Thứ Ba, 22 tháng 9, 2020

CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN LÀ HAI THỰC THỂ RIÊNG BIỆT.

 Trong chính trị học chính quyền và nhân dân là hai thực thể riêng biệt. Không có bất kỳ một chính quyền nào đại diện cho toàn bộ nhân dân. Cho nên khái niệm "chính quyền nhân dân" là lừa bịp do chế độ cộng sản vẽ ra.

- Dưới chế độ độc tài chính quyền là của một cá nhân, gia đình, đảng phái do chiếm đoạt quyền lực nhờ lừa dân, mị dân mà có.

- Dưới chế độ dân chủ chính quyền do dân bầu nên. Nhưng chính quyền này chỉ đại diện cho một đa số tương đối.
+ Nếu bầu lên bằng phổ thông đầu phiếu đôi khi thế đa số này chỉ chiếm tương đối. Có thể là vài trăm phiếu trong một quốc gia hàng trăm triệu dân.
+ Nếu bầu lên bằng cử tri đoàn như ở Mỹ. Đôi khi chiếm thiểu số về lượng dân bầu nhưng chiếm đa số về lượng cử tri đoàn vẫn có thể hình thành nên chính quyền. Đó là trường hợp của Bush con năm 2000 và Trump năm 2016.

Như vậy hiến pháp đặt ra giới hạn nhiệm kỳ để làm gì?

- Đó là để tất cả nhân dân đều có thể bầu nên một chính quyền đại diện cho mình theo nguyên tắc hiến pháp đặt ra. Hôm nay phái bảo thủ nắm quyền thì 4 năm sau phái cấp tiến sẽ nắm quyền nếu số đông chuẩn thuận.

- Đó là không để cho một tầng lớp dân nào nắm đặc quyền mãi mãi từ đó thông qua các chính sách có lợi cho cộng đồng mình. Nếu sự độc tôn này kéo dài, những tầng lớp dân yếu thế sẽ bị bất công và bần cùng hóa dẫn đến nội chiến.

Tất nhiên là khi một chính quyền nào đó nắm quyền, ví dụ đảng Cộng Hòa... thì những người bảo thủ luôn ủng hộ chính quyền đó với những lập luận của họ. Ngược lại đảng Dân chủ nắm quyền thì cũng có những lập luận như vậy.

Nhưng ai sẽ quyết định một chính quyền cầm quyền lâu ?
- Đó là lá phiếu của người dân bầu cho đảng nào nắm quyền ở hai ngành hành pháp và lập pháp.
- Đó là các thành tựu được chỉ ra bằng các con số, là các kế hoạch,là bộ máy hành chính ,là lực lượng chấp pháp có thể thuyết phục được đa số người dân.

Nguyên nhân vì sao xảy ra cái ác :

- Đó là vì tất cả chính quyền đều muốn độc chiếm quyền lực, muốn cầm quyền mãi mãi. Chúng dùng bộ máy truyền thông để kích động người dân xem chúng đồng nhất với quốc gia dân tộc, với toàn bộ nhân dân để tự đặt ra hiến pháp, luật pháp và dùng bộ máy chấp pháp để củng cố quyền lực.

- Đó là vì sợ hãi sẽ đánh mất quyền lực vào tay các thế lực khác nên ra sức khủng bố, thanh trừng,lạm sát các đảng phái và người dân đối lập. Trong chế độ độc tài chúng có thể thảm sát ngay anh em ruột, những người cùng lý tưởng nếu họ manh nha ý muốn chiếm đoạt quyền lực.

- Đó là vì người dân sợ hãi bộ máy công an,quân đội của chính quyền trừng phạt nên không dám đứng dậy để tạo ra hiến pháp, đa đảng, đối lập, tam quyền phân lập để bảo vệ quyền lực của mình. Do không có phản kháng nên chính quyền sẽ càng ngày càng ác. Bởi ác có thể khiến dân sợ và bảo vệ được quyền ăn trên ngồi trốc.

Bởi vậy các thiết chế để ngăn chặn cái ác là :

- Hiến pháp để phân chia quyền của chính quyền,quyền của người dân.
- Tối cao pháp viện để phân xử tranh chấp giữa dân và chính quyền có liên quan đến hiến pháp(khế ước xã hội).
- Tam quyền phân lập để ba quyền kiểm soát và phủ quyết lẫn nhau.
- Tư pháp độc lập để chống tham nhũng và thực hiện nguyên tắc"không ai cao hơn luật".
- Cảnh sát để giữ an ninh xã hội.
- Quân đội để giữ gìn và bảo vệ chủ quyền. Quân đội cũng là lực lượng dùng để đảo chính khi chính quyền rơi vào tay cá nhân, gia đình, đảng phái. Đảo chính để đưa quyền lực trở lại vào tay số đông, đa đảng.

- Súng để người dân có thể tự vệ một khi chính quyền độc tài dùng cảnh sát và quân đội để bảo vệ quyền lực độc tôn.

Từ việc phân định rõ ràng sự tách biệt giữa chính quyền và nhân dân như thế nên chính trị học đã có những nguyên lý sau đây :

- Nhân dân nào, chính quyền đó.
- Nơi nào chính quyền sợ nhân dân nơi đó có tự do có luật pháp. Nơi nào nhân dân sợ chính quyền nơi đó có bất công có đàn áp.
- Một xã hội của loài cừu theo thời gian sẽ dẫn đến chính quyền của loài sói.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét