Tháng 3 năm 2015 dấy lên một cuộc tranh cãi khi tổng thanh tra bộ ngoại giao cho biết Clinton đã sử dụng tài khoản thư điện tử qua máy chủ của tư nhân khi thi hành công vụ suốt nhiệm kỳ Ngoại trưởng của bà. Một số chuyên gia, viên chức, thành viên Quốc hội, chính trị gia cho rằng việc bà sử dụng phần mềm nhắn tin và máy chủ tư nhân là vi phạm quy định của Bộ Ngoại giao, và luật liên bang về quản lý dữ liệu.
Theo một thông cáo chung ra ngày 15 tháng 7 năm 2015, tổng thanh tra bộ ngoại giao và tổng thanh tra cộng đồng tình báo cho biết sau khi kiểm tra, họ tìm thấy những thông tin bảo mật đã được gởi đi, theo họ những thông tin này “không bao giờ nên được chuyển giao thông qua một hệ thống cá nhân không được bảo mật”.Trước đó, Clinton nói rằng bà không lưu giữ thông tin bảo mật trong máy chủ thiết lập tại nhà.
Ngày 5 tháng 7 năm 2016, FBI thông báo kết luận của cuộc điều tra. Giám đốc FBI James Comey cho biết Clinton đã gởi và nhận 110 thư điện tử được bảo mật vào thời điểm ấy. Họ cũng tìm thấy Clinton đã sử dụng thư điện tử cá nhân bên ngoài Hoa Kỳ. Comey nhận xét rằng dù Clinton “cực kỳ sơ suất trong xử lý các thông tin tế nhị và bảo mật cao”, FBI đề nghị Bộ Tư pháp không truy tố bà. Ngày 6 tháng 7 năm 2016, Bộ trưởng Tư pháp Loretta Lynch xác nhận cuộc điều tra sẽ được đóng lại mà không có cáo buộc nào.
Ngày 6/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, ông đã cho phép giải mật đầy đủ các tài liệu liên quan đến vụ “Russia Hoax” (Trò lừa bịp Nga) và vụ bê bối với các thư điện tử của cựu ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Hillary Clinton.
"Tôi đã cho phép giải mật tất cả các tài liệu liên quan đến vụ phạm tội chính trị lớn nhất trong lịch sử Mỹ, “Russia Hoax”. Tương tự như vụ bê bối qua email của Hillary Clinton, không hề có giao dịch nào!", Tổng thống Trump viết trên Twitter hôm 6/10.
Trong một dòng tweet tiếp theo, Tổng thống Trump lưu ý: "Tất cả thông tin về Vụ bê bối “Russia Hoax” đã được tôi phân loại từ lâu, mọi người hành động rất chậm",
Năm 2016, một tháng trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, WikiLeaks đã tung ra một loạt email và tài liệu có nội dung bất lợi đối với hình ảnh của ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ – bà Hillary Clinton. Giám đốc FBI James Comey đã viết thư cho Quốc hội để khởi động lại cuộc điều tra về bê bối email của bà Hillary.
Thông tin về quyết định trên, liên quan tới cáo buộc bà Clinton xử lý các thông tin mật qua máy chủ email cá nhân, lập tức tràn ngập trên mọi phương tiện truyền thông Mỹ. Theo một số chuyên gia, dù Comey đóng cuộc điều tra ngay sau đó mà không có quyết định truy tố nào được đưa ra, tuyên bố được đưa ra vào thời điểm quyết định của ông đã gây ra thiệt hại không thể vãn hồi đối với chiến dịch tranh cử của bà Clinton.
FiveThirtyEight, trang web chuyên phân tích các dữ liệu thăm dò, đã tính toán rằng tuyên bố từ Comey đã làm thay đổi quan điểm của ít nhất một phần trăm cử tri tại các bang chiến trường như Michigan, Pennsylvania và Wisconsin. Khi Trump giành chiến thắng tại các bang này với phần trăm chênh lệch còn thấp hơn thế, FiveThirtyEight kết luận rằng thông báo của cựu giám đốc FBI có thể là "nhân tố X" định đoạt kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Như vậy có thể thấy Ban vận động tranh cử của Trump dường như đã hết bài. Không thể tìm ra một scandal nào của Biden để tạo ra "Bất ngờ tháng 10", họ sử dụng lại chiêu cũ nhằm đem Hillary ra làm nạn nhân.
Nhưng đáng tiếc Hillary không phải là ứng cử viên tổng thống 2020, vì vậy "bất ngờ tháng 10" của Trump vô tác dụng.
Tuy vậy nó cũng khiến giới "cuồng Trump" vồ lấy như cá đớp mồi để phỉ báng đảng dân chủ đồng thời thắp lên một tia hy vọng cho Trump.
Xin thành thật chia buồn là mọi chuyện đã quá muộn. Cử tri đang lũ lượt đi bỏ phiếu sớm và không một bất ngờ tháng 10 nào có thể khiến họ thay đổi ý định tống Trump ra khỏi Nhà Trắng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét