Thứ Năm, 28 tháng 1, 2021
ÔNG BIDEN BUỒN NGỦ
Cuồng, trong suốt thời gian tranh cử tổng thống (TT) năm ngoái, ra rả truyền đi cái luận điệu (sai lầm) rằng chỉ có giáo chủ của họ mới thật sự làm được việc cho nước Mỹ, “…chứ cái ông Bi Đần đó, mấy chục năm làm chính trị, đã làm được cái gì ra hồn kể nghe coi?...”
Mình cũng thắc mắc y như vậy, may nhờ hồ sơ của chính quyền liên bang Mỹ còn lưu lại đầy đủ, nay tìm ra câu trả lời ở đây, website của Quốc Hội Hoa Kỳ https://www.congress.gov/member/joseph-biden/B000444
Thượng Nghị Sỹ Joseph R. Biden Jr., suốt 36 năm (1973-2009) sự nghiệp chính trị là một nhà lập pháp, tức làm luật và thông qua luật, đã đứng vai trò nhà bảo trợ, hay đồng bảo trợ, cho sơ sơ chỉ có… 4,445 bộ dự luật, hay luật, đã được đệ trình hay thông qua tại Thượng Viện Hoa Kỳ.
Danh sách và chi tiết của từng bộ, trong tổng số 4,445 bộ đó, được liệt kê đầy đủ trong website link ở trên, cấm có thiếu bộ luật nào.
Lập pháp là nhánh quyền lực đồng đẵng và quan trọng tương đương, trong ba nhánh tam quyền phân lập, tức hành pháp, lập pháp, và tư pháp, của một thể chế chính trị tự do dân chủ, như tại Hoa Kỳ. Chỉ có những kẻ thật sự dốt, hay cứng đầu, hay có cả hai, mới hồ đồ cho rằng chỉ quyền lực hay quyết định của Tổng Thống (hành pháp) mới là quan trọng, còn hành pháp và tư pháp thì không kể ra gì.
Nay thì chính cái ông “Biden buồn ngủ” đó lại trở thành Tổng Thống, đứng đầu nhánh quyền lực hành pháp Hoa Kỳ! Cho đến hôm nay (28/1/2021), ông Biden mới nhậm chức TT vừa đúng một tuần lễ thôi, nhưng ông này đã ký được hai mươi mốt (21) Sắc lệnh Hành pháp (Executive Orders), bốn (4) Tuyên bố của TT (Proclaimations), và bốn văn kiện TT khác (biên bản ghi nhớ, thông cáo).
Tổng cộng hai mươi chín (29) văn kiện hay sắc lệnh TT cho một (1) tuần lễ đầu tiên! Chi tiết của từng văn kiện TT Biden cũng được lưu tại đây, cấm có thiếu một văn kiện nào: https://www.federalregister.gov/presidential-documents
Cũng may, là ông Biden còn “buồn ngủ”, chứ như giáo chủ #45, hết lòng tận tụy cho nước Mỹ, mà trong tuần lễ đầu tiên cùng giai đoạn (20-28/1/2017), ông này ký được quá nhiều, tổng cộng …bốn (4) sắc lệnh TT! Theo thống kê từ bài báo dưới đây, ông Biden là vị TT Mỹ ký nhiều sắc lệnh tổng thống nhất, trong tuần lễ đầu tiên nhậm chức, tính từ lúc nước Mỹ lập quốc 1776! (Link: https://www.wusa9.com/.../65-06d6cad9-3027-41ef-96be...)
Tất nhiên, số lượng không nói lên chất lượng, cũng như mọi thứ vẫn còn là quá mới mẻ để chúng ta có thể đánh giá chính xác, đúng đắn, hiệu năng làm việc của ông Biden trong cương vị TT Hoa Kỳ.
Chỉ xin nhận xét một cách hết sức cảm tính là, ông già Joe, 79 tuổi, với khối lượng công việc mà ông ta chỉ đạo, và team của ông ta hoàn tất, trong một tuần lễ đầu tiên như thế, thì xem ra ông Joe …chả có buồn ngủ chút nào! Những sắc lệnh của ông về kiểm soát chống dịch, và về vaccine, là những sắc lệnh sinh tử cho hiện trạng dịch bệnh tại Hoa Kỳ ngay lúc này.
Và người dân Mỹ đã có thể ít nhiều hy vọng rằng, với sức làm việc mẫn cán của ông Joe, và với một team TT đa nhân tài, đa chủng và đa văn hóa như chính xã hội nước Mỹ, cơn bĩ cực của quốc gia này chắc sẽ chóng qua mau.
Lưu ý: Ông già Joe làm việc có lãnh lương tổng thống đàng hoàng; Chưa nghe nói ổng có ý “chê” gì khoản lương $400,000 USD/năm mà người ta hứa trả cho ổng.
Thứ Ba, 26 tháng 1, 2021
CÁC NẠN NHÂN VIỆT CỦA TRUMPISM
Người dân Mỹ đã mở mắt sau vụ nổi loạn này, nhưng bao giờ thì đến lượt người Việt “phò” Trump một cách mê muội sẽ “tỉnh giấc” và thoát kiếp nạn nhân?”.
Lời Tòa soạn: 20/1 là thời điểm Donald Trump rời Tòa Bạch Ốc để nhường lại vị trí của mình cho người kế nhiệm, Tổng thống thứ 46 Joe Biden. Những gì vị chính khách đặc biệt này đã làm trong 4 năm qua đã làm khuấy đảo nước Mỹ và cả thế giới, nhưng điều lạ lùng là có lẽ lần đầu tiên, một nguyên thủ Hoa Kỳ lại có ảnh hưởng và cả sự mê hoặc lớn đến thế tới cách nhìn nhận và tình cảm của rất đông đảo người Việt.
Di sản và cả hậu quả do Donald Trump để lại, chắc chắn sẽ còn được bàn nhiều bởi giới chuyên môn, bên cạnh cái gọi là Trumpism, một thứ chủ nghĩa, hay có người còn gọi là “Đạo Trump”. Tại sao ông được tôn sùng còn hơn các ngôi sao điện ảnh, âm nhạc, trong một thời buổi mà chính trị không còn là thứ độc nhất mà người dân để tâm? Bài viết của tác giả Ngọc Lang từ Nam California đưa ra một góc nhìn (NCTG).
Cho tới thời điểm này, Donald Trump là vị tổng thống Mỹ duy nhất bị Hạ viện tiến hành thủ tục luận tội hai lần, và trong lần thứ hai này, khả năng Thượng viện cũng có thể thông qua trong phiên họp khởi đầu vào tháng 2-2021. Khác với lần đầu vào năm ngoái, trong dịp này, đã có 10 nghị sĩ Cộng hòa đã bỏ phiếu cùng phía Dân chủ trong phiên “luận tội” (impeachment - đàn hạch) của Hạ viện trước khi Trump mãn hạn.
Không ai trong Quốc hội bênh vực cho hành động kêu gọi nổi loạn của Trump ngày 6-1, làm tạm ngừng trái tim dân chủ của nước Mỹ trong nhiều giờ. Hai cảnh sát, 4 người ủng hộ Trump thiệt mạng, vài trăm người nổi loạn đã bị FBI điều tra, nước Mỹ rúng động. Đây tất nhiên là một con số rất nhỏ so với hơn 400.000 ca tử vong vì dịch bệnh Covid-19 nhưng họ là biểu tượng của những nạn nhân cho hậu quả của Trumpism.
Trong suốt cuộc đời mình, Donald Trump luôn tìm cách đẩy người khác ra lãnh đạn cho ông. Nhiều thuộc hạ của ông đã bị đi tù hay mất danh tiếng, nghề nghiệp, chỉ vì ủng hộ ông. Điển hình nhất là luật sư Michael Cohen, cánh tay phải của Trump từng tuyên bố sẵn sàng chết về ông. Ông Cohen đã thay mặt Trump hối lộ 130.000 USD cho cô Stormy Daniels để ém miệng cô về quan hệ tình dục giữa cô và ông Trump.
Rốt cục, Cohen phải đi tù thay Trump vì tội che giấu hành động của Trump. Gần đây nhất, cuộc nổi loạn tấn công Tòa nhà Quốc hội Mỹ do ông khích động bằng những lời lẽ bạo lực khiến hàng trăm người cổ vũ ông bị bắt và có thể phải đối mặt với hình phạt nặng nề. Nhưng rồi vì sợ tội, Trump phản bội lại họ, chính thức lên án họ, dù trước đó, ông nói là ông yêu họ. Ngay cả ân xá ông cũng không thực hiện cho họ.
Tổng thống mãn nhiệm đủ khôn để chỉ mém đùa giỡn với pháp luật, để những đom đóm thiêu thân xông vào giành quyền lợi cho bản thân ông. Trump nói ông sẽ đồng hành với người ủng hộ tới Điện Capitol, nhưng thực tế ông về trú ở Nhà Trắng cho an toàn, theo dõi cảnh người ủng hộ nổi loạn tấn công vào Quốc hội một cách thỏa mãn. Sau cuộc nổi loạn, ông tuyên bố là những người nổi loạn sẽ bị xử nghiêm theo pháp luật.
Đó là khi cuộc tấn công bị thất bại và bị toàn quốc lên án, và những lời lẽ của Trump chỉ có ý nghĩa hòng chạy tội cho chính ông, để mặc người khác đã vì ông phải gánh hậu quả. Trước đó, ông đã từng kêu gọi “giải phóng Michigan”, cho những dân quân có vũ trang tấn công Tòa nhà Quốc hội Tiểu bang tại Michigan, và âm mưu bắt cóc bà Thống đốc ở đó. Dân quân âm mưu lật đổ bị bắt, nhưng ông vẫn làm tổng thống.
Hàng triệu người Việt nhờ xã hội dân chủ Mỹ để có được một cộng đồng lớn mạnh. Xã hội Mỹ vận hành dân chủ và nghiêm minh nhờ bộ máy chính phủ, an ninh, đến tòa án hiện hữu từ lúc dựng nước. Nhưng tất cả bộ máy đã từng giúp họ, chỉ vì đi ngược lại quyền lợi của cá nhân Trump, đối với nhiều người Việt ủng hộ Trump một cách cuồng tín, trong mắt họ lại trở thành “chính phủ ngầm”, “phản bội đất nước”.
Những quan chức Cộng hòa chân chính trở thành RINO (từ ngữ nhục mạ ám chỉ người mang bộ mặt Cộng hòa không phải Cộng hòa). Rồi, từ những quan tòa do chính Trump chỉ định, kể cả các thẩm phán Tối cao Pháp viện, đến cựu Bộ trưởng Tư pháp William Barr, đồng minh thân cận của ông, sau cùng đến Phó Tổng thống Mike Pence phải bắt buộc tuân theo Hiến pháp, bị nhiều người “phò” Trump sỉ vả hết lời.
Thuyết âm mưu tràn ngập tiếp cho họ cái phao bám víu vào hy vọng vô căn cứ. Họ tin quân đội Mỹ tấn công “máy chủ gian lận” ở Frankfurt (Đức), hay Trump nắm ván bài cuối cùng để lật ngược vào phút cuối. Ngay đến bây giờ, nhiều người vẫn còn tin Trump sẽ “trở lại”, báo chí “thổ tả” nói sai sự thật, “fake news”, mặc dù bản thân cộng đồng người Việt tại Mỹ đã thoát ách độc tài và không còn bị cấm tự do báo chí.
Những con người ấy tuyệt đối không nhìn lại một mẫu số chung, là tin tức trên các phương tiện truyền thông uy tín và nghiêm túc mà họ gọi một cách miệt thị “thổ tả” hầu hết đã được chứng minh là đúng đắn, còn các thuyết âm mưu mà họ bám vào theo ngày tháng đã không thành sự thật. Suốt quãng thời gian trong phần đời của họ ở Mỹ, qua nhiều đời tổng thống, với họ, đây là lúc nước Mỹ trở nên tệ hại nhất.
Nhiều người Việt trong và ngoài nước ủng hộ Trumpism vì họ thấy Donald Trump có vẻ mạnh bạo đánh thẳng vào Trung Quốc. Nhưng lối đánh một mình của anh chàng vai to, thịt bắp Trump hóa ra không làm Trung Quốc suy suyển. Ngược lại, kinh tế của Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ sớm hơn 5 năm so với dự đoán vì lối điều hành xã hội của Trump, lơ là với đại dịch, bảo hộ kinh tế và quân sự để Trung Quốc lấn sân.
Thay vì cùng các đồng minh bao vây Trung Quốc thông qua Hiệp định Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Trump đã xóa bỏ, nước Mỹ thời Trump đã không làm thế, để bây giờ Trung Quốc nối kết các nước, kể cả Việt Nam, hỗ trợ kinh tế của họ qua Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), bỏ Mỹ ra ngoài. Biển Đông bị Trung Quốc vũ trang hóa và mưu đồ xâm lăng của Trung Quốc không dịu đi.
Với phong cách của một thương gia, bản thân Donald Trump không chú trọng bảo vệ nhân quyền mà chỉ nhằm vào các lợi ích kinh tế. Nên, thấy cái gì có lợi tài chánh trước mắt thì ông làm. Việt Nam đã bị Trump tấn công về kinh tế mà không ngần ngại, cũng như ông tấn công Trung Quốc về kinh tế. Ngược lại, nếu ông thỏa hiệp kinh tế với Trung Quốc rồi thì Việt Nam lập tức ra khỏi trọng tâm và chỉ còn nằm ngoài lề.
Donald Trump, trước khi làm tổng thống, đã được biết đến như một người ái kỷ, chỉ biết sống cho bản thân, luồn lách pháp luật với vô số vụ kiện cáo (*). Một khi đã tin vào một người như thế thì chẳng sớm thì muộn, bản thân mình cũng sẽ bị kéo theo vào ngõ tối. Người dân Mỹ đã mở mắt sau vụ nổi loạn này, nhưng bao giờ thì đến lượt người Việt “phò” Trump một cách mê muội sẽ “tỉnh giấc” và thoát kiếp nạn nhân?
(*) Donald Trump đã có tới trên ba ngàn vụ kiện trước khi ông là Tổng thống. Ông và gia đình đang bị điều tra tội phạm gian lận thuế tại New York, và có thể bị điều tra liên quan đến vụ nổi loạn. Bức màn dần hé mở cho những mờ ám ông làm khi tại vị.
Ngọc Lang, từ Nam California (Hoa Kỳ)
EINSTEIN BAO GIỜ CŨNG ĐÚNG.
Đôi khi tôi cũng chán trước lũ cuồng,bụng bảo dạ chúng u mê cho chúng nó chết đi. Chúng đông như quân Nguyên mình làm sao thay đổi suy nghĩ chúng được.
Mà thật! Có những vấn đề rất đơn giản,rất cơ bản mà mình nói đi nói lại hàng trăm lần nhưng cuồng vẫn không hiểu. Đó là vấn đề dân chủ và độc tài. Làm thể nào để biết ? Đó là bên nào đa đảng là dân chủ, bên nào độc đảng là độc tài. Trump chỉ có độc đảng Trump, phía bên kia đảng Dân chủ có những người Cộng hòa tách ra ủng hộ. Như vậy người có tri thức,lý trí phải đặt câu hỏi là tại sao nhiều người Cộng hòa ủng hộ dân chủ đến thế? Từ tổng thống Bush, McConnell, phó tổng thống Pence đến các tổ chức như Lincoln Project, Bravo Project, Never Trump...và hàng loạt tổ chức không "thiên tả" khác.
Chỉ cần nhìn như thế khỏi lý luận dài dòng là đã biết phe Trump phi nghĩa và phía đa đảng, có đối lập chính nghĩa.
Biết được điều này để làm gì ?
Để áp dụng cho công cuộc đấu tranh dân chủ của đất nước ta sau này. Có nghĩa là sau này có đảng nào ca ngợi lãnh tụ nó tài năng,anh minh,lỗi lạc, nhân ái mặc kệ nó.Mèo khen mèo dài đuôi thôi. Mình chỉ cần xem nó có mấy đảng, có đánh dẹp đối lập hay không. Nếu không thì đó là chính nghĩa.Mình theo phe đó sẽ không bao giờ bị lừa.
Nhưng tôi thật nãn khi nói hoài nhưng nhiều người đấu tranh trong nước vẫn không hiểu điều này. Họ vẫn ngây thơ tin vào sự láo khoét một tấc đến trời của một cá nhân,đảng phái nào đó. Mặc dù sau này bộ mặt phản bội những người ủng hộ của những kẻ này đã lộ quá rõ nhưng họ như con thiêu thân vẫn lao lao vào chẳng hề thức tỉnh.
Chẳng hạn như Trump sau 3/11 đã lộ rõ bộ mặt lừa đảo rất rõ ràng.Dù biết Bộ trưởng tư pháp Barr ,cánh tay đắc lực của ông ta nói rằng kiện tụng là vô ích,không thể đảo ngược được kết quả bầu cử nhưng Trump vẫn thuê Giuliani 20 ngàn USD/ngày rồi quỵt khi hàng loạt tập đoàn luật sư Mỹ rút ra không nhận kiện cho Trump. Bởi kiện vô ích khi nhắm vào quy trình, tính toàn vẹn của bầu cử Mỹ.Nhưng Trump vẫn kiện là vì muốn kiếm tiền bỏ vào quỹ "Save America"
Sau đó Trump lừa đảo đánh chiếm tòa nhà quốc hội rồi phủi tay bảo những người này là phản loạn,làm ô uế nền dân chủ. Sự việc rành rành đến thế mà nhiều kẻ vẫn muối mặt viết trên FB là ông Trump có làm gì tôi cũng kính trọng ông ta. Thế họ sinh ra cái đầu để làm gì ? Họ là con người hay động vạt mà chẳng biết phân biệt đúng sai, phải trái. Abraham Lincoln nói" Tôi sẽ rời bỏ anh bất cứ khi nào anh sai" nhưng những kẻ này vẫn trung thành tuyệt đối như cuồng Hồ sùng bái Hồ Chí Minh. Đặc điểm của nền dân chủ là phải biết thay đổi quan điểm để đứng về phía cái đúng.
Nhưng sau 20/1 Biden đã viết một bài diễn văn tâm huyết, chân thật đến cháy lòng như thế, bài diễn văn mà bất cứ trái tim người nào dù sắt đá đến đâu cũng phải tan chảy, dù ông đi bộ trên đại lộ Pennsylvania để rồi nhiều lần chạy vào giữa đám đông bắt tay ,ôm hôn một người quen rất thân thiết khiến đội ngũ mật vụ lo sốt vó phải chạy theo để phòng hờ những kẻ cuồng Trump ngu dốt vẫn không thèm đọc để hiểu ông ấy. Chúng tung ra những tin xạo láo như mật vụ bảo vệ Biden là người Trung Quốc dù với cặp mắt một mí ấy ai cũng biết đó là người Hàn Quốc.
Nói thật tôi cũng chán lắm rồi. Tôi biết lũ cuồng này cũng chả làm được gì đâu để phá nát nước Mỹ. Bất quá chúng chỉ làm cho các thế hệ mai sau của nước Việt tiếp tục sùng bái một cá nhân nào đó để rối không còn lý trí để xây nên một nền chính trị khoa học. Vậy nên tôi mới cố gắng gõ từng chữ hàng ngày. Nhưng khi gõ lời của Einstein vẫn canh cánh bên tai " Không thể chống lại những thằng ngu vì chúng quá đông".
VŨ QUỐC PHONG- TÊN LỪA ĐẢO.
Vũ Quốc Phong là một tên lừa đảo và hèn nhát. Trước bầu cử hắn đã nhận lời với rất nhiều người định bụng thắng hốt một mẻ, thua bỏ chạy làng. Mình nhận lời với hắn không phải tham gì số tiền $5000. Nếu hắn có giữ lời mình cũng dùng để giúp đỡ các tù nhân lương tâm trong chốn lao tù.
Nhưng nếu hắn quỵt mình cũng sẽ dạy cho cuồng Trump một bài học. Đó là đừng bao giờ dại mà đi cá độ với những người nắm vững các quy luật chính trị một cách tất yếu ,biết được chuyện sẽ xảy ra. Thế là kẻ yếu ra gió này thách thức trên mạng và bảo ai không chơi là hèn nhát. Chính hắn đã gạ nhiều người khác như anh TP, VV, PN...Mình biết trước thế nào hắn cũng quỵt nhưng vẫn chấp nhận bởi thấy chẳng mất gì. Với số lượng người chết do virus Vũ Hán và đảng Cộng Hòa bỏ sang đảng Dân chủ thế kia thì chuyện Trump thắng chỉ là chuyện trong mơ. Trong cuộc chơi không có gì để mất thì cứ chơi không ngại mưa rơi.
Quả nhiên hôm qua khi kết quả đã có , khi các thuyết âm mưu mà Phong đưa lên đã được chứng thực là trò hề thì Phong lộ rõ bộ mặt lừa đảo của hắn. Hắn ta xóa tất cả comment của những ai vào nhà đòi giữ lời hứa .Và cả gan tuyên bố cảnh cáo,đòi block những người mà hắn gạ chơi trước đây. Đúng là kẻ vô liêm sỉ y chang Trump khi quỵt nợ Giuliani.
Nhưng hắn chỉ làm nhục nhã thêm cho giới cuồng Trump những kẻ có gan chơi nhưng không có gan chịu. Chúng càng khẳng định thêm một triết lý" Đừng nghe những gì cuồng Trump nói mà hãy nhìn những gì cuồng Trump làm".
BLOOMBERG : TRUMP THUA THÊ THẢM TRUNG QUỐC TRONG CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nổi tiếng với một ý kiến đăng trên Twitter năm 2018, trong đó, ông viết rằng “các cuộc chiến thương mại thì tốt và dễ thắng”. Khi đó, ông bắt đầu áp thuế lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá khoảng 360 tỷ đô la. Thực tế cho thấy ông Trump đã sai về cả hai mặt, theo Bloomberg.
Mặc dù căng thẳng thương mại giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới bắt đầu từ trước thời ông Trump, song ông đã mở rộng cuộc chiến với các mức thuế và lệnh trừng phạt nặng nề chưa từng có đối với các công ty công nghệ.
Tuy nhiên, "Trung Quốc quá lớn và quá quan trọng đối với nền kinh tế thế giới, không thể nghĩ rằng ta có thể cắt nó ra như cắt một đồ chơi bằng giấy được. Chính quyền của ông Trump đã nhận được một lời cảnh tỉnh", Mary Lovely, giáo sư kinh tế tại Đại học Syracuse, nói trong bản tin của Bloomberg.
Dưới đây là những điểm chính mà Bloomberg tổng kết về cuộc chiến thương mại do Tổng thống Trump phát động.
Thâm hụt thương mại của Mỹ tăng
Ông Trump tuyên bố khi vận động bầu cử 2016 là ông sẽ rất nhanh chóng "bắt đầu đảo ngược" thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ với Trung Quốc. Tuy nhiên, thâm hụt với Trung Quốc đã tăng lên kể từ đó, đạt 287 tỷ đô la trong 11 tháng đầu năm 2020, theo dữ liệu của Trung Quốc.
Mức thâm hụt có giảm vào năm 2019 so với năm trước, do các công ty Mỹ chuyển sang nhập khẩu từ các nước như Việt Nam, nhưng vẫn cao hơn mức thâm hụt 254 tỷ đô la của năm 2016. Một phần nguyên nhân là Bắc Kinh áp thuế trả đũa lên hàng hóa Mỹ trị giá khoảng 110 tỷ đô la, làm giảm lượng nhập khẩu các sản phẩm của Mỹ, và tình hình chỉ bắt đầu phục hồi trong vài tháng cuối năm 2020.
Trong khuôn khổ thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 được ký một năm trước, Bắc Kinh hứa sẽ nhập khẩu hàng hóa Mỹ trị giá lên tới 172 tỷ đô la vào năm 2020, nhưng đến cuối tháng 11, họ mới chỉ mua lượng hàng bằng 51% của mục tiêu đó.
Tình trạng thâm hụt dai dẳng cho thấy các công ty phải phụ thuộc ra sao vào năng lực sản xuất khổng lồ của Trung Quốc, điều này càng được đại dịch Covid-19 làm rõ hơn. Trung Quốc là quốc gia duy nhất có khả năng tăng sản lượng trên quy mô đủ lớn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các hàng hóa như máy tính để làm việc ở nhà và thiết bị y tế.
Cỗ máy xuất khẩu của TQ vẫn tiến đều
Thực tế cho thấy cuộc chiến thương mại của ông Trump với Trung Quốc diễn ra cùng lúc Trung Quốc lại gia tăng xuất khẩu. Sau khi giảm liên tiếp trong hai năm 2015 và 2016, tổng lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc tăng đều đặn hàng năm sau khi ông Trump nhậm chức, kể cả vào năm 2019 khi xuất khẩu sang Mỹ giảm.
Khối 10 quốc gia Đông Nam Á đã thay thế Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc vào năm 2019. Sự chuyển dịch sang châu Á có thể sẽ còn tiếp tục do các nền kinh tế Đông Nam Á được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh hơn các nước phát triển trong thập kỷ tới. Những liên kết thương mại đó sẽ được củng cố hơn nữa nhờ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được ký kết vào cuối năm ngoái, theo đó, 15 nền kinh tế khu vực sẽ dần dần giảm bớt một số thuế quan đối với hàng hóa của nhau.
Các công ty Mỹ ở lại Trung Quốc
Ông Trump nói rằng thuế quan sẽ khuyến khích các nhà sản xuất Mỹ chuyển nhà xưởng về nước và trong một bài đăng lên Twitter năm 2019, ông đã “ra lệnh” cho họ “ngay lập tức bắt đầu tìm nơi thay thế cho Trung Quốc”. Nhưng chẳng có mấy bằng chứng là có sự thay đổi nào như vậy.
Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Trung Quốc tăng nhẹ từ 12,9 tỷ đô la năm 2016 lên 13,3 tỷ đô la vào năm 2019, theo dữ liệu của Rhodium Group.
Khi được khảo sát vào tháng 9/2020, hơn 3/4 trong số hơn 200 nhà sản xuất Hoa Kỳ ở Thượng Hải và vùng ven cho biết họ không có ý định chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Các công ty Mỹ thường viện dẫn rằng thị trường tiêu dùng Trung Quốc có mức tăng trưởng nhanh kết hợp với năng lực sản xuất mạnh mẽ của Trung Quốc chính là lý do để họ mở rộng sản xuất, kinh doanh ở đó.
Cả Mỹ lẫn TQ đều chịu thiệt hại kinh tế
Theo Yang Zhou, một nhà kinh tế học tại Đại học Minnesota, Trung Quốc đã tăng trưởng ở mức bằng hoặc hơn 6% trong cả năm 2018 lẫn 2019, trong tình cảnh thuế quan làm giảm mất khoảng 0,3% GDP vào hai năm đó. Vẫn theo ước tính của bà Yang Zhou, chiến tranh thương mại khiến Hoa Kỳ thiệt hại 0,08% GDP so với cùng kỳ. Người được hưởng lợi rõ ràng nhất là Việt Nam, cuộc chiến thuế quan (giữa Mỹ và Trung Quốc) giúp Việt Nam tăng gần 0,2 điểm phần trăm GDP vì các công ty di chuyển hoạt động sản xuất.
Thuế đánh vào người tiêu dùng Mỹ là chính
Ông Trump nhiều lần tuyên bố rằng chính Trung Quốc phải trả tiền cho các mức thuế. Các nhà kinh tế phân tích các con số và ngạc nhiên thấy rằng nhìn chung các nhà xuất khẩu Trung Quốc không hạ giá để duy trì tính cạnh tranh cho hàng hóa của họ sau khi bị áp thuế. Điều đó có nghĩa là tiền thuế hầu hết đều do các công ty và người tiêu dùng Mỹ phải nộp.
Theo Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia, thuế quan đã dẫn đến việc người tiêu dùng Mỹ bị thiệt hại thu nhập 16,8 tỷ đô la vào năm 2018.
Trong khi đó, thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc phần nào làm giảm xuất khẩu của Hoa Kỳ. Đó là vì khi chuỗi cung ứng được toàn cầu hóa, cũng có nghĩa là nhiều quốc gia cùng tham gia hoạt động sản xuất, thì Hoa Kỳ đã làm tăng chi phí sản xuất ra hàng hóa Mỹ khi đánh thuế đối với các cấu phần hay nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc.
Các nhà nghiên cứu tại Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia, Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã phân tích dữ liệu mật của các công ty và thấy rằng khối các công ty chiếm 80% lượng xuất khẩu của Hoa Kỳ đã phải trả giá cao hơn cho hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, vì thế làm giảm xuất khẩu của Mỹ.
Trung tâm công nghiệp Mỹ không hồi phục
Hồi 2016, ông Trump vận động tranh cử với cam kết mạnh mẽ là sẽ hồi sinh Vành đai Gỉ sét, tức các bang từng là trung tâm công nghiệp nặng nhưng bị suy thoái trong nhiều năm. Giải pháp ông Trump đưa ra là đấu tay đôi với Trung Quốc và mang việc làm về nước Mỹ. Điều đó đã không có hiệu quả.
Tăng trưởng việc làm trong lĩnh vực chế tạo của Hoa Kỳ đi ngang trong năm 2019, một phần do xuất khẩu giảm. Theo nghiên cứu của nhà kinh tế Michael Waugh tại Trường Kinh doanh Stern, Đại học New York, ngay cả những khu vực có các ngành công nghiệp - như ngành thép chẳng hạn - là những nơi được bảo hộ rõ ràng nhờ việc ông Trump đánh thuế, thì công ăn việc làm vẫn sụt giảm, thực tế đó nói lên rằng chiến tranh thương mại dường như không làm thay đổi hướng đi của ngành chế tạo Mỹ.
Trung Quốc thay đổi theo nhịp độ riêng
Chính quyền ông Trump tuyên bố rằng thuế quan mang lại lợi thế đòn bẩy trong đối phó với Trung Quốc, nhờ đó, buộc Trung Quốc phải thực hiện cải cách làm lợi cho các công ty Mỹ.
Chiến thắng lớn nhất mà chính quyền ông Trump tuyên bố giành được trong khuôn khổ thỏa thuận thương mại là việc Bắc Kinh hứa tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Nhưng điều đó có lẽ cũng nhằm phục vụ lợi ích của chính Trung Quốc.
Các công ty Trung Quốc đã trả cho Mỹ số tiền kỷ lục 7,9 tỷ đô la cho các khoản liên quan đến sở hữu trí tuệ vào năm 2019, tăng từ mức 6,6 tỷ đô la Mỹ vào năm 2016. Tòa án của Trung Quốc cũng tuyên phạt với mức kỷ lục đối với vi phạm liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của các công ty Hoa Kỳ. Nhưng mức tăng đó chậm hơn so với các khoản tiền mà Trung Quốc trả cho toàn thế giới về sở hữu trí tuệ, theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, điều này cho thấy các khoản thanh toán của Trung Quốc dành cho Mỹ chỉ là một phần trong một xu hướng chung.
Washington cũng không thể buộc Trung Quốc phải có bất kỳ cam kết quan trọng nào về cải cách các doanh nghiệp nhà nước, vốn cũng được coi là một lý do chính cho việc đánh thuế.
Từ chiến tranh thương mại đến chiến tranh công nghệ
Giờ đây, Tổng thống đắc cử Biden có quyền quyết định có tiếp tục cuộc chiến thương mại hay không. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, ông Biden cho biết sẽ không xóa bỏ thuế quan ngay mà thay vào đó sẽ rà soát lại thỏa thuận giai đoạn 1.
So với chuyện thuế quan, Trung Quốc lo ngại hơn về cuộc xung đột công nghệ đang ngày càng leo thang. Các biện pháp trừng phạt và hạn chế xuất khẩu do Washington áp đặt đã đe dọa khả năng tồn vong của các công ty công nghệ hàng đầu như Huawei Technologies và nhà sản xuất vi chip Semiconductor Manufacturing International. Đó là mối đe dọa hiện hữu đối với các kế hoạch tăng trưởng kinh tế của Bắc Kinh.
Hai nhà nghiên cứu tại một trường đảng ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, viết trong một bài báo rằng: “Nếu Mỹ tiếp tục gia tăng phong tỏa công nghệ, thì quá trình hiện đại hóa của Trung Quốc để đạt đến mức độ cao cấp trong chuỗi công nghiệp toàn cầu chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng”.
(Bloomberg)
How China Won Trump’s Trade War and Got Americans to Foot the Bill
BLOOMBERG.COM
How China Won Trump’s Trade War and Got Americans to Foot the Bill
CÁC ĐẢNG "CÁNH TẢ" ĐÃ LÀM GÌ CHO NƯỚC MỸ ?
Có nhiều kẻ dùng chữ "thổ tả" để phỉ báng các đảng"cánh tả" là quá mê muội . Họ không biết mọi thứ ở nước Mỹ này được xây dựng nên đều là nhờ các phong trào đấu tranh của công nhân dưới sự lãnh đạo của các đảng cánh tả từ thế kỷ 19 đến nay. Đỉnh cao là phong trào đấu tranh của công nhân Chigaco năm 1894 dẫn đến ngày quốc tế lao động. Từ đó người lao động Mỹ mới có :
- Ngày làm 8 tiếng, tuần 40 tiếng, lương tối thiểu.
- Giáo dục trẻ em miễn phí.
- Các chế độ bảo hiểm cho công nhân.
- Các chế độ phúc lợi xã hội như foodstamp,medicare...
- Thuế lũy tiến khiến 1% dân giàu có của phố Wall, ông chủ của các tập đoàn lớn phải đóng thuế thu nhập 35% doanh thu để sung hơn 1000 tỷ USD hàng năm vào ngân sách quốc gia. Từ đó người nghèo ở Mỹ mới không phải ngửa tay xin tiền từ thiện như dân nghèo VN. Trong khi đó các đảng thổ phỉ (Cộng Hòa) luôn tìm cách giảm số tiền thuế này (chẳng hạn như Trump) khiến thâm hụt ngân sách dẫn đến không có tiền , trang bị y tế để đối phó với dịch bệnh(325 ngàn dân Mỹ chết cũng vì lý do này)
Những người này không biết các đảng cánh hữu luôn tìm cách để bảo vệ người giàu và gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Họ đến Mỹ tận dụng sự ưu việt của giáo dục, y tế, an sinh xã hội cũng là nhờ sự đấu tranh xóa bỏ bất bình đẳng của phong trào Dân quyền thập niên 60, phong trào nữ quyền, Antifa chống phát xít, Black Lives Matter (sinh mạng người da màu) đều do các đảng cánh tả lãnh đạo. Nhưng cũng chính là những kẻ vô ơn, qua sông rút cầu do nhận thức chính trị mông muội.
Ngày nay, nhiều người Mỹ coi Ngày Lao động là thời gian nghỉ làm, là cơ hội để thưởng thức bữa tiệc nướng với bạn bè và gia đình và là giây phút thư giãn cuối cùng vào mùa hè trước khi mùa thu bận rộn bắt đầu.
Nhưng lịch sử đằng sau ngày lễ Lao động phức tạp và kịch tính hơn nhiều người có thể nhận ra, bắt đầu bằng một chiến dịch sôi nổi của người lao động vào cuối thế kỷ 19 để giành được sự ủng hộ và công nhận cho những đóng góp của họ. Vào tháng 7 năm 1894, Tổng thống Grover Cleveland cuối cùng đã ký ban hành đạo luật tạo ra ngày lễ Lao động vào đầu tháng 9 — ngay cả khi quân đội liên bang ở Chicago đã đàn áp một cuộc đình công của công nhân công ty đường sắt và xe hơi Pullman, khiến khoảng 30 người chết.
Năm 1893, trong một cuộc suy thoái kinh tế toàn quốc, George Pullman đã sa thải hàng trăm nhân viên và cắt lương của nhiều công nhân còn lại tại công ty xe lửa đường sắt cùng tên của ông khoảng 30%. Trong khi đó, ông từ chối giảm giá thuê hoặc giảm giá cửa hàng ở Pullman, Illinois, thị trấn của công ty ở phía nam Chicago, nơi có nhiều nhân viên của ông sinh sống.
Các công nhân của Pullman tức giận bỏ đi vào tháng 5 năm 1894, và tháng sau, Liên minh Đường sắt Mỹ (ARU) và lãnh đạo của nó, Eugene V. Debs, tuyên bố tẩy chay tất cả các đoàn tàu sử dụng toa Pullman.
Cuộc đình công của Pullman đã ngăn chặn hiệu quả giao thông đường sắt và thương mại ở 27 bang trải dài từ Chicago đến Bờ Tây, khiến Hiệp hội các nhà quản lý chung (GMA), một nhóm đại diện cho các công ty đường sắt của Chicago, tìm kiếm sự trợ giúp từ chính phủ liên bang trong việc chấm dứt cuộc đình công.
Tổng thống Cleveland điều động quân đội liên bang đến thành phố Chicago. Thống đốc ủng hộ người lao động của Illinois, John Peter Altgeld, đã kêu gọi các lực lượng dân quân của tiểu bang ngăn chặn bạo lực. Hàng ngàn công nhân đã phẫn nộ, cho rằng hành động của chính phủ là vi hiến. Với sự xuất hiện của quân đội liên bang, cuộc tấn công ở Pullman trở nên đẫm máu. Lực lượng đấu tranh đã bạo động phá hủy hàng trăm toa xe lửa ở Nam Chicago vào ngày 6 tháng 7 và Lực lượng Vệ binh Quốc gia xả súng vào một đám đông vào ngày 7 tháng 7, giết chết khoảng 30 người và làm bị thương nhiều người khác.
Trong khi Công ty Pullman và các công nhân đường sắt đang đình công, Quốc hội đã thông qua đạo luật vào tháng 6 năm 1894 biến ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 9 trở thành ngày lễ hợp pháp liên bang để công nhận và kỷ niệm ngày lao động.Cleveland đã ký dự luật thành luật vào ngày 28 tháng 6 năm 1894, vài ngày trước khi gửi quân liên bang đến Chicago.
Cuộc đình công Pullman đánh dấu sự chuyển đổi quan trọng trong xã hội Hoa Kỳ trong Kỷ nguyên Tiến bộ và vai trò tích cực mới của chính phủ liên bang trong đời sống kinh tế và xã hội nước Mỹ .
https://www.history.com/.../labor-day-pullman-railway...
VÌ SAO CÁC CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ HƠN HẲN CÁC CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG CỘNG HÒA TRONG VIỆC VỰC DẬY NỀN KINH TẾ MỸ ?
Đây cũng là nguyên nhân mà đảng Dân chủ luôn dọn các đống rác về kinh tế do đảng Cộng hòa tạo ra.
- Warren G. Harding: March 4, 1921 — August 2, 1923. Khủng hoảng kinh tế lúc đương nhiệm? Yes
- Calvin Coolidge: August 2, 1923 — March 4, 1929. Khủng hoảng kinh tế lúc đương nhiệm? Yes
- Herbert Hoover: March 4, 1929 — March 4, 1933. Khủng hoảng kinh tế lúc đương nhiệm? Yes
- Dwight D. Eisenhower: January 20, 1953 — January 20, 1961. Khủng hoảng kinh tế lúc đương nhiệm? Yes
- Richard Nixon: January 20, 1969 — August 9, 1974. Khủng hoảng kinh tế lúc đương nhiệm? Yes
- Gerald Ford: August 9, 1974 — January 20, 1977. Khủng hoảng kinh tế lúc đương nhiệm? Yes
- Ronald Reagan: January 20, 1981 — January 20, 1989. Khủng hoảng kinh tế lúc đương nhiệm? Yes
- George H.W. Bush: January 20, 1989 — January 20, 1993. Khủng hoảng kinh tế lúc đương nhiệm? Yes
- George W. Bush: January 20, 2001 — January 20, 2009. Khủng hoảng kinh tế lúc đương nhiệm? Yes
- Donald J. Trump: January 20, 2017 — January 20, 2021. Khủng hoảng kinh tế lúc đương nhiệm? Yes. Yes. Yes.
Có 8 nguyên nhân sau khiến Dân chủ hơn hẳn Cộng hòa trong việc lãnh đạo kinh tế :
- 1/Trí tuệ của đám đông: Đảng Dân chủ đề cao sự lãnh đạo của một hệ thống chính trị, đội ngũ think tank về kinh tế. Trong khi đó đảng Cộng hòa đề cao sự lãnh đạo kinh tế của một cá nhân. Đảng Dân chủ phân bố nguồn lực tài chính đến hàng chục triệu người bằng ngân sách trong khi đó đảng Cộng Hòa chỉ tập trung nguồn tiền cho 1% dân số giàu nhất. Chính vì vậy dưới chính sách cào bằng của đảng Dân chủ hàng hóa bán chạy hơn,vòng tuần hoàn của kinh tế quay nhanh hơn.
-2/ Ngăn chặn sự tha hóa của chính phủ : tiền trao cho nhiều người ít vào tay sự lũng đoạn của các tập đoàn cấu kết với những kẻ nắm quyền tạo ra chủ nghĩa tư bản thân hữu.
- 3/Thị trường lao động linh hoạt :
Khi người dân cảm thấy tự tin rằng họ và gia đình họ sẽ không làm homeless trên đường phố ,rằng con cái họ sẽ được chăm sóc sức khỏe, giáo dục tốt và có chế độ phúc lợi xã hội tốt ,không có điều tồi tệ nhất xảy ra họ cảm thấy thoải mái khi chuyển sang nơi khác công việc phù hợp hơn với tài năng của họ , phân bổ nguồn lực lao động tốt hơn từ đó tạo ra năng suất lao động cao hơn.
-4/Tự do sáng tạo, đổi mới : những người có nền tảng kinh tế ổn định có thể làm nhiều việc hơn là chỉ làm việc theo ca. Họ có thể mạo hiểm kinh doanh và phát triển các loại hình kinh doanh sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển và thịnh vượng lâu dài mà không phải lo lắng rằng con cái họ sẽ phải chịu đựng nếu rủi ro xảy ra.
-5/ Đầu tư có lợi nhuận trong tăng trưởng dài hạn: Từ giáo dục đến cơ sở hạ tầng đến nghiên cứu khoa học, các ưu tiên của đảng Dân chủ cung cấp tiền cho các dự án mà thị trường tự do hỗ trợ. Các ngân hàng sẽ cho vay dài hạn và người vay tiền để kinh doanh có thể trả trong dài hạn. Cả hai bên cùng có lợi.
-6/Quyền lực cho các nhà sản xuất : Khi người dân an tâm với các chính sách phúc lợi do đảng Dân chủ cung cấp, họ trở nên dồi dào trong chi tiêu buộc các nhà sản xuất phải cung cấp thêm nhiều chọn lựa cho họ để cạnh tranh bán hàng. Từ đó kinh tế thăng hoa.
-7/Thận trọng về tài chính : Dưới thời đảng Cộng hòa ngân sách luôn thâm hụt do giảm thuế nhưng chi tiêu nhiều nhưng dưới thời đảng Dân chủ ngân sách rất ít khi thâm hụt dù phải chi cho phúc lợi xã hội. Đo là vì đang Dân chủ chỉ lấy cái giá trị thặng dư mà người lao động đáng được hưởng để đưa vào vòng xoay kinh tế, trong khi đó đảng Cộng hòa lại đưa số thặng dư ấy vào tay một thiểu số sống thụ hưởng,xa hoa.
-8/Hiệu quả lao động và thương mại: Các chính sách của đảng Dân chủ giúp các nhà hoạch định chính sách có nhiều tự do hơn để đưa ra những chính sách thương mại và lao động hiệu quả, giúp người dân tự tin hơn để lao động xây dựng và sáng tạo.
Vì vậy một thực tế là từ sau 1900 đến nay có 6 đời tổng thống không được bầu nhiệm kỳ 2 thì có đến 5 thuộc đảng Cộng hòa. Trong xếp hạng các tổng thống giỏi chỉ có Lincohn và Reagan được đánh giá cao do có thành tích trong chiến tranh , đa số đều rơi vào các tổng thống Dân chủ.
TRUNG QUỐC CHIẾM BIỂN ĐÔNG CUỒNG ĐỔ THỪA TẠI NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT BẦU BIDEN.
Trung Quốc xâm chiếm Biển Đông cuồng không lôi đầu CSVN ra chửi mà tru tréo chửi người Mỹ gốc Việt bỏ phiếu cho Biden trong khi ông chỉ mới làm tổng thống có 2 ngày.
Trung Quốc đâu có phải sợ Trump mà không chiếm Biển Đông. Thời Trump Trung Quốc đã cản trở tự do hàng hải, mở rộng đường lưỡi bò,xâm chiếm Bãi Đá Cạn của Philippines,bỏ phán quyết của tòa án trọng tài thường trực LHQ vào thùng rác. Philippines là đồng minh của Mỹ nhưng dưới thời Trump Trung Quốc chẳng xem ra gì, huống hồ Việt Nam-Trung Quốc tuy hai mà một, quân phục chung một màu áo, tướng lĩnh lâu lâu sang chầu nhận lệnh. Trung Quốc xâm chiếm Biển Việt Nam như lấy đồ trong túi vì biển đảo đã là của nó. Chẳng qua Trump và Tập là một, đánh nhau chỉ là vẽ ngoài. Đánh chiến tranh thương mại thì nông dân Mỹ không bán được hàng nông sản nên tự tử hàng loạt, người tiêu dùng Mỹ vẫn gánh chịu tiền thuế cao để mua hàng Trung Quốc trong khi các công ty Mỹ vẫn ở Trung Quốc hoặc dạt sang các nước Đông Nam Á, Ấn Độ chứ không về Mỹ. Thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chỉ có tăng lên chứ không hề giảm xuống, sở hữu trí tuệ của Mỹ vẫn bị Trung Quốc đánh cắp như thường.
Những đòn đánh ngoại giao thì hai bên trừng phạt qua lại chỉ để đóng kịch. Nền kinh tế Trung Quốc đã gượng lại sau dịch với tăng trưởng vượt bậc trong khi Mỹ GDP âm sâu trong quý 3 và quý 4, thất nghiệp cao nhất lịch sử. Nếu hai bên đánh nhau thật sự thì rõ ràng nước Mỹ dưới thời Trump đã đại bại dưới tay Trung Quốc.
Khi Biden lên 2 ngày ông đã tỏ rõ lập trường cứng rắn bằng cách mời Đài Loan tham dự lễ nhậm chức để xem Đài Loan là đại diện của người Hoa tại LHQ chứ không phải là Trung Quốc. Thế nhưng cuồng chả hiểu gì lại gán ghép Biden bắt tay Trung Quốc. Chẳng qua Tập muốn dùng Việt Nam để thăm dò thái độ của chính quyền mới trên Biển Đông. Và cuồng do tầm nhìn hạn chế nên nghĩ chỉ có Thánh Trump mới làm cho Tập không dám đụng đến Việt Nam.
Thật sự Mỹ chẳng can thiệp gì được chuyện Trung Quốc chiếm biển đảo Việt Nam vì 2 bên không có hiệp ước Liên minh quân sự. Họ chỉ can thiệp khi Trung Quốc cản trở tự do hàng hải, lập ADIZ vùng nhận diện phòng không trên hải phận quốc tế. Và chính quyền Biden cũng cần phải có thời gian để bày tỏ thái độ cứng rắn của mình.
Trong khi đó nước là của mình, biển là của mình nhưng cuồng lại há miệng chờ sung chửi Mỹ không bảo vệ cho chúng dù biển đảo cha ông đã bị đảng CS bán cho Tàu. Người Mỹ gốc Việt có nhiệm vụ lo cho nền dân chủ của họ, lo truất phế tên làm tổng thống 4 năm nhưng có 310 ngày đi đánh goft, các ngày còn lại chuyên ngồi tweet trên mạng và tranh cử giữ ghế. Họ phải thay thế chính quyền bất tài để 400 ngàn dân chết vì dịch bệnh. Họ phải bảo vệ mạng sống của họ và giữ vững nền dân chủ,pháp trị cho con cái họ về sau chứ.
Thế nhưng lũ cuồng lại nhắm họ mà chửi trong khi chính chúng lại hèn nhát không dám đấu tranh với CSVN để dành lại dân chủ nhằm có toàn quyền giữ biển đảo quê hương.
Đã dốt lại hèn nhưng mồm cuồng bao giờ cũng la to .
CUỒNG TRUMP BẢO DƯỚI THỜI TRUMP TRUNG QUỐC KHÔNG ĐƯA GIÀN KHOAN VÀO THĂM DÒ Ở BIỂN ĐÔNG LÀ LÁO KHOÉT.
Ít nhất cũng có hai sự kiện sau đây vào năm 2019.
1/ Bãi tư chính.
Ngày 18/6/2019 tàu cảnh sát biển được trang bị vũ khí hạng nặng ký hiệu 35111 của Trung Quốc đang neo đậu cách Bãi Tư Chính 40 dặm về phía tây đã thực hiện các hành vi khiêu khích xung quanh dàn khoan Hakuryu-5 (thuê của Nhật Bản, hoạt động từ ngày 15 tháng 5 năm 2019), ở lô 06-01 thuộc Dự án Nam Côn Sơn, liên doanh của Việt Nam với Nga.
Từ 03/7/2019 tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 thuộc quyền quản lý và sử dụng của chính phủ Trung Quốc đã đi vào vùng biển gần với khu vực Bãi Tư Chính. Đi theo bảo vệ tàu này còn có ba tàu hải giám của Trung Quốc được vệ tinh phát hiện, đặc biệt là tàu hải giám trên 10.000 tấn ký hiệu 3901 và tàu dân quân biển Qiong Sansah Yu0014. Trong lúc đó, cũng có sự xuất hiện của các tàu cảnh sát biển mang cờ Việt Nam ở khu vực này, thực hiện các hoạt động cần thiết để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Ngày 17-7-2019, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng lại nói rằng, Chính phủ Việt Nam nên tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc đối với một số khu vực trên biển Đông và phía Việt Nam cũng nên kiềm chế hành động sẽ làm trầm trọng thêm tình hình trong khu vực.
Ngày 19-7, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị bình luận về phát biểu của ông Cảnh Sảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ, đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên. Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực.
2/ Đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương 982 tới Biển Đông.
Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao , trả lời câu hỏi đề nghị cho biết thông tin Trung Quốc triển khai dàn khoan dầu mới Hải Dương 982 từ ngày 21/9 ở vùng biển sâu 3.000m ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói: "Mọi hoạt động trên Biển Đông cần tuân thủ các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển 1982 trong đó có việc tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển, đóng góp thiết thực vào duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực”.
Giàn khoan dầu Hải Dương 982 (Haiyang Shiyou 982) bắt đầu hoạt động từ hôm 21/9 tại vùng biển sâu đến 3.000m, theo một bài viết trên Trường An Kiếm (Chang An Jian), tài khoản mạng của Ủy ban Chính pháp Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc.
Bài viết đăng hôm 25/9 cũng nói đây là giàn khoan lớn nhất và hiện đại nhất trong các giàn khoan cùng loại tại Trung Quốc, có thể khoan dầu ở độ sâu đến 5.000m dưới mực nước biển.
Bà Hằng nói: “Các cơ quan chức năng của Việt Nam cho biết, nhóm tàu Hải Dương 8 lại tiếp tục mở rộng hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam được xác định phù hợp với các quy định của công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.
"Một lần nữa, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm, rút toàn bộ nhóm tàu trên ra khỏi vùng biển Việt Nam và không để tái diễn các vi phạm tương tự. Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền, các quyền lợi hợp pháp của Việt Nam tại Biển Đông bằng các biện pháp mà luật pháp quốc tế cho phép”
VÌ SAO TỔNG THỐNG BIDEN KÝ SẮC LỆNH HỦY BỎ ĐƯỜNG ỐNG DẪN DẦU KEYSTONE XL NGAY NGÀY ĐẦU TIÊN NHẬM CHỨC ?
Hệ thống Đường ống Keystone là một hệ thống đường ống dẫn dầu ở Canada và Hoa Kỳ, được đưa vào hoạt động vào năm 2010 và thuộc sở hữu của TC Energy và kể từ ngày 31 tháng 3 năm 2020 là Chính phủ Alberta. Nó chạy từ Lưu vực trầm tích Tây Canada ở Alberta đến các nhà máy lọc dầu ở Illinois và Texas, cũng như đến các trang trại bồn chứa dầu và một trung tâm phân phối đường ống dẫn dầu ở Cushing, Oklahoma.
Đường ống trở nên nổi tiếng khi Giai đoạn IV KXL thu hút sự phản đối của các nhà bảo vệ môi trường, trở thành biểu tượng của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và nhiên liệu hóa thạch. Năm 2015 KXL tạm thời bị trì hoãn bởi Tổng thống Barack Obama. Vào ngày 24 tháng 1 năm 2017, Tổng thống Donald Trump đã có hành động dự định cho phép hoàn thành đường ống. Vào ngày 20 tháng 1 năm 2021, Tổng thống Joe Biden đã thu hồi giấy phép cho đường ống vào ngày đầu tiên ông nhậm chức.
Hệ thống đường ống sẽ chuyển hơn 800,000 thùng dầu thô mỗi ngày từ Alberta, Canada, băng qua biên giới Mỹ, xuống đến các nhà máy lọc ở Gulf Coast.
Kết quả của đề nghị làm dấy lên những ý kiến mạnh mẽ, cả từ phía chống lẫn phía thuận.
Giới ủng hộ nói, dự án này tạo thêm công việc làm và mang lại an toàn về năng lượng.
Giới bảo vệ môi sinh chống lại khi nói việc này chỉ tăng thêm khí ô nhiễm nhà kính.
Các nhà lập pháp đảng Cộng hòa đã lên tiếng chỉ trích sắc lệnh của Tổng thống Joe Biden trong ngày đầu tiên ông giữ chức Tổng thống , một dấu hiệu nhanh chóng cho thấy sự chia rẽ đảng phái vẫn tiếp diễn bất chấp những lời kêu gọi đoàn kết.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã bày tỏ sự thất vọng trước thông tin tổng thống Biden quyết định hủy bỏ đường ống dẫn dầu, nhưng đã cố gắng vượt qua bất đồng này khi nói rằng ông mong được làm việc với Tổng thống Biden trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và đại dịch COVID-19, và để kiến tạo việc làm.
Nhưng dự án đã vấp phải những phản đối sau đây :
- Nhiều nhà hoạt động môi trường lo ngại đường ống sẽ làm tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của Mỹ. Theo họ, dự án này sẽ tiêu tốn rất nhiều năng lượng để chiết xuất dầu và có thể dẫn tới thảm họa sinh thái nếu xảy ra sự cố tràn dầu, đe dọa tầng nước ngầm tại các bang thuộc khu vực cao nguyên rộng lớn ở miền Trung nước Mỹ, gây nguy hiểm cho các thị trấn ở nông thôn cũng như người dân địa phương. Năm 2011, các nhà hoạt động bảo vệ môi trường từng tổ chức cuộc biểu tình ngay trước Nhà Trắng. Do đó, chính quyền Mỹ đã nhiều lần trì hoãn phê duyệt dự án này.
- Tổng thống Obama cho biết xây dựng đường ống Keystone XL sẽ không "đóng góp có ý nghĩa, lâu dài" vào nền kinh tế của Mỹ, không hạ thấp giá xăng cho người tiêu dùng và sẽ không làm tăng an ninh năng lượng của Mỹ.
- Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đề ra mục tiêu khử cacbon, giảm sự phụ thuộc của nước Mỹ vào dầu khí và hạn chế các chất gây ô nhiễm không khí. Phần lớn nguồn cung năng lượng của Mỹ vẫn đến từ nhiên liệu hóa thạch.
- Dù dự án đường ống dẫn dầu Keystone XL bị khai tử, Mỹ vẫn có thể nhập khẩu lượng dầu mỏ kỷ lục từ Canada trong vài năm tới qua hệ thống đường ống khác đang được mở rộng.
Mark Oberstoetter, Giám đốc nghiên cứu của Tập đoàn tư vấn và nghiên cứu Wood Mackenzie cho rằng: "Chúng ta sẽ dư thừa đường ống dẫn dầu khi các đường ống dẫn dầu khác hoàn thành đúng kế hoạch". "Nếu cộng tất cả các dự án đường ống dẫn dầu đó lại, có thể khiến những tranh luận về dự án Keystone XL trở nên thừa thãi".
Các nhà hoạt động khí hậu và các bộ lạc bản địa đã chiến đấu chống lại việc cho phép xây dựng và khai thác đường ống XL trong nhiều năm và đó là một trong những trận chiến khí hậu lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ!
Đây là một phần trong kế hoạch môi trường của chính quyền mới nhằm thoái vốn khỏi nhiên liệu hóa thạch và thay vào đó theo đuổi năng lượng tái tạo bền vững. Hủy bỏ ngành công nghiệp dầu mỏ là một chiến thắng lớn cho hành tinh!
CUỒNG QUÁ DỐT VỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NÊN KHÔNG HIỂU TRONG CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ TĂNG THUẾ LÀ CÓ LỢI CHO DÂN NGHÈO.
Lương của Mark Zuckerbeg 2 tỷ USD/năm.Lương thợ nail $50.000/năm. Khi tăng thuế theo lũy tiến thì thợ nail đóng góp chỉ bằng một hạt cát so với Mark. 1% dân số giàu có nhất nước Mỹ sẽ đóng cả ngàn tỷ vào ngân sách quốc gia.Trong khi đó 99% dân số còn lại sẽ đóng một phần nhỏ vì thu nhập thấp.
Như vậy chính phủ lấy tiền thuế của người giàu đó đưa vào các quỹ an sinh xã hội để lo cho người nghèo, người lao động. Nhưng dân Việt nghe thấy tăng thuế là sợ vì họ không biết họ chỉ bỏ vào ngân sách có chút ít nhưng họ được lợi rất nhiều về các chính sách mà chính phủ thi hành lên đời sống xã hội như giáo dục,y tế, đường sá, văn hóa bởi đồng tiền thuế trong xã hội dân chủ ,pháp trị không dễ bị tham nhũng như trong chế độ độc tài.
Vì vậy khi chính phủ tăng thuế phải nên mừng.
TĂNG THUẾ CHỈ KHIẾN CẢ 2 GIỚI GIÀU NGHÈO ĐỀU CÓ LỢI.
Thời Trump vì giảm thuế thất thu ngân sách nên có 400 ngàn người chết.97 triệu phú xin tăng thuế để chính phủ có tiền cứu dân. Nếu có tiền chính phủ dồi dào chi tiêu trong việc mua khẩu trang,máy thở ,lập bệnh viện dã chiến,truy vết virus.Không tiền do thâm hụt ngân sách làm việc gì cũng khó và để lại nợ công cho đời sau.
Trump giảm thuế chẳng có lợi gì cho dân nghèo mà chỉ có lợi cho các tập đoàn lớn. Họ đem số tiền này đầu thư vào cỗ phiếu và tạo nên sự tăng trưởng ảo.
Khi GDP không tăng (do thất nghiệp, sản phẩm hàng hóa không bán được,doanh nghiệp phá sản) mà chứng khoán tăng thì nền kinh tế đó đang tạo bong bóng. Tiền làm cỗ phiếu tăng giá chỉ là tiền vay mượn từ ngân hàng chứ không phải đến từ doanh thu của sản xuất. Và số tiền này sẽ đến lúc cạn kiệt vì nợ xấu ngân hàng đến từ luật cho phép phá sản để quỵt nợ gia tăng. Đó là lúc bong bóng nổ tung.
Nền kinh tế Mỹ đang trên bờ vực như thế. Đây là hậu quả do Trump để lại.Nhưng nếu bây giờ thị trường chứng khoán sụp đổ cuồng Trump lại bảo do Biden.
Tổng thống Biden lên nhậm chức thi hành tăng thuế cũng là theo nguyện vọng của 97 triệu,tỷ phú Mỹ. Bởi giới nhà giàu ngày nay khôn hơn ngày xưa. Ngày xưa giới giàu có chỉ muốn tìm mọi cách bóc lột sức lao động của người nghèo, muốn chính phủ giảm thuế,bỏ mặc phúc lợi xã hội của giới cần lao. Nhưng ngày nay họ thấy rằng nếu công nhân không được chăm sóc đúng mức về y tế, giáo dục.nhà ở, sinh hoạt ,sức khỏe dịch bệnh thì không dành hêt công sức để làm giàu cho họ. Khi công nhân không có tiền thì hàng hóa ứ đọng, nhà cửa đóng băng. Vậy nên họ chấp nhận chính phủ tăng thuế lấy bớt tài sản của họ để thực thi chủ nghĩa xã hội nhằm đưa cuộc sống trở lại bình thường. Điều này nước Phần Lan làm rất tốt.
Chỉ có cuồng Trump nhận thức quá thấp nên thấy giảm thuế nghĩ là chính phủ nhân đạo, tăng thuế nghĩ chính phủ bóc lột sức dân. Thật ra trong chế độ dân chủ tất cả trẻ em được giáo dục đều rất bằng lòng đóng thuế. Bởi họ tin tưởng tiền thuế của mình được quản lý tốt bằng đa đảng và pháp trị nên không rơi vào tay quan tham.Tiền thuế tạo ra giáo dục miễn phí, trường học khang trang, bệnh viện hiện đại ,xa lộ sân bay,công viên hoành tráng và một xã hội giàu sức mua sắm, giàu sự sáng tạo ra sản phẩm mới.
Vậy nên chỉ những kẻ mang tư duy của các chính phủ độc tài mới kêu ca về tăng thuế dù chính phủ chỉ đụng đến túi tiền của giới giàu có chứ không đụng đến túi tiền của họ.Trái lại còn giúp cho họ rất nhiều.Ăn welfare,Foodstamp,ở nhà housing, xài medicare nhưng mồm vẫn la bai bải chính phủ tàn ác tăng thuế. Đó là chân dung của cuồng Trump hiện nay.
TRUMP THÀNH HITLER.
Chính xác. Khi Trump đã làm nghiêng lệch Tối cao pháp viện, đàn áp báo chí và đối lập và tạo ra một đảng Trump trung thành với tổng thống(nếu không trung thành sẽ bị sa thải) thì Trump sẽ dùng sắc lệnh hành pháp để điều hành chính phủ qua mặt quyền phủ quyết của quốc hội. Dân có kiện và thẩm phán liên bang đình chỉ sắc lệnh thì Trump đưa lên tối cao pháp viện có 3 người Trump bổ nhiệm. Với áp lực đe dọa, mua chuộc và khủng bố tinh thần 3 thẩm phán này cũng không dám xử cho dân thắng mà để các sắc lệnh hành pháp của Trump tung hoành ngang dọc.
Chỉ cần 1/2 sắc lệnh hành pháp của Trump được thông qua Trump cũng có thể biến thành Hitler và Mỹ thành Đức Quốc xã. Trong khi đó Trump không cô độc mà còn có Nga và Trung Quốc phía sau. Màn đánh nhau với Trung Quốc chỉ là giả vờ và chỉ có cuồng Trump do nhận thức thấp mới bị lừa. Chỉ cần thâu tóm xong quyền lực bộ ba Trump-Putin-Tập sẽ thành bạn vàng như 3 nước Đức -Ý- Nhật xưa kia để thành một trục tam giác ma quỷ thâu tóm cả thế giới. Lúc đó trại tập trung, lò thiêu xác sẽ mọc lên như nấm sau mưa. Quân đội của 3 nước sẽ gieo rắc chết chóc khắp nơi.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CHế ĐỘ PHÁT XÍT HITLE.
Đức trở thành nước dân chủ cộng hòa vào năm 1919, một năm sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất bởi nước Đức ngày đó thua trận khiến Hoàng Đế Wilheim II phải thoái vị.
Nước Đức ở vào thời kỳ đầu của dân chủ nghị trường gặp khủng hoảng kinh tế liên miên nên đảng phái mọc ra như nấm sau mưa, trong đó có cái đảng của Adolf Hitler được hình thành một năm sau đó, 1920.
Đảng lao động dân tộc xã hội chủ nghĩa Đức ( Nazi) của Hít lấy chủ trương chủ nghĩa dân tộc cực đoan và chống người Do Thái làm tôn chỉ tuy vậy ngày đầu có rất ít người tham dự.
Do vậy nên cuối năm 1923, Hít chủ trương làm đảo chính để bất thành mà bị bỏ tù ở Landsberg gần nhà tôi hôm nay, bản thân đảng của Hít cũng bị cấm hoạt động.
Thay vì viết Nhật Ký Trong Tù như ai đó, Hít đã viết cuốn Mein Kampf ( Cuộc chiến của tôi) và cuốn sách này được người ta hào hứng đón đọc để rồi sau đúng một năm Hít ra tù và đảng Nazi cũng được phép hoạt động trở lại.
Hít được trả tự do là do đấu đá chính trị của các đảng phái và ngày đó cứ hai năm lại có bầu cử thậm chí trong hai cái năm định mệnh 1932 - 1933 kia, nước Đức đi bầu những bốn lần để hehe, 13 năm sau đó khỏi phải đi bầu cử đúng với cái nghĩa của nó.
Hít và đảng Nazi của Hít chủ trương phê phán chính sách cầm quyền của các đảng cầm quyền ngày đó ( cách thức của dân túy) và nhờ vậy, người ta biết nhiều thêm về một ngài Hít năng nổ, thương nước yêu dân, cao thượng và cả đời vì nhân dân phục vụ.
Năm 1928 Nazi mới có 800 ngàn phiếu bầu thì sau hai năm, 1930, Nazi đã có hơn 6 triệu phiếu bầu nghĩa là chiếm hơn 18% phiếu bầu để về thứ hai (thua SPD với 24%) trong danh sách những đảng tham gia bầu cử.
Cái mốc để ta biết và hiểu hơn về sự đột biến này cũng là sự thất nghiệp có tính thảm họa của năm 1929, năm khủng hoảng kinh tế thế giới tệ hại nhất thế kỷ 20.
Người ta bầu cho Nazi là bởi quá chán ngán những nhà chính trị hứa hay làm dở và người ta bầu Hít cũng bởi thấy Hít luôn đề cao dân tộc Đức thuần khiết, dân tộc thông minh nhất thế giới tại sao lại phải thua các cuộc chiến tranh, làm sao lại có thể bị thất nghiệp và nhất là làm sao lại để cho bọn Do Thái nó buôn bán trên những giá trị lao động chân tay và trí óc của người Đức thượng đẳng ???
Ngày đó người ta bầu quốc hội nhiều lần do khủng hoảng kinh tế dẫn tới khủng hoảng chính trị.
Từ đứng vị trí thứ hai vào 1930, hai năm sau là 1932, Nazi trở thành đảng mạnh nhất trong quốc hội Đức với chừng hơn 33% sau hai cuộc bầu cử tháng 7 và tháng 11. 1932
Điều này bắt buộc ông Tổng Thống Hindenburg phải chọn Hít làm thủ tướng và đó là thành công ban đầu để nhảy vào chính trường của Hít và đó là ngày 30.01 năm 1933.
Hãy để ý cái mốc này để thấy từ khi làm thủ tướng, Hít chỉ cần 2 tháng !!!! để thâu tóm hoàn toàn quyền lực và đó là do sự quyết đoán và sắc sảo trong nhận định để đưa ra quyết sách phù hợp và tối ưu của Hít.
Cùng với Hít làm thủ tướng, chính phủ liên hợp ngày đó của Hít lại có hai đàn em mà Hermann Göring là kẻ phụ trách công an và an ninh của cả vùng rộng lớn có Berlin và đó là con bài tẩy của Hít trên con đường tiếm quyền.
Chỉ bốn tuần sau khi Hít làm thủ tướng, ngày 27.02.1933 ta có vụ nhà quốc hội Đức bị đốt và "thủ phạm" của nó là một tay CS người Hà Lan để Nazi đẩy mạnh tuyên truyền chống ..... thổ tả.
Tên CS người Hà Lan này có thật là kẻ đã đốt nhà hay không thì chả ai chứng minh vì ngay sau đó đã bị xử tử.
Qua việc cháy nhà quốc hội, niềm tự hào của mỗi tâm hồn Đức coi như bị xúc phạm để người ta hưởng ứng nhiệt liệt Göring cũng như Hít khi phỉ báng và đe dọa về một sự trỗi dậy và làm loạn của bọn thổ tả.
Của đáng tội là bọn thổ tả thật là Liên Xô ngày đó đang khuynh đảo cả một đất trời rộng lớn và những thông tin về sự tàn ác man rợ của Stalin lọt vào nước Đức càng làm người ta vừa căm thù vừa lo sợ.
Cả nước Đức dậy lên lời tuyên chiến sẽ chống lại cả đảng CS, cả đảng cánh tả là hai đảng ngày đó có thứ tự thứ hai và thứ ba trong chính trường Đức chứ không hề là bọn tiểu tốt vô danh.
Đúng một tuần sau cái ngày quốc hội cháy, 05.03.1933 người ta lại tổ chức cuộc bầu cử lần thứ ba chỉ trong vòng bảy tháng để Nazi tăng phiếu lên thành 44%, hai đảng cánh tả và CS kia cũng có 30% !!!
Kết quả này không làm cho Hít hài lòng bởi cái hắn cần là làm sao có đa số hay một sự kiện gì để tạo ra đa số ủng hộ.
Và tài tổ chức cũng như tạo sự kiện để khuynh đảo của Hít bắt đầu được thể hiện từ đây.
Sẵn có phong trào chống CS và cánh tả sau hôm cháy nhà quốc hội, Hít sai Göring bắt bớ và bỏ tù hàng chục ngàn "tên CS", kể cả đang là dân cử cao cấp để tạo tâm lý lo sợ bắt bớ, chuẩn bị cho cuộc họp quốc hội đầu tiên ngày đó, cái ngày thực sự nhảy lên nắm trọn toàn quyền.
Đó là ngày 23.03.1933, ngày quốc hội lần đầu họp, 18 ngày sau bầu cử với những dân biểu là người của cả ba đảng chính của nước Đức ngày đó, đảng Nazi, đảng dân chủ xã hội và đảng CS Đức.
Và Hít đưa ngay ra tại phiên họp đầu tiên này dự luật yêu cầu thủ tướng có quyền ra các sắc lệnh mà không bị Tổng Thống, hai viện quốc hội châm chọc hay góp ý cũng như cấm cản.
Để cho dự luật này dễ được biểu quyết thông qua, Hít đã sai Göring "bao vây" toàn bộ khu vực nhà quốc hội bằng một lực lượng đông đảo công an và mật vụ súng ống răm rắp và mặt mũi sát khí đằng đằng.
Mở đầu buổi họp, Hít đã có diễn văn đe dọa việc không thông qua hay thông qua dự luật ngang với với sự chọn lựa "chiến tranh hay hòa bình" mà người ta phải hiểu là nếu không đồng ý thì đám đại biểu quốc hội này cũng sẽ bị đưa về trại tập trung tại Dachau ngày đó vừa chính thức mở ra để tập trung bọn bị bắt khi nhà tù đã quá tải.
Và quả nhiên, 444/94 đại biểu đã biểu quyết đồng ý bộ luật này, đưa lại cho Hít toàn bộ quyền hành thao túng chính trường cho tới năm 1945, năm chấm dứt chiến tranh với việc Hít tự kết liễu cuộc đời.
Ta có thể khẳng định là như vậy bởi sau khi Hít nhảy vào làm thủ tướng 30.01.1933 rồi sự kiện trên vào tháng 3.1933 thì tới tháng 11.1933, đảng Nazi của Hít đã có 93,5% sự ủng hộ của người dân Đức và cả nước sôi sục bước theo người cầm lái vĩ đại - der Führer.
..............
Tại đây chúng ta cũng có cái so sánh nhỏ về những propaganda mà Tru đã xài để tạo làn sóng căm thù thổ tả và đặc biệt là phiên họp quốc hội hai viện Mỹ ngày 06.01 vừa qua để tưởng tượng rằng, nếu hôm đó mà sự đe dọa các đại biểu quốc hội thành công, khả năng hai viện bác phiếu bầu của cử tri đoàn để Tru sẽ ... won the election sẽ là hiện thực !!!
Cũng sẽ chả khó gì khi đã thao túng được quốc hội như vậy, việc nước Mỹ chỉ sau đúng 1 năm sẽ thành nhà nước quốc xã kiểu Tru cũng có thể chả có khó khăn gì.
Bởi nếu đã điều khiển được quốc hội thì như Pu tại Nga, HP sẽ được sửa đổi và thay thế dễ dàng.
Ảnh 1 : Nhà quốc hội Đức bị cháy bởi bọn "cộng sản", y chang như bọn đập phá Antifa hay BLM.
Ảnh 2 : Biểu ngữ với dòng chữ Một Dân Tộc, Một Người Cầm Lái Một Sự Đồng Lòng giống như Trump Pence 2020 với keep America great again.
Ảnh ba : Hít được dân Đức tung hô cũng hao hao như cuồng Tru hôm nay.
Ảnh 4 : Hít hội ngộ và phát biểu trong sự tán thưởng của cuồng giống như những rally vận động bầu cử của Tru.
Ảnh 4 : Trang bìa của báo Đức "Stern" tặng Tru với Cuộc chiến đấu của ... nó.
Tài liệu tham khảo :
Deutschland 1933: Von der Demokratie zur Diktatur (annefrank.org)
Reichstagswahl 1930: Der Durchbruch der Nazis - WELT
MỘT TỔNG THỐNG DÂN CHỦ ĐIỀU HÀNH CHÍNH PHỦ NHƯ THẾ NÀO ?
Nền chính trị hiện đại được thực hiện theo nguyên tắc phân quyền và kiểm soát quyền lực chứ không phải tập quyền. Một tổng thống giỏi không phải là một người cái gì cũng biết mà là một người biết chọn người tài, tin tưởng giao việc cho họ chứ không phải bất cứ cái gì cũng quyết định giành hết việc của người khác. Chẳng hạn tổng thống không thể chen vào công việc của một chuyên gia dịch tể học như Fauci, để gạt ông ấy ra rồi sau đó tuyên bố thuốc chữa sốt rét có thể chữa được Covid, thuốc sát trùng có thể trị virus. Tổng thống phải nhờ vào các chuyên gia trên nhiều lĩnh vực, mỗi chuyên gia có chuyên môn của họ.Đó là đội ngũ think-tank. Các chuyên gia này giúp tổng thống bao quát hết mọi vấn đề.Mỗi sáng ông phải đọc báo cáo xem đảng đối lập, báo chí chỉ trích như thế nào, phải đọc tóm tắt công việc trên nhiều lĩnh vực khác nhau .Sau đó là giao việc cho các Bộ trưởng và buộc họ chịu trách nhiệm cho công việc của mình.
Trong một nền dân chủ luôn luôn có 2 chính quyền song song cùng tồn tại. Một chính quyền đang nắm quyền và một chính quyền ngầm của đảng đối lập luôn sẵn sàng thay thế từ bên trong. Các bộ trưởng nếu không làm được việc, gặp sự cố đều phải từ chức.
Lối điều hành chính phủ của Trump là lối điều hành của nền quân chủ phong kiến ngày xưa. Trong đó ông vua tự cho mình cái gì cũng hiểu để rồi chẳng làm được cái gì ra hồn. Kết quả là một dàn nội các bị cách chức hoặc xin thôi việc hết cả vì tổng thống tài lanh giành việc bằng những cái tweet láo lường mị dân. Chính ông Fauci người đã giúp Obama ngăn chặn đại dịch Ebola khi nó đang còn ở ngoài nước Mỹ nhưng chẳng làm được gì dưới thời Trump, hôm kia trở lại với chính phủ của Biden cũng đã tươi cười tuyên bố:" Lúc này mới là lúc những kiến thức khoa học của ông được coi trọng". Giới y khoa và những người biết tiếng Anh thường xuyên theo dõi đài Mỹ đều biết khả năng của Fauci. Chỉ có lũ cuồng Trump u mê là không biết vì có hiểu gì tiếng Anh. Do vậy các khuyến cáo của Fauci đều bị bỏ qua bởi một tên tổng thống dốt nát và bọn hùa theo u mê chẳng kém. Chính vì vậy đại dịch mới lan tràn khiến 428 ngàn người chết và sắp tới kẻ này sẽ bị truy tố về tội ngộ sát do u mê, tài lanh.
Đáng nói là bọn theo những tư tưởng tôn thờ độc tài cá nhân này sau bao năm có internet mà chẳng sáng đầu ra. Chỉ luôn thần thánh lãnh tụ của chúng y chang đám dân Việt ngày xưa sùng bái Hồ Chí Minh dù nền chính trị hiện đại đã đề cao lãnh đạo phân quyền ở cả ba ngành hành pháp, lập pháp,tư pháp và phân quyền theo ngành dọc ở liên bang ,tiểu bang.
Thứ Hai, 25 tháng 1, 2021
THẾ NÀO LÀ CUỒNG ?
Có nhiều bạn bảo tôi không cuồng ai,tôi chỉ thấy sao nói vậy, chẳng bênh vực gì ông Trump. Thế nhưng trên đời này không ai thừa nhận mình cuồng cả. Dân Đức khi sùng bái Hitler năm 1933 luôn tự cho mình là lý trí. Các Hồng vệ binh thờ Mao hay Stalin , các con cháu Hồ Chí Minh luôn đánh bom tự sát,khóc lóc trước mỗi lời nói của bác Hù cũng không hề tự nhận mình cuồng mà cho đó là yêu nước. Các em ủng hộ bác Trump cũng vỗ ngực tự hào ta đây không cuồng. Nhưng theo logic thì cuồng không do các em có thừa nhận hay không mà do các thực tế khách quan.
Định nghĩa cuồng là một hiện tượng sùng bái cá nhân. Sự sùng bái này ăn sâu vào tâm thức một cách cảm tính của người tiếp nhận khiến họ chỉ tiếp nhận những thông tin có lợi cho lãnh tụ mà họ kính yêu, bỏ qua các sự thật chỉ ra rằng lãnh tụ đó không xứng đáng với lòng tôn kính ,bảo vệ của họ.
Ý thức được điều này nên Trump đã tự tin khẳng định" Tôi có thể
đứng giữa đại lộ Pennsylvania bắn chết một người mà đảm bảo không mất một người hâm mộ nào".
Bởi vậy trong suốt năm 2020 Trump tung ra tin tức gì thì dân cuồng tin theo tin tức đó mà không hề kiểm chứng:
- Trump bảo virus Vũ Hán là hoax dân tin ngay virus không có thật dù dân thế giới chết hàng loạt xác chất đống.
- Trump bảo không cần đeo khẩu trang là dân không đeo khẩu trang ,không giãn cách xã hội, biểu tình chống cách ly và sau đó chính những kẻ này chết hàng loạt.
- Trump bảo Bill Gate lợi dụng chế tạo vaccine để cấy chip điện tử là dân tin theo răm rắp.
- Trump bảo Fauci chuyên gia dịch tể hàng đầu thế giới không đáng tin thì dân cuồng chửi mắng Fauci, đến nay sau khi chính quyền Biden mời ông tham gia trở lại thì khuôn mặt ông mới nở nụ cười.
- Trump bảo bầu cử gian lận khi bầu cử chưa xảy ra là dân cuồng tin ngay dù theo logic một việc chưa xảy ra thì không thể nào khẳng định được. Sau đó cuồng bỏ phán quyết của ngành tư pháp độc lập,tối cao pháp viện vào thùng rác mà không cần chứng cớ.Lời thánh Trump chính là chứng cớ.
Sau đó là một loạt thuyết âm mưu phi lý của QAnon như :
– Tổng thống Trump sẽ ban hành thiết quân luật vào ngày 20/1, và mở một phiên tòa xử bọn phản quốc như là Biden, Clinton, Obama,…
– Song song với thiết quân luật, sẽ bị cúp điện 10 ngày.
– Quân đội được huy động đến hàng trăm ngàn quân ở thủ đô Washington.
– Vụ bạo loạn ngày 6/1/2021 là do tổ chức AntiFa và Black Lives Matter gây ra, với sự giúp sức của Bắc Kinh.
– Đức Giáo hoàng bị bắt
– Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi bị bắt.
– Quân đội Tàu cộng đã xâm nhập nước Mỹ qua ngã Canada và ém quân ở bang Maine.
Tất cả những tin vịt này xuất phát từ James Watkins và con trai Ronald Watkins. Hai cha con này có quốc tịch Mỹ, chuyển sang sống ở Philippines vào năm từ năm 2001, mua một trang trại nuôi heo gần Manila.
Những người tích cực truyền bá các tin vịt và thuyết âm mưu Q là ông Trump cùng các thành viên trong gia đình ông, cũng như một số luật sư thân cận như Lin Wood, Sidney Powell...
Các nguồn tiếng Anh 8chan, 8kun, Facebook, Reddit, Twitter, sau đó được dịch ra tiếng Việt mà người ta thấy nhiều nhất trên các trang liên quan đến tổ chức Pháp Luân Công là Đại Kỷ Nguyên, Tân Đường Nhân, Trí thức Việt… là các nguồn phát tán tin vịt cho đến tận ngày 20/1 khi Biden làm lễ nhậm chức mà chẳng có chiến dịch "tát cạn đầm lầy" nào cả nhưng cuồng vẫn như người ở cõi trên.
Tiếp đó cuồng nhân chuyện Trung Quốc đưa giàn khoan vào thăm dò ở Biển Đông để tố là vì chính quyền Biden bắt tay Trung Quốc nên Trung Quốc mới làm loạn. Trong khi thực tế chỉ cần google vào thì có thể thấy Trung Quốc đã đại náo Biển Đông từ năm 2019 sang 2020 ,đã cấm tàu bè đi ngang đường lưỡi bò và đang tính lập vùng nhận dạng phòng không AZID mà Trump vẫn dửng dưng vì đang bận tranh cử.
Abraham Lincoln từng nói" Tôi sẽ đứng bên bạn một khi bạn cón đúng.Sẽ rời bỏ bạn khi nào bạn sai"
Câu này chỉ đúng với người có lý trí, không đúng với dân cuồng.Dù Trump có sai rành rành khi đảng Cộng hòa, các nhân vật chủ chốt như McConnell, Barr, Mike Pence, Rommey... rời bỏ Trump. Dù cho những kẻ cuồng nhất là Proud Boys cũng quay sang ủng hộ Biden và tỷ lệ dân Mỹ ủng hộ Trump chỉ còn 29% lúc Trump mãn nhiệm kỳ thấp nhất lịch sử Hoa Kỳ thì dân cuồng Việt Nam vẫn một lòng trung thành"Đời đời nhớ ơn Bác Trump vĩ đại"" Bác Trump sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta.
Tất cả những kẻ cuồng tín chế độ CSVN như Lê Hiếu Đằng, Bùi Minh Quốc đều đã sám hối nhưng cuồng Trump thì chưa. Chúng vẫn ngụy biện một cách vô liêm sỉ và trâng tráo bởi dây thần kinh xấu hổ đều đã bị đứt.
Thứ Tư, 20 tháng 1, 2021
CHƯƠNG TRÌNH TÀI TRỢ $1,900 TỶ CỦA BIDEN NGAY SAU LỄ NHẬM CHỨC.
Tổng thống đắc cử Joe Biden đã công bố Kế hoạch Giải cứu Mỹ của mình vào ngày 15/1/2021. Kế hoạch loại trừ coronavirus trị giá 1,9 nghìn tỷ đô la dự kiến sẽ cung cấp sự cứu trợ rất cần thiết cho nền kinh tế bằng cách đẩy nhanh việc triển khai vắc xin, cung cấp trợ giúp tài chính cho các cá nhân, tiểu bang và chính quyền địa phương và doanh nghiệp và bao gồm gói kích cầu kinh tế lần thứ ba.
Xây dựng chương trình tiêm chủng quốc gia, chứa COVID-19 và mở cửa lại các trường học một cách an toàn, bao gồm bằng cách thiết lập các điểm tiêm chủng cộng đồng trên toàn quốc, mở rộng quy mô xét nghiệm và truy tìm nguồn cung, loại bỏ các vấn đề thiếu hụt nguồn cung, đầu tư vào các phương pháp điều trị chất lượng cao, cung cấp chế độ nghỉ ốm có lương để ngăn chặn sự lây lan của vi rút, giải quyết sự chênh lệch về sức khỏe và thực hiện các khoản đầu tư cần thiết để đáp ứng mục tiêu của tổng thống đắc cử là mở cửa lại an toàn phần lớn các trường K-8 trong 100 ngày đầu tiên.
Cung cấp cứu trợ ngay lập tức cho các gia đình đang làm việc chịu gánh nặng của cuộc khủng hoảng bằng cách gửi ngân phiếu 1.400 đô la mỗi người cho các hộ gia đình trên khắp nước Mỹ, cung cấp hỗ trợ nhà ở và dinh dưỡng trực tiếp, mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc trẻ em an toàn và đáng tin cậy, tăng lương tối thiểu, mở rộng bảo hiểm thất nghiệp , và mang lại cho các gia đình có trẻ em và công nhân không có con một sự tăng cường khẩn cấp trong năm nay. Hỗ trợ các cộng đồng đang gặp khó khăn sau COVID-19 bằng cách cung cấp hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ bị ảnh hưởng nặng nề nhất, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ do các doanh nhân da màu làm chủ và bảo vệ việc làm của những người phản ứng đầu tiên, công nhân quá cảnh và những người lao động thiết yếu khác.
Check kích thích 1.400 đô la mỗi người ngoài check 600 đô la mà Quốc hội đã thông qua vào tháng 12, đưa khoản thanh toán lên 2.000 đô la. Việc tăng trợ cấp thất nghiệp tạm thời và lệnh cấm trục xuất và tịch thu nhà sẽ được kéo dài đến tháng 9. Mức lương tối thiểu của liên bang sẽ được tăng lên $ 15 mỗi giờ từ mức hiện tại là $ 7,25 mỗi giờ. Một biện pháp khẩn cấp yêu cầu người sử dụng lao động cho nghỉ ốm có lương sẽ được khôi phục. Chính quyền đang thúc giục Quốc hội duy trì yêu cầu đến hết ngày 30 tháng 9 và mở rộng nó cho các nhân viên liên bang. Tín dụng thuế giữ trẻ sẽ được mở rộng trong một năm, để trang trải một nửa chi phí giữ trẻ lên đến $ 4.000 cho một đứa trẻ và $ 8.000 cho hai hoặc nhiều hơn đối với các gia đình có thu nhập dưới 125.000 đô la một năm.
Các gia đình kiếm được từ $ 125,000 đến $ 400,000 sẽ được tín dụng một phần. 15 tỷ USD trợ cấp liên bang để giúp các bang trợ cấp dịch vụ giữ trẻ cho các gia đình có thu nhập thấp, cùng với quỹ 25 tỷ USD để giúp các trung tâm chăm sóc trẻ em có nguy cơ đóng cửa. Đặt yêu cầu trở lại và loại bỏ các trường hợp miễn trừ cho người sử dụng lao động có hơn 500 và dưới 50 nhân viên. Ông cũng sẽ nói rõ rằng nhân viên y tế và những người phản hồi đầu tiên cũng nhận được những lợi ích này. Việc đóng những lỗ hổng này trong Đạo luật Ứng phó với Coronavirus Đầu tiên dành cho Gia đình sẽ kéo dài thời gian nghỉ phép khẩn cấp có lương lên đến 106 triệu công nhân bổ sung. Cung cấp dịch vụ nghỉ ốm và gia đình và y tế có trả lương mở rộng.
Tổng thống đắc cử sẽ cung cấp hơn 14 tuần nghỉ ốm và gia đình và y tế có lương để giúp cha mẹ có thêm trách nhiệm chăm sóc khi trường học hoặc trung tâm chăm sóc của con cái hoặc người thân đóng cửa; cho những người đã hoặc đang chăm sóc những người có các triệu chứng COVID-19, hoặc những người đang phải cách ly do tiếp xúc; và những người cần dành thời gian để chủng ngừa. Mở rộng thời gian nghỉ phép khẩn cấp có lương để bao gồm cả công nhân liên bang. Biện pháp này sẽ cung cấp các biện pháp bảo vệ nghỉ việc có lương cho khoảng 2 triệu người Mỹ làm việc cho chính phủ liên bang. Cung cấp quyền lợi nghỉ phép có lương tối đa là $ 1,400 mỗi tuần cho những người lao động đủ điều kiện. Điều này sẽ cung cấp sự thay thế hoàn toàn tiền lương cho những người lao động kiếm được tới 73.000 đô la hàng năm, hơn 3/4 tổng số người lao động. Hoàn trả cho người sử dụng lao động có ít hơn 500 nhân viên chi phí này
LẬT TẨY TRÒ TỐ CÁO GIAN LẬN BẦU CỬ CỦA TRUMP, CHIẾN DỊCH TRUMP VÀ CUỒNG TRUMP.
Vào ngày Quốc hội chính thức kiểm phiếu đại cử tri để đưa Joe Biden trở thành tổng thống tiếp theo, những lời hô vang "Stop the Steal" đã vang vọng khắp Điện Capitol của Hoa Kỳ. Vụ tấn công chết người sau nhiều tháng Tổng thống Trump khăng khăng rằng chiến thắng của ông Biden chỉ có thể được giải thích bởi gian lận tràn lan và ông khuyến khích những người ủng hộ yêu cầu một kết quả khác.
Nhưng không có tuyên bố nào về gian lận phổ biến hoặc trộm cắp bầu cử được giám sát kỹ lưỡng. Các quan chức bầu cử trên khắp đất nước và tổng chưởng lý của chính quyền Trump và các chuyên gia an ninh mạng đã xác minh cuộc bầu cử là "an toàn nhất trong lịch sử nước Mỹ." Tất cả các vụ kiện yêu cầu bồi thường đều bị các tòa án liên bang và tiểu bang bác bỏ.
Dưới đây là một số tuyên bố âm mưu phổ biến nhất được sử dụng để cố gắng phá hoại kết quả bầu cử và những gì các chuyên gia nói về tính hợp lệ của chúng.
1/Máy bỏ phiếu Dominion không thay đổi hoặc xóa phiếu bầu cho Trump
Đối với những người ủng hộ QAnon và Trump, Harry Formanek và Traci Specht, đây là một trong những cáo buộc gian lận tai hại nhất. Họ tin rằng máy bỏ phiếu Dominion được sử dụng ở một số bang bằng cách nào đó đã được lập trình để lật phiếu ủng hộ ông Biden hoặc xóa phiếu cho ông Trump - một câu chuyện được ông Trump và các luật sư của ông lan truyền.
“Điều gì đã xảy ra là có tổng số 6.000 phiếu bầu bị lật, đó là số phiếu của Trump đã chuyển sang Biden mà họ phát hiện ra,” Formanek nói, lặp lại một quan niệm sai lầm về việc kiểm phiếu ở Michigan. "Và họ nói, 'ồ, đó là trục trặc,' nhưng sau đó họ thấy ở các bang khác, điều bất thường tương tự đã xảy ra. Và nó luôn xảy ra chống lại Trump."
Formanek dường như đang đề cập đến Quận Antrim, Michigan, nơi một cuộc kiểm phiếu sơ bộ không chính thức vào đêm bầu cử cho thấy Biden đã giành được quận, điều này không chính xác. Các quan chức bầu cử cho biết đó là kết quả của lỗi con người đã nhanh chóng được phát hiện và sửa chữa.
Ngoại trưởng Jocelyn Benson giải thích trong một tuyên bố vào ngày 6 tháng 11 rằng một nhân viên bầu cử đã mắc "sai lầm trung thực" và không cập nhật phần mềm để kết hợp đúng các tổng số điện tử, "mặc dù các nhà lập bảng đã đếm chính xác tất cả các lá phiếu."
"Các thư ký bầu cử làm việc cực kỳ chăm chỉ và làm công việc của họ một cách chính trực. Họ là con người và đôi khi mắc sai lầm. Tuy nhiên, có rất nhiều biện pháp kiểm tra và cân đối để đảm bảo những sai lầm có thể được phát hiện và sửa chữa", Benson nói. kết quả. Kết quả chính thức cho thấy ông Trump đã giành được Quận Antrim với 9.748 phiếu bầu so với 5.960 của ông Biden.
Tuy nhiên, thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany và những người khác tuyên bố một "trục trặc máy tính" đã tính các phiếu bầu của Đảng Cộng hòa thành đảng Dân chủ.
Các tuyên bố tương tự cũng được san bằng ở Georgia, mặc dù nó đã tiến hành ba cuộc kiểm phiếu lại - bao gồm kiểm lại bằng tay các lá phiếu trên giấy - để xác nhận kết quả cuối cùng cho thấy ông Biden đã giành chiến thắng ở bang với 11.779 phiếu bầu.
Một địa điểm khác được nhắm mục tiêu bởi những tuyên bố này là Maricopa County, Arizona.
Bộ phận bầu cử quận đã tiến hành kiểm tra độ chính xác sau bầu cử để xác minh kết quả và đảm bảo không có thay đổi nào được thực hiện đối với bất kỳ phần mềm nào trong suốt cuộc bầu cử. Với sự hiện diện của ngoại trưởng và đại diện của các đảng Cộng hòa, Dân chủ và Độc lập, quận đã thông báo vào ngày 18 tháng 11 rằng kết quả là chính xác 100% và không có gì bị thao túng.
Specht cũng tuyên bố hướng dẫn sử dụng máy bỏ phiếu Dominion cho công nhân biết cách thay đổi phiếu bầu. Cô cho biết cô có được thông tin này từ Ron Watkins, người có bảng tin trên internet 8kun phổ biến các bài đăng của QAnon và là "nhân chứng chuyên môn" trong vụ kiện bầu cử Georgia thất bại của Sidney Powell vì anh đã đọc hướng dẫn sử dụng Dominion.
Specht nói: “Trên đó có ghi cách bạn có thể mở mặt sau của chiếc máy lên, bạn có thể thay đổi nó và làm mọi thứ,” Specht nói. "Vì vậy, điều đó tự nó, chỉ là điều đó rất đáng lo ngại và đáng báo động."
"Điều đó không xảy ra", quan chức điều hành bầu cử hàng đầu của Georgia, Gabriel Sterling, một đảng viên Đảng Cộng hòa, cho biết trong một cuộc họp giao ban đầu tháng này. "Không ai thay đổi các bộ phận của các máy bỏ phiếu Dominion. Đó là - tôi thậm chí không biết điều đó có nghĩa là gì, nó không phải là một điều có thật."
Trong vụ kiện đã bị một thẩm phán liên bang do Đảng Cộng hòa bổ nhiệm bác bỏ, Watkins tuyên bố các máy Dominion có thể từ chối các lá phiếu có dấu sai hoặc thậm chí một số có bong bóng được điền chính xác bên cạnh tên ứng cử viên. Những lá phiếu đó sau đó sẽ được nhân viên bầu cử xem xét. Điều này, Watkins cho biết mà không có bằng chứng, cho phép công nhân thao túng kết quả.
Để hiểu rõ hơn về những tuyên bố này, CBS News đã nói chuyện với Deen Freelon, phó giáo sư tại Trường Báo chí và Truyền thông của Đại học Bắc Carolina, người nghiên cứu về thông tin sai lệch, truyền thông siêu đảng phái và các thuyết âm mưu.
Theo Freelon, tuyên bố này có lẽ là "ngông cuồng nhất" và "lớn nhất" về thông tin sai lệch bầu cử vào năm 2020.
Ông chỉ ra rằng các hệ thống Dominion đã được sử dụng trong nhiều năm và không chỉ được sử dụng ở các bang xoay trục, mà còn ở các bang nghiêng hẳn về ông Trump. Ông cũng chỉ ra rằng những người tin rằng tuyên bố này chỉ sử dụng nó để gây nghi ngờ về cuộc chạy đua tổng thống - chứ không phải cuộc đua vào Thượng viện và Hạ viện được quyết định trên cùng một lá phiếu.
"Câu chuyện thực sự không thêm chút nào khi bạn thực sự nhìn vào chi tiết của nó," ông nói. "Người dân chỉ dựa vào ý tưởng rằng họ có thể đưa ra tuyên bố này mà không cần bất kỳ bằng chứng nào và mọi người sẽ chấp nhận nó."
Dominion cho biết họ cung cấp hệ thống bỏ phiếu ở 28 bang của Hoa Kỳ và đã hỗ trợ "hàng chục nghìn cuộc bầu cử". Nó cho biết tất cả các máy của nó đã trải qua "kiểm tra độ chính xác logic và chứng nhận trước cuộc bầu cử," công khai và với sự giám sát của các thanh tra bầu cử lưỡng đảng. Công ty cũng cho biết tất cả các phiếu được kiểm bởi hệ thống có thể dễ dàng kiểm tra bằng kiểm tra tay.
Công ty đã đệ đơn kiện Sidney Powell về hành vi phỉ báng.
2/ Các điểm đánh dấu Sharpie không làm mất hiệu lực phiếu bầu của Trump ở Arizona
Tuyên bố này nhanh chóng bị các quan chức bầu cử tiểu bang bác bỏ.
"Các máy đánh dấu Sharpie được khuyến nghị bởi nhà sản xuất máy lập phiếu bầu cử của Hạt Maricopa như là cách ưu tiên để đánh dấu các lá phiếu để sử dụng trong các máy này," Maricopa County nói. "Mực từ bút bi có thể gây ra các vết ố trong máy và làm bẩn chúng, trong khi các thị trường Sharpie thì không. ... Ngay cả khi có bị chảy máu cũng không ảnh hưởng đến bất kỳ cuộc đua nào."
Quận Maricopa đã bị kiện vì cáo buộc can thiệp này, nhưng vào ngày 9 tháng 12, một thẩm phán đã phán quyết rằng các nguyên đơn không cung cấp bất kỳ hỗ trợ thực tế nào cho "các yêu cầu bất thường của họ."
Dominion cũng đã nói rằng các máy bỏ phiếu của họ không có vấn đề gì với các điểm đánh dấu bằng phớt.
Freelon nói về tuyên bố: "Đối với tôi, đây thực sự là một tình huống mà đó là bất kỳ cảng nào trong cơn bão", Freelon nói về tuyên bố, "nơi mọi người đang nắm bắt mọi khả năng có thể đã xảy ra bất trắc khiến Trump mất một trạng thái cụ thể"
Freelon cũng lưu ý rằng tuyên bố này, cũng như nhiều người khác, sẽ ảnh hưởng đến cử tri Biden, nếu nó là sự thật.
Ông nói: “Tất cả các lá phiếu sử dụng Sharpies đều được đếm, như lẽ ra chúng phải như vậy. "Không có bằng chứng nào cho thấy cử tri Trump không cân xứng với người dùng Sharpie hơn cử tri Biden. Vì vậy, tôi không thực sự chắc chắn chính xác họ sẽ đi đâu với người đó."
3/ Bỏ phiếu bằng thư không gian lận.
Khi đại dịch coronavirus gia tăng trong những tháng trước cuộc bầu cử, nhiều cử tri ủng hộ bỏ phiếu bằng thư để tránh các địa điểm bỏ phiếu đông đúc vào Ngày Bầu cử. Giữa sự gia tăng đó, các thuyết âm mưu về sự an toàn của việc bỏ phiếu qua thư bắt đầu lan truyền, phần lớn nằm trong tay của ông Trump.
Trong những tháng trước cuộc bầu cử, ông liên tục nhấn mạnh rằng các lá phiếu gửi qua thư có thể bị giả mạo hoặc cho phép mọi người bỏ phiếu nhiều lần.
Nhưng hệ thống đã có một lịch sử lâu đời và thành công. Debra Cleaver, người sáng lập và Giám đốc điều hành của VoteAmerica, cho biết: “Người dân ở đất nước này đã bỏ phiếu qua thư kể từ sau Nội chiến. Cô giải thích với CBS News một số lá phiếu gửi qua thư có biện pháp bảo vệ an toàn.
Cleaver nói: “Có rất nhiều bảo mật được tích hợp sẵn trong các lá phiếu. "Các lá phiếu gửi đi có mã vạch, sau đó khi bạn gửi lá phiếu của mình đến, bạn đặt nó vào một phong bì trả lại và mã vạch đó phải khớp với mã vạch đã được gửi đi để lá phiếu được tính."
Nhiều văn phòng bầu cử có trang web theo dõi phiếu bầu cho phép cử tri theo dõi vị trí của lá phiếu gửi qua thư của họ và xác nhận khi nào lá phiếu được kiểm phiếu.
Đã có một vài trường hợp trong cuộc bầu cử năm 2020, trong đó các quận gửi phiếu bầu cử tri sai hoặc thiếu thông tin. Tuy nhiên, những quận đó đã khắc phục tình hình và gửi những người thay thế chính xác.
"Gian lận cử tri phổ biến là một huyền thoại," Cleaver nói. "Bạn có nhiều khả năng bị sét đánh gấp đôi so với việc bạn thực hiện hành vi gian lận cử tri."
Christopher Krebs, cựu giám đốc Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng của Bộ An ninh Nội địa (CISA), đã nói rằng bỏ phiếu qua thư là một hệ thống "linh hoạt và an toàn" vì nó tạo ra các dấu vết giấy có thể được kiểm tra.
Freelon đồng ý, nói với CBS News rằng "không có bằng chứng" nào cho thấy bỏ phiếu qua thư dễ bị gian lận hơn bỏ phiếu trực tiếp. Ông nói, một nỗ lực giả mạo tầm cỡ như vậy sẽ có "một loại súng hút thuốc".
Freelon nói: “Nếu bạn xem xét mức độ phối hợp cần thiết để chuyển cuộc bỏ phiếu theo hướng này hay hướng khác thông qua bỏ phiếu qua thư ở bất kỳ trạng thái nhất định nào, thì nó rất lớn,” Freelon nói, “và đó không phải là thứ mà bạn có thể che đậy. chứng cớ."
4/ Mọi người không ném ra những túi phiếu bầu hay "tìm thấy" những chiếc va li chứa đầy lá phiếu
Một số video đã lan truyền sau cuộc bầu cử năm 2020 với mục đích cho thấy việc chuyển giao lá phiếu gian lận, nhưng chúng đã gây hiểu lầm.
Trong một đoạn video, một nhân viên bầu cử ở Georgia được nhìn thấy đang vứt một mảnh giấy. Các bài đăng trên mạng xã hội cáo buộc anh ta đã vứt bỏ một lá phiếu khi anh ta thực sự đang tung ra một danh sách các hướng dẫn, như được chứng minh bởi Giám sát Bầu cử Quận Fulton Richard Barron.
Một video khác cho thấy một người đàn ông ở Detroit lấy một chiếc hộp từ một chiếc xe tải màu trắng và chuyển nó vào trung tâm bỏ phiếu. Trong khi nhiều người suy đoán rằng hộp có các lá phiếu sẽ được đếm sau khi các cuộc bỏ phiếu kết thúc, hóa ra người đàn ông được nhìn thấy trong video là một quay phim từ một đài báo địa phương đang tải thiết bị.
Ở bang Washington, đài phát thanh KOMO đưa tin rằng hai túi rác chứa đầy thư, trong đó có một số lá phiếu chưa mở, đã được tìm thấy dọc một con đường vào tháng Mười. Những lá phiếu đó, theo các quan chức, đã được trả lại bưu điện và gửi lại cho người nhận.
Tuy nhiên, một video lan truyền khác lại mô tả sai cảnh quay cảnh các nhân viên bầu cử ở Georgia lôi một thùng phiếu ra khỏi bàn. Đó không phải là gian lận hoặc những lá phiếu giả - đó là một phần thường xuyên của quy trình kiểm phiếu hợp pháp, hoàn toàn được ghi lại bằng video để bảo mật, quan chức bỏ phiếu của bang Gabriel Sterling giải thích.
"Và đây là điều thực sự khó chịu. Đội ngũ pháp lý của tổng thống có toàn bộ đoạn băng, họ đã xem toàn bộ đoạn băng, và theo quan điểm của chúng tôi, cố tình đánh lừa Thượng viện, cử tri và người dân Hoa Kỳ về điều này", Sterling nói.
Đối với tuyên bố rằng phiếu bầu cho ông Trump đã bị đốt cháy hoặc bị loại bỏ, Freelon nói rằng nó "nói dễ hơn chứng minh rất nhiều" và "đơn giản là không có gì đằng sau nó."
3/ Những người theo dõi cuộc thăm dò không bị chặn quan sát
Một khiếu nại phổ biến khác cáo buộc rằng những người theo dõi cuộc thăm dò không được phép tiến hành quan sát của họ, điều này cho phép một số phiếu bầu bị thao túng. Các luật sư của ông Trump đã tranh luận một số khía cạnh của đơn kiện này trước tòa, và nó được cho là không đúng sự thật.
Ví dụ như ở Philadelphia, các luật sư của ông Trump lập luận rằng những người quan sát cuộc thăm dò đã bị giữ quá xa quá trình kiểm phiếu. Tòa án phán quyết rằng họ được phép đi trong vòng 6 feet.
Cùng với việc có các quan sát viên Dân chủ, Cộng hòa và Độc lập tại chỗ, nhiều địa điểm bầu cử cũng phát trực tiếp quá trình kiểm phiếu của họ để cử tri có thể xem những gì đang xảy ra từ nhà.
Mặc dù các tuyên bố nổi lên rằng các nhân viên phòng phiếu được cho là đã thay đổi phiếu bầu và các trang web kiểm phiếu cấm mọi người vào, Freelon giải thích những tuyên bố này là sai và trong nhiều trường hợp là do sự hiểu nhầm về các quy trình kiểm phiếu thông thường.
Ví dụ, chỉ một số người theo dõi cuộc thăm dò được chứng nhận hợp pháp mới được phép vào phòng nơi kiểm phiếu đang diễn ra. Các quy tắc và hướng dẫn cụ thể khác nhau ở mỗi tiểu bang, nhưng những quy định đó có sẵn trực tuyến. Những quan sát viên này không tự kiểm phiếu; thay vào đó, họ giám sát quá trình để đảm bảo rằng tất cả các phiếu bầu đều được kiểm, rằng các cử tri đủ điều kiện có thể điền vào lá phiếu của họ và mọi hoạt động đáng ngờ đều được báo cáo.
Ông nói: “Những loại tuyên bố này giao dịch với lý do mọi người không quen thuộc với quy trình kiểm phiếu. "Những điều hoàn toàn bình thường và xảy ra trong mọi cuộc bầu cử, đối với người xem chưa quen, có thể giống như một điều gì đó bất thường hoặc có vấn đề."
6/ Không có hàng nghìn phiếu bầu của những người đã chết hoặc những người bỏ phiếu nhiều lần
Một tuyên bố phổ biến khác là mọi người có thể bỏ phiếu nhiều lần trong cuộc bầu cử, và rất nhiều lá phiếu gian lận được bỏ phiếu nhân danh những người đã chết. Ông Trump thậm chí còn hối thúc những người ủng hộ ông cố gắng bỏ phiếu hai lần.
Formaneck nói với CBS News rằng ông biết những người "nói rằng họ đã nhận được bốn hoặc năm phiếu bầu qua thư."
Nhưng Freelon nói rằng có "rất, rất ít bằng chứng về điều này" và rằng đó là một tuyên bố cũ lại xuất hiện trong mọi cuộc bầu cử.
Bỏ phiếu nhiều lần là một hành vi vi phạm liên bang và những người bị kết tội có thể phải đối mặt với án tù lên đến 5 năm, phạt tiền lên đến 10.000 đô la hoặc cả hai.
Quỹ Di sản bảo thủ đã báo cáo rằng có 15 kết án về tội gian lận cử tri trên toàn quốc vào năm ngoái, vì các hoạt động trong các cuộc bầu cử trước đó. Chỉ có một người bị kết tội cố gắng bỏ phiếu nhiều lần trong cuộc tổng tuyển cử năm 2016.
Có một số báo cáo về việc mọi người bỏ phiếu hai lần trong cuộc bầu cử năm 2020, nhưng các quan chức bầu cử nói rằng họ có các biện pháp bảo vệ để đảm bảo rằng nhiều phiếu bầu của một người không được tính trong cuộc kiểm phiếu cuối cùng. Ví dụ, ở Bắc Carolina, Ủy ban bầu cử cho biết họ tự động kiểm tra sau mỗi cuộc bầu cử và nếu có nhiều phiếu bầu của cùng một cử tri đã đăng ký, họ sẽ bị loại ra khỏi số phiếu bầu.
Kira Lerne, biên tập viên quản lý của VoteBeat, nói với CBS News rằng "hầu hết các tiểu bang có yêu cầu khớp chữ ký đối với các lá phiếu vắng mặt, có nghĩa là chữ ký trên lá phiếu gửi qua thư của bạn phải khớp với chữ ký mà bạn đã sử dụng để đăng ký bỏ phiếu hoặc chữ ký mà quận có trong hồ sơ cho bạn. " Hệ thống dựa trên chữ ký và nhận dạng này ngăn ngừa các trường hợp liên quan đến nhiều phiếu bầu hoặc gian lận.
Freelon nói rằng những trường hợp bỏ phiếu mang tên người chết đã từng xảy ra, nhưng chúng rất ít và còn rất ít. Đôi khi, theo FactCheck.org, người được đề cập đã chết trong khoảng thời gian từ khi họ gửi phiếu bầu đến thời điểm bầu cử. Gabriel Sterling của Georgia nói rằng bang đã xác định được hai trường hợp có thể xảy ra vào năm 2020 - không có gì gần với "hàng nghìn" mà Tổng thống Trump tuyên bố.
CBS Philly đưa tin một người đàn ông ở Pennsylvania đã bị buộc tội vào tháng 12 vì đăng ký và bầu cử bất hợp pháp cho người mẹ đã khuất của mình. Anh ấy đã bỏ phiếu của cô ấy cho Donald Trump.
Freelon cho biết câu hỏi thực sự về những trường hợp như vậy là liệu những lá phiếu đó có được kiểm không, và nếu có, nó có đủ để thay đổi kết quả của cuộc bầu cử hay không.
"Ngay cả khi chúng tôi cho phép một vài trong số này có khả năng xảy ra, nếu có một số sai sót hoặc thậm chí một số ý kiến bất bình từ phía ai đó, thì ý tưởng rằng sẽ có bất cứ nơi nào gần như cần thiết để thay đổi cuộc bầu cử. một là, một âm mưu lớn thực hiện điều này, trong đó có rất nhiều người sẽ tham gia, và thứ hai, ý tưởng rằng tất cả những phiếu bầu này sẽ cần phải đứng về một phía. "
Trên toàn quốc, số cử tri đi bỏ phiếu đã lập kỷ lục vào năm 2020 với hơn 155 triệu người Mỹ bỏ phiếu cho tổng thống - 81,2 triệu người trong số đó cho Joe Biden và 74,2 triệu cho Donald Trump.
Bộ trưởng Tư pháp William Barr đã ủy quyền cho các luật sư Hoa Kỳ trên toàn quốc theo đuổi bất kỳ "cáo buộc đáng kể" nào về những bất thường trong cuộc bỏ phiếu, nhưng ông cho biết họ không tìm thấy bằng chứng gian lận nào ảnh hưởng đến kết quả
BIỂU TÌNH KHÁC VỚI PHÁ HOẠI NỀN DÂN CHỦ.
Sau cuộc tấn công vào Điện Capitol của một nhóm người ủng hộ Trump gây ra cái chết của 6 người và nhiều video, bằng chứng của các công tố viên cho thấy đã có một âm mưu bắt cóc các nghị sĩ làm con tin để thay đổi kết quả chứng thực phiếu đại cử tri của quốc hội và sau đó là lật ngược kết quả bầu cử.
Từ vấn đề này FBI đã ra thông báo kêu gọi người dân tố giác và cung cấp chứng cứ để cảnh sát bắt giữ những người tham gia vào một cuộc bạo loạn nhằm mục đích lật đổ nền dân chủ.
Chính vì vậy ngay trong lòng xã hội Mỹ cũng có nhiều trường hợp người thân trong gia đình tố giác chồng vợ, cha anh mình đã tham gia vào chính biến này.
Trong cộng đồng người Việt dấy lên một quan điểm so sánh sự kiện này giống như việc quân Cộng sản chiếm Sài Gòn 1975, sau đó kêu gọi người dân tố giác những người phía bên kia để bị bỏ tù,bắt đi học tập cải tạo. Họ gọi một số người chống Trump là chỉ điểm, kẻ phản bội hay mật báo viên.Đồng thời lấy cuộc biểu tình của Black Live Matter và phong trào Antifa ra so sánh, ngụy biện về quyền biểu tình do tu chính án số 1 của Hoa Kỳ cho phép.
Thật ra họ đã lầm lẫn về mặt logic học. Bởi nếu là biểu tình thật thì tại sao Thánh Trump của họ lại lên Youtube gọi những kẻ tấn công Capitol là phản loạn, làm ô uế quốc hội, là những kẻ không thể chấp nhận ? Chẳng lẻ Trump không biết cách để biện hộ, bào chữa cho các tín đồ của mình?
Tu chính án thứ nhất cho phép dân biểu tình ôn hòa nhắm vào việc phản kháng những bất công của chính quyền. Đó là mục đích của các cuộc biểu tình trên toàn nước Mỹ trong vụ Geogre Floyd. Lúc này cảnh sát cũng quỳ một chân "take a knee" để tỏ rõ sự đồng tình với dấu hiệu phản kháng chống phân biệt chủng tộc. Có rất nhiều phong trào biểu tình nằm, bất bạo động diễn ra trên nhiều tiểu bang. Và phong trào BLM nhận được sự ủng hộ trên khắp thế giới đặc biệt là ở Canada, Úc và châu Âu.
Tuy nhiên phong trào này đã bị những phần tử xấu cả trắng và đen trà trộn vào cướp bóc, hôi của và ném bom xăng gây ra bạo loạn. Cảnh sát nhiều tiểu bang đã bắt giữ và truy tố nhiều thanh niên da trắng ở Minnesota, Nevada, Indinapolis... Ứng cử viên tổng thống Biden lúc đó cũng lên án bạo động và cảnh sát cũng đã bắt giữ những phần tử da đen cướp bóc, bạo loạn. Việc truy tố họ theo luật pháp là chuyện đương nhiên, có điều báo chí đưa tin nhưng nhiều người không theo dõi mà thôi.
Trong khi đó cuộc tiến chiếm ngày 6/1 hoàn toàn không phải là một cuộc biểu tình chống bất công thuần túy mà là của những kẻ ủng hộ chính quyền chống lại nền dân chủ.
Nó manh nha từ lúc Trump trong tranh luận với Biden đã kêu gọi Proud Boys "stand back and stand by". Như vậy ngay từ trước bầu cử Trump đã chuẩn bị tư thế giữ chính quyền bằng mọi giá bằng bạo động .
Sau khi có phán quyết của tòa án bác bỏ các cáo buộc gian lận ở 59 vụ kiện và cả phán quyết của Tối cao pháp viện thì biểu tình đã chứng tỏ sự coi thường quy trình và tính toàn vẹn của bầu cử , nền tảng căn bản của nền dân chủ Hoa Kỳ. Cần nhấn mạnh ở đây là xưa nay rất hiếm cuộc biểu tình nào của dân Mỹ tấn công vào nền tảng này, trừ dưới thời Trump.
Cuộc biểu tình này cho dù ôn hòa cũng không hợp pháp khi xâm phạm vào địa giới liên bang, thánh địa bất khả xâm phạm của điện Capitol. Nó cũng giống như khi đặt chân vào cấm địa của các đại sứ quán các nước đóng đầy ở Washington DC.Theo luật thì khi đặt chân vào đó là phạm luật,không có bất kỳ lập luận nào có thể bào chữa.
Do vậy nhiều người bào chữa là tại sao tôi chỉ hùa theo đoàn biểu tình chả làm gì cả mà lại tố giác, chỉ điểm bắt tôi. Anh chỉ không bị bắt khi anh ở ngoài địa phận tòa nhà quốc hội. Khi anh đạp đổ hàng rào tràn vào trong thì Tu chính án số 1 không còn bảo vệ anh được nữa. Lúc này anh đã thành kẻ tấn công, đạp đổ các giá trị dân chủ. Chính vì có những cái này anh mới có thể biểu tình.
Vì thế những người tố giác anh không hề theo lệnh chính quyền mà theo lời kêu gọi của những người chấp pháp. Họ muốn bảo vệ các giá trị tự do, pháp trị, bảo vệ nền dân chủ. Bảo rằng trả thù như năm 1975 là sai lầm bởi cảnh sát tư pháp và FBI tiến hành điều tra và bắt giữ đều thuộc quyền Bộ trưởng tư pháp và giám đốc FBI của chính quyền Trump. Chính quyền của Biden phải sau 20/1 mới chính thức nắm giữ quyền lực nên không thể bắt ai.
Cho nên khi anh không suy xét nghe lời chính quyền xúi giục thì anh phải gánh lấy hậu quả, không nên trách ai.
CŨNG MAY CÒN CÓ NGƯỜI MỸ.
Lạ một điều Thánh Trump lừa tín đồ trắng trợn như thế bằng quỹ "Save America", bằng chiến dịch tố cáo gian lận đã lên sẵn kế hoạch từ trước bầu cử, bằng việc kích động bạo lực thông qua câu "Stand back and stand by" trong buổi tranh luận với Biden, bằng cách gởi thông điệp "Big Protest" vào ngày 6/1, bằng những phát biểu kích động trắng trợn như "be there, will be wild", bằng cách chuyển cách gọi từ "người yêu nước" sang "kẻ phản loạn,ô uế" nham nhở như thế, bằng cách quỵt tiền luật sư, bằng cách đưa người ủng hộ vào tù do chiếm quốc hội mà không một lời bào chữa... Có lẻ những người thiểu năng và ít học nhất cũng thấy.
Dân Mỹ đã thấy và những kẻ ủng hộ Trump đã tức giận phản đối.
Chỉ có dân cuồng Việt Nam là không hề thấy những trò lừa đảo thô thiển đó.
Một người ít học nhất cũng biết là trò lừa đảo, gian lận không thể xảy ra khi bầu cử chưa đến. Thế nhưng đã chuẩn bị các kế hoạch tố cáo bầu cử gian lận trước khi bầu cử xảy ra. Ông ta tuyên bố chỉ chấp nhận bầu cử trong sạch nếu ông ta thắng.
Là con người, tất nhiên nhận thức hơn loài vật ở chỗ biết phân biệt đúng sai, tỉnh táo, biết nhận thực ai ngay, ai gian.
Một kẻ lừa đảo như Trump quá thô thiển,chỉ những ai mắt bị mù mới không thấy. Thế nhưng họ giống như bị mù, câm điếc bẩm sinh mặc ai nói gì thì nói vẫn ngày ngày tung những status vinh danh Trump một cách sống sượng, share những video của L.Lin Wood, Powell một cách sống sượng.
Nhạn thức như thế làm sao sau này có thể có dân chủ?
Chỉ cần một tên ma giáo như Hồ Chí Minh, Mao hay như Trump cho một đội ngũ bồi bút bịa tin giả thế là cả dân tộc răm rắp nghe theo chúng, đội chúng lên đầu để bỏ phiếu cho chúng, cho chúng tha hồ bịa ra những cuộc trưng cầu dân ý giả tạo để chiếm quyền lực độc tôn. Và sau đó là cướp đất, là tử hình oan là tham nhũng, là bán rẻ tài nguyên là ô nhiễm môi trường là giao chủ quyền đất nước cho ngoại bang.
Quyền lực vào tay một người cho dù ông ta có là thánh nhân đi nữa cũng sẽ tha hóa.Huống chi ông ta chỉ là người trần mắt thịt, cũng nói láo như cuội, cũng vướng đủ thứ tội trạng của một nền tư pháp độc lập.
Chỉ có thể nói tư duy một bộ phận người Việt đã hết thuốc chữa. Cũng may là nước Mỹ đã có hơn một nửa tỉnh táo, biết bỏ lá phiếu để giữ lại nền dân chủ, pháp trị.
NHỮNG LỜI NÓI DỐI THÔ BỈ VÀ TRẮNG TRỢN CỦA DONALD TRUMP.
1/Trump đã tweet vào năm 2019 rằng Alabama là một trong những bang có nguy cơ cao hơn từ cơn bão Dorian so với dự báo ban đầu. Văn phòng thời tiết liên bang ở Birmingham sau đó đã tweet rằng, trên thực tế, Alabama sẽ không bị ảnh hưởng bởi cơn bão.
2/Lời nói dối bôi nhọ xấu xí nhất: Dân biểu Ilhan Omar ủng hộ al Qaeda Tại một sự kiện của Nhà Trắng vào năm 2019, Trump đã bóp méo một cách thô bạo một trích dẫn năm 2013 của Hạ nghị sĩ Ilhan Omar để cố gắng khiến những người ủng hộ ông tin rằng đảng Dân chủ Minnesota đã bày tỏ sự ủng hộ đối với nhóm khủng bố al Qaeda. Trump tiếp tục đưa ra các cuộc tấn công cố chấp chống lại Omar trong những tháng tiếp theo. Nhưng thật khó để tưởng tượng một lời nói dối hèn hạ hơn đối với Tổng thống khi nói về một quan chức Hồi giáo - người đã nhận được những lời đe dọa giết người - hơn là một lời bôi nhọ khiến cô ấy nghe có vẻ ủng hộ khủng bố.
3/Lời nói dối nối tiếp nhàm chán nhất: Thâm hụt thương mại với Trung Quốc từng là 500 tỷ USD.
Trump, một nhà phóng đại liêm khiết, hiếm khi chọn sử dụng một con số chính xác khi thay vào đó, ông có thể sử dụng một con số lớn hơn không chính xác. Vì vậy, ông đã nói rõ hơn 100 lần rằng, trước nhiệm kỳ tổng thống của ông, trong nhiều năm, Mỹ đã thâm hụt thương mại hàng năm 500 tỷ USD với Trung Quốc - mặc dù mức thâm hụt thực tế trước Trump thậm chí chưa bao giờ lên tới 400 tỷ USD.
4/Lời nói dối lớn truyền thống nhất: Trump không biết về khoản thanh toán cho Stormy Daniels.
Khi ông ta nói với các phóng viên trên Không lực Một vào năm 2018 rằng ông ta không biết về khoản thanh toán 130.000 đô la cho nghệ sĩ biểu diễn khiêu dâm Stormy Daniels và anh ta không biết luật sư lúc đó của ông ta là Michael Cohen lấy tiền để thanh toán, cả hai đều rất táo bạo - Trump biết, bởi vì ông ấy đã hoàn trả cá nhân cho Cohen - và theo cách thông thường: Tổng thống đang nói dối để cố gắng thoát khỏi một vụ bê bối dâm ô.
5/Lời nói dối lớn nhất do thiếu sót: Trump chấm dứt ly thân
Phần lớn lời nói dối của Trump là vụng về, nửa vời. Một số nó gần như là nghệ thuật. Đây là những gì anh ấy nói với Chuck Todd của NBC vào năm 2019 về chính sách gây tranh cãi rộng rãi của mình trong việc tách cha mẹ di cư khỏi con cái của họ ở biên giới: "Bạn biết đấy, dưới thời Tổng thống Obama, bạn đã có sự chia cắt. Tôi là người đã kết thúc nó." Có, Trump đã ký một lệnh năm 2018 để chấm dứt chính sách ly thân trong gia đình. Những gì anh ta không đề cập với Todd là những gì anh ta đã kết thúc là chính sách của riêng anh ta - một kế hoạch được công bố bởi bộ trưởng tư pháp của riêng anh ta đã trở thành tiêu chuẩn tách biệt trong gia đình thay vì thỉnh thoảng, như nó đã xảy ra dưới thời Obama.
6/Tiếng ồn cối xay gió gây ung thư .
Đó là một vấn đề đối với đất nước khi Tổng thống không chỉ là một người theo thuyết âm mưu mà còn đắm chìm trong văn hóa âm mưu, thường xuyên bắt gặp những tuyên bố lố bịch và sau đó chia sẻ chúng như sự thật.
7/Lời nói dối đáng xấu hổ nhất của chiến dịch tranh cử : Biden sẽ phá hủy các biện pháp bảo vệ cho những người có vấn đề về sức khỏe . Chiến dịch tái tranh cử của Trump đã không trung thực một cách nhất quán và có ý thức, đặc biệt là trong nỗ lực của nó để coi Joe Biden là một người cấp tiến đáng sợ. Khi Trump tuyên bố vào tháng 9 rằng Biden sẽ phá hủy các biện pháp bảo vệ dành cho những người có tình trạng sức khỏe từ trước - mặc dù chính quyền Obama-Biden đã tạo ra các biện pháp bảo vệ, mặc dù các biện pháp bảo vệ đã quá phổ biến, mặc dù Biden đang tiếp tục duy trì chúng, và mặc dù chính Trump đã nhiều lần cố gắng làm suy yếu họ - Trump không chỉ nói dối mà còn đảo lộn thực tế.
8/Ông ta có được sự ủng hộ của Cựu chiến binh .
Trump có thể đã kể một câu chuyện thực tế hoàn toàn tốt về chương trình chăm sóc sức khỏe Cựu chiến binh mà Obama đã ký thành luật vào năm 2014: nó không đủ tốt, vì vậy ông đã thay thế nó bằng một chương trình mở rộng hơn mà ông đã ký thành luật vào năm 2018. Đó không phải là câu chuyện mà ông ấy đã kể - dù là vì sự thiếu hiểu biết về chính sách, mong muốn xóa bỏ di sản của Obama, hay đơn giản vì ông ấy là một kẻ nói dối. Thay vào đó, anh ấy đã tuyên bố lặp đi lặp lại - hơn 160 lần trước khi tôi mất tính - rằng anh ấy là người đã được thông qua chương trình Sự lựa chọn của Cựu chiến binh sau khi các tổng thống khác cố gắng và thất bại trong nhiều năm.
9/Trump từng được vinh danh là Người đàn ông của năm ở Michigan .
Trump chưa bao giờ sống ở Michigan. Tại sao ông được vinh danh là Người đàn ông của năm ở Michigan những năm trước khi làm tổng thống?
10/Lời nói dối đáng buồn nhất: Trump đã thắng cử.
Chiến dịch kéo dài của Trump chống lại thực tế có thể kiểm chứng được của Trump đã lên đến đỉnh điểm với lời nói dối của ông rằng ông là người chiến thắng thực sự trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 mà ông đã thua một cách rõ ràng, xác thực và khá. Đối với nhiều người trong chúng ta, đó là điều vô nghĩa lố bịch. Nhưng đối với hàng triệu người Mỹ ảo tưởng, đó là sự thật. Và nó đã khiến người ta thiệt mạng. Rõ ràng vấn đề sự thật của quốc gia không chỉ là vấn đề của Trump. Với trận bão lừa dối cuối cùng này và cuộc nổi
dậy ở Điện Capitol đã bùng lên, Trump đã cho chúng ta thấy, một lần nữa, phần lớn cơ sở chính trị của ông đã trở nên tách rời khỏi thực tế - hoặc luôn luôn như vậy.
TRUMP VÀ CUỒNG TRUMP ĐI VÀO LỊCH SỬ MỸ VỚI TƯ CÁCH NHỮNG KẺ THUA CUỘC TI TIỆN, ẢO TƯỞNG VÀ HÈN NHÁT.
Hầu hết người đương nhiệm và ứng viên tranh cử đều nói rằng họ tôn trọng và trân trọng quá trình bầu cử, dẫu cuộc đua này có rất nhiều thách thức. Chưa từng có tiền lệ trong thời hiện đại về một ứng cử viên cho rằng kết quả bầu cử có gian lận.
Nhà sử học Robert Dallek cho biết các bài phát biểu thể hiện sự tôn trọng kết quả bầu cử không phải là một vấn đề nhỏ, bởi chúng "thể hiện sự tiếp tục cam kết đối với các quá trình chuyển đổi quyền lực một cách hoà bình".
Dallek cũng cho biết các thông điệp gửi một "tín hiệu quan trọng đến những người ủng hộ, rằng họ cần phải cùng với ứng cử viên chấp nhận thua cuộc".
Kể từ năm 1896, những người thất cử đã chấp nhận thất bại này một cách công khai và nhanh chóng. Họ cũng thường bộc lộ sự ủng hộ dành cho người chiến thắng.
Ứng viên Đảng Dân chủ William Jennings Bryan, người thua cuộc tranh cử cuối cùng trong thế kỷ 19, đã gửi một bức điện cho ứng viên Đảng Cộng hoà William McKinley: "Tôi xin gửi lời chúc mừng. Chúng tôi đã thông báo tới người dân Mỹ và ý chí của họ chính là luật pháp".
Tại 30 cuộc tranh cử sau đó, người thua cuộc sẽ cho cả thế giới biết - đầu tiên là phát biểu trước công chúng, theo sau là bản tin, tiếp đó là trên đài phát thanh, và cuối cùng là trên truyền hình trực tiếp - rằng chiến dịch tranh cử đã kết thúc, và bên đối thủ đã chiến thắng.
Mặc dù không bắt buộc phải phát biểu công khai, nhưng những bài phát biểu cùng với nội dung này đã thành phong tục: thừa nhận thất bại, chúc mừng người chiến thắng, kêu gọi đất nước thống nhất vì lợi ích chung và khuyến khích những người thua cuộc sẽ tiếp tục chiến đấu vì lý tưởng của họ.
Năm 2008, Thượng nghị sĩ John McCain (R-Ariz) phát biểu: "Đây là một cuộc bầu cử lịch sử", khi Thượng nghị sĩ Barack Obama trở thành người da màu đầu tiên được bầu làm tổng thống. "Và tôi nhận ra ý nghĩa đặc biệt của điều này đối với người Mỹ gốc Phi và niềm tự hào này phải dành cho họ trong tối nay".
Trong một bài phát biểu được viết bởi Mark Salter, trợ lý lâu năm và cũng là người viết tiểu sử cho ông, McCain nói rằng đã đến lúc đất nước phải vượt ra khỏi sự phân biệt chủng tộc và đoàn kết hơn.
McCain phát biểu: "Tôi kêu gọi tất cả những người Mỹ đã ủng hộ tôi hãy tham gia cùng tôi không chỉ trong việc chúc mừng ông ấy, mà còn đón chào tổng thống mới của chúng ta với thiện chí và nỗ lực nghiêm túc để hiểu nhau hơn, để tìm ra những thoả hiệp cần thiết, để thu hẹp sự khác biệt, giúp khôi phục sự thịnh vượng, bảo vệ an ninh của chúng ta trong một thế giới nguy hiểm, và để lại cho con cháu của chúng ta một đất nước hùng mạnh hơn, tốt đẹp hơn những gì chúng ta được thừa hưởng".
Ông McCain đã gọi chiến dịch năm 2008 là "vinh dự lớn của đời tôi" và nói thêm: "Trái tim tôi không có gì khác ngoài lòng biết ơn đối với trải nghiệm này và người dân Mỹ đã cho tôi một cuộc bình chọn công bằng trước khi quyết định rằng Thượng nghị sĩ Obama và người bạn cũ của tôi, Thượng nghĩ sĩ Joe Biden, sẽ có vinh dự dẫn dắt chúng ta trong bốn năm tới".
Tám năm sau đó, bà Hillary Clinton cũng đã có bài phát biểu trước chiến thắng đáng kinh ngạc của ông Donald Trump. "Tôi hy vọng rằng ông ấy sẽ là một tổng thống thành công đối với tất cả người Mỹ", cựu ngoại trưởng và thượng nghị sĩ Mỹ nói.
Sau khi khích lệ những phụ nữ và trẻ em gái đã ủng hộ bà, đặc biệt khuyến khích họ hãy tiếp tục mơ về việc có một người phụ nữ lãnh đạo Nhà Trắng, bà Clinton đã mô tả vẻ đẹp của sự chuyển giao quyền lực một cách hoà bình ở Mỹ.
"Ông Donald Trump sẽ trở thành tổng thống của chúng ta. Chúng ta nợ ông ấy một tư duy cởi mở và một cơ hội lãnh đạo", bà Clinton nói. "Nền dân chủ hợp hiến của chúng ta bảo vệ việc chuyển giao quyền lực một cách hoà bình. Chúng tôi không chỉ tôn trọng, mà còn trân trọng nó".
Bài phát biểu nhận thua kịch tính nhất trong thời hiện đại diễn ra vào năm 2000, khi cuộc bầu cử diễn ra ở Florida, nơi các lá phiếu được kiểm hàng tuần sau ngày bầu cử.
Ban đầu, nhiều hãng truyền thông "xướng tên" Phó tổng thống Al Gore là người chiến thắng ở Florida, nhưng sau đó họ rút lại. Vài giờ sau, họ xác định Thống đốc bang Texas George W. Bush chiến thắng ở Florida, nghĩa là ông đắc cử tổng thống. Ông Gore gọi cho Bush để nhận thua. Nhưng các hãng truyền thông lại một lần nữa rút lại tuyên bố, khiến ông Gore gọi cho ông Bush để rút lại lời nhận thua.
Mãi đến 5 tuần sau đó, ngày 12/12, Toà án Tối cao của Mỹ mới ra lệnh kết thúc kiểm phiếu, giúp George W. Bush trở thành người chiến thắng chỉ với 527 phiếu so với Al Gore.
"Chỉ vài phút trước, tôi đã nói chuyện với George W. Bush và chúc mừng ông ấy trở thành tổng thống thứ 43 của Mỹ", Gore nói. "Và tôi hứa là tôi sẽ không gọi lại lần nào nữa".
Ông Gore cũng đề nghị gặp ông Bush "càng sớm càng tốt để chúng ta có thể bắt đầu hàn gắn những chia rẽ trong chiến dịch và cuộc chiến mà chúng ta vừa trải qua".
CHÍNH SÁCH NHẬP CƯ CỦA BIDEN.
Nhân làn sóng di dân từ các nước độc tài Trung Mỹ quay trở lại biên giới Hoa Kỳ-Mexico đã khiến những người ủng hộ Trump công kích Biden, bảo chính sách nhập cư của ông sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho nước Mỹ.
Nhưng họ không hiểu đã có 2 triệu người tị nạn vượt biển Việt Nam sau 1975 tràn sang các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Hông Kong, Singapore, Malaisia, Philippine, Indonesia gây nên hệ lụy gì cho các nước này ?
Và cũng chính những kẻ này tung tin giả bảo Biden không tiếp nhận người tị nạn CSVN nhưng giờ lại nói khác.Họ đã vi phạm tiêu chuẩn kép, những logic sơ đẳng theo cách "qua sông rút cầu". Nhưng chính sách nhập cư của Biden không như họ đã nghĩ.Đó là chính sách xây dựng trên cơ sở luật pháp.
Biden lên án đường lối của Trump đối với người nhập cư và người xin tị nạn, gọi đó là “sự xuống cấp về mặt đạo đức” và “phân biệt chủng tộc”. Ông ủng hộ việc cải cách nhập cư toàn diện, và từng tán đồng các chính sách hạn chế người nhập cư. Biden cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của làn sóng di cư.
Biden nhấn mạnh vai trò của mình đối với vấn đề nhập cư trong chính quyền Obama khi ông chỉ đạo giải quyết làn sóng trẻ em nhập cư ở biên giới phía Nam nước Mỹ. Biden cho biết gói viện trợ 750 triệu USD mà chính quyền dành cho các nước Trung Mỹ đã giúp ngăn chặn dòng người di cư.
Tiếp tục ủng hộ các chính sách trong kế hoạch cải cách toàn diện không thành công của Obama năm 2013, bao gồm việc mở đường lấy quốc tịch cho những người nhập cư không có giấy tờ và việc bảo vệ biên giới chặt chẽ hơn. Biden nói rằng chính sách biên giới nên tập trung vào việc tăng cường kiểm tra tại các điểm nhập cảnh hợp pháp, không phải việc xây dựng một bức tường.
Sẽ phủ quyết các chính sách phân tách gia đình ở biên giới và kéo dài thời gian tạm giam. Biden cũng hứa sẽ thiết lập các mạng lưới công-tư cho việc cứu trợ nhân đạo tại đây.
Phản đối lệnh cấm du khách từ một số quốc gia theo đạo Hồi của Donald Trump, điều mà chính quyền Trump nói là cần thiết để hạn chế sự xâm nhập của những kẻ khủng bố vào nước Mỹ.
Cho rằng, Dreamers—những người nhập cư không có giấy tờ được đưa đến Mỹ khi còn nhỏ – nên được cấp quốc tịch ngay lập tức.
Chỉ trích Donald Trump về việc trừng phạt những “thành phố tị nạn” từ chối hợp tác với cơ quan thực thi nhập cảnh liên bang. Ông lên án sự chia rẽ giữa những gia đình, các cơ sở giam giữ quá tải và muốn “củng cố và hợp lý hóa” hệ thống tị nạn của Hoa Kỳ.
Muốn đảo ngược quy chế của Trump về chính sách quy chế bảo vệ tạm thời (TPS) bằng cách tái khởi động chương trình nhập cư cho công dân El Salvador, Haiti, Nicaragua, Sudan, cũng như các nước khác, và mở rộng chương trình này cho công dân Venezuela.
Bác bỏ chỉ trích từ các ứng cử viên khác về chính sách trục xuất của Obama—rằng ba triệu người đã bị trục xuất trong suốt nhiệm kỳ đó, và Biden cho rằng việc so sánh Obama với Trump là “vô đạo đức”.
Là một thượng nghị sĩ, Biden đã bỏ phiếu cho Đạo luật An ninh Biên giới 2006 (2006 Secure Fence Act) – cho phép xây hàng rào dài 700 dặm ở biên giới Hoa Kỳ-Mexico và một đạo luật năm 1996 nhằm tăng hình phạt đối với người nhập cư bất hợp pháp, cũng như mở rộng thẩm quyền trục xuất của chính phủ. Năm 2008, ông đề xuất bắt giam những người chủ nếu thuê lao động không có giấy tờ, cứng rắn hơn với các thành phố tiếp nhận người tị nạn, và xây dựng thêm hàng rào biên giới để chặn những kẻ buôn bán ma túy từ Mexico.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)