Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2020

NHÌN NƯỚC MỸ ĐỂ LIÊN HỆ ĐẾN VIỆT NAM.

 Chưa bao giờ trong lịch sử nước Mỹ một ứng viên tổng thống Mỹ lại nhận được sự ủng hộ đồng thuận cao của toàn bộ mọi đảng phái, giới lao động, giới khoa học,sinh viên,học sinh và nhập cư đông đảo như ứng cử viên tổng thống Mỹ Joe Biden 2020.Điều này khiến ông là người đạt tỷ lệ thăm dò cao nhất lịch sử kể từ năm 1936 (53%).

Đây không phải là do tài năng hay đạo đức của Biden hơn hẳn các ứng viên tổng thống Mỹ khác từ năm 1936 đến nay mà chủ yếu do sự cướp quyền lực của tổng thống đương nhiệm đã đặt nước Mỹ vào tình trạng báo động khẩn cấp.
Nhiều tạp chí khoa học danh tiếng lừng lẫy suốt 175 năm đứng ngoài chính trị như Tạp chí Y khoa Hoa Kỳ cũng đã phải vào cuộc bày tỏ quan điểm của mình.700 nhà kinh tế trong đó có 7 người từng đạt giải thưởng Nobel cũng không còn trung lập. Giới tỷ phú công nghệ Thung lũng Silicon,nhà giàu phố Wall cũng chuyển hướng dù được giảm thuế, giới điện ảnh Holywood và hàng trăm tổ chức nghiệp đoàn lao động trên toàn nước Mỹ ra tuyên bố bày tỏ quan điểm đứng về lực lượng thay thế chính quyền.
Trong trường học giới sinh viên đại học hình thành các tổ chức chống Trump,chống bảo thủ hằng hà ,sa số. Giới học sinh phổ thông chưa đến tuổi đi bầu thì thông qua Tik Tok để bày tỏ quan điểm chính trị và chơi khăm Trump nhiều lần.
Nội các chính phủ của Trump thì số bị sa thải và số từ chức bao gồm các chính trị gia danh tiếng của đảng Cộng hòa đủ để thành lập một nội các mạnh hơn hẳn nội các hiện tại của Trump. Các thành viên của đảng Cộng hòa tách ra thành lập nhiều tổ chức chống Trump,ủng hộ dân chủ nhiều có thể đếm không hết.
Về phía lực lượng của đảng đối lập cho dù không có sự ủng hộ của lực lượng khoa học,tỷ phú trung lập hay thành viên đảng Cộng hòa họ cũng đã mạnh hơn hẳn lực lượng ủng hộ Trump. Bằng chứng là hàng chục cuộc biểu tình Black Lives Matter và lực lượng công nhân đông đảo từ các nghiệp đoàn, các tổ chức hành động chính trị, lực lượng này nằm trong thành phần dễ tổn thương với các biến động xã hội như dịch bệnh, thất nghiệp,bạo loạn, an sinh xã hội...Và họ luôn đứng về phía cấp tiến chống lại các quan điểm bảo thủ.
Nói như vậy để thấy rằng không cần xét đến tỷ lệ thăm dò cũng có thể biết bên nào chiếm đa số. Đó là chưa kể đến 10 quả bom truyền thông cực mạnh tác động đến việc thay đổi quan điểm của các cử tri trung lập trong thời gian gần đây.
Người Việt vốn có quan điểm ủng hộ chính quyền nên bao giờ họ cũng chỉ nhìn thấy cái bề nổi bên ngoài mà không thấy cái nội tại bên trong. Họ chỉ nhìn những đám đông hò reo cổ vũ trong các sân vận động tranh cử hay đứng bên đường giương băng rôn, biểu ngữ khi đoàn xe Trump đi qua để rồi kết luận Trump đang ở phía chính nghĩa.
Thật ra họ đã lầm.
Đó cũng là nguyên nhân khiến ở vào các thời điểm quan trọng như năm 1946 ở miền Bắc và năm 1955 ở miền Nam, các thế lực độc tài bao giờ cũng chiến thắng các lực lượng đối lập như Việt Quốc, Việt Cách, đảng Đại Việt, Bình Xuyên, Hòa Hảo, Cao Đài... Kết quả là nền chính trị Việt luôn rơi vào thể chế một đảng, đàn áp đối lập , nói láo và vô pháp "luật là tao,tao là luật".
Trải qua mấy chục năm nhưng tư duy của người Việt vẫn không lớn lên được chút nào. Họ không hiểu rằng độc tài ,tàn bạo,vô pháp không chỉ rơi vào cánh tả (những kẻ nhân danh CNCS) mà còn rơi vào cánh hữu và những người có quan điểm thiên về các học thuyết khác. Vậy nên không phải cứ cấp tiến hay bảo thủ là đúng mà là cần phải thiết lập một thể chế chính trị có thể cạnh tranh nắm quyền bởi các quan điểm đối lập. Và phải tạo ra nhiệm kỳ để thay thế các chính quyền bất tài.
Nước Mỹ đang làm điều đó nên họ luôn giải quyết thảm họa bằng luật pháp, dùng lý trí để quản lý xã hội.
Trong khi đó nếu nước Việt rơi vào hoàn cảnh như nước Mỹ hiện nay thì không cần nói cũng biết những lời nói láo của chính quyền luôn được tung hô để tạo ra một thể chế ba quyền nhập một, không đối lập, lãnh tụ trọn đời và hiến pháp,luật pháp được xem như miếng giẻ rách.
Đó cũng là nguyên nhân khiến nước Việt bị độc tài cai trị lâu nhất, nằm trong số ít các nước còn ở trong các trại súc vật trên 202 nước trên thế giới hiện nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét