Tại sao trong bầu cử Nga dù chưa bầu cũng biết Putin thắng? Putin đã tranh cử trong 4 kỳ không liên tiếp và 2 kỳ liên tiếp gần đây. Putin là lãnh đạo kiệt xuất, nhân tài xuất chúng khiến nước Nga vĩ đại ? Nước Nga không thể thiếu Putin ?
Thật ra không phải như thế, Putin chẳng bằng cái móng chân của tổng thống Mỹ tệ nhất chứ chưa nói giỏi nhất. Nước Nga dưới thời Putin chủ yếu bán dầu thô để sống. GDP 1.469,3 tỉ USD xếp thứ 12 thế giới còn thấp hơn GDP Hàn Quốc (1.529,7 tỉ USD) và thua xa Mỹ (19.362,1 tỉ USD).
19,8 triệu người là số người sống dưới ngưỡng nghèo khó năm 2016.13% dân số Nga sống dưới mức thu nhập tối thiểu.
Như vậy những thay đổi của kinh tế Nga dưới thời Putin mà báo chí CSVN thêu dệt nên chỉ là láo không sách. Putin chỉ giỏi lòe dân Nga với việc sản xuất vũ khí, máy bay mỗi khi gần đến bầu cử. Sự thật nước Nga chỉ nhỉnh hơn thời Liên Xô chút xíu và thua cả Estonia và Ba Lan. Nước Nga chỉ khởi sắc khi giá dầu thô thế giới tăng, lao đao khi giá dầu giảm.
Một đất nước mà chỉ sống dựa vào việc bán tài nguyên dưới dạng thô để ăn thì có thể nói ngay rằng lãnh đạo của đất nước đó chẳng ra gì.
Thế nhưng Putin vẫn dễ dàng trúng cử chính là vì dân Nga chưa thực hiện được một nền dân chủ mang tính cạnh tranh công bằng. Khó nhất của một nền dân chủ đó là tạo ra một chế độ lưỡng đảng với sự đối lập cân bằng. Nước Nga có 4 chính đảng lớn : Nước Nga thống nhất,Đảng Cộng sản Liên bang Nga,Đảng Dân chủ Tự do Nga,Nước Nga công bằng... nhưng hiện tại đảng
Nước Nga thống nhất đang chiếm ưu thế khá rõ rệt. Và các ứng cử viên đối lập với Putin quá mờ nhạt không đủ uy tín để cạnh tranh
Nước Nga thống nhất đang chiếm ưu thế khá rõ rệt. Và các ứng cử viên đối lập với Putin quá mờ nhạt không đủ uy tín để cạnh tranh
Hệ thống chính trị dưới sự điều hành của Putin chủ yếu được định rõ bởi một số yếu tố của chủ nghĩa tự do kinh tế, sự thiếu minh bạch trong quản trị, chủ nghĩa thân hữu và tham nhũng tràn lan.
Tuy vậy do hệ thống truyền thông của các đảng phái đối lập chưa đủ mạnh nên thanh niên ,học sinh Nga vẫn coi Putin là thần tượng. Người dân Nga thì vẫn chưa thoát khỏi những tàn tích tuyên truyền dười thời Liên Xô nên bỏ phiếu theo cảm tính.
Do vậy một đặc điểm quan trọng của nền dân chủ đó là phải xây dựng đối lập đủ mạnh. Nếu sự đối lập giữa hai hay nhiều đảng không cân bằng thì bầu cử chỉ là giả tạo và cơ chế kiểm soát quyền lực sẽ không còn. Và như thế nhiều nước tuy mang cái vỏ là dân chủ nhưng thực chất vẫn đang ở thể chế độc tài dù bầu cử có tổ chức chu đáo, có giám sát quốc tế công khai nghiêm nhặt đến đâu cũng là vô ích.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét