Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2018

TẠI SAO SÀI GÒN NGẬP NƯỚC ?

Đó là do chính sách bê tông hoá để bán đất, bán bất động sản để thu ngân sách nhằm nuôi một bộ máy chính quyền, hành chính công an, quân đội để đàn áp dân của Thành Hồ.
Suốt 43 năm CSVN chẳng làm được trò trống gì ngoài vơ vét vàng trong ngân khố VNCH, đánh tư sản Việt và Hoa, cho họ ra đi bán chính thức để thu vàng, 3 lần đổi tiền, vay vốn ODA, vay nợ ngân hàng thế giới.Khi các nguồn thu này cạn dần chúng phải tìm cách mở rộng thành phố, quy hoạch biến đất thành vàng để bán cho các nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty, ngân hàng, nhà máy... để có tăng trưởng kinh tế nhằm đảm bảo cho sự tồn tại của chế độ.
Có thể nói chính quyền cộng sản đã biến cái ao cá thành hồ cá để phục vụ cho lợi ích cầm quyền của chúng. Ngoài ra chẳng làm gì được để tăng GDP.
Sài Gòn trước 1975 có khoảng 700 tuyến sông, kinh rạch, trong đó nhiều tuyến là đường thoát nước quan trọng khi có mưa. Kể từ 1975, khoảng 13.000 ha ao hồ, kinh rạch làm nơi chứa nước tại Sài Gòn đã bị lấp. Hồ Bình Tiên rộng 7,4 ha, một trong số những hồ chứa quan trọng nhất cũng bị san lấp (Tuổi Trẻ ngày 27/05/2010). Chỉ trong khoảng 14 năm (từ 1990 đến 2004) đã có chừng 47 kinh rạch lớn nhỏ với tổng diện tích hơn 16,4 ha đã hoàn toàn bị san lấp. Thêm vào đó, hầu hết kinh rạch giữa lòng Saigon như Tân Hóa, Lò Gốm Xuyên Tâm, Hàng Bàng, Ba Bò, Ðen bị lấn chiếm, diện tích nhỏ lại. Nạn xả rác bừa bãi xuống kinh rạch làm tắt dòng chảy, chặn nguồn thoát nước tự nhiên của kinh rạch.
Ngoài ra, sông Sài Gòn cạn vì phù sa bồi, bờ sông bị lấn chiếm, nên nước sông dâng cao rất nhanh khi có mưa, thủy triều lớn hay xả lũ các hồ trên thượng nguồn. Hai quận 8 và 6 đang trong tình trạng ngập nặng vì quá trình đô thị hóa ở Nam Sài Gòn vì các sông rạch thoát nước bị lấp.
Một chuyên gia đưa ra một ước tính rằng khả năng chứa nước tại chỗ trong hệ thống hồ ao của thành phố giảm 10 lần trong vòng 8 năm (2002-2009) trong lúc diện tích bê-tông hóa tăng lên 2,5 lần.
Trước 1975, có 3 dự án quan trọng phát triển thành phố Sài Gòn. Cả 3 dự án này có những điểm chung: đều quy hoạch phát triển thành phố trên vùng đất cao, dọc bờ sông, và theo hướng bắc và đông bắc; ( tạo nhiều ao hồ ở vùng trũng để điều tiết lượng nước mưa tránh ngập lụt cho thành phố; nhiều sông rạch và hệ thống hầm cống thoát nước chảy tự nhiên theo độ dốc.
Đồ án quy hoạch đầu tiên do đại tá công binh Coffyn đệ trình lên thống đốc Bonard năm 1862, theo đó Sài Gòn được thiết lập trên bờ sông có địa hình cao, với diện tích 2.500 ha cho dân số 500.000 người. Để thoát nước tự nhiên theo triền dốc, thiết lập hồ nhân tạo điều hòa nước mưa hay thủy triều đào ở vùng trũng. Hồ này có một số cửa được mở ra để nhận nước sạch từ sông và kinh rạch chảy vào khi nước thủy triều lên, và bằng cách này nó sẽ tống nước dơ ra kinh rạch bằng một hệ thống các ống dẫn ra kinh Bến Nghé, Thị Nghè và sông Sài Gòn khi nước triều xuống. Cứ hai lần một tuần nước chảy vào và xả ra sẽ làm sạch hệ thống nước thải của thành phố.
Năm 1943, kỹ sư Pugnaire cùng với kiến trúc sư Cerutti, công bố kế hoạch chỉnh trang Sài Gòn - Chợ Lớn và phát triển thành phố đến tận năm 2000 với dân số dự kiến tăng trên 1 triệu vào năm 2000. Trong kế hoạch này hai ông đưa ra đề xuất là phải đào một cái hồ ở phía tây đường Lê Văn Duyệt (Đinh Tiên Hoàng ngày nay), mộtmặt lấy đất tôn cao nền để xây dựng nhà cửa và điều quan trọng là để chứa nước mưa.
Quanh hồ nhân tạo lớn này sẽ thiết lập một khu triển lãm, vận động trường thể thao, những câu lạc bộ thể dục và bơi lội, cùng các cơ quan hành chính của tỉnh Gia Định. Một hệ thống thoát nước dựa vào chính dòng chảy tự nhiên bằng một hệ thống kinh mương nối nhau chảy thoát ra sông. Dự án chưa được thực hiện vì chiến tranh .
Trong thời Việt Nam Cộng Hòa, nhóm kiến trúc sư do ông Lê Văn Lắm lãnh đạo, gồm quý ông như KTS Ngô Viết Thụ, KS Trần Lê Quang, v.v. đã công bố “Dự án thiết kế thủ đô Sài Gòn”. Dự án nghiên cứu rất chi tiết, từ lịch sử, địa lý đến điều kiện xã hội học, qui hoạch, thiết kế công trình đến kế hoạch trù liệu tài chính.
Theo dự án này, thành phố chỉ nên phát triển và mở rộng trên vùng đất cao, theo trục xa lộ Biên Hòa, hướng về phía bắc và đông bắc (Thuận An, Biên Hòa) và Tây Bắc (Củ Chi). Thiết lập một đô thị Sài Gòn mới song hành với Sài Gòn cũ. Các cơ sở kỹ nghệ, và đại học phải dời ra khỏi Sài Gòn cũ, để dân chúng tự động đến định cư ở thành phố mới.
Dự án còn khuyến cáo là bất luận trong trường hợp nào thành phố cũng khôngđược phát triển kỹ nghệ và đô thị hóa về hướng nam và đông nam thành phố như Nhà Bè, Cần Giờ, và Bình Chánh, vì đó là khu vực trũng, xử dụng như hồ nước điều thủy khi có mưa to. Nếu có xây cất thì chỉ cho phép nhà thấp tầng, nhà vườn, và duy trì hình thái nông nghiệp sinh thái, không được bêtông hóa toàn bộ bề mặt để cho nước ngấm .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét