Hôm trước mình có đưa ra nhận định :"Tầm của người Việt Nam chỉ có thể thay chế độ độc tài này bằng một chế độ độc tài khác chứ không thể thiết kế được nền dân chủ."Nhận định này được nhiều bạn đồng ý bởi vì nó xuất phát từ một thực tế là các dân tộc phương Đông xưa nay không tham gia vào chính trị, không cần cử người đại diện cho mình, không cần biểu tình, không cần cả báo chí để lên tiếng mỗi khi mình gặp bất công... Tất cả cứ giao phó cho chính quyền theo tư tưởng "trung quân , ái quốc" của đạo lý Khổng Mạnh.
Một ông vua lên ngôi không cần biết do đâu ông ta có quyền lực, ông ta có được dân bầu hay không, ông ta giao kèo với dân như thế nào, dân kiểm soát quyền lực ông ta ra sao, ông ta có cho dân quyền được nói hay không ?...Những cái đó dân Việt không chú ý, chỉ chú ý bọn bồi bút ca ngợi ông ta như thế nào là vào hùa theo tôn vinh, thần thánh hóa để rồi vào hùa phỉ báng những người chỉ ra sự thật.
Tư tưởng này không chỉ tồn tại trong nước mà còn đầy rẫy ở nước ngoài nơi mà dân Việt sống trong các thể chế dân chủ nhưng tâm thức vẫn tôn sùng các chế độ độc tài và ngộ nhận cho đó là yêu nước là nhân danh nhân dân, dân tộc.
Sự thật là họ chỉ nhân danh một bộ phận thiểu số sai lầm trong nhận thức chứ không thể nhân danh nhân dân. Bởi vì người mà họ tôn vinh dân đâu có bầu trong một thể chế đa đảng, có đầy đủ quyền con người để tạo nên tính chính danh đâu? Cho nên những gì mà họ phê phán chế độ cộng sản thì chính họ lại đang mắc phải.
Có người bảo không nên đưa ra những sai lầm của chính thể độc tài trước đó ,lý do là cần đoàn kết người dân để chống cộng sản.Nhận định này sai lầm hoàn toàn. Với thế giới ,cộng sản chỉ là một bộ phận, một tập hợp con của độc tài. Chống cộng sản mà không chống độc tài thì xem như không chống gì cả và xương máu đổ ra chỉ là vô ích.
Chế độ cộng sản chỉ khác các chế độ độc tài khác cái chủ thuyết nhưng lại giống nhau như đúc cùng một khuôn về cơ cấu tổ chức đảng, cơ cấu các tổ chức ngoại vi để bảo vệ đảng độc tài đó .Không những thế chúng còn giống về cách thức tạo ra hiến pháp phi dân chủ, quốc hội bù nhìn, bộ máy công an, mật vụ để đàn áp đối lập, bỏ tù những người bất đồng chính kiến.
Do vậy để xác định một người là yêu nước hay tội đồ dân tộc cần phải xác định trên một lý luận căn bản đó là ông ta có đàn áp đối lập hay không. Vì các đảng phái đối lập chính là người dân, họ không phải là tay sai của đảng cầm quyền. Một nhân vật lịch sử không thể vì dân vì nước khi trong suốt thời gian cầm quyền chỉ chuyên đánh dẹp bỏ tù các đảng phái, giáo phái đối lập. Ai cho phép ông ta làm điều đó, nhân dân nào trao cho ông ta cái quyền hạn bỏ tù chính mình ?
Khái niệm yêu nước ngày nay đã trở nên lý trí hơn rất nhiều. Một nhân vật lịch sử chỉ được gọi là yêu nước khi ông ta chấp nhận nắm quyền lực bằng lá phiếu của người dân chứ không phải do cướp quyền lực bằng "trưng cầu dân ý giả tạo", bằng một bản hiền pháp thâu tóm quyền lực và vô hiệu hoá tất cả quyền công dân. Yêu nước không phải là yêu một đảng chính trị nên người yêu nước phải là người chấp nhận đa đảng.
Nếu nói một nhà độc tài khó chối cãi thông qua bản hiến pháp là yêu nước thì hoá ra bảo Hitler , Hồ Chí Minh cũng là yêu nước khi các nhân vật này cũng đề cao tinh thần "quốc gia dân tộc"? Thực chất họ chỉ là yêu quyền lực nhưng dùng quốc gia dân tộc để mị dân. Cũng không thể dùng một thành tích về kinh tế nào đó để bào chữa cho chế độ đó cho là họ có công với dân với nước.
Chế độ độc tài Hitler đã lợi dụng những thành tựu kinh tế sau cuộc khủng hoảng thế giới 1936-1939 để lừa bịp dân Đức, Nhật Hoàng đã dùng thành tựu thời Minh Trị Thiên Hoàng để bịp dân Nhật , Tập Cận Bình dùng những thành công kinh tế sau chiến tranh lạnh của Mỹ để bịp dân Hán, Park Chung Hee dùng "huyền thoại sông Hàn" để khiến quốc hội Mỹ bỏ qua thành tích vi phạm nhân quyền, đàn áp đối lập... Các thành tích đó chỉ mang lại lợi ích cho một bộ phận, một tầng lớp nhân dân được chế độ ưu đãi chứ không phải là tất cả. Đại đa số nhân dân vẫn sống trong nghèo đói và bất công. Họ không vì các thành tựu đó mà có các chế độ phúc lợi xã hội như khi thiết lập thể chế dân chủ. Thế nhưng chế độ lại dùng báo chí tô điểm các thành tựu ấy để tạo tính chính danh nhằm củng cố quyền lực để cai trị lâu dài.
Không thể dùng nguỵ biện là cần phải dùng độc tài, sắt máu này để diệt một độc tài khác. Bởi bản chất của độc tài là một đảng vừa đá bóng vừa thổi còi nên độc tài chỉ diệt nhân dân chống đối nhà độc tài đó chứ không hề diệt cộng sản. Bởi chống lại một chế độ độc tài không chỉ có cộng sản mà còn nhiều đảng phái đối lập khác . Khi không có đa đảng thì không có pháp trị nên người dân sẽ bị chế độ chụp mũ là cộng sản để đàn áp.
Một đất nước nếu còn tôn sùng các nhà độc tài trong suy nghĩ thì sớm muộn sẽ đi vào vết xe đổ của lịch sử trong một chuỗi nối tiếp nhau của việc tranh đoạt quyền lực liên miên không dứt. Nhà độc tài này sẽ thay thế chế độ độc tài kia để thiết lập một nhà nước cai trị chứ không phải là nhà nước phục vụ. Và xương máu, tự do mà nhân dân bỏ ra chỉ là vô ích khi kết quả thu về chỉ đem lại quyền lực và địa vị cho một bộ phận , một giai tầng của xã hội . Bất công vẫn ngự trị như một quy luật tất yếu chừng nào người dân vẫn còn tôn sùng độc tài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét