Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, thằng bán tơ chỉ xuất hiện một lần qua câu thơ: Phải tên xưng xuất tại thằng bán tơ. Tác giả không giới thiệu tên tuổi, họ hàng thân thích, quê hương bản quán của thằng bán tơ mà chỉ cho biết hắn là một người làm nghề buôn bán tơ - công việc bình thường trong xã hội.
Thằng bán tơ là ai? Tội danh hắn gây ra cho gia đình Thúy Kiều là gì?
“Theo nguyên truyện (Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân) thì có một tên buôn bán tơ mua đồ mất trộm, bị tra tấn, xưng bậy ra là nó gởi đồ tang vật ở nhà Vương ông, Nguyễn Du tóm tắt câu chuyện vu cáo ấy trong một câu thơ Phải tên xưng xuất tại thằng bán tơ”.
Chỉ có vậy, nhưng thằng bán tơ trở thành nhân vật ấn tượng trong Truyện Kiều. Và hơn thế nữa, nhân vật này đã từ tác phẩm bước ra ngoài đời sống xã hội Việt Nam, hiển hiện qua bao đời. Bởi lẽ xã hội thời nào cũng có thằng bán tơ.
Thằng bán tơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du vốn không có thù oán gì với gia đình Vương ông. Động cơ nào xô đẩy hắn gắp lửa bỏ bàn tay đổ vấy tội cho gia đình họ Vương?
Thằng bán tơ phạm tội mua đồ ăn trộm có thể chỉ là do vô tình, thấy có người bán thì mua. Nhưng nếu hắn biết là đồ ăn trộm mà thấy hời vẫn mua, mắc tội chứa chấp, tiêu thụ hàng do ăn cắp mà có thì nhà chức trách phải truy nguyên để tóm cổ bọn ăn cắp đem trị tội chứ sao lại tra tấn, ép hắn xưng bậy cho một gia đình lương thiện?
Thật không ngờ là thằng bán tơ của Truyện Kiều lại xuất hiện dưới chế độ cộng sản Việt Nam. Người chủ tiệm vàng ở Cần Thơ cho biết là chỉ đổi giùm $100 cho anh thợ điện vì thương cảm việc anh cần tiền Việt chứ không vì mục đích kiếm lời. Nhưng họ không ngờ là đã rơi vào cái bẫy của bọn cướp theo cách "làm ơn mắc oán". Chế độ một khi đã muốn cướp của anh thì chúng có thể thi hành một cách trắng trợn vì chúng có trong tay chính quyền và báo chí có thể diễn giải pháp luật theo cách của chúng. Chúng cho anh vi phạm thứ luật rừng của chúng thì anh không được phép cãi cho dẫu anh bị oan thấu trời xanh.
Nguyên nhân vì sao ?
Có một phần rất lớn lỗi của chính anh. Bởi anh chỉ lo làm giàu, lo tích góp vàng , đô la, kim cương... để cất đầy trong tủ . Anh tin rằng anh có tiền là có thể mua được công an, có thể tránh được các bất công xã hội mà chỉ có dân nghèo mới phải gánh chiụ.
Nhưng anh đã lầm.
Việc anh không tham gia vào biểu tình, xuống đường, bất tuân dân sự để thay đổi thể chế đã khiến bất công tìm đến anh trong một xã hội không có pháp trị. Anh đừng trách sao kim cương, hột xoàn anh để trong tủ riêng mà vẫn bị "bọn cướp" đến lấy đi. Chúng lấy như thế là còn ít. Rồi đây do túng vì vỡ nợ, phá sản chúng còn lấy nữa và có thể lấy cả tính mạng của anh.
Những người khác đang ngồi nhìn tai hoạ của anh hôm nay mà không phản kháng thì có một ngày bất công cũng sẽ gõ cửa nhà họ.
Đừng nghĩ rằng chỉ có chế độ cộng sản mới làm ra chuyện này. Nghĩ như vậy là lầm. Tất cả moị chế độ độc tài đều làm điều đó khi quyền lực ở trong tay chúng, khi không có đa đảng và tam quyền phân lập. Các chế độ độc tài trong lịch sử đều bị xuyên tạc bởi các nhà viết sử hoặc bị đánh đổ sớm nên dân vẫn nghĩ là nó tốt đẹp. Thực chất không có một chế độ độc tài nào tốt cả. Chỉ có chế độ độc tài giỏi che giấu để lừa dân mà thôi. Bởi không ai chê tiền khi có quyền lực trong tay. Quyền lực chỉ có thể bị kiểm soát khi người dân vượt qua được sợ hãi để đứng lên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét