vậy nên con cháu của dân cứ gọi là số chết đã định sẵn.
Vậy nên ba cái trò đưa ra Ủy ban tư pháp quốc hội là trò mị dân. Tại sao quốc hội không quan tâm từ 12 năm trước khi công an bắt đầu tra tấn Hồ Duy Hải và mua dao thớt ngoài chợ về gán tội. Chẳng lẻ cứ để dân bị oan hàng trăm vụ sau đó Ủy ban tư pháp quốc hội cứ họp hàng trăm lần rồi thông báo Ủy ban thường vụ quốc hội sẽ có ý kiến về vụ Nguyễn Văn A, Trần Văn B....
Nên nhớ rằng oan sai ở Việt Nam là 9% án. Do đó Hồ Duy Hải không phải là đặc biệt gì lắm. Nếu quốc hội quan tâm đến vụ án này mà bỏ qua các vụ khác thì cũng chỉ là diễn kịch.
Nhưng dù sao dân ta lại chặc lưỡi được vụ nào hay vụ đó và thỏa mãn với phép thắng lợi tinh thần là nhờ dư luân nên quốc hội mới quan tâm. Thưa rằng nó quan tâm để dắt mũi dân rằng nhà nước độc tài cũng có dân chủ. Bằng chứng là quốc hội có quyền can thiệp vào án tử hình oan, chứng tỏ quốc hội quyền to như núi.
Thật ra quốc hội chỉ là bù nhìn. Khi dân là nô lệ thì cơ quan đại diện cho bầy nô lệ chẳng có quyền gì ngoài quyền mị dân. Nhưng dân Việt biết chết liền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét